Đẩy Nhanh Việc Nâng Cấp Và Mở Rộng Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng Cho Phát Triển Thị Trường Du Lịch


trường khách du lịch tự do thuộc các nhóm thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu.

4.2.3. Đẩy nhanh việc nâng cấp và mở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển thị trường du lịch

Nằm cạnh thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Luông Pra Băng đã được Nhà nước rất quan tâm đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các cơ sở kinh tế, trung tâm giáo dục đào tạo của vùng. Đại học Su Pha Nu Vông và các trường thành viên với cơ sở vật chất và các trang thiết bị rộng lớn, tương đối đồng bộ; xây dựng hệ thống giao thông vận tải. Đối với việc tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng cho phát triển TTDL theo đúng hướng phát triển TTDL và chiến lược phát triển du lịch đến năm 2025 của tỉnh, của các vùng du lịch miền Bắc của Lào. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như: hệ thống giao thông, điện, nước, bưu điện, y tế và các dịch vụ công khác. Chú ý đầu tư vào những điểm giầu tiềm năng, có khả năng phát triển DL cao, quy mô lớn và có thể mở rộng trong tương lai. Từ nay đến năm 2025 tập trung vào những công trình sau:

Một là, hoàn chỉnh các tuyến nối Luông Pra Băng với các khu vực trong các vùng miền Bắc: đường bộ từ Luông Pra Băng - các tỉnh Bắc Lào, Luông Pra Băng - Yun Nan (Trung Quốc), Ụt Ta La Địt (Thái Lan) và Luông Pra Băng - Lào Cai (Việt Nam),... Nâng cấp sân bay phục vụ cho việc đưa đón du khách.

Hai là, nâng cấp tuyến đường tham quan khu vực trong tỉnh, các điểm du lịch. Đây sẽ là tuyến đường có ý nghĩa to lớn của tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là huyết mạch giao thông quan trọng, thu hút du khách và liên kết các điểm du lịch trong nước và quốc tế với TTDL Luông Pra Băng.

Ba là, cải tạo, nâng cấp đường cũ của các huyện trong tỉnh, các khu du lịch, góp phần mở rộng thị trường, biến vùng sản xuất nông nghiệp lạc hậu thành những thị trấn, thị tứ, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.


Bốn là, mạng lưới điện, 100% thành phố, huyện, cụm bản có điện lưới quốc gia và 88% số gia đình có điện.

Năm là, mạng lưới bưu điện, thông tin liên lạc đang được xây dựng củng cố ở hầu hết các trung tâm, huyện và cụm bản. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn kinh phí nên chưa phủ sóng điện thoại di động đến tất cả các vùng, các khu du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Dự án nước sạch ở đô thị và các huyện, địa phương đang được thực hiện. Các công trình văn hóa, công viên, khi vui chơi, chăm sóc sức khỏe,... đã và đang được xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, phát triển nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu tinh thần, khám chữa bệnh của nhân dân địa phương và khách du lịch.

4.2.4. Phát triển doanh nghiệp du lịch đáp ứng yêu cầu của thị trường

Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 18

Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Luông Pra Băng đều là doanh nghiệp nhỏ. Trên thực tế phần lớn khách du lịch quốc tế đến Luông Pra Băng là do các doanh nghiệp nước ngoài tổ chức và ủy thác lại cho các doanh nghiệp trong nước thực hiện, do đó thị trường du khách ở đây chủ yếu là thị trường trung gian. Để TTDL Luông Pra Băng phát triển bền vững, bảo đảm khả năng hội nhập, thực sự là thị trường nhận khách cần có giải pháp củng cố và phát triển các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch để các doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh hơn, cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, giải pháp từ phía Nhà nước

- Đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên toàn địa bàn tỉnh theo các loại hình và quy mô phù hợp. Đối với các doanh nghiệp hoạt động du lịch nói chung cần tăng cường công tác quản lý xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy chế du lịch nhằm hạn chế những đối tượng kinh doanh kém hiệu quả, cạnh tranh không lành mạnh, từ đó làm xuất hiện trạng thái cạnh tranh không hoàn hảo trên thị trường, gây tổn hại và sai lệch các tín hiệu phát ra trên thị trường. Sáp nhập các doanh nghiệp hoạt động du lịch không giấy phép và quy mô quá nhỏ


để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thực trạng hiện nay trên địa bàn tỉnh Luông Pra Băng tồn tại còn nhiều các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch, phần lớn là những doanh nghiệp nhỏ, thậm chí là rất nhỏ. Những doanh nghiệp này có quy mô vốn, phạm vi hoạt động rất hẹp, không có sản phẩm du lịch, họ chủ yếu khai thác những tài nguyên tự nhiên, không nghiên cứu phát triển những sản phẩm du lịch mới. Thậm chí có doanh nghiệp chỉ làm trung gian hưởng hoa hồng khiến cho hoạt động du lịch lộn xộn, đẩy giá tour lên cao, làm giảm hấp dẫn với du khách, trực tiếp tác động gây giảm sút về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh. Do đó cần loại bỏ những đơn vị hoạt động không giấy phép, chấn chỉnh những đơn vị hoạt động không đúng chức năng của giấy phép đã cấp.

Thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch hợp tác để có lợi thế quy mô. Do quy mô nhỏ, nên nhiều doanh nghiệp du lịch Luông Pra Băng không có đủ khả năng tiếp thị ra các thị trường nước ngoài, không thể thực hiện các chiến dịch quảng bá lớn nên chưa thể đón tiếp được các đoàn du lịch với số lượng khách nhiều với yêu cầu chất lượng cao, vì vậy các đơn vị quá nhỏ phải liên doanh - liên kết thành doanh nghiệp đủ lực, đủ tài để thu hút khách cũng như cạnh tranh thành công được với các công ty nước ngoài trên TTDL Luông Pra Băng và trong khu vực. Đây là giải pháp thiết thực để tăng cường sức cạnh tranh của du lịch Luông Pra Băng hiện nay.

Nâng cao mức vốn pháp định đối với các doanh nghiệp hoạt động du lịch mới thành lập, đặc biệt là lữ hành quốc tế, để hạn chế các doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ, hoạt động kém hiệu quả với chất lượng sản phẩm thấp ảnh hưởng xấu đến toàn bộ thị trường.

- Đối với các doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động hợp pháp và trụ vững trên thị trường cần khuyến khích họ tăng vốn, có những quy định ràng buộc về vốn khi cấp phép cho hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước cần đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục liên quan đến hoạt động du lịch: Sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng cổ phần hóa, giao,


bán, khoán, cho thuê, sáp nhập, hợp nhất, giải thể,… để bảo đảm cho chúng tồn tại phát triển và mở rộng được không gian hoạt động trên thị trường.

- Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút những dự án tầm cỡ lớn vào phát triển sản phẩm du lịch. Do chạy theo lợi nhuận trước mắt nên cần phải điều chỉnh sự mất cân đối trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài vào TTDL Luông Pra Băng. Để Luông Pra Băng thực sự là trung tâm du lịch, du lịch hội nghị, cần nhiều nơi nghỉ ngơi và dịch vụ cao cấp nên cần đầu tư vào đáp ứng nhu cầu này. Trên thực tế, thiếu khu du lịch và vui chơi giải trí sẽ kém hấp dẫn đối với du lịch nội địa và không tận dụng hết thời gian lưu trú khách trong điểm dừng trung chuyển của du khách quốc tế.

- Thành lập công ty chuyên cung cấp hướng dẫn cho các doanh nghiệp lữ hành. Khi có nhu cầu, công ty du lịch chỉ cần ký hợp đồng có những ràng buộc rõ ràng với nhà cung cấp hướng dẫn viên. Giải pháp này cho phép các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không phải lo trả lương cho hướng dẫn viên trong mùa vãn khách còn công ty chuyên cung cấp hướng dẫn viên có điều kiện quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên và bản thân hướng dẫn viên ổn định và an tâm. Tuy nhiên, để chuyên nghiệp hóa dịch vụ cung ứng hướng dẫn viên theo nhu cầu thời vụ của doanh nghiệp cần phải có sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước quản lý du lịch về mọi mặt: Thuế, trợ cấp và chuyên gia,…

- Tăng cường giám sát hoạt động du lịch. Với sản phẩm du lịch kém chất lượng sẽ tác động xấu đến ngành và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác. Do đó cần thường xuyên kiểm tra hoạt động và chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ của tất cả các đơn vị liên quan đến hoạt động du lịch trên thị trường.

- Xây dựng chiến lược phát triển và hội nhập tổng thể các doanh nghiệp du lịch. Du lịch Lào đang trong giai đoạn ban đầu gia nhập WTO, cho nên phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế. Gia nhập WTO nghĩa là thị trường mở rộng, tính chuyên nghiệp và sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Lào nói chung còn thấp bởi du lịch nước Lào phát triển sau các nước, sản phẩm du lịch còn ít, chưa đa dạng, hệ thống kết cấu hạ tầng không


theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, thông tin trên thị trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung và cảm kết quốc tế trong du lịch nói riêng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống đồng thời khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới.

Hai là, giải pháp từ phía doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Tăng cường sự nghiên cứu thị trường và xúc tiến sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu những khuynh hướng chính về sự thay đổi của cung và cầu, sự tác động giữa các loại TTDL, khách du lịch theo vùng, khu vực, loại cơ sở du lịch và những nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ du lịch,... Trên cơ sở đó nắm vững cơ cấu của cầu du lịch, số lượng để kịp thời đáp ứng và có chính sách về thị trường thì kinh doanh mới có hiệu quả, thị trường mới phát triển bền vững. Xác lập cơ sở và thành phần của nguồn khách du lịch mà họ có khả năng tham gia thị trường ngoài thời vụ chính và tạo ra cung, tăng cường cơ sở vật chất và các dịch vụ cần thiết cho các thời điểm ngoài thời vụ.

Nghiên cứu khách đến Luông Pra Băng và khách từ Luông Pra Băng đi du lịch. Mỗi doanh nghiệp tùy theo lĩnh vực kinh doanh, cần trả lời được những vấn đề sau: Khách hàng hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp mình là ai? Họ muốn đi du lịch vào thời điểm nào trong năm? Khách hàng mong muốn điều gì khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, họ coi trọng nhất những loại nào?,... Để trả lời được những câu hỏi này, doanh nghiệp phải hoàn thiện và sử dụng tốt thông tin trong hệ thống ghi chép nội bộ của doanh nghiệp thông tin phản hồi từ khách, từ nhân viên phục vụ khách, từ kết quả nghiên cứu marketing và từ các kênh khác. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng có ý nghĩa chiến lược dài hạn đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Những năm qua, dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành du lịch tỉnh Luông Pra Băng đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá và mang lại những kết quả khả quan, đặc biệt công tác xúc tiến quảng bá qua những hội lễ


hàng năm của tỉnh như: lễ Bun Pi Mai, Đua Thuyền, Khâu Phăn Sa, Bắng Phay, lễ năm mới của dân tộc Khơ Mu và Mông,... đã thực sự đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Vậy để góp phần thúc đẩy TTDL tỉnh Luông Pra Băng phát triển, thời gian tiếp đây công tác xúc tiến, quảng bá du lịch cần hướng vào những công việc cơ bản sau:

Xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch khoa học, có khả năng thực thi một cách hiệu quả. Kế hoạch xúc tiến du lịch cần phải đi trước, nghĩa là phải có tính toán dài hạn và trung hạn. TTDL hoạt động có tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều các yếu tố. Đi du lịch đòi hỏi phải chi tiêu nhiều hơn ngày thường, khách du lịch thường có dự án trước cho các chuyến đi. Cho nên thông tin cần phải đến sớm đối với các đối tượng. Xây dựng các nội dung xúc tiến quảng bá du lịch chủ yếu: tuyên truyền giới thiệu về đất nước, con người và tỉnh Luông Pra Băng; giới thiệu về tiềm năng du lịch của tỉnh; các quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch, phát triển cơ cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ; tuyên truyền giới thiệu sản phẩm du lịch,...

Phối hợp liên ngành, liên vùng trong xúc tiến, quảng bá du lịch. Hoạt động quảng bá du lịch thường gắn với hoạt động mở rộng thị trường của ngành hàng không, với các hoạt động ngoại giao, tuyên truyền văn hóa, hoạt động thể thao, xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư. Trong điều kiện kinh phí và nguồn lực có hạn thì sự phối hợp là hết sức quan trọng. Trước hết là phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước; tăng cường thông tin và thời lượng phát song về du lịch của đài truyền hình, đài phát thanh; nâng số lượng, chất lượng các bài viết, phóng sự về du lịch; nâng cấp tạp chí thông tin du lịch Luông Pra Băng. Phối hợp với sở thông tin, văn hóa và du lịch xuất bản các ấn phẩm thông tin tuyên truyền du lịch như: sách hướng dẫn du lịch, bưu ảnh, tờ gấp thông tin về du lịch và các sự kiện du lịch ở tỉnh; các ấn phẩm giới thiệu văn hóa - lịch sử truyền thống, cách mạng, tiềm năng du lịch của tỉnh Luông Pra Băng. Xây dựng cá cấn phẩm tuyên truyền đáp ứng


yêu cầu quảng bá phù hợp với từng đối tượng thị trường, hoàn thiện trang web du lịch Luông Pra Băng.

Đa dạng các phương pháp tuyên truyền quảng bá du lịch. Tuyên truyền quảng bá du lịch đẩy mạnh đã giúp cho khách du lịch có được các thông tin về giá cả, chất lượng, số lượng sản phẩm hàng hóa du lịch, phương thức phục vụ của các tổ chức kinh doanh du lịch giúp cho họ lựa chọn nhanh chóng, thuận tiện. Vì vậy, tuyên truyền quảng bá trung thực sẽ kích cầu du lịch tăng lên và ngược lại nếu không có phương pháp quảng bá các sản phẩm du lịch sẽ hạn chế cầu du lịch. Phương pháp tuyên truyền quảng bá theo hướng mỗi đối tượng khách có những phương tiện, biện pháp, hình thức tuyên truyền quảng bá khác nhau.

Kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch. Trên cơ sở các đối tượng trên, tiến hành thường xuyên các hình thức hoạt động tuyên truyền quảng bá như tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, sách du lịch, tập gấp, sách ảnh, bản đồ du lịch, đĩa CD room, biển quảng cáo về du lịch Luông Pra Băng. Tổ chức các sự kiện du lịch tiêu biểu. Lễ hội có tính chất truyền thống của Luông Pra Băng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa gắn với phát triển du lịch: Hội du lịch làng nghề truyền thống Luông Pra Băng hàng năm, lễ du lịch hàng tháng trong năm của các dân tộc trong tỉnh. Nắm bắt kịp thời các sự kiện lễ hội hàng năm, hàng tháng để quảng bá xúc tiến du lịch, chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức các sự kiện du lịch, giới thiệu điểm đến của tỉnh Luông Pra Băng. Tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, các hội nghị, hội thảo gắn với hoạt động du lịch.

Xây dựng và phát triển hàng hóa, dịch vụ du lịch của doanh nghiệp. Để phục vụ được nhu cầu đa dạng của du khách, mỗi doanh nghiệp cần chú ý nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ thông qua những biện pháp mang tính đồng bộ. Các doanh nghiệp cần hoàn thiện quy trình nghiệp vụ trong các khâu kinh doanh, chủ yếu là marketing và điều hành. Với việc áp dụng công nghệ thông tin, tốc độ xử lý và khả năng lưu giữ thông tin được cải thiện cơ bản.


Một trong các biện pháp quan trọng là nâng cao chất lượng phục vụ nhằm tạo dựng danh tiếng và uy tín, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú cần coi trọng việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ nghỉ ngơi, ăn uống của du khách, đảm bảo tính tiện ích cao của các dịch vụ cung ứng, phong phú về mẫu mã, đa dạng về chủng loại, đồng thời xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ có kỹ năng chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp lữ hành cần nắm bắt tổng hợp thông tin nhanh nhạy, khảo sát và có dự kiến những khả năng có thể xảy ra để đảm bảo đúng lịch trình, du khách luôn cảm thấy yên tâm trong suốt hành trình; tập trung phát triển sản phẩm mới có tính hấp dẫn và chuyên sâu cho khách du lịch cao cấp, xây dựng sản phẩm độc đáo để có sức thu hút mạnh đối với khách nước ngoài.

Nâng cao sức cạnh tranh, tập trung xây dựng thương hiệu trên thị trường. Doanh nghiệp cần coi trọng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế: ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tối đa chi phí bất hợp lý, cải tiến công tác kế hoạch và thực hiện kế hoạch, mở rộng liên doanh liên kết để tạo ra các loại hàng hóa, dịch vụ du lịch chất lượng cao, làm đa dạng hóa cung trên TTDL.

Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình và chuẩn bị các điều kiện để hội nhập TTDL ở mức cao, có hướng xây dựng văn phòng đại diện du lịch và đầu tư ra nước ngoài; thiết lập quan hệ với thị trường cung cấp nhiều khách du lịch quốc tế đến Lào cũng như Luông Pra băng tại một số thị trường trọng điểm như thị trường Đông Nam Á, Châu Âu, Bắc Mỹ ở chủ động nguồn khách. Qua đó, vừa tranh thủ vốn, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý,... vừa tiếp tục tạo lập và nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Luông Pra Băng ở khu vực và trên thế giới. Trong mở rộng thị trường, mỗi doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị chiến lược nâng cao tính cạnh tranh song song với xây dựng thương hiệu mạnh dành cho khách du lịch trong nước và khách nước ngoài. Trước tiên, nên chú trọng khách du lịch trong nước đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng khách du lịch vào Luông Pra Băng và cũng là đối tượng mà các doanh nghiệp lữ hành

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí