Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Thị Trường Du Lịch


- Quan hệ cung- cầu và giá cả

Theo cơ chế tương tác trên thị trường du lịch, đây là nơi cung và cầu du lịch phù hợp về chủng loại, chất lượng, số lượng, thời gian và nhịp độ cung cấp sản phẩm du lịch các loại. Thị trường du lịch được coi là tổng thể các mối quan hệ kinh tế hình thành giữa du khách và nhà kinh doanh, trong đó lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hoá dịch vụ du lịch được xã hội công nhận là lao động xã hội cần thiết thông qua sự tương tác giữa cung và cầu, được thể hiện ở giá cả thị trường.

Trên thị trường du lịch, bên cầu gồm tất cả các du khách, người tiêu dùng các sản phẩm du lịch tạo nên một sức mạnh kinh tế. Bên cung gồm tất cả những người sản xuất du lịch và các môi giới trung gian tạo nên một sức mạnh đối lập. Về bản chất, đây là hai khối sức mạnh kinh tế hoàn toàn khác nhau về mục tiêu và lợi ích kinh tế, đôi lúc có thể trái ngược nhau, nhưng tuỳ thuộc vào nhau. Bên bán cần bên mua và bên mua không có bên bán thì không thể thực hiện được lợi ích của mình.

Nếu tổng lượng cầu về các sản phẩm du lịch cao thì giá cả thị trường tăng và ngược lại. Nếu cùng một lượng vốn như nhau, đầu tư vào ngành du lịch mà thu được lợi nhuận cao hơn, tức là tỷ suất lợi nhuận trong ngành du lịch cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ diễn ra quá trình di chuyển tư liệu sản xuất và lao động vào kinh doanh du lịch và cung du lịch sẽ tăng lên. Kinh doanh du lịch mang tính thời vụ, do đó nếu đầu tư vào các cơ sở du lịch theo mùa quá mức cần thiết thì hiệu quả kinh tế thấp. Nhìn chung thị trường du lịch tuy có đặc thù, song vẫn vận động theo sự điều tiết của quy luật thị trường. Khi số lượng người sản xuất tăng lên đến độ giới hạn làm cho cung du lịch tăng lên vượt xa quá cầu du lịch sẽ dẫn đến giảm giá sản phẩm. Tình trạng này kéo dài sẽ xuất hiện khủng hoảng thừa hàng hoá du lịch, sản xuất hàng hoá du lịch sẽ bị đình đốn, buộc người sản xuất phải chuyển hướng đầu tư hoặc bị phá sản, kéo theo việc giảm cung du lịch thường ổn định trong thời gian khá dài, trong khi đó nhu cầu của khách thì thường xuyên biến đổi làm nảy sinh chênh lệch giữa cung và cầu.

Sự tác động giữa cung và cầu trên thị trường du lịch hình thành nên giá cả thị trường. Sự biến đổi của tương quan cung- cầu du lịch sẽ dẫn đến sự lên xuống của


giá cả thị trường của sản phẩm du lịch, ngược lại, giá cả cũng ảnh hưởng trở lại đối với cung và cầu du lịch. Giá cả thị trường của sản phẩm du lịch cung ứng càng cao thì lượng hao phí lao động cá biệt của các nhà sản xuất du lịch được xã hội đánh giá càng lớn, ngược lại, xã hội đánh giá càng nhỏ. Khối lượng hàng hoá và dịch vụ du lịch được cung ứng trong khoảng thời gian xác định, cung tăng lên khi giá cả của nó tăng lên. Ngược lại, giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường giảm, phản ánh cung lớn hơn cầu, khi đó cung du lịch sẽ giảm dần, phạm vi kinh doanh bị thu hẹp. Khi tổng lượng đầu vào của lao động tất yếu dành cho việc sản xuất hàng hoá du lịch được xác định thì giá cả thị trường cao hay thấp lại hoàn toàn xác định ở đầu ra, tức là do tổng lượng cầu sản phẩm du lịch trên thị trường quyết định.

Thông thường sự hình thành cầu và khối lượng cầu tỷ lệ nghịch với sự biến đổi của giá cả hàng hoá và dịch vụ du lịch. Nếu giá cả hàng hoá tăng lên thì khối lượng cầu trong du lịch giảm xuống, nơi nào giá cả hàng hoá du lịch thấp thì cầu du lịch nơi đó sẽ tăng lên. Tuy nhiên, sự tác động này không phải bao giờ cũng xảy ra như vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, mặc dù giá cả hàng hoá du lịch tăng cao nhưng cầu du lịch vẫn tăng. Đôi khi, do hiện tượng tâm lý lây lan, giá cao lại tạo ra sức thu hút lớn, chẳng hạn như du lịch chữa bệnh. Nhưng hàng hoá và dịch vụ du lịch tương hỗ lẫn nhau là những hàng hoá, dịch vụ được tiêu thụ trong mối quan hệ gắn liền với nhau. Nhu cầu của một sản phẩm này kéo theo sự gia tăng nhu cầu của sản phẩm khác. Các sản phẩm thay thế lại có tính nghịch đảo với nhau. Tỷ giá trao đổi ngoại tệ chủ yếu tác động đến khối lượng và cơ cấu cầu du lịch quốc tế. Khách du lịch sẽ chọn những nơi mà tỷ giá ngoại tệ có lợi cho họ. Kỳ vọng về sự thay đổi trong giá cả và tỷ giá hối đoái cũng kích thích nhu cầu về du lịch quốc tế.

Sự co giãn của mức cầu chính là phản ứng của cầu đối với một loại hàng hoá hoặc dịch vụ khi giá cả thay đổi. Khi mức cầu co giãn, giá cả sản phẩm thay đổi thì cung sẽ thay đổi. Vì vậy, đối với sản phẩm có mức cầu co giãn thì để tăng khối lượng sản phẩm du lịch được tiêu thụ, các doanh nghiệp chỉ cần giảm giá bán. Việc nhận thức được tính co giãn của cầu của từng loại hàng hoá dịch vụ sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định giá bán hợp lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


- Cạnh tranh trên thị trường du lịch

Phát triển thị trường du lịch Hà Nội - 4

Cạnh tranh là yếu tố quan trọng của bất kỳ thị trường nào, trong đó có thị trường du lịch. Cạnh tranh trên thị trường du lịch do nhiều nhân tố quy định. Trên thị trường, giá cả thị trường sản phẩm du lịch tăng sẽ có lợi cho người bán, tăng khả năng kinh tế của bên bán. Lúc này sẽ diễn ra sự cạnh tranh giữa những người bán với nhau và người mua sẽ có lợi. Trong trường hợp ngược lại, giá cả thị trường du lịch giảm sẽ có lợi đối với người mua, tăng khả năng kinh tế của bên mua. Khi đó diễn ra sự cạnh tranh giữa người mua với nhau và người bán sẽ có lợi. Tuy nhiên dưới sự tác động và điều tiết của các quy luật của thị trường, những trạng thái cạnh tranh này sẽ dần được điều chỉnh về mức cân bằng nhưng ngay sau đó sẽ lại phá vỡ thế cân bằng đó. Sự cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp lôi kéo khách hàng nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Họ buộc phải tìm cho mình phương án giá tối ưu trong tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ du lịch. Sự cạnh tranh khắc nghiệt nhất trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú, ăn uống và du lịch trọn gói. Trong đó, cạnh tranh về giá cả thường mạnh hơn cả. chính vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến việc định giá sản phẩm du lịch. Sự cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tìm phương án tối ưu trong tiêu thụ hàng hoá để lôi kéo khách, mở rộng thị phần. Giảm giá dịch vụ và hàng hoá trước và sau mùa du lịch là một trong những biện pháp cạnh tranh được các doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách và kéo dài thời vụ du lịch.

Du lịch hiện đại càng được xã hội hoá cao, kinh tế du lịch càng phát triển mạnh mẽ sẽ làm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đây là quy luật khách quan của phát triển kinh tế hàng hoá, còn tồn tại sản xuất và trao đổi hàng hoá và du lịch thì tất yếu còn cạnh tranh. Trong lĩnh vực kinh tế du lịch thì mức độ cạnh tranh càng khốc liệt, biểu hiện rõ nét nhất trên thị trường du lịch là sự giành giật du khách. Các tổ chức kinh doanh du lịch thường áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào quá trình tạo ra sản phẩm nhằm hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Khi đó sản phẩm du lịch sẽ được tiêu thụ mạnh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị


trường. Cạnh tranh chính là động lực của phát triển và hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh du lịch.

1.1.3.4. Môi trường thể chế cho thị trường du lịch

Thị trường du lịch không chỉ chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung- cầu, quy luật cạnh tranh mà còn chịu sự điều tiết của nhà nước. Trên góc độ thị trường, nhà nước cũng là một chủ thể tham gia vào thị trường với tư cách vừa là người tiêu dùng hàng hoá du lịch, vừa là người cung ứng dịch vụ công cộng, tạo môi trường vĩ mô cho các chủ thể tham gia thị trường hoạt động. Từ đó, phát triển thị trường du lịch chỉ có thể đạt kết quả tốt trong điều kiện kết hợp khả năng tự điều tiết của nó với sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Trong điều kiện hiện nay, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đảm bảo tính định hướng XHCN, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Nghệ thuật quản lý, điều tiết của nhà nước là ở chỗ điều tiết những gì mà chính thị trường đang phát triển không thể và không có khả năng điều tiết.

Những nguyên tắc quan trọng nhất để quản lý thị trường du lịch là phối hợp các mục đích kinh tế và chính trị, xã hội; phối hợp chặt chẽ giữa tập trung và phân quyền trong hệ thống quản lý; bảo đảm tính linh hoạt, tính thống nhất và có hệ thống trong quản lý. Nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường du lịch được xây dựng trên những nguyên tắc, mục đích và nhiệm vụ, các chính sách của nhà nước. Sự quản lý đó nhằm hướng tới việc tạo lập những điều kiện quan hệ mua- bán hàng hoá du lịch trở thành hiện thực và cần thiết; tạo lập và duy trì tất cả những điều kiện cần thiết để tái sản xuất hàng hoá du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, bổ sung không ngừng cho thị trường những hàng hoá du lịch cả về số lượng và chất lượng. Quản lý thị trường du lịch phải hướng tới việc đảm bảo lợi ích kinh doanh, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch để ổn định nền kinh tế thị trường. Tài nguyên du lịch của quốc gia hay một vùng là có hạn nên việc độc chiếm các nguồn tài nguyên du lịch phần nào làm cản trở việc di chuyển tự do của vốn, do vậy, tài nguyên quốc gia phải được quản lý thống nhất và


nhà nước can thiệp mạnh hơn vào thị trường để điều tiết một phần lợi nhuận do tài nguyên du lịch mang lại để hình thành hệ thống phúc lợi công cộng.

Quản lý thị trường du lịch, trước hết Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo môi trường pháp lý an toàn và ổn định cho môi trường tự do kinh doanh, tự do đầu tư vào những nơi pháp luật không cấm. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho dân làm, hỗ trợ cho dân khi họ gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các dự án, đề án phát triển du lịch để định hướng thị trường và hướng dẫn hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trên thị trường theo định hướng và mục tiêu chung. Nhà nước sử dụng các công cụ chính sách vĩ mô để tác động điều tiết thị trường du lịch. Thông thường các công cụ, chính sách của từng vùng, địa phương hay từng quốc gia hướng vào những vấn đề sau: phát triển kết cấu hạ tầng, khuyến khích các lực lượng kinh tế tham gia phát triển du lịch; chính sách về vốn, về thị trường, chính sách nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, bảo vệ môi trường tài nguyên du lịch; chính sách khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc... Chính sách bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch là chính sách tác động trực tiếp đến lượng cung, quyết định sự đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Chính sách cải cách hành chính theo hướng giảm phiền hà cho người đầu tư vào du lịch, cho người sản xuất kinh doanh nhằm làm tăng lượng cung, kích thích cầu trên thị trường du lịch. Chính sách thuế của chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sản xuất của các doanh nghiệp du lịch, từ đó ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sản xuất của các doanh nghiệp du lịch, từ đó ảnh hưởng đến cung du lịch.

Các cơ quan quản lý nhà nước về du lich đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Ngoài các chức năng thông thường của cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, các cơ quan quản lý nước đối với thị trường du lịch còn thực hiện chức năng rất đặc trưng của thị trường du lịch là quy hoạch xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch và khuếch trương hệ thống sản phẩm này tới các thị trường gửi khách. Trong qúa trình thực hiện, các cơ quan quản lý nhà


nước đứng trên lợi ích quốc gia, của địa phương và của cộng đồng. Do tính chất đặc biệt của thị trường du lịch, sự hỗ trợ, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh du lịch của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm ưu tiên cho việc xây dựng chính sách phát triển du lịch, xây dựng ngân sách cho hoạt động marketing và thực hiện các hoạt động marketing trực tiếp qua các hoạt động quảng bá, cung cấp thông tin và phát triển sản phẩm mới.

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường du lịch

Phát triển thị trường du lịch mang tính đặc thù của mỗi quốc gia, phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vào cơ chế, chính sách. Phát triển thị trường du lịch chịu sự tác động của những nhân tố cơ bản sau:

Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Yếu tố tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thảm thực vật... thường xuyên tác động đến sự sống và hoạt động của con người, là yếu tố quan trọng trong tiềm năng phát triển thị trường du lịch. Các yếu tố tự nhiên được khai thác sử dụng để tạo ra sản phẩm du lịch cung ứng trên thị trường được xem là tài nguyên du lịch tự nhiên. Nếu nơi ở của du khách có các điều kiện tự nhiên bất lợi như khí hậu lạnh, ẩm, ít nắng, địa hình đơn điệu, động thực vật không phong phú sẽ làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch đến nơi có điều kiện thiên nhiên thuận lợi khi có khả năng thanh toán. Những nơi có khí hậu ấm áp, địa hình đa dạng, phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, có hệ thực vật quý hiếm hoặc những bãi biển đẹp, có những công trình kiến trúc nổi tiếng, các kỳ quan thế giới là những nơi hấp dẫn du khách, làm nảy sinh những khả năng cung ứng sản phẩm du lịch, tạo điều kiện để kích cầu du lịch. Phong cảnh và khí hậu của không gian du lịch càng tương thích với đặc điểm sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch bao nhiêu thì ở đó càng có điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch do con người sáng tạo ra. Đó là hệ thống các di tích lịch sử, các yếu tố văn hoá, nghệ thuật dân gian, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động và sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Các tài


nguyên này có giá trị văn hoá lịch sử và tạo ra sản phẩm có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của thị trường du lịch ở một điểm, một vùng hay một đất nước. Truyền thống văn hoá, truyền thống chống giặc ngoại xâm, những địa danh, những nơi ghi đậm chiến công chống giặc, nơi diễn ra những trận chiến oanh liệt trong chặng đường phát triển, dựng nước và giữ nước của một dân tộc là nét riêng biệt mang tính đặc thù để phân biệt bề dày lịch sử truyền thống của nước này với nước khác, là điều kiện cho sự phát triển thị trường du lịch. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều mục đích và nhu cầu trong cùng một chuyến đi của họ. Các công trình văn hoá như viện bảo tàng, khu triển lãm, thư viện, nhà văn hoá, các trung tâm biểu diễn nghệ thuật,... cũng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và nghiên cứu.

Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và dân cư. Khả năng phát triển thị trường du lịch phụ thuộc lớn vào tình trạng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, vào sự phát triển lực lượng sản xuất, của các ngành kinh tế. Nền kinh tế phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc là tiền đề cho sự phát triển thị trường du lịch. Đây là yếu tố cơ bản tác động đến khối lượng và cơ cấu cung cầu du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tăng khả năng giao lưu kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Việc áp dụng các thành tựu trong sản xuất sản phẩm du lịch sẽ góp phần tăng năng xuất, tạo ra các dịch vụ, hàng hoá có giá trị sử dụng với chất lượng cao, giảm chi phí lao động cá biệt dẫn đến giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường. Những nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập của nền kinh tế gia tăng, dẫn đến tiêu dùng du lịch tăng, thúc đẩy cung du lịch mạnh mẽ. Trong khi đó, một số nơi có nền kinh tế lạc hậu, họ coi du lịch là sự thâm nhập của lối sống khác vào cộng đồng cần phải ngăn chặn, điều này làm hạn chế cầu du lịch, và do đó cung cũng bị thu hẹp.

Dân cư là nhân tố tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội, là lực lượng sản xuất quan trọng đồng thời trực tiếp tiêu dùng sản phẩm du lịch. Cơ cấu dân số, đặc điểm dân cư và lao động có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển thị trường du lịch. Sự tập trung dân cư vào các thành phố, sự gia tăng dân số, tuổi thọ bình quân hay quá trình


đô thị hoá,... đều tác động đến phát triển thị trường du lịch. Sự phát triển thị trường du lịch còn phụ thuộc vào thời gian rỗi, thu nhập và trình độ văn hoá chung của nhân dân. Thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của họ trên thị trường du lịch. Khi thu nhập của dân cư tăng lên, sẽ dẫn đến tiêu dùng du lịch tăng lên và ngược lại. Tại các điểm du lịch, trình độ văn hoá và dân trí cao hay thấp quyết định đến cách đối xử với khách trong quá trình giao tiếp, tạo ra nhân tố kích thích cung cầu du lịch.

Nhân tố chính trị hoà bình. Sự ổn định chính trị quốc gia, quốc phòng an ninh vững mạnh, hoà bình, quan hệ quốc tế thân thiện là điều kiện quan trọng để phát triển thị trường du lịch bền vững, hiệu quả, đảm bảo mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá, chính trị giữa các vùng, các dân tộc trong nước và quốc tế. Thị trường du lịch sẽ không phát triển được nếu mất ổn định chính trị, quốc phòng an ninh không đảm bảo, đe doạ đến sự an toàn của khách du lịch và nhà đầu tư. Chính sách du lịch của mỗi quốc gia phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó. Đa số các chính sách và luật pháp của các chính phủ là nhằm vào các nhà cung cấp. Những quy định này sẽ có tác động tới mục tiêu sử dụng, quy mô, thứ hạng, sự hình thành nhanh hay chậm của các cơ sở du lịch. Chính sách phát triển du lịch của chính phủ còn tác động trực tiếp đến việc hình thành cầu, cơ cấu và số lượng cầu du lịch. Đặc biệt là các thủ tục ra vào du lịch, đi lại, lưu trú, tham quan, mua sắm,…thuận tiện, không phiền hà là sự hấp dẫn đối với du khách làm cho số lượng khách sẽ tăng, lượng sản phẩm du lịch được tiêu thụ càng nhiều hơn.

Sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng. Đó là toàn bộ hệ thống giao thông, thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện,… Đây là những yếu tố quan trọng để khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sản xuất ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường thoả mãn nhu cầu của du khách. Số lượng và chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng là nhân tố quan trọng thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, thúc đẩy trao đổi mua bán, mở rộng thị trường du lịch. Hệ thống thông tin viễn thông đảm bảo cho việc trao đổi thông tin liên lạc được nhanh chóng. Hệ thống cấp

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí