ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ CẨM THÚY
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển thị trường du lịch Hà Nội - 2
- Quan Hệ Cung Cầu, Giá Cả Và Cạnh Tranh Trên Thị Trường Du Lịch
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Thị Trường Du Lịch
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Hà Nội – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ CẨM THÚY
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH HÀ NỘI
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI
MỤC LỤC
Danh mục chữ cái viết tắt 4
Mở đầu 5
Chương 1: thị trường du lịch, những nhân tố thúc đẩy và cản trở sự phát triển của thị trường du lịch. 10
1.1. Một số nhận thức chung về thị trường du lịch: 10
1.1.1. Quan niệm về thị trường du lịch 10
1.1.2. Thị trường du lịch và những đặc trưng của thị trường du lịch 11
1.1.3. Các yếu tố cơ bản của thị trường du lịch 18
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường du lịch 28
1.2.1. Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển thị trường du lịch 31
1.2.2. Những nhân tố cản trở sự phát triển thị trường du lịch 35
1.3. Kinh nghiệm thị trường du lịch một số Tỉnh, Thành 37
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch của một số Tỉnh, Thành phố trong nước. 37
1.3.2. Những bài học vận dụng để phát triển thị trường du lịch Hà Nội42
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường du lịch Hà Nội (giai đoạn 2008- 2010). 45
2.1. Các nhân tố tác động đến thị trường du lịch Hà Nội. 45
2.1.1. Tài nguyên du lịch. 45
2.1.2. Dân cư và điều kiện kinh tế xã hội 53
2.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng. 54
2.2. Thực trạng phát triển thị trường du lịch Hà Nội. 55
2.2.1. Thực trạng thị trường khách du lịch Hà Nội. 55
2.2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm hàng hoá dịch vụ và hệ thống kinh doanh du lịch ở Hà Nội. 57
2.2.3. Về công tác quy hoạch và đầu tư phát triển: 59
2.2.4. Về lực lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 62
2.2.5. Các loại hình, sản phẩm du lịch chủ yếu du lịch của Hà Nội 67
2.2.6. Về nguồn nhân lực du lịch 66
2.2.7. Về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch 70
2.2.8. Về quản lý nhà nước đối với thị trường du lịch ở Hà Nội. 72
2.3. Đánh giá chung về thị trường du lich Hà Nội. 75
2.3.1. Những thành tựu đạt được. 75
2.3.2. Những hạn chế 110
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 79
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển thị trường du lịch Hà Nội. .. 115
3.1. Định hướng phát triển thị trường du lịch Hà Nội. 115
3.1.1. Quan điểm phát triển thị trường du lịch Hà Nội. 115
3.1.2. Định hướng phát triển thị trường du lịch Hà Nội. 86
3.1.3. Dự báo các chỉ tiêu cụ thể 127
3.2. Các giải pháp cơ bản phát triển thị trường du lịch Hà Nội. 130
3.2.1. Nâng cao nhận thức và quan tâm đầu tư đúng mức tới phát triển thị trường du lịch, hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường 130
3.2.2. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường du lịch. Nâng cao tính hấp dẫn và tạo dựng hình ảnh của sản phẩm du lịch trên thị trường du lịch Hà Nội 134
3.2.3. Tăng cường vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường hợp tác quốc tế mở rộng liên kết thị trường du lịch nội địa và thị trường du lịch quốc tế 135
3.2.4. Phát triển du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường, đào tạo nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 97
3.2.5. Nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước đối với thị trường du lịch Hà Nội 138
3.2.6. Một số giải pháp khác 100
Kết luận 143
Danh mục tài liệu tham khảo 146
Phụ lục 150
ANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT D
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
CPTA Hội đồng xúc tiến du lịch châuá
WTO Tổ chức thương mại thế giới
PATA Tổ chức du lịch châu á Thái Bình Dương
TPO Hội đồng xúc tiến du lịch châu á Thái Bình Dương
MICE Loại hình du lịch thông qua tổ chức hội nghị- triển lãm- hội thảo.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đời sống của con người ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Khi nhu cầu về vật chất tương đối được thoả mãn thì nhu cầu về tinh thần cũng được đề cao. Một trong những nhu cầu đó là đi du lịch. Do vậy, du lịch đã, đang và sẽ là ngành có khả năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Thị trường du lịch Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng trưởng nhanh chóng, tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phong phú, vị trí địa lý thuận lợi đã góp phần cho ngành du lịch phát triển, đem lại lợi nhuận cao trong nền kinh tế.
Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, văn hoá và du lịch quan trọng của Việt Nam. Hà Nội là thành phố có quá trình lịch sử lâu dài, truyền thống văn hoá đa dạng và giàu bản sắc, là nơi được thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh lam thắng cảnh, là một trong những nơi thu hút khách quốc tế lớn nhất Việt Nam bởi dáng vẻ cổ kính, trầm mặc, thanh lịch và vẻ đẹp tiềm ẩn ở thành phố ngàn năm văn hiến. Quy mô của Hà Nội đã được mở rộng (từ 1/8/2008 đến nay toàn bộ Tỉnh Hà Tây và một phần nhỏ của Tỉnh Hoà Bình được sáp nhập vào Hà Nội) với
hơn 3.300 Km2, dân số trên 6,4 triệu người, thì tự nó đã hình thành nên một thị
trường du lịch nội địa hấp dẫn, với các địa danh nổi tiếng và nền văn hoá xứ Đoài đã và sẽ thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với Hà Nội.
Tuy nhiên, là thị trường mới phát triển, thị trường du lịch Hà Nội hiện không tránh khỏi những hạn chế, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nguồn nhân lực du lịch còn yếu về trình độ chuyên môn, sản phẩm du lịch chưa thật phong phú, đa dạng với chất lượng còn thấp, chưa khắc phục được tính mùa vụ, chưa tạo ra được nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc. Công tác thị trường, xúc tiến du lịch chưa được đẩy mạnh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm du lịch ở cấp vùng, quốc gia, quốc tế chưa cao, quan hệ cung
- cầu, giá cả hàng hoá, dịch vụ chưa ổn định. Quản lý nhà nước chưa theo kịp để hướng dẫn, giám sát huy động thị trường, chưa phát huy hết mặt tích cực và hạn chế
tính tiêu cực của cơ chế thị trường... Do vậy, lượng khách du lịch tới Hà Nội trong thời gian qua chưa thực sự tương xứng với tiềm năng to lớn của thủ đô.
Những mặt hạn chế đó cần sớm có giải pháp khắc phục để phát triển thị trường du lịch Hà Nội theo đúng định hướng XHCN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ mục đích đó, việc đánh giá thực trạng của thị trường du lịch ở Hà Nội trong thời gian qua và tìm ra giải pháp thích hợp để phát triển thị trường này trong thời gian tới là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực và mang tính ứng dụng cao. Vì vậy, đề tài “Phát triển thị trường du lịch Hà Nội” được tác giả lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp.
Đây là vấn đề có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, cung cấp một số luận cứ khoa học về du lịch cũng như thực trạng phát triển thi trường du lịch thủ đô với những mặt mạnh và yếu của nó cho các nhà quản lý và những người quan tâm.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở nước ngoài, du lịch và thị trường du lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu kinh tế có hệ thống từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Trên thế giới hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các vấn đề du lịch. Trong đó, một số công trình đã được dịch ra tiếng việt như:
- “Kinh tế du lịch” của Robert Lanquar, cuốn sách giới thiệu các mốc lịch sử của ngành du lịch và đi sâu phân tích những ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế, những công cụ và phương tiện phân tích kinh tế học du lịch và kinh doanh du lịch.
- “Maketing du lịch” của Robert Lanquar và Robert Hollier, sách giới thiệu những mốc lịch sử của maketing du lịch, các định nghĩa và quan niệm về maketing du lịch; phân tích cung, cầu du lịch và phát triển du lịch.
- “Kinh tế du lịch và du lịch học” của Đổng Minh Ngọc, Vương Lôi Đình, là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về hoạt động du lịch từ thực tiễn của Trung Quốc, nêu lên nhiều mặt tương đối phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Đó là những kết quả nghiên cứu về vấn đề lý luận của thị trường du lịch được khái quát từ thực tiễn của những nền kinh tế có đặc thù và định hướng chính trị -xã hội khác nền kinh tế Việt Nam, nên các công trình này không thể được vận dụng