Một Số Dự Báo Phát Triển Doanh Nghiệp Và Thị Trường Dntm,dv Vừa Và Nhỏ Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Đến 2015 Tầm Nhìn 2020

Nhiều chủ DNVVN là những doanh nhân trẻ, do vậy sức sáng tạo của đội ngũ doanh nhân này rất mạnh mẽ. Sức sáng tạo ấy có thể tạo ra những ý tưởng kinh doanh mới mẻ, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của tương lai.

2.4.2 Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân

2.4.2.1 Những hạn chế chủ yếu

Trên cơ sở những phân tích trên đây, NCS nhận thấy hoạt động quản trị TTCL của các DNTM,DV nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội còn một số hạn chế chủ yếu tập trung vào 5 nhóm vấn đề sau:

Nhóm 1: Những hạn chế liên quan đến phân tích marketing chiến lược và triển khai các triết lý TTCL

Một là, việc xây dựng triết lý thị trường bước đầu được đánh giá là có nhận thức đúng đắn từ phía chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, do chưa có hiểu biết sâu sắc về triết lý thị trường nên nhiều doanh nghiệp chưa đầu tư trí óc thật sự để xây dựng và triển khai triết lý thị trường, còn hiện tượng bắt chước, sao chép triết lý thị trường của các doanh nghiệp khác, do vậy không thể hiểu biết sâu sắc về triết lý thị trường. Từ đó, dẫn đến việc triển khai các triết lý thị trường chưa có chất lượng .

Hai là, để nắm bắt được tình thế thị trường mà doanh nghiệp đang đối mặt , các doanh nghiệp cần phải có thông tin thường xuyên, cập nhật về những thay đổi của thị trường. Song đây vẫn là hạn chế chưa được khắc phục ở các DNVVN nói chung.

Ba là, bộ máy quản trị doanh nghiệp chưa có hiểu biết mang tính cập nhật về tiềm năng của từng đoạn thị trường mà doanh nghiệp đang duy trì hoạt động hoặc những đoạn thị trường tiềm năng khác mà doanh nghiệp chư a có điều kiện tiếp cận.

Nhóm 2: Những hạn chế liên quan đến nhận dạng, lựa chọn, định vị giá trị

cung ứng trên TTCL của doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Một là, vẫn còn một bộ phận không nhỏ các DNTM,DV vừa và nhỏ chưa làm tốt công tác phân đoạn thị trường để làm cơ sở cho l ựa chọn những đoạn thị trường nhất định trở thành TTCL của doanh nghiệp .

Hai là, các doanh nghiệp có ý thức về sự tồn tại của các đoạn TTCL trong cấu trúc thị trường của mình nhưng lại chưa định hình rõ những tiêu chí để một đoạn thị trường có thể trở thàn h đoạn TTCL trong dài hạn.

Hoàn thiện quản trị thị trường chiến lược của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn Hà Nội - 15

Ba là, phần đông các DNVVN hiện nay có xu hướng phục vụ có tính đại trà cho các nhu cầu và những đoạn thị trường khác nhau. Hay nói một cách khác các DNVVN đang lựa chọn phương thức cung ứng những giá trị giống nhau cho tất cả các đoạn thị trường kể cả TTCL. Phương thức này cho phép các doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình lựa chọn giá trị cung ứng cho khách hàng nhưng sẽ không tạo ra những thị trường

mang tầm chiến lược, các đoạn thị trường của doanh nghiệp sẽ không có sự khác biệ t về vai trò và vị thế trong cấu trúc thị trường của doanh nghiệp, cấu trúc thị trường không có định hướng phát triển trong tương lai.

Bốn là , các doanh nghiệp mặc dù thừa nhận tầm quan trọng của đoạn TTCL trong tương lai nhưng ở hiện tại nhiều doanh nghiệp lại chưa chú trọng mối quan hệ với khách hang chiến lược xứng tầm với vị trí của họ trong tập khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Ứng xử với các khách hàng chiến lược hầu như không có khác biệt so với các khách hàng bình thường. Như đã phân tích ở trên với các DNVVN thì khách hàng truyền thống có vai trò quan trọng, nhu cầu trong dài hạn về hàng hóa, dịch vụ của nhóm khách hàng này cần được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, hiện nay không nhiều doanh nghiệp đã cho khách hàng truyền thống thấy được sự quan t âm này đối với họ.

Nhóm 3: Những hạn chế liên quan đến phương thức đáp ứng TTCL

Một là, cấu trúc mặt hàng kinh doanh của các doanh nghiệp chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trên thị trường hiện tại , khả năng dự báo cấu trúc mặt hàng kinh doanh cho TTCL trong dài hạn còn yếu. Bên cạnh đó, để mỗi mặt hàng kinh doanh đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng cần phải kết hợp sản phẩm với dịch vụ, các chương trình xúc tiến của sản phẩm một cách hài hòa, đó là cơ sở để nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên đoạn TTCL.

Hai là, công tác quản trị kênh và mạng phân phối của các DNVVN còn kém chuyên nghiệp, khả năng mở rộng mạng phân phối của các doanh nghiệp này còn tương đối hạn chế.

Ba là, một hệ quả của việc lựa chọn xu hướng phục vụ có t ính đại trà nói trên là các doanh nghiệp cũng không có chương trình m arketing riêng biệt nhằm đáp ứng TTCL hoặc nếu có thì chương trình m arketing cho TTCL cũng chỉ dựa trên nền tảng của chương trình marketing chung và thay đổi một vài điểm khác biệt. Đồng thời, công tác truyền thông và xây dựng thương hiệu ở các DNVVN chưa được đầu tư đúng mức cũng như chưa hiệu quả.

Bốn là, mặc dù có nhận thức rõ rà ng về vai trò của các dịch vụ trong cạnh tranh giữa các DNVVN và giữa DNVVN với các doanh nghiệp có quy mô lớ n nhưng do hạn chế về năng lực và tài chính, các hỗ trợ về dịch vụ đối với khách hàng ở các DNVVN chưa nhiều và chưa tạo dựng được niềm tin ở các khách hàng .

Nhóm 4: Các hạn chế có liên quan đến đảm bảo và phát triển nguồn lực cho

TTCL.

Một là, vai trò của bộ phận quản trị TTCL ở các DNTM,DV vừa và nhỏ chưa rõ nét.

Hai là, ngân quỹ quản trị TTCL còn chưa tương xứng với vị trí của TTCL trong cấu trúc thị trường của doanh nghiệp. Hơn nữa, ở nhiều doanh nghiệp chưa có sự phân định ngân quỹ quản trị TTCL trong ngân quỹ marketing.

Ba là, các hoạt động kiểm tra, kiểm soát TTCL vẫn bị ẩn trong hoạt động kiểm

tra, kiểm soát thị trường nói chung.

Nhóm 5: Những hạn chế khác:

Một là, các doanh nghiệp chưa biết vận dụng các tri thức khoa học đã được đúc kết vào trong th ực tiễn kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động quản trị TTCL.

Hai là, hệ thống thông tin trong các DNVVN có những hạn chế trên các khía cạnh như khả năng cập nhật thông tin, khả năng xử lý và sử dụng thông tin đã được xử lý nhằm hỗ trợ ra quyết định, khả năng sử dụng thông tin trong kiểm soát TTCL.

Ba là, thiếu tính liên kết nhằm triển khai tốt các nội dung của quản trị TTCL.Rõ ràng, các DNVVN với nhiều điểm hạn chế về nhân lực, tài chính, công nghệ, thông tin, quan hệ…. nếu tự vận động sẽ gặp nhiều khó khăn và không gặt hái được thành công, mỗi DNVVN có những lợi thế riêng bên cạnh những điểm yếu nên việc thiếu liên kết đã hạn chế khả năng quản trị TTCL của họ .

2.4.2.2. Những nguyên nhân của tồn tại

a) Những nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh doanh mặc dù đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Đồng thời, vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử nhất định với các doanh nghiệp ở khu vực ngoài quốc doanh, mà các doanh nghiệp thuộc khu vực này c hủ yếu là các DNVVN.

Kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng và suy thoái trầm trọng, nền kinh tế các quốc gia trong đó có Việt Nam chịu tác động không nhỏ từ cuộc suy thoái này. Đây là một trong nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn chung ở các doanh nghi ệp và khó khăn trong phát triển thị trường nói chung và TTCL nói riêng cho các DNVVN.

Các cơ quan chức năng của thành phố dường như vẫn còn “thờ ơ” và đứng ngoài cuộc, do vậy những định hướng hỗ trợ, giúp đỡ của thành phố đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng chưa phát huy hiệu quả.

Các tổ chức, hiệp hội DNVVN, hiệp hội ngành nghề chưa phát huy vai trò là tổ chức tạo lập liên kết, tạo lập mối quan hệ giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiệp hội cũng chưa có tiếng nói mạnh mẽ trong việc bảo vệ, đề nghị tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DNVVN.

Nhu cầu của khách hàng trên thị truờng ngày càng khắt khe hơn, không ít các

DNVVN không bắt kịp những đòi hỏi của khách h àng.

b) Những nguyên nhân chủ quan

Nhận thức và trình độ của đội ngũ chủ doanh n ghiệp và các nhà quản trị DNVVN còn hn chế. Theo kết quả khảo sát từ một dự án của Trung tâm hỗ trợ DNVVN ở khu vực phía Bắc trong đó có Hà Nội : - Về trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp: cuộc khảo sát cho thấy có 33.487 doanh nghiệp có phiếu trả lời, trong đó có 54,5% số chủ doanh nghiệp có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên (trong đó có 3,7% có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ). Tuy nhiên , số chủ doanh nghiệp được đào tạo về quản trị kinh doanh và kiến thức kinh tế chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng trên dưới 30%), 70% số chủ doanh nghiệp còn lại là chưa được đào tạo. Vì vậy , tư duy quản trị nói chung và quản trị chiến lược nói riêng ở các chủ doanh nghiệp chưa phổ biến và đầy đủ. Điều này dẫn đến những vấn đề đã nêu như sự thiếu quan tâm tới công tác q uản trị TTCL, vai trò của quản trị TTCL, xây dựng và triển khai chương trình marketing đáp ứng TTCL không hiệu quả.

Trình đnhân lực trong khu vực DNVVN còn thấp. Nhìn chung, lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, có trình độ văn hóa thấp. Tình hình này đặc biệt nghiêm trọng trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ. Khu vực này chủ yếu thu hút lao động từ các tỉnh lẻ, nông thôn về thành phố làm việc. Lực lượng lao động này được các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ dễ dàng chấp nhận vì đòi hỏi về thu nhập và các đãi ngộ khác rất thấp. Nhưng lực lượng lao động này có trình độ văn hóa rất thấp, hầu như chưa qua đào tạo chính quy, tính chuyên nghiệp không cao. Với đội ngũ nhân lực như vậy, các DNVVN gặp nhiều khó khăn để nâng cao giá trị đáp ứng yêu cầu của thị trường chiến lược mà doanh nghiệp đã lựa chọn.

Nguồn lực tài chính khó khăn, khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế nên các DNVVN rất thiếu tài chính để duy trì và phát triển các TTCL. Theo số liệu điều tra của Hiệp hội DNVVN Hà Nội, chỉ có 10% DNVVN tiếp cận và khai thác được 100% nhu cầu vốn và cũng chỉ có 50% các DNVVN tiếp cận được các nguồn vốn. TTCL là thị trường của tương lai nên nó đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư lớn trong khi chưa thể tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp ở hiện tại. Tài chính hạn hẹp cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng các DNVVN còn thơ với R&D, xây dựng hệ thống thông tin .

Mức độ tín nhiệm của các DNVVN đối với các tổ chức trong môi trường kinh doanh như tổ chức tín dụng, gây ra nhiều khó khăn cho các DNVVN tiếp cận nguồn vốn vay. Theo một khảo sát điều tra chỉ có khoảng 30% DNVVN thủ đô có quan hệ tín dụng thuận lợi với ngân hàng, 43% doanh nghiệp có quan hệ khó khăn và khoảng 28% các doanh nghiệp hoàn toàn không có quan hệ tín dụng chính thức (theo số liệu của Hiệp hội Công thương thành phố Hà Nội, 2008) .

Mặt bằng sản xuất kinh doanh của các DNVVN rất hạn chế, không tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, áp dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh, khai thác lợi thế quy mô trong kinh doanh...


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở các lý thuyết đã được nghiên cứu ở chương 1, luận án tiếp tục thu thập các minh chứng để đưa ra những nhận định về thực trạng hoạt động quản trị TTCL ở các DNTM,DV vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội trong thời gian vừa qua trong chương

2. Chương 2 của luận án đã sử dụng các th ông tin sơ cấp và thứ cấp để làm rõ các vấn

đề sau:

Thứ nhất, chương 2 của luận án đã khái quát hóa bức tranh phát triển của các DNVVN nói chung và DNTM,DV vừa và nhỏ nói riêng trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, chỉ rõ những đặc điểm của TTCL của các doanh nghiệp này.

Thứ hai, chương 2 của luận án đã sử dụng 5 mẫu điển hình cho 5 nhóm doanh nghiệp để phẩn tích, từ đó rút ra những kết luận về thực trạng quản trị TTCL của các doanh nghiệp này: triết lý thị trường chưa rõ ràng và thiếu tính thực tiễn; các hoạt động nghiên cứu, cập nhật thông tin không thường xuyên , chất lượng chưa cao; đã có định hướng TTCL nhưng chưa phân biệt được TTCL với thị trường mục tiêu ; các doanh nghiệp lựa chọn và triển khai một chiến lược cạnh tranh nhất định chung cho tất cả các đoạn thị trường trong đó có cả TTCL ; các công cụ marketing để đáp ứng TTCL còn thiếu tính chuyên nghiệp và không có sự phân biệt giữa đoạn TTCL với các đoạn thị trường khác của doanh nghiệp; các yếu tố nguồn lực của các doanh nghiệp này luôn là điểm hạn chế, cản trở các doanh nghiệp triển khai quản trị TTCL.

Thứ ba, chương 2 của luận án đã kết hợp phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng quản trị TTCL của các DNTM,DV nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội. Từ các phân tích đó đã rút ra những thành công và hạn chế cần khắc phục trong hoạt động quản trị TTCL của các DNTM,DV vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Riêng các hạn chế, luận án đã chia làm 5 nhóm vấn đề, mỗi nhóm được chia thành những hạn chế cụ thể, riêng biệt:Những hạn chế liên quan đến phân tích marketing chiến lược và triển khai các triết lý TTCL ; Những hạn chế liên quan đến nhận dạng, lựa chọn, định vị giá trị cung ứng trên TTCL của doanh nghiệp; Những hạn chế liên quan đến phương thức đáp ứng TTCL ; Các hạn chế có liên quan đến đảm bảo và phát triển nguồn lực cho TTCL; Những hạn chế khác.


CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ THỊ TRƯỜN G CHIẾN LƯỢC

CỦA CÁC DNTM,DV VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015, TẦM NHÌN 2020

3.1. Một số dự báo phát triển doanh nghiệp và thị trường DNTM,DV vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến 2015 tầm nhìn 2020

3.1.1. Những thay đổi môi trường vĩ mô, thời cơ, thách thức với phát triển DNTM,DV vừa và nhỏ thành phố Hà Nội, giai đoạn tới

Theo Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố Hà Nội, Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 thì Hà Nội tiếp tục là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nơi cung cấp các dịch vụ cao cấp, các sản phẩm công nghiệp, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp sạch, có đóng góp lớn vào thu ngân sách Nhà nước.

Nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng tiếp tục hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới. Hội nhập một mặt mang lại những thời cơ mới cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong kinh doanh nội địa cũng như kinh doanh quốc tế nhưng mặt khác hội nhập cũng tạo ra những thách thức lớn ngay trên “sân nhà” của các doanh nghiệp. Sức ép cạnh tranh trên thị trường của các DNTM, DV vừa và nhỏ sẽ ngày một gay gắt hơn.

Hà Nội là một trong những tỉnh thành đi đầu trong đổi mới thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong thành lập và hoạt động. Mặc dù, còn nhiều vướng mắc và những đánh giá chưa tích cực đối với công cuộc đổi mới thủ tục hành chính của Hà Nội nhưng UBND thành phố đang quyết tâm giải quyết triệt để những vướng mắc đã được chỉ ra tr ong đổi mới thủ tục hành chính. Hà Nội là một trong 8 tỉnh thành phố được mở rộ ng thí điểm thủ tục Hải quan điện tử theo quyết định 103/2009/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính Phủ.

Tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH, phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố, nâng cao chất ợng phát triển, hiệu quả sức cạnh tranh của kinh tế và doanh nghiệp thủ đô là chủ trương lớn trong phát triển kinh tế thủ đô đã được khẳng định trong Đại hội đảng bộ thành phố XV .

Trước những thay đổi nói trên của môi trường vĩ mô Hà Nội đã tạo ra những thời cơ và thách thức mới cho các DNTM,DV vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội .

Thời cơ:

- Kinh tế Hà Nội tiếp tục tăng trưởng ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho các

doanh nghiệp hoạt động.

- Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được sự hậu thuẫn của các cấp quản lý vĩ mô thông qua việc giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà làm tăng chi phí và thời gian của các doanh nghiệp.

- Hà Nội là nơi thu hút và tập trung nhân lực có trình độ, chất lượng, đảm bảo

cung cấp nhân lực tốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ trình độ, chất lượng cao được ưu tiên khuyến khích phát triển .

- Các doanh nghiệp xuất khẩu được khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng chế biện, chế tạo có hàm lượng giá trị tăng thêm nội địa cao.

- Nhu cầu thị trường ngày càng phân hóa và đa dạng. Nếu trước kia mức sống của người dân khá đồng đều thì hiện nay đã có sự phân hóa nhiều hơn. Với mức sống khác nhau, người tiêu dùng tất yếu có nhu cầu khác nhau, do vậy để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng buộc doanh nghệp phải thích ứng với như sự khác biệt này. DNVVN do có độ linh hoạt cao nên có khả năng thích ứng đối với sự phân hóa của nhu cầu tốt hơn so với các DN có quy mô lớn.

Thách thức:

- Hà Nội là địa bàn có nhiều đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm tàng hơn thế nữa đối thủ cạnh tranh của các DNTM,DV vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô và nhiều lợi thế vượt trội.

- Dân trí cao, do vậy đòi hỏi của khách hàng trên địa bàn Hà Nội thường cao và khắt khe, không dễ thỏa mãn .

- Vượt qua khó khăn của khủng hoảng kinh tế là một thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp nói chung trên địa bàn Hà Nội và là thách thức không nhỏ đối với các DNTM,DV vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế về nguồn lực, tính chuyên nghiệp, lợi thế cạnh tranh

3.1.2. Một số dự báo phát triển DNTM,DV vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến 2015 tầm nhìn 2020

Slượng DNTM,DV vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục tăng nhanh. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế tăng trưởng kinh tế Hà Nội trong g iai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020. Nhìn chung xu hướng tăng về số lượng DNTM,DV vừa và nhỏ tăng nhưng sẽ có không ít DNTM,DV sẽ bị đào thải do không thích ứng được trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Tốc độ tăng trưởng số lượng DNTM,DV vừa và nhỏ đến năm 2015 khoảng 15% và 18% đến năm 2020.

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí