Nghiên Cứu Liên Quan Đến Nội Dung, Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Và Kinh Nghiệm Phát Triển Thị Trường Du Lịch


là một yếu tố quan trọng trong cán cân thanh toán của nhiều quốc gia, tăng trưởng nhanh hơn thương mại hàng hóa. Du lịch tạo ra việc làm và sự giàu có và trong nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa xã hội, chính trị, môi trường và văn hóa. Cách tiếp cận cơ bản của tác giả là quan niệm về TTDL như một nghiên cứu của chính nó trong đó kiến thức được xây dựng và kiểm tra một cách có hệ thống. Đã cố gắng rút ra một sự tổng hợp giữa lý thuyết và thực tiễn và để phản ánh bản chất năng động của TTDL nửa sau thế kỷ XX và bàn về các xu hướng lịch sử.

Cuốn: "The Economics of Leisure and Tourism" (Kinh tế học về giải trí và du lịch) của John Tribe [91], nghiên cứu xoay quanh các vấn đề về tổ chức và quảng bá hoạt động giải trí và du lịch trong mối tương quan với môi trường quốc tế; tác động của kinh doanh giải trí và du lịch đối với nền kinh tế quốc gia, với các vấn đề về môi trường và đầu tư và quan tâm đến các phạm trù lợi nhuận, doanh thu, chi phí vận hành...

Cuốn: "Thị trường dịch vụ ở Hải Phòng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" của tác giả Phạm Thị Thúy [69] nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đặc điểm và xu hướng phát triển của hai ngành dịch vụ gồm vận tải biển và du lịch ở Hải Phòng. Xác định TTDL khái niệm về TTDL, chỉ ra xu hướng cạnh tranh trên TTDL nhằm tìm kiếm điều kiện có lợi nhất trong việc cung ứng các sản phẩm du lịch để khai thác tối đa các nhu cầu thị trường với năng lực hiện có.

Đề tài: "Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ" của Phạm Trung Lương [58] đã đánh giá vị trí và vai trò của du lịch đảo ven bờ trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ của Việt Nam và trong phát triển du lịch Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC). Đã phân tích đặc điểm tài nguyên du lịch và các nguồn nhân lực có liên quan đến phát triển du lịch tại các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Thực trạng phát triển du lịch trên các đảo, những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch đảo ven bờ; Định hướng phát triển những sản phẩm du lịch biển, đảo


đặc trưng của các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong mối quan hệ với "cầu". Nghiên cứu phát triển TTDL bền vững gắn với hoạt động bảo tồn, phát triển cộng đồng với xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh, quốc phòng và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự phát triển du lịch đảo bền vững.

Bài: "Thai Interpretation of Socio-cultural Impacts of Tourism Development in Beach Resort" (Giải thích các tác động xã hội văn hóa của Thái trong phát triển du lịch tại Bãi biển) của Somruthai Soontayatron [103] đã nghiên cứu về tầm quan trọng của Phật giáo trong văn hóa Thái, tư tưởng người Thái. Lý thuyết trao đổi xã hội của cư dân sở tại là rất hữu ích cho việc đánh giá tác động du lịch. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan của nền văn hóa Thái Lan vốn là cần thiết để giải thích cấu trúc xã hội của người dân về những tác động văn hóa xã hội phát triển TTDL thoát ra khỏi cách giải thích văn hóa xã hội thuần túy ở phương Tây.

Bài: "The importance of the Muslim travel market" (Tầm quan trọng của TTDL Hồi giáo) của Shamilka Rasheed [104] đã phân tích TTDL Hồi giáo, coi là một TTDL chi tiêu cao nhất thế giới. Điều quan trọng là các điểm đến, doanh nghiệp và các thực thể liên quan đến du lịch phải cân nhắc nhu cầu của phân đoạn thị trường này. TTDL Hồi giáo có tiềm năng to lớn nhưng chưa được khai thác cho với nhiều cơ hội kinh doanh và mức tăng doanh thu trong tương lai. Bởi vậy, cần phải đa dạng hóa TTDL để phát triển.

Ngoài ra, còn có các bài như: "The importance of the multi-purpose journey to work in urban travel behavior" (Tầm quan trọng của hành trình đa mục đích để làm việc trong hành vi du lịch đô thị) của Susan Hanson [102]; "The Importance of Marketing in Tourism" (Tầm quan trọng của tiếp thị trong du lịch) của Trudy Brunot, http://bizfluent.com/, Updated April 19, 2018 và các nghiên cứu về tầm quan trọng của chuyến đi công tác đa mục đích trong mô hình du lịch tổng thể của hộ gia đình thành thị. Có bài hướng vào xem xét bản chất của các liên kết du lịch do công việc sinh ra,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.


1.1.3. Nghiên cứu liên quan đến nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch

Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 3

- Nghiên cứu về nội dung phát triển thị trường du lịch

Cuốn: "Tổ chức và kinh doanh trên thị trường hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam" của Hoàng Đức Thân [68] nghiên cứu phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ trong đó có TTDL ở Việt Nam trong tổng thể thị trường xã hội. Cuốn: "Một số vấn đề về du lịch Việt Nam" của Định Trung Kiên [51] nêu và phân tích những vấn đề cơ bản du lịch Việt Nam như: tài nguyên du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, qui hoạch phát triển du lịch, trong đó có quan tâm tới một số vấn đề có liên quan đến TTDL.

Cuốn: "Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam" của tác giả Nguyễn Anh Tuấn [72] hướng vào khái quát một số lý luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến trong phát triển du lịch; áp dụng một số mô hình và phương pháp nghiên cứu mới để phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam; chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và áp lực cạnh tranh điểm đến đối với ngành du lịch Việt Nam, đề xuất quan điểm, khuyến nghị chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam với những luận cứ chặt chẽ, toàn diện và khả thi.

Trong cuốn: "Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế" của Trần Xuân Ảnh [42] nghiên cứu phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn TTDL và đánh giá thực trạng TTDL Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, phác họa những thành tựu và vấn đề đặt ra cần khắc phục; dự báo xu hướng phát triển TTDL quốc tế và quốc gia, để đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển thị trường này ở tỉnh Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Cuốn: "Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam" của tác giả Hoàng Thị Lan Hương [49] đã làm rõ cơ sở lý luận về kinh doanh lưu trú du lịch, phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch,


xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển kinh doanh lưu trú du lịch bền vững. Phân tích, tổng kết và rút những bài học kinh nghiệm quốc tế từ nghiên cứu mô hình phát triển kinh doanh lưu trú du lịch bền vững của một số nước ASEAN; phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp đột phá cho phát triển các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và các chủ thể quản lý nhà nước tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam.

- Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TTDL

Bài: "Factors influencing Vietnam's tourism development" (Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của Việt Nam) của tác giả Nguyễn Thị Khánh Chi và Hà Thục Viên [108] đã nghiên cứu điều tra trình độ của các nhà phát triển du lịch và các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch tại 12 tỉnh, thành phố hấp dẫn nhất của Việt Nam (Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang và TP HCM) được chọn ngẫu nhiên để khảo sát, phỏng vấn với 32 biến đặt trước; phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng các công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy tuyến tính đa tuyến tính (MLRA). EFA đã được sử dụng để thu hút 11 biến số có liên quan nhất được phân thành ba nhóm: (i) Thành phần nội bộ của ngành du lịch bao gồm hệ thống quản lý du lịch, hạ tầng du lịch, hạ tầng xã hội, bảo hiểm kinh tế cho khách sạn, ứng dụng công nghệ trong du lịch; (ii) Các thành phần bên ngoài ảnh hưởng đến ngành du lịch bao gồm môi trường chính trị, môi trường văn hóa, môi trường cạnh tranh và (iii) Tài nguyên du lịch bao gồm ý thức tốt về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa. Theo EFA, MLRA đã được áp dụng để xác định các biến số (yếu tố) chính ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Việt Nam, theo thống kê. Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy ảnh hưởng của các nhóm yếu tố này đối với sự phát triển du lịch Việt Nam với mức độ đáng kể là 1%. Đây là tài liệu có thể gợi ý cho nghiên cứu sinh về phương pháp đánh giá định lượng tác động của các nhân tố đến TTDL trong thực hiện đề tài luận án của mình.


Bài: "The Main Factors In fluencing the Destination Choice, Satisfaction and the Loyalty of Ski Resorts Customers in the Context of Different Research Approaches" của Monika Bédiová, Kateřina Ryglová [95] đã tóm tắt các phương pháp khoa học trong nghiên cứu về sự lựa chọn điểm đến, sự hài lòng và lòng trung thành của các khách hàng khu nghỉ mát trượt tuyết. Phân tích về các mô hình và xu hướng hiện có từ các tạp chí khoa học để đưa ra phương thức thích ứng, thu hút và "giữ chân" du khách tại các điểm du lịch trượt tuyết.

Ngoài ra, còn có những nghiên cứu thực tiễn ở một số nước để rút ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TTDL, như bài: "Factors Affecting Marketing in Travel and Tourism" của Robert Morello [99]. Trong đó bao gồm: Sự kiện, các mùa vụ, tỷ giá tiền tệ, mức độ phát triển của điểm đến du lịch, hỗ trợ của Chính phủ, xu hướng du lịch. Bài: "Factors Affecting Hotel Industry Development in Portugal" của TS Minoo Farhangmehr &TS Cláudia Sim [94] đã bàn về sự cần thiết phải thích nghi và cải thiện nguồn cung cấp du lịch để đáp ứng với động lực nhu cầu du lịch mới. Quá trình phát triển của ngành khách sạn chịu ảnh hưởng của các yếu tố: hợp tác với các đơn vị khác; dịch vụ và tùy biến khác biệt; sự hỗ trợ đa dạng từ các Ban Chính phủ; hỗ trợ đào tạo; tính hấp dẫn của khu vực nơi đơn vị đặt; sự ủng hộ của gia đình và cam kết của người quản lý đối với vốn của công ty; hỗ trợ tiếp thị; miễn thuế và ưu đãi; quảng bá và mở rộng phạm vi dịch vụ. Bài: "Factors affecting the development of catering enterprises in Poland" của Edyta Gheribi [86] đã nghiên cứu sự phát triển của dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch chắc chắn liên quan đến những thay đổi kinh tế và xã hội diễn ra ở Ba Lan, đề xuất sự phát triển ngành này ở tất cả các tỉnh cho cả người giàu và người nghèo. Bài: "Factors influencing local tourists' decision-making on choosing a destination a case of Azerbaijan"của Javid Seyidov, Roma Adomaitienė [88] đã phân tích các yếu tố xã hội, văn hóa, cá nhân và tâm lý ảnh hưởng đến việc ra quyết định của khách du lịch Azerbaijan để đi du lịch đến các loại điểm du lịch khác nhau với các thuộc tính khác nhau như: điểm tham quan, tiện nghi, khả năng tiếp cận, hình ảnh, giá cả và nguồn nhân lực thực hiện.


- Nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch

Cuốn: "Networks, clusters and innovation in tourism: A UK experience" (Mạng, cụm và đổi mới trong du lịch: Kinh nghiệm của Vương quốc Anh), nhóm tác giả Marina Novelli, Birte Schmitz và TrishaSpencer

[96] đã nêu quan niệm trong thời đại mà du lịch bị chi phối bởi các yêu cầu trải nghiệm phù hợp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò chính trong việc cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch bằng cách đáp ứng các yêu cầu cụ thể nhất của họ. Bằng việc sử dụng mạng lưới và các cụm làm khuôn khổ cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cơ hội đổi mới để hoạt động trong môi trường du lịch cạnh tranh; tập trung vào các vấn đề cụ thể của du lịch lối sống lành mạnh, lấy bài học ở nước Anh được để thảo luận về quy trình và ý nghĩa của việc phát triển mạng lưới và cụm trong du lịch.

Nguyễn Trùng Khánh với cuốn: "Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam" [50] đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến việc phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập quốc tế và kinh nghiệm của một số nước Đông Á gồm: Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan mà Việt Nam có thể tham khảo. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ lữ hành du lịch của Việt Nam và đề xuất giải pháp, kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ này ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, còn có công trình có liên quan đến TTDL tiêu biểu như bài: "Determinants of Market Competitiveness in an Environmentally Sustainable Tourism Industryn" của Salah Hassan [105], trong đó xác định du lịch phải trải qua những thay đổi đáng kể và đối mặt với những thách thức mới, nó đòi hỏi những quan điểm mới. Ít nhất là: (1) các hình thức du lịch mới, được đặc trưng bởi xu hướng khởi hành từ du lịch đại chúng; và (2) phổ biến công nghệ thông tin và truyền thông, với tác động lan rộng đến việc tạo ra, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Thành công, hạn chế của hầu hết các nỗ lực khai thác các ngóc ngách cơ hội đòi hỏi phải coi trọng trải nghiệm như một thuộc tính mới


quan trọng hoạch định các chiến lược, chính sách và sự tích hợp của khía cạnh thông tin - xã hội TTDL,...

1.1.4. Nghiên cứu liên quan đến đánh giá thực trạng thị trường du lịch

Nguyễn Quỳnh Nga trong cuốn: "Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam" [64] đã nêu khái niệm về thị trường khách du lịch, các nguồn khách, một số nhân tố ảnh hưởng và các nguyên tắc khai thác thị trường khách; phân tích đặc điểm thị trường khách du lịch Nhật Bản và Trung Quốc đến Việt Nam dựa trên kết quả điều tra xã hội học đối với khách du lịch và đề xuất giải pháp khai thác nguồn khách này. Công trình nghiên cứu này có ý nghĩa ứng dụng vào trong thực tiễn đối với ngành du lịch phát triển TTDL, là tài liệu có ích cho việc phát triển lữ hành và quản lý du lịch.

Đề tài: "Thị trường du lịch ASEAN và hướng khai thác của du lịch Việt Nam" của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch [74] từ nghiên cứu về những đặc điểm cơ bản của TTDL các nước ASEAN và xu hướng phát triển, mối quan hệ, tác động của nó tới du lịch Việt Nam để xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các chính sách, phương hướng cho phát triển TTDL Việt Nam nhằm khai thác một cách hiệu quả nhất TTDL này, góp phần tích cực trong hội nhập du lịch Việt Nam theo xu hướng phát triển chung của các nước ASEAN và thế giới.

Cuốn: "Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây" của tác giả Hoàng Thị Ngọc Lan

[52] đã phân tích lý luận về cầu du lịch cho rằng đó là tổng số lượng sản phẩm du lịch mà khách có khả năng và sẵn sàng mua với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cầu du lịch rất phức tạp và đa dạng, nó phụ thuộc trước hết vào nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch... Từ đó, đánh giá thực trạng phát triển TTDL ở tỉnh Hà Tây, những yếu kém và nguyên nhân; đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường này trong thời gian tới.

Đề tài: "Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ" của Nguyễn Thu Hạnh [47]. Các tác giả


đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về du lịch biển và phát triển khu du lịch biển quốc gia. Nêu khái niệm mới về sản phẩm du lịch của khu du lịch biển quốc gia, kinh nghiệm nước ngoài về phát triển khu du lịch biển. Phân tích, đánh giá thực trạng của phát triển các khu du lịch biển Việt Nam tại vùng Bắc Trung Bộ và đề xuất định hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển các khu du lịch này đến năm 2020.

Hà Văn Siêu trong "Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011 - 2020" [67] đã đưa ra những nhận định tổng quát thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010, tìm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, đòi hỏi bước sang thập kỷ tới đến năm 2020, tầm nhìn 2030 phải tái cấu trúc và thay đổi mô hình tăng trưởng chuyển sang tập trung phát triển theo chiều sâu, có tính lựa chọn và ưu tiên trọng điểm, có chất lượng và thể hiện ở thương hiệu nổi bật, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo hiệu quả bền vững và tăng cường năng lực cạnh tranh.

Nghiên cứu đánh giá về thực trạng TTDL Việt Nam của tác giả Văn Dương (2017) đã nêu bức tranh tổng quát về TTDL Việt Nam giai đoạn 2011

- 2017, năng lực cạnh tranh của ngành du lịch dựa vào bảng xếp TTCI của Diễn đàn kinh tế thế giới (WRF) 2015, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của du lịch Việt Nam trong hội nhập quốc tế; nêu quan điểm định hướng mới trong phát triển du lịch. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho công trình luận án của nghiên cứu sinh [45].

1.1.5. Nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải pháp phát triển thị trường du lịch

- Nghiên cứu liên quan đến quan điểm và phương hướng phát triển TTDL

Bài: "New diredtions in tourism for third World development" (Những hướng đi mới trong du lịch cho phát triển Thế giới thứ ba) của John Brohman

[90] đã phân tích sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch Thế giới thứ ba. Tuy nhiên, cũng gặp phải nhiều vấn đề chung đối với các chiến lược phát triển hướng ngoại, bao gồm: phụ thuộc nước ngoài quá mức, tạo ra các khu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023