Phát Triển Thị Trường, Sản Phẩm Du Lịch Biển Đảo

Địa chất, địa hình, địa mạo: Địa hình là yếu tố hình khối phong phú, ổn định trong bố cục không gian cảnh quan (Nguyễn Thu Hạnh, 2004); địa hình khu vực biển đảo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng, đặc trưng của một vùng biển đảo. Các dạng địa hình ở khu vực biển đảo gồm: địa hình núi đồi, đảo đất, địa hình Karst, bãi biển, vũng- vịnh…. Trong đó, địa hình Karst: Là kết quả của quá trình tương tác (chủ yếu là hòa tan) giữa đá vôi, nước, khí cácboníc và các yếu tố sinh học khác (Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, 2005). Ở Việt Nam, địa hình Karst chủ yếu là đá vôi hình thành các hang động và núi đá làm nên các di tích tự nhiên hấp dẫn có giá trị như hư hòn Trống Mái, hòn Gà Chọi, hòn Thiên Nga (Vịnh Hạ Long); các dạng địa hình, địa mạo này là tài nguyên giá trị tạo ấn tượng mạnh và sự hấp dẫn lớn cho du khách.

Khí hậu: Khí hậu là thành phần tự nhiên có ảnh hưởng đến mọi hoạt động DLBĐ; khí hậu bao gồm các yếu tố như nắng, gió, nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất với sức khỏe con người, tạo cho con người điều kiện sống thoải mái dễ chịu (Vũ Thị Hạnh, 2011). Khí hậu thuận lợi để loại hình DLBĐ phát triển là ít mưa, nhiều nắng nhưng không gắt, nước mát, gió vừa phải. Như vậy, ở mức độ nhất định cần phải chú ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở đến kế hoạch du lịch, đó là bão trên các vùng biển, duyên hải, hải đảo, lũ… Tính mùa của khí hậu ảnh hưởng rất rõ rệt đến tính mùa vụ của hoạt động DLBĐ.

Tài nguyên nước và hải văn: Được xem là một dạng tài nguyên quan trọng trong hoạt động DLBĐ. Theo Vũ Thị Hạnh (2011) các yếu tố hải văn của vùng biển thuận lợi để triển khai hoạt động DLBĐ là nhiệt độ nước biển từ 240C và độ mặn từ 20%0 trở lên; sóng cấp 3 và dòng chảy 0,2 m/s trở xuống. Tài nguyên thủy văn không chỉ có tác dụng hồi phục trực tiếp mà còn ảnh hưởng nhiều đến thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt nó làm dịu đi khí hậu ven bờ.

Sinh Vật: Các khu bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái động thực vật ở khu vực biển đảo có giá trị tạo nên phong cảnh và làm cho thiên nhiên thêm đẹp và sống động hơn, góp phần tạo nên tính hấp dẫn của tài nguyên DLBĐ (Vũ Thị Hạnh, 2011). Một số loại tài nguyên sinh vật khu vực biển đảo của Việt Nam hiện nay bao gồm: Các rạn san hô; Rừng ngập mặn: thảm cỏ biển, Hệ sinh thái tùng, áng; Hệ sinh thái biển bao gồm thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy biển…

Theo kết quả đánh giá của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2011), đã xác định được danh mục gần 12.000 loài sinh vật biển Việt Nam,… Đây

là nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và quan trọng tạo nên sức hút của hoạt động DLBĐ.

Cảnh quan: Là tất cả các nét đặc trưng có thể nhìn thấy của một khu vực biển đảo. Chúng gồm cảnh quan du lịch tự nhiên và các di sản thiên nhiên thế giới

Tài nguyên vị thế: Tài nguyên vị thế biển là các giá trị và lợi ích có được từ một khu vực, một nơi ở biển hoặc ven bờ biển, được đặt trong mối quan hệ không gian của khu vực ấy, nơi ấy. Bao gồm các tài nguyên có giá trị về địa tự nhiên, địa kinh tế và địa chính trị.

- Tài nguyên du lịch nhân văn: Dựa vào sự tồn tại của các dạng tài nguyên, tài nguyên du lịch nhân văn được chia làm hai loại, đó là: Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể.

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể gồm có: Các di sản văn hóa thế giới; các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh các cấp gồm: Các di chỉ khảo cổ, các di tích lịch sử, các di tích kiến trúc nghệ thuật, các công trình kiến trúc đương đại, các danh lam thắng cảnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể gồm có: Các di sản văn hóa phi vật thể truyền miệng thế giới; các giá trị văn hóa phi vật thể các cấp bao gồm: Lễ hội văn hóa, các loại hình nghệ thuật, hò, vè, thơ ca, các nghề và làng nghề truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, phong tục tập quán.

2.1.3.2. Sản phẩm du lịch biển đảo

Sản phẩm du lịch được là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch (Quốc hội, 2005).

Qua đó ta có thể hiểu sản phẩm du lịch khu vực biển đảo là tổng thể các dịch vụ tạo nên từ các yếu tố tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, con người... tại khu vực biển đảo nhằm cung cấp cho du khách, đáp ứng một hoặc một số nhu cầu chính đáng của khách du lịch trong chuyến đi.

Theo Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2005), các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch biển đảo có thể chia ra làm 3 nhóm yếu tố chính: Nhóm các yếu tố tài nguyên: bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên (cảnh quan vịnh- đảo, bãi cát, hang động, các hệ sinh thái,..) và tài nguyên du lịch nhân văn (di tích, lễ hội, truyền thuyết,..); nhóm các yếu tố dịch vụ: bao gồm dịch vụ tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí , dịch vụ lưu trú, dịch vụ mua bán, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển,..);

nhóm các yếu tố môi trường: bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội. Các yếu tố cấu thành sản phẩm DLBĐ tổng thể có mối quan hệ rất hữu cơ với nhau trong quá trình phát triển. Sản phẩm du lịch tổng thể chỉ có thể tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách nếu các yếu tố cấu thành của nó được phát triển trong một hệ thống và có sự điều tiết, kiểm soát theo một mục tiêu chiến lược nhất định để đảm bảo sự phát triển hài hoà.

Sản phẩm du lịch bao gồm hàng hóa và dịch vụ kết hợp nhau, bất kỳ sản phẩm du lịch nào cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách, sản phẩm du lịch có thể là sản phẩm đơn lẻ, có thể là sản phẩm tổng hợp do một đơn vị cung ứng trọn gói hay do nhiều đơn vị kinh doanh cùng tham gia cung ứng (Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2014).

Sản phẩm đơn lẻ là sản phẩm do các nhà cung ứng đưa ra nhằm thoả mãn một nhu cầu cụ thể của khách (Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2014). Ví dụ: Khách đi du lịch nhưng chỉ đặt một dịch vụ vận chuyển hoặc một dịch vụ lưu trú tại khách sạn; một khách sạn có dịch vụ cho khách du lịch thuê xe tự lái...

Sản phẩm tổng hợp là sản phẩm phải thỏa mãn đồng thời một nhóm nhu cầu, mong muốn của khách du lịch, có thể do một nhà cung ứng hoặc do nhiều nhà cung ứng cung cấp (Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2014). Ví dụ: Khách sạn 3 sao cung ứng dịch vụ cho đoàn khách Vitours lưu lại tại khách sạn: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn sáng, dịch vụ hội họp…

Việc phối hợp các bộ phận hợp thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh cung ứng tốt cho khách du lịch là quá trình phức tạp và đa dạng. Vì thế các dịch vụ trung gian ra đời. Các dịch vụ trung gian: là các dịch vụ phối hợp các dịch vụ đơn lẻ thành dịch vụ tổng hợp và thương mại hoá chúng.

2.1.3.3. Loại hình du lịch biển đảo

Loại hình du lịch là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó (Trương Sỹ Quý, 2003).

Phân loại các loại hình du lịch: Dựa vào các tiêu thức phân loại khách nhau có thể phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau.

Theo tác giả Nguyễn Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hòa (2004) có các cách phân chia loại hình du lịch dựa vào các tiêu thức sau: (i) Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa. (ii) Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành những loại hình: Du lịch chữa bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, thể thao, văn hóa, du lịch công vu, thương gia, tôn giáo, thăm thân,…(iii) Căn cứ vào đối tượng khách có: Du lịch thanh, thiếu niên; du lịch dành cho người cao tuổi; du lịch phụ nữ; du lịch gia đình….(iv) Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyên đi có: Du lịch theo đoàn, du lịch cá nhân. (v) Căn cứ vào phương tiên giao thông được sử dung có: Du lịch bằng xe đạp, xe máy, xe ô tô, tầu thủy, máy bay,…(vi) Căn cứ vào thời gian du lịch có: Du lịch dài ngày, du lịch ngắn ngày. (vii) Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến có: Du lịch nghỉ núi; du lịch biển, song, hồ; du lịch thành phố; du lịch đồng quê,…

Đối với hoạt động DLBĐ, do đặc điểm về tài nguyên nên các loại hình du lịch có thể khai thác có những đặc điểm phân loại khác nhau. Theo tác giả Phạm Trung Lương (2003), dựa trên cơ sở mục đích chuyến đi, DLBĐ gồm 2 loại hình chính là du lịch theo sở thích ý muốn và du lịch theo nghĩa vụ, trách nhiệm theo Sơ đồ 2.2.

Sơ đồ 2 2 Các loại hình du lịch khu vực biển đảo Nguồn Phạm Trung Lương 1

Sơ đồ 2.2. Các loại hình du lịch khu vực biển đảo

Nguồn: Phạm Trung Lương (2003)

2.1.4. Nội dung phát triển du lịch biển đảo

2.1.4.1. Phát triển thị trường, sản phẩm du lịch biển đảo

a) Phát triển thị trường

Phát triển thị trường khách du lịch biển đảo là một trong các hoạt động phát triển cầu DLBĐ, bao gồm các hoạt động: Nghiên cứu thị trường, xác định được thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng; đưa ra các chiến lược thu hút có lựa chọn các phân đoan thị trường khách du lịch theo các tiêu chí nhất định.

Một trong các nội dung của phát triển thị trường là nâng cao công tác xúc tiến quảng bá nhằm kích cầu du lịch, cùng kết hợp với một số hoạt động khác như tăng cường khả năng kết nối với các thị trường mục tiêu, có các chính sách đặc thù riêng đối với các thị trường mục tiêu có ý nghĩa không nhỏ tới phát triển thị trường.

Việc nghiên cứu đặc điểm thị trường có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển sản phẩm: Sự phát triển của ngành du lịch cũng như phát triển các sản phẩm du lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các thị trường khách du lịch. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cần sản xuất và bán những gì mà thị trường có nhu cầu, chứ không phải sản xuất và bán những gì đang có. Đối với ngành du lịch cũng vậy, cần kết hợp với những yếu tố sẵn có (tài nguyên du lịch) và khả năng cung ứng (cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch vụ…) để phát triển những sản phẩm và dịch vụ du lịch mà các thị trường khách du lịch có nhu cầu sử dụng (Nguyễn Trọng Hiếu, 2013).

Sự hình thành ba nhóm khách trên thị trường du lịch thế giới là: khách du lịch là học sinh sinh viên; khách du lịch là những người đang ở độ tuổi lao động tích cực và khách du lịch là những người cao tuổi. Loại khách thứ nhất và thứ ba thường quan tâm nhiều hơn đến giá cả và họ thường tìm đến các cuộc hành trình có giá cả phải chăng hơn (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2014). Do vậy, cần có chiến lược xây dựng sản phẩm đáp ứng cho loại thị trường khách này.

b) Phát triển sản phẩm du lịch

Đây là một nội dung quan trọng trong việc phát triển cung du lịch. Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2005), sản phẩm và dịch vụ DLBĐ được hình thành từ tài nguyên biển và tài nguyên trên các đảo; đây là nguồn tài nguyên có tính đa dạng sinh học lớn, mức độ nhạy cảm của môi trường cao. Vì vậy, phát triển DLBĐ phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố bền vững. Trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ biện chứng giữa nhu cầu của thị trường khách du lịch và khả năng

cung cấp sản phẩm du lịch của điểm đến, có thể xác định được các yêu cầu và nguyên tắc sau đối với việc phát triển sản phẩm du lịch:

Phát triển sản phẩm DLBĐ bằng cách: Làm gia tăng số lượng và chất lượng các sản phẩm riêng rẽ bằng cách tạo ra sản phẩm mới hoặc bổ sung hoàn thiện sản phẩm hiện có với một cơ cấu hợp lý. Đồng thời liên kết nhiều dịch vụ thành sản phẩm trọn gói mới như: Nghỉ dưỡng - tắm biển - thể thao - mua sắm; Nghỉ dưỡng - tắm biển - thể thao - hội thảo …. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, bao gồm phát triển cả du lịch biển đảo, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa và du lịch công vụ.... tạo nên sự hấp dẫn mang lại sự hài lòng, thích thú cho khách hàng khi hưởng thụ và níu chân du khách.

Nguyên tắc đối với việc xây dựng sản phẩm du lịch tổng thể bao gồm:

- Nguyên tắc kinh tế thị trường: Sản phẩm phải có nét đặc trưng riêng biệt để tạo ra thương hiệu và sức cạnh tranh lớn trong thị trường khu vực; sản phẩm phải đáp ứng được toàn diện các nhu cầu đa dạng của thị trường mục tiêu (nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, khả năng chi trả, khả năng tiếp cận); sản phẩm phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (KTXH) đặc thù của địa phương và khả năng đầu tư sản xuất của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận cao (Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, 2005).

- Nguyên tắc bền vững môi trường: Sản phẩm phải góp phần bảo tồn và tôn vinh được các giá trị tài nguyên và môi trường của khu vực; sản phẩm phải tạo điều kiện cho các ngành nghề địa phương cùng phát triển và cuốn hút được người dân tham gia vào quá trình đầu tư sản xuất (Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, 2005).

Nguyên tắc đối với việc phát triển các loại hình dịch vụ du lịch

- Yêu cầu chung với tất cả các lọai hình dịch vụ là thông qua các hoạt động của mình để giới thiệu với du khách các giá trị đặc thù của tài nguyên du lịch (Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, 2005).

- Các yêu cầu riêng đối với từng loại hình dịch vụ (Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, 2005) là:

+ Dịch vụ lữ hành: phải hoàn chỉnh và đầy đủ ở mức tối đa, phối hợp nhịp nhàng các dịch vụ đơn lẻ theo những cách phù hợp để thoả mãn hoàn toàn được các thị trường đa dạng của nó. Dịch vụ vận chuyển cần tạo khả năng tiếp cận tốt nhất

với tài nguyên, không gây khói bụi và tiếng ồn và chất thải ra môi trường. Qui mô và kiểu dáng hài hòa với cảnh quan.

+ Dịch vụ lưu trú: có số lượng và qui mô phát triển đáp ứng được nhu cầu khách mà không vượt quá sức chứa môi trường. Đảm bảo các yêu cầu sử dụng: thuận lợi, tiện nghi, vệ sinh. Qui hoạch, thiết kế công trình kiến trúc phải tạo ra sức hấp dẫn tổng thể cho điểm đến và đáp ứng tốt tâm lý thẩm mỹ của từng đối tượng thị trường khách.

Dịch vụ vui chơi giải trí: ưu tiên đầu tư các loại hình vui chơi giải trí gắn với việc khai thác đặc thù của tài nguyên du lịch để tạo ra nét đặc trưng riêng biệt. Vị trí, qui mô công trình phải hài hòa với cảnh quan và không vượt quá khả năng chịu tải của môi trường.

+ Dịch vụ ăn uống: Ngoài tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng thực phẩm, các dịch vụ ăn uống cần phải thông qua hoạt động của mình để giới thiệu với du khách về phong tục, tập quán và văn hoá ẩm thực của địa phương.

+ Dịch vụ hàng hóa: Phù hợp với nhu cầu của khách về nội dung, chất lượng, thẩm mỹ. Hàng hoá lưu niệm phải mang đậm nét đặc trưng bản địa mà các địa phương khác không có.

2.1.4.2. Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, dịch vụ du lịch biển đảo

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm, cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chúng bao gồm hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi - giải trí, phương tiện vận chuyển,... và đặc biệt bao gồm các công trình kiến trúc bổ trợ (Nguyễn Văn Đính và Trần Minh Hòa, 2004). Đây là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình phát triển DLBĐ.

Các yếu tố của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các thành phần như sau (Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2014):

Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch bao gồm: Hệ thống các khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông và có thể là các rạp chiếu phim, công viên nếu do ngành du lịch đầu tư xây dựng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội tham gia phục vụ du lịch bao gồm: Cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc các ngành khác nhau có tham gia phục vụ du lịch như hệ thống giao thông vận tải, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống lưới điện, nước và các cơ sở phục vụ khác.

Từ quan điểm trên cho thấy nội dung phát triển cơ vật chất - kỹ thuật DLBĐ là làm gia tăng về số lượng và chất lượng các yếu tố của cơ sở vật chất kỹ thuật DLBĐ theo một cơ cấu hợp lý.

Trong điều kiện hội nhập ngày nay cùng với tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ cho thấy xu hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm:

Phát triển đa dạng hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, nghĩa là tạo ra các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách. Song nó cũng là điều kiện để huy động mọi nguồn lực trong dân cư để phát triển du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004). Đối với DLBĐ cần chú trọng trước hết đa dạng hóa các dịch vụ sản phẩm thiết yếu như: phát triển các loại hình lưu trú gắn liền với tài nguyên biển đảo, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn trên bờ, ven biển; hệ thống tàu ngủ đêm trên biển.…; phát triển đa dạng hoá dịch vụ ăn uống, văn hoá ẩm thực của người dân bản địa; mở rộng cách chế biến hải sản theo kiểu ăn Âu, Á…; đầu tư đa dạng hóa các phương tiện vận chuyển,… Đồng thời đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung.

Phát triển hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tính hiện đại được thể hiện trong việc trang bị phương tiện giao thông đẹp, tiện nghi, tốc độ cao; trang bị hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện làm việc, quản lý hiện đại; đầu tư xây dựng mới hệ thống khách sạn cao cấp với trang thiết bị hiện đại đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004),… Đối với DLBĐ trong phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cần chú ý tới các yếu tố: mức độ tiện nghi, mức độ thẩm mỹ, mức độ vệ sinh và mức độ an toàn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xu thế hội nhập ngày nay. Ưu tiên phát triển, đầu tư các phương tiện vận chuyển hiện đại có tốc độ cao, an toàn, rút ngắn thời gian để khách tiếp cận với các điểm đến.

Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần kết hợp giữa hiện đại và truyền thống. Đây là xu hướng không chỉ nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch mà còn góp phần tích cực vào việc giữ gìn nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Kết hợp hài hòa giữa phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với môi trường thiên nhiên (Nguyễn Văn Đình và Trần Thị Minh Hòa, 2004).

2.1.4.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch biển đảo

Nguồn nhân lực du lịch bao gồm những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của con người và nhu cầu phát triển xã hội. Nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch là một bộ phận của lao động xã hội. Hiện nay, lao động trong du lịch chiếm khoảng 10% tổng lao động trên toàn thế giới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023