Những Bài Học Vận Dụng Để Phát Triển Thị Trường Du Lịch Hà Nội


năm 2010 đạt hơn 1275 tỷ đồng, tăng 39% so sới năm 2009, tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch cũng mang lại 3116 tỷ đồng. Ngành du lịch Đà Nẵng đã tự làm mới mình bằng nỗ lực xây dựng hình thành được nhóm sản phẩm, thương hiệu du lịch đặc trưng, có sức cạnh tranh cao nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường khách nội. Một trong số đó là cuộc thi bắn pháo hoa trên sông Hàn, đây là sự kiện gây tiếng vang lớn có sức hút cực lớn đối với du khách trong nước và quốc tế và cũng là cơ hội để Đà Nẵng quảng bá hình ảnh với bạn bè quốc tế. Ngoài ra Đà Nẵng còn hướng đến phát triển mạnh các nhóm sản phẩm du lịch biển, du lịch văn hoá lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội...

Vừa chú trọng đột phá vào thị trường nội địa, ngành du lịch Đà Nẵng vừa tiếp tục duy trì phát triển ổn định thị trường khách quốc tế bằng đường hàng không, tuy khá mới mẻ nhưng hết sức nhộn nhịp và đầy triển vọng.

Cùng với các chương trình, chính sách giảm giá, khuyến mãi kích cầu du lịch thời gian qua, việc Đà Nẵng mạnh dạn đột phá vào những hướng đi mới cho ngành du lịch đã mang lại những kết quả lạc quan, hứa hẹn nhiều triển vọng tăng tốc bền vững trong tương lai, nhất là khi kinh tế thế giới và trong nước đang có xu hướng phục hồi. Đặc biệt, năm du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung bộ 2011, những chuyển biến tích cực lạc quan của du lịch Đà Nẵng càng hứa hẹn tạo điểm nhấn cho ngành du lịch nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thành phố Đà Nẵng nói chung.

1.3.1.2. Thị trường du lịch Quảng Ninh.

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông bắc Việt Nam. Phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng, phía bắc giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng( tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc) với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Đường. Đường biên giới với Trung Quốc dài 132,8 km. Trong quy hoạch phát triển kinh tế Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Dân số Quảng Ninh là 1.144.381 người (1/4/2009). Quảng Ninh


có 3 thành phố trực thuộc là Thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, thành phố Uông Bí, 1 thị xã và 10 Huyện.

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất. Quảng Ninh có khu kinh tế Vân Đồn, trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2010 Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt Nam. Với các di tích văn hoá Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ...thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hoá tâm linh. Đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Tiềm năng du lịch Quảng Ninh còn nổi bật bởi gần 2000 hòn đảo, trong đó phải kể đến:

Đảo Cô Tô, các bãi tắm đẹp như Hồng Vàn, Bắc Vàn, Vàn Chảy, đảo Cô Tô được đánh giá là những bãi biển đẹp nhất tại phía Bắc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Vịnh Hạ Long, có giá trị đặc biệt về văn hoá và thầm mĩ, được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Trên vịnh có nhiều đảo đất, hang động, bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình thức du lịch hấp dẫn. Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà là khu du lịch trọng điểm quốc gia, động lực phát triển vùng du lịch bắc bộ.

Ngoài ra Quảng Ninh còn có các bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, đảo Tuần Châu đã được cải tạo, nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ, phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách du lịch.

Phát triển thị trường du lịch Hà Nội - 6

Cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật...gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng như: chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, đình Trà Cổ, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn, chùa Cái


Bầu, thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là những dịp lễ hội.

Quảng Ninh còn nổi bật với các món ăn được chế biến từ các loại hải sản của biển, trong đó có những đặc sản giá trị như hải sâm, bào ngư, tôm, cua, sò, ngán, hàu, hà, sá sùng, rau câu, sam...

Có thể nói, năm 2010 là một năm ngành du lịch Quảng Ninh có nhiều bước tiến mới trong tất cả các lĩnh vực hoạt động du lịch. Trong năm 2010 Quảng Ninh đã đón 5,4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 2,2 triệu lượt. Tổng doanh thu đạt 3.100 tỷ đồng. Có được kết quả đó là do Quảng Ninh làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá thông qua các sự kiện văn hoá, thể thao diễn ra trên địa bàn tỉnh, như lễ hội du lịch Hạ Long, đại hội diễn đàn du lịch liên khu vực Đông Á- EATOF 2010, cuộc thi hoa hậu Việt Nam và các giải thể thao lớn... bên cạnh đó, sự hợp tác quốc tế về mặt du lịch được đẩy mạnh, đặc biệt là thị trường khách Trung Quốc. Sự phục hồi của tuyến du lịch đường biển đến với Hạ Long bằng các con tàu du lịch lớn, cao cấp, một số sản phẩm du lịch chất lượng cao thu hút được lượng khách khá đông, như sản phẩm du lịch ngủ đêm trên Vịnh Hạ Long. Ngoài ra, một trong những yếu tố không thể không nói tới là công tác quản lý nhà nước được tăng cường đã tạo ra những định hướng và hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch phát triển.

Năm 2011 là năm mở đầu cho kế hoạch 5 năm 2011- 2015, ngành du lịch Quảng Ninh đặt mục tiêu tổng quát là; thúc đẩy tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch và đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường quảng bá xúc tiến và hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Chú trọng phát triển thị trường tiềm năng và thị trường mới. Xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện và văn minh. Trên cơ sở đó, du lịch Quảng Ninh phấn đấu đón từ 5,6 triệu đến 6 triệu lượt khách trong đó có 2,5 triệu khách quốc tế, doanh thu khoảng 4000 tỷ đồng.


Để thực hiện mục tiêu nói trên, ngành du lịch Quảng Ninh đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể: Tổ chức, thực hiện thành công tuần du lịch Hạ Long- Quảng Ninh 2011; tổ chức và thực hiện thành công lễ công bố 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới tại Quảng Ninh; chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước; hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2010- 2020, định hướng đến năm 2030…với sự ủng hộ, vào cuộc mạnh mẽ, tích cực của các bộ, ngành, trung ương, địa phương, các tổ chức xã hội và đông đảo người dân trong và ngoài nước, Vịnh Hạ Long sẽ có khả năng lớn trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.


1.3.2. Những bài học vận dụng để phát triển thị trường du lịch Hà Nội

Để phát triển thị trường du lịch một cách lành mạnh, đúng hướng, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong phát triển kinh tế- xã hội nói chung cần có nhiều yếu tố. Nghiên cứu sự phát triển của thị trường du lịch Đà Nẵng và Quảng Ninh, có những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào phát triển thị trường du lịch Hà Nội.

- Phát huy vai trò quản lý nhà nước trên thị trường du lịch, đảm bảo phát triển thị trường du lịch theo đúng định hướng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.

Nền kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với thị trường du lịch, không có nghĩa là các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp vào tất cả các hoạt động trên thị trường. Nhà nước quản lý qua việc xây dựng chiến lược, sách lược, xây dựng các chủ trương, chính sách để phát triển du lịch từ đó tác động vào thị trường.

Phát triển thị trường du lịch là một trong những nội dung trong phát triển xã hội của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ. Sự phù hợp của chiến lược phát triển thị trường du lịch với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển chung của đất nước, của một vùng. Từ kinh nghiệm đó của các nơi cho thấy, khi có sự phù hợp giữa phát triển thị trường du lịch với định hướng chiến lược phát triển


kinh tế- xã hội thì hiệu quả của sự phát triển có tính bền vững cao và có sự tác động theo hướng thúc đẩy nhau cùng phát triển.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp trong chiến lược phát triển của thị trường.

Việc phối hợp giữa các ngành, các cấp trong phát triển phải xuất phát từ yêu cầu khách quan, giải quyết được hài hoà lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia, tránh hình thức, chồng chéo, cản trở quá trình phát triển. Mọi hoạt động phối hợp đều hướng tới mục tiêu là đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng thể chế kinh tế thị trường để thị trường du lịch phát triển theo đúng định hướng, đồng bộ với các thị trường khác. Cơ chế phối hợp phải có tính khả thi trong thực tiễn để vừa thể hiện được vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước, là cơ sở để các ngành, các địa phương thể hiện sự phối hợp. Trong đó ưu tiên giải quyết những chính sách phát triển du lịch, nhất là xây dựng quy hoạch tổng thể, chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch trong và ngoài nước, bảo vệ, tôn tạo môi trường tự nhiên, xã hội, bảo tồn di sản văn hoá.

- Đẩy mạnh kích cầu, khai thác tối đa thị trường khách nội địa, đồng thời mở rộng khai thác thị trường quốc tế.

Đây là bài học quý báu cho các Hà Nội khi thúc đẩy thị trường du lịch phát triển. Trong đó cần tập trung vào việc nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất kinh doanh du lịch, tăng nguồn vốn đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển các doanh nghiệp kinh doanh, mở rộng khả năng cung ứng hàng hoá dịch vụ du lịch, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch, hình ảnh của sản phẩm. Từ những biện pháp này Hà Nội sẽ thu hút được nhiều du khách trong nước, đồng thời mở rộng khai thác được cả thị trường quốc tế.

- Xây dựng hình thành được nhóm sản phẩm, thương hiệu du lịch đặc trưng vốn có của vùng.

Mỗi vùng đều có một số loại sản phẩm đặc trưng, riêng có mà không thể pha trộn được. Những sản phẩm này sẽ tạo dấu ấn đặc biệt đối với khách du lịch để mỗi khi nhắc đến địa danh du lịch là họ khong khỏi nhắc đến. Hà Nội hoàn toàn có điều


kiện để tạo ra các sản phẩm đặc trưng để hấp dẫn khách du lịch, cần phải trú trọng hơn nữa trong việc đa dạng hoá các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm cao cấp và thường xuyên đổi mới sản phẩm… tránh sự nhàm chán cho khách hàng.

Ngoài ra Hà Nội cần quan tâm thêm đến một số biện pháp sau:

+ Hướng đến phát triển mạnh các nhóm sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội...

+ Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao trên địa bàn.

+ Giảm giá, khuyến mại.

+ Thúc đẩy tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững…


CHƯƠNG 2‌‌

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 2008-2010).


2.1. Các nhân tố tác động đến thị trường du lịch Hà Nội.

2.1.1. Tài nguyên du lịch.

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hoá, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Thủ đô Hà Nội là thủ đô của miền bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho đến ngày nay. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Với vị trí thuận lợi, điều kiện tự nhiên và con người đã tạo ra cho Thủ Đô Hà Nội một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế, đặc biệt tài nguyên thiên nhiên và nhân văn sẽ giúp cho Hà Nội có thể phát triển được thị trường du lịch manh mẽ trong tương lai gần.

2.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên… có thể sử dụng vào mục đích du lịch.

- Vị trí địa lý và địa hình.

Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc, phía Nam giáp Hà Nam và Hoà Bình, phía Tây giáp Hoà Bình và Phú Thọ. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào 1 tháng 8 năm 2008, Hà Nội


hiện nay có diện tích 3344,60 km2, gồm 1 Thị xã, 10 Quận và 18 Huyện ngoại thành, trong đó có 555 Phường, Xã và 22 Thị trấn.

Với quy mô diện tích như trên, Hà Nội là 1 trong 17 thành phố và thủ đô có diện tích trên 3000 km2 và 1 trong 16 thành phố có dân số trên 6 triệu người. Trong tương lai, khi nước ta đạt dân số ổn định khoảng 120 triệu người thì Hà Nội có khoảng 10% dân số cả nước.

Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước, là trái tim của cả nước. Có lợi thế về một số điều kiện tự nhiên và tài nguyên vừa là điều kiện để hình thành các “không gian thoáng”, thiết kế đô thị và phát triển dịch vụ, du lịch. Đó là lợi thế về phân bố địa hình. Có sông, nhiều hồ, đầm, công viên, cây xanh, làng hoa và cây cảnh,... tạo điều kiện để thiết kế tổng thể kiến trúc một thành phố đẹp với trục không gian đặc thù – mặt nước- cây xanh- văn hoá thủ đô.

Địa bàn Hà Nội có địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông với dạng địa hình chủ yếu là đồng bằng, cao trung bình từ 5- 20 m được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao, ngoài ra còn có các vùng trũng với các hồ đầm (dấu vết của các dòng sông cổ). Riêng các bậc thềm sông tập trung ở Sóc Sơn và phía bắc Đông Anh có địa thế cao so với các nơi khác. Ngoài ra, còn có các dạng địa hình núi có độ cao từ 20- 400m, với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim cao 462m.

- Khí hậu, Thuỷ văn.

Khí hậu, thời tiết luôn là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu của du khách và là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư phát triển thị trường du lịch. Hà Nội mang khí hậu đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. So với các địa phương khác nhìn chung khí hậu ở đây ôn hoà hơn. Do đặc điểm của địa hình, có thể chia thành 3 vùng có khí hậu khác nhau: vùng đồng bằng có khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-24oC, lượng mưa trung bình 2300-

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022