nguyên nhân cơ bản về tình trạng hoạt động hạn chế của TTNH Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chính sách tỷ giá đến quá trình phát triển TTNH. Công trình nghiên cứu này chưa phân tích đến ảnh hưởng của chính sách ngoại hối và tác động của hội nhập kinh tế đến cung cầu ngoại tệ. Luận án sẽ mở rộng nghiên cứu những tác động của chính sách quản lý ngoại hối và hội nhập kinh tế đến sự phát triển của TTNH Việt Nam. Bởi vì, nguồn cung và cầu ngoại tệ là điều kiện cơ sở để phát triển TTNH việc nghiên cứu nội dung này sẽ trả lời câu hỏi TTNH Việt Nam có cơ sở để phát triển không? Ngoài ra, việc gia nhập WTO đã đánh dấu một bước hội nhập sâu của TTTC nói chung và TTNH nói riêng của Việt Nam điều này mang đến thuận lợi cũng như những bất ổn cho TTTC Việt Nam, việc nhận diện những vấn đề trên để có những biện pháp tận dụng được những tiện ích cũng như đối phó với những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa giúp cho TTNH phát triển và hội nhập tốt hơn.
3/ “Phát triển và hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam” TS. NGUYỄN VĂN TIẾN, năm 2000. Nội dung của đề tài tập trung phân tích thực trạng TTNH Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến năm 2000. Đây là những yếu tố lịch sử về kinh tế, hệ thống pháp lý, trình độ quản lý TTNH Việt Nam trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO, Luận án sẽ căn cứ vào những nghiên cứu này làm nền tảng phân tích TTNH Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO (năm 2007) đến năm 2010 để cập nhật thực trạng TTNH nhằm có những giải pháp thích hợp cho việc phát triển thị trường.
4/ “Determinants of ViệtNam Informal Market Exchange Rates. The asset Market approach”. Nguyễn Đức Thanh năm 2002. Đề tài nghiên cứu về những yếu tố quyết định đến tỷ giá trên thị trường ngoại hối không chính thức của Việt Nam và những ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô với mục tiêu là ổn định thị trường đến việc lựa chọn một tỷ giá thích hợp. Nghiên cứu này tập trung phân tích những nhân tố tạo nên cung cầu và hoạt động của một TTNH cùng tồn tại song song với TTNH chính thức của nước ta và được gọi bằng nhiều tên, như là thị trường tự do, thị trường không chính thức. Luận án tiếp cận nghiên cứu này để phân tích thực trạng thị trường ngoại tệ không chính thức của Việt Nam kể từ
khi gia nhập WTO đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của TTNH chính thức như thế nào.
5/ “The Institutional and Structural Problems of China’s Foreign Exchange Market & Implication for the New Exchange Rate”. ZHANG Jikang and LIANG Yuanyuan, 2004. Nghiên cứu về những vấn đề về thể chế và kết cấu của TTNH của Trung Quốc và ảnh hưởng của chính sách tỷ giá mới. Nghiên cưú này đã phân tích quá trình phát triển TTNH dựa vào các cột mốc cải cách chính sách ngoại hối cuả Trung Quốc. Đây là những nghiên cứu có giá trị làm bài học kinh nghiệm cho việc phát triển TTNH của Việt Nam bởi vì Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về thể chế, nền tảng kinh tế và quản lý vĩ mô.
Ngoài ra còn nhiều luận văn, nghiên cứu và những bài báo trên tập san chuyên ngành có nội dung liên quan đến đề tài nhưng chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của mục tiêu Luận án, như “Giải pháp phát triển TTNH Việt Nam” Luận án Tiến sỹ Kinh Tế Trần Nguyên Nam, năm 2009. Đề tài “ Về tiền đề “cần” và “đủ” và bước đi để đưa đồng Việt Nam trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi trong bối cảnh hội nhập kinh tế và thị trường tài chính quốc tế” của TS Lê Đình Thu, năm 2009. Và khảo sát của tác giả Lưu Minh Ngọc thực hiện phỏng vấn qua Yahoo để lấy ý kiến về hoạt động của TTNH Việt Nam năm 2008 : “ Interview through Yahoo! Messenger regarding the operation of the current forex market of Vietnam, 20May 2008”.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những lý thuyết và những nghiên cứu trước đây về chính sách quản lý ngoại hối và đặc điểm hoạt động của TTNH. Luận án tập trung đánh giá thực trạng về TTNH Việt Nam và phân tích những tác động của việc điều hành chính sách quản lý ngoại hối đến TTNH. Từ đó xác định những giải pháp để phát triển TTNH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 1
- Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 2
- Theo Tính Chất Pháp Lý Của Thị Trường
- Nghiệp Vụ Ngoại Hối Kỳ Hạn(Forex Forward Transaction)
- Chính Sách Quản Lý Ngoại Hối Đối Với Các Giao Dịch Trên Tài Khoản Vãng Lai
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận án” Phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực” lấy thực trạng TTNH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế làm đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu là chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam và những hoạt động của TTNH Việt Nam từ năm 1990 đến nay. Mặc dù theo pháp lệnh ngoại hối năm 2006 khái niệm ngoại hối có bao gồm vàng, các chứng từ có giá được ghi bằng ngoại tệ, bản tệ được thanh toán bên ngoài biên giới…, nhưng những loại này chỉ chiếm một phần nhỏ so với ngoại tệ, vì thế luận án giới hạn nghiên cứu hoạt động kinh doanh ngoại hối trong phạm vi hẹp là trình bày về ngoại tệ.
Đối với vấn đề hội nhập, Luận án giới hạn phạm vi không gian của đề tài nghiên cứu là hội nhập về kinh tế quốc tế và khu vực trong cùng nội dung, mặc dù biết rằng hội nhập khu vực có những điểm khác biệt so với hội nhập quốc tế, tuy nhiên xu hướng phát triển là từ khu vực để đến với quốc tế vì thế việc nghiên cứu hội nhập quốc tế sẽ mang ý nghĩa lâu dài hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu đánh giá thực trạng về TTNH Việt Nam, luận án sẽ căn cứ vào khung lý thuyết những nghiên cứu trước đây của các tác giả như: Ng Beoy Kui, 1988, Nguyễn văn Tiến, 2000, Nguyễn Trần Phúc September 2009 để so sánh, tổng hợp và phân tích, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê logic, lập luận biện chứng đứng trên quan điểm lịch sử và phát triển để đưa ra những giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện TTNH.
Số liệu thu thập từ nguồn tài liệu của NHNN, IMF, WorldBank, BIS, Báo cáo thường niên của các NHTM, của Tổng cục Thống kê kết hợp nguồn thông tin của báo chí tạp chí chuyên ngành và kế thừa những kết quả nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.
Luận án sẽ tập trung giải quyết 4 nội dung chính:
Thứ nhất, lý thuyết hoạt động và phát triển TTNH? Kinh nghiệm của các nước trong việc điều hành và phát triển TTNH bài học nào cho Việt Nam.
Thứ hai, thực trạng TTNH Việt Nam có đáp ứng được yêu cầu để phát triển hay không?
Thứ ba, tác động của hội nhập kinh tế đến cung cầu ngoại tệ và ảnh hưởng của chính sách quản lý ngoại hối đến việc phát triển TTNH Việt Nam.
Thứ tư, giải pháp nào để phát triển TTNH được ổn định và vững chắc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?.
Nhằm giải quyết những vấn đề trên, bố cục Luận án được phân chia như
sau
6. Bố cục của Luận án
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và phụ lục, bố cục của Luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về thị trường ngoại hối và phát triển TTNH trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam.
Chương 3: Những biện pháp góp phần phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
7. Những điểm mới của Luận án
Kết quả nghiên cứu của tác giả trình bày trong Luận án thể hiện được một số các điểm mới chủ yếu sau:
(1) Hệ thống hóa những nội dung cơ bản của chính sách quản lý ngoại hối
đã tác động đến thị trường ngoại hối.
(2)Hệ thống hóa những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển thị trường ngoại hối làm cơ sở cho những kiến nghị định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam.
(3) Phân tích những nguyên nhân tạo nên sự tồn tại và phát triển của thị trường ngoại tệ không chính thức ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp góp phần thu hẹp thị trường này.
(4) Phân tích những tồn tại của thị trường ngoại hối Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO và đề xuất những biện pháp góp phần phát triển thị trường ngoại hối.
Theo khung lý thuyết của những nghiên cứu trước đây về TTNH như Ng Boey Kui cho rằng điều kiện cơ bản để cho TTNH hoạt động đó là : (1) cho phép những người tham gia thị trường có thể xác lập trạng thái ngoại hối mở để kinh doanh trên tài khoản của mình và điều kiện này chỉ có thể thực hiện thuận lợi khi tự do hóa kiểm soát ngoại hối (2) Tỷ giá phải biến động thực sự để những người tham gia thị trường có thể thực hiện đa dạng các nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá và đầu cơ cũng như phát triển thị trường ngoại hối phái sinh.(3)Để TTNH hoạt động cần có sự phát triển thị trường tiền tệ và vai trò của NHTW.(4) Phát triển các giao dịch phái sinh ngoại hối. Đây là những điều kiện cần thiết để xem xét một TTNH có khả năng để hoạt động và phát triển hay không?.
Với đề tài nghiên cứu “Vietnam’s Exchange rate Policy and implications for its Foreign Exchange Market, 1986-2009” của Tran Phuc Nguyen đã cho thấy vai trò của chính sách tỷ giá đến quá trình phát triển TTNH. Hay đề tài nghiên cứu Khoa học của TS Nguyễn văn Tiến(2000) về” Phát triển và hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam” đã đưa ra những khung lý thuyết cơ bản về TTNH với những nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối theo tiêu chuẩn quốc tế. Nghiên cứu của ZHANG Jikang and LIANG Yuanyuan(2004) những vấn đề về thể chế và kết cấu của TTNH của Trung Quốc đã trình bày về ảnh hưởng của tự do hóa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn đến TTNH.
Dựa vào những nghiên cứu trên và phát triển theo mục đích yêu cầu nghiên cứu của đề tài, chương 1 của Luận án đưa ra khung lý thuyết nền tảng để làm cơ sở đánh giá thực trạng TTNH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, vì thế nội dung của chương sẽ giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, những lý thuyết cơ bản về hoạt động của TTNH? Thành viên tham gia thị trường họ là ai và đóng vai trò gì trên TTNH? Thứ hai, khung pháp lý nền tảng được thể hiện qua chính sách quản lý ngoại hối dưới tác động của hội nhập kinh tế ảnh hưởng như thế nào đối với việc để TTNH hoạt động ổn định và có trật tự. Thứ ba, để phát triển TTNH cần phải có những điều kiện gì? Thứ tư, bài học kinh nghiệm của các nước khác trong quá trình phát triển TTNH.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về thị trường ngoại hối
1.1.1. Khái niệm, chức năng của thị trường ngoại hối
Hầu hết trên thế giới các quốc gia và vùng lãnh thổ đều có đồng tiền riêng của quốc gia và khu vực, vì thế khi thực hiện các hoạt động thương mại, đầu tư hay các giao dịch xã hội có liên quan đến tiền tệ giữa các quốc gia sẽ dẫn tới nhu cầu chuyển đổi đồng tiền của nước này sang đồng tiền nước khác. Người có nhu cầu về ngoại tệ sẽ bán bản tệ mua ngoại tệ và ngược lại người có khoản thu bằng ngoại tệ sẽ bán ngoại tệ để mua bản tệ. Hoạt động mua bán các đồng tiền của các nước sẽ được thực hiện trên thị trường được gọi là TTNH. Vậy, TTNH là nơi mua bán các đồng tiền của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, thực hiện việc chuyển hoá giá trị của các đồng tiền của các quốc gia thông qua cung cầu tiền tệ.[48]
Chức năng của TTNH là kết quả phát triển tự nhiên của một trong các chức năng cơ bản của NHTM, đó là: nhằm cung cấp dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế, sau đó là giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác.
Như vậy, thông qua các giao dịch trên, TTNH đã thực hiện các chức năng
sau:
(1) Thỏa mãn nhu cầu thanh khoản quốc tế phát sinh từ các hoạt động
thương mại và đầu tư quốc tế.
(2) Là nơi cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai. Khi TTNH phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các giao dịch và sản phẩm dịch vụ liên tục ra đời và phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của các đối tượng khách hàng.
(3) Là nơi để NHTW của các nước can thiệp hoạt động của mình nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách mua hay bán số ngoại tệ cần thiết nhằm điều tiết cung cầu ngoại tệ. Mức độ mua vào hay bán ra của NHTW trên TTNH không chỉ phụ thuộc vào mức độ chênh lệch giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường mà còn phụ thuộc vào những yếu tố như cơ chế tỷ giá hiện hành, mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và mức tỷ giá mục tiêu mà NHTW muốn theo đuổi.
1.1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối
TTNH là một thị trường khổng lồ và thanh khoản nhất trên thế giới [54], theo khảo sát của BIS vào tháng 9/2010 doanh số giao dịch của TTNH toàn cầu lên tới hơn 3900 tỷ USD một ngày [61] . Tỷ giá liên tục thay đổi khoảng 20 lần trong 1 phút, giao dịch số lượng lớn với mức lời nhỏ được cho là dấu hiệu của tính thanh khoản [54].
Là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo: do thị trường có tính chất toàn cầu với khối lượng giao dịch cực lớn, các hàng hóa( tiền tệ) đồng chất (không có chất lượng hơn, kém), thông tin lưu chuyển tự do và không có các rào cản đối với việc tham gia thị trường [48]
Là một thị trường hoạt động hiệu quả: các thông tin liên quan đến tỷ giá luôn được phản ánh nhanh chóng và chính xác lên tỷ giá và tỷ giá tuy được yết ở các khu vực thị trường khác nhau nhưng hầu như là thống nhất với nhau, có độ chênh lệch không đáng kể, hiếm khi tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh kiếm lời từ nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá(arbitrage).
TTNH không nhất thiết phải tập trung tại một vị trí địa lý cụ thể mà là một thị trường quốc tế, bao gồm một mạng lưới người mua và người bán rộng khắp trên toàn thế giới, giao dịch với nhau thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại, telex, fax và các hệ thống kinh doanh điện tử.
Trung tâm của TTNH là thị trường liên ngân hàng (Interbank) với các thành viên chủ yếu là các NHTM, ngân hàng đầu tư, các nhà môi giới ngoại hối và
NHTW. Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm 85% doanh số giao dịch toàn cầu [48].
TTNH mang tính toàn cầu, hoạt động liên tục 24/24 giờ một ngày, trừ các ngày cuối tuần và các ngày lễ. Sở dĩ có đặc điểm này là vì các trung tâm ngoại hối chính thường nằm ở các múi giờ khác nhau; bất cứ thời điểm nào cũng sẽ rơi vào thời gian làm việc của ít nhất một trung tâm tài chính lớn; khoảng thời gian 8g-9g sáng và 1g-3g chiều số lượng giao dịch lớn nhất trong ngày vì đó là thời gian cùng mở cửa của các trung tâm tài chính lớn của các châu lục, giờ làm việc của các trung tâm này bao phủ hầu hết 24 giờ/ngày, bắt đầu với các trung tâm ở Viễn Đông (Sydney, Tokyo và Hongkong), tiếp theo là Trung Đông (Bahrain), tới Châu Âu (Frankfurt và London), kế là các trung tâm ở Mỹ và kết thúc ở San Francisco; các trung tâm ngoại hối quan trọng nhất theo doanh số giao dịch có thể kể đến lần lượt là: London, New York, Tokyo, Singapore và Frankfurt [54]
Là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý…nhất là đối với chính sách tiền tệ của các nước phát triển.
USD là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất chiếm tỷ lệ gần 42.5% trong tổng số các đồng tiền tham gia(điều này có nghĩa là có tới gần 85% doanh số giao dịch trên TTNH là có sự hiện diện của USD)[61a]
Đối tượng được mua bán trên TTNH thế giới chủ yếu là khoản tiền gửi
được ghi bằng các loại tiền trên thế giới.
TTNH được phân thành nhiều loại tùy thuộc vào các tiêu thức khác nhau
1.1.3. Phân loại thị trường ngoại hối
1.1.3.1. Theo phạm vi hoạt động
Thị trường hối đoái được chia thành hai thị trường có mối liên hệ chặt chẽ.
Bao gồm:
- Thị trường liên ngân hàng hoặc thị trường bán buôn (Interbank): Đây là một mạng lưới các quan hệ ngân hàng đại lý, trong đó các NHTM mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng khác. Tại Mỹ trên TTNH ngoài sự tham gia