Dân Cư Và Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội


2400mm; vùng núi cao, chủ yếu là Ba Vì và Sóc Sơn có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18-20oC.

Với điều kiện khí hậu như trên Hà Nội rất phù hợp cho phát triển du lịch tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, Hà Nội có 4 mùa rõ rệt mang theo những nền nhiệt độ và độ ẩm khác nhau, thậm chí cùng một mùa nhưng giữa các vùng cũng có sự chênh lệch về khí hậu (phụ lục). Do đó hoạt động du lịch tại một số điểm của Hà Nội cũng mang tính mùa vụ.

- Tài nguyên nước.

Trên địa bàn Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá chằng chịt, với các sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy… chảy qua cùng với hệ thống hồ đầm phân bố khắp địa bàn. Nhìn chung, vùng có nguồn nước khá dồi dào. Nhiều sông, hồ, kênh, suối có giá trị khai thác phục vụ du lịch như: hồ Tây, hồ Đồng Mô- Ngải Sơn, hồ Quan Sơn, hồ Suối Hai, hồ Xuân Khanh… theo kết quả điều tra và đánh giá chất lượng nước tại các hồ này hoàn toàn đảm bảo về tiêu chuẩn vệ sinh phục vụ khách du lịch, tắm mát, và chơi các môn thể thao nước trong hồ vì nước sạch, không mùi vị, có lượng oxy hoà tan cao, độ PH xấp xỉ trung tính.

Do địa hình Hà Nội có một phần núi cao, độ dốc khá lớn nên đã hình thành hàng trăm dòng suối chảy từ trên triền núi xuống tạo ra nhiều đoạn suối, thác: Ao Vua, thác Hương, thác Mơ, suối Tiên, suối Ổi… Những suối, thác này tuy không lớn nhưng khá đẹp, tạo nên cảnh quan độc đáo, hấp dẫn khách du lịch, thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch.

Ngoài lượng nước mặt trên các sông, suối, hồ, đầm thì Hà Nội còn phong phú bởi nguồn tài nguyên nước ngầm. ở độ sâu 10- 80m, đặc biệt ở vùng đồng bằng, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cũng như hoạt động kinh doanh du lịch. Hà Nội có điểm nước khoáng có chất lượng tốt, trữ lượng lớn phục vụ nhu cầu du khách: Mỹ Khê, Tản Viên, Thuận Mỹ (Ba Vì). Đây là yếu tố thuận lợi cho đầu tư kinh doanh phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, chữa bệnh và sản xuất nước khoáng đóng chai phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế. Với nguồn tài nguyên nước phong phú Hà Nội có đủ


các yếu tố thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch camping, thể thao nước, công viên giải trí, dã ngoại, chữa bệnh...

- Tài nguyên sinh vật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Hà Nội có tiềm năng về quỹ đất với cơ cấu thổ nhưỡng đa dạng, có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, nhiều chủng loại, tập trung chủ yếu ở núi Ba Vì và khu vực Hương Sơn, Quan Sơn. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, giáo dục bảo vệ môi trường.

Khu vực Ba Vì được coi là phòng tiêu bản sống, nơi bảo tồn thiên nhiên phong phú, giữ gìn được nét hoang sơ của nhiều loại động, thực vật ở Việt Nam. Hàng trăm loài rau rừng và quần thể phong lan đẹp. Một số loài thực vật quý hiếm như: Thông đỏ, Bách xanh, Lát hoa… Hệ động vật cũng rất đa dạng, có nhiều loài thú đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam như: Báo gấm, Báo hoa, Gấu ngựa, Gà lôi trắng, Cày mực, Cày vằn, Sơn dương… Hệ sinh thái rừng, ao, hồ là nơi sinh sống và cung cấp thức ăn cho nhiều loài chim. Các hồ lớn như hồ Suối Hai có cả một tập đoàn chim nước, các loài như Mòng két, vịt trời với số lượng lớn: hồ Hoóc cua dưới chân núi Ba Vì có loài Vạc hàng năm từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch năm sau bay về trú đông, làm tổ và sinh sản. Khu vực Hương Sơn là cả một quần thể núi rừng, núi đá nguyên sinh, những thảm thực vật đa dạng, phong phú. Rừng núi ở đây cung cấp cho con người những đặc sản mà không đâu có được như mơ Hương tích, rau Sắng, củ mài chùa Hương…Tài nguyên du lịch tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện kinh tế- xã hội và chúng đồng thời được khai thác với tài nguyên du lịch nhân văn.

Phát triển thị trường du lịch Hà Nội - 7

2.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.

Tài nguyên du lịch nhân văn là hệ thống các di tích lịch sử, cách mạng, các yếu tố văn hoá, nghệ thuật dân gian, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể phục vụ mục đích du lịch. Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, độc đáo, vừa mang đặc tính thống nhất chung, vừa có bản sắc riêng là tiềm năng dồi dào để khai thác, đa dạng hoá các sản phẩm cung cấp cho thị trường du lịch.


- Di tích lịch sử văn hoá.

Hà Nội là vùng đất cổ có truyền thống lịch sử lâu đời, tạo nên nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng, mỗi di tích đều có sắc thái và dấu ấn lịch sử riêng, là những công trình lịch sử đặc sắc với kiến trúc cổ mà ngày nay vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Một số di tích nổi tiếng có thể kể đến như:

Chùa Quán Sứ hiện toạ lạc tại số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, vào thời Trần Dụ Tông (1341-1369) ở cạnh khu vực này có nhà công quán của triều đình dùng để tiếp đón sứ giả của các nước, các sứ thần đều theo đạo phật, nên ở cạnh sông công quán có lập một ngôi chùa để các sứ thần đến lễ phật, vì thế nên chùa có tên là Chùa Quán Sứ, về sau nhà công quán bị huỷ bỏ, nhưng ngôi chùa vẫn còn được giữ lại; Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây, chùa có lịch sử 1500 năm, được coi là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long- Hà Nội, là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào đời Lý và thời Trần, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam; Chùa Một Cột hay Chùa Mật, còn có tên khác là Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào tháng mười năm 1049. Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ với hình dáng đài liên hoa toạ trên cột đá vươn lên khỏi mặt nước, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ, có thể nói đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất ở Việt Nam.

Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (huyện Mỹ Đức), gồm một khối núi tổng diện tích tự nhiên là 5130 ha, có nhiều hang động, trong đó có động Hương Tích đã được chúa Trịnh Sâm phong là “Nam thiên đệ nhất động”. Nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hương, chùa Thiên Trù, chùa Tuyết Sơn, chùa Giải Oan...; Chùa Đậu nằm bên tả ngạn sông Nhuệ được xây dựng từ đời Lý (thế kỷ XI) thờ thần Pháp Vũ nên chùa còn có tên là Pháp Vũ Tự. Chùa được dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc” có tam quan là một gác chuông hai tầng tám mái với các đầu đao công. Chùa còn giữ nhiều di vật cổ như chuông đồng, bia đá, khánh đồng... đặc biệt, tại chùa có hai pho tượng táng là nhục thân của hai thiền sư đã tu hành vào thế kỷ XVII là


Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường; Chùa Thầy nằm dưới chân núi Sài Sơn, được xây dựng từ đời Lý Nhân Tông (1072-1127) lưu dấu tu hành của vị cao tăng đời Lý- Thiền sư Từ Đạo Hạnh- người được dân gian truyền tụng đã đầu thai thành vua Lý Thần Tông; Chùa Tây Phương, xây dựng từ thế kỷ VIII, được trùng tu nhiều lần. Chùa Tây Phương được coi là một bảo tàng tượng phật ở Việt Nam, nổi bật là 18 pho tượng La Hán được chạm khắc rất sinh động; Chùa Mía là một trong những ngôi chùa có nhiều tượng phật nhất Việt Nam với 287 pho tượng. Trong đó có những pho tượng nghệ thuật như Quan Âm Tống Tử, Thích Ca nhập Niết bàn... cùng một số hiện vật quý như khánh đúc, chuông đồng và một số bia đá ghi lại việc xây dựng trùng tu chùa.

Hà Nội còn có rất nhiều điểm di tích lịch sử văn hoá khác có giá trị hấp dẫn du khách tham quan: Cột cờ Hà Nội, Khu di tích K9 Đá Chông, Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, Khu di tích Nhà tù Hoả Lò, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, khu di tích bảo tàng Hồ Chí Minh, Hoàng thành Thăng Long, Thành Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Tháp Rùa,... mỗi quận, huyện, đường phố, xóm làng của Hà Nội đều mang dấu ấn của những danh nhân văn hoá, những vị anh hùng dân tộc. Phần lớn các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng đều được xây dựng ở những nơi có cảnh quan đẹp, có thể kết hợp tham quan, dạo chơi và các hoạt động vui chơi giải trí. Nếu phát huy tốt tiềm năng này thì khả năng phát triển thị trường du lịch Hà Nội là rất khả quan.

- Lễ hội truyền thống.

Hà Nội là nơi có nhiều lễ hội truyền thống nổi tiếng trong nước và quốc tế, mang những nét đặc trưng của lễ hội truyền thống cổ truyền bắc bộ Việt Nam. Mỗi làng, mỗi vùng đều có lễ hội riêng về văn hoá truyền thống sống động, mang đậm bản sắc của dân tộc với những nghi lễ tôn giáo cổ tôn thờ các vị thần linh của cư dân nông nghiệp cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu hay để tôn vinh, tưởng nhớ các vị anh hùng, những người có công với đất nước, với làng xã được tôn làm phúc thần bảo hộ. Các lễ hội tiêu biểu của Hà Nội là: Lễ hội Phù Đổng. Nhiều địa phương thuộc Hà Nội tổ chức lễ hội suy tôn Thánh Gióng, Phù Đổng, Chi Nam


(Gia Lâm), Xuân Đỉnh (Từ Liêm), đền Sóc (Sóc Sơn). Trong số các hội trên thì hội Gióng ở Phù Đổng ( Gia Lâm) có quy mô tổ chức chặt chẽ và công phu nhất. Chính hội vào ngày 9/4 âm lịch hàng năm; Lễ hội Đống Đa, hàng năm diễn ra vào ngày 5 tết Nguyên Đán. Đây là nơi lễ hội chiến thắng mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, do hoàng đế Quang Trung, người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo; Lễ hội đền Cổ Loa, diễn ra tại xã Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Lễ hội hàng năm diễn ra từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương người đã được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi. Ông đã có công xây thành Cổ Loa, trị vì Âu Lạc trong 50 năm vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Lễ hội đền Cổ Loa có đám rước thần uy nghiêm của 12 xóm; Hội chùa Hương là lễ hội dài nhất ở Việt Nam kéo dài từ mùng 6 tháng giêng đến ngày 25 tháng 3 âm lịch. Du khách thập phương về đây lễ phật cầu may và tham quan danh thắng chùa Hương; Lễ Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng ba âm lịch, trong hội có lễ rước kiệu và các trò chơi dân gian múa rối nước, đấu vật; Hội hát chèo tàu xã Tân Hội, Đan Phượng, trước đây 30 năm mới mở một lần, ngày nay từ 5 đến 7 năm mở hội từ ngày 15 đến 23 tháng giêng âm lịch để tưởng nhớ công đức tướng Văn Dĩ Thành dưới thời nhà Trần; Hội làng Đa Sĩ Kiến Hưng quận Hà Đông, diễn ra từ ngày 12 đến 15 tháng giêng âm lịch để tưởng nhớ công lao của thành hoàng làng và cũng là ông tổ nghề rèn Hoàng Đôn Hoà; Hội Bãi Tự nhiên xã Tự Nhiên huyện Thường Tín diễn ra từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4 âm lịch để kỷ niệm chuyện tình yêu giữa công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử- một chàng trai đánh cá nghèo; ngoài ra còn có các lễ hội khác như: Hội Lệ Mật, hội chùa Bối Khê, hội chùa Trăm Gian, hội làng Chuông, hội Dô, hội đình Tây Đằng, hội đền Và, hội làng Yên Nội, hội đền Hát Môn, hội Giá, hội thả diều Bá Giang...

Các lễ hội truyền thống của Hà Nội đã đem lại đời sống văn hoá tinh thần phong phú cho không chỉ người dân thủ đô, mà còn tạo ra những điểm đến du lịch cho du khách cả nước và bạn bè quốc tế. Từ các lễ hội đã đặt nền móng để phát triển thị trường du lịch với các sản phẩm hấp dẫn của địa phương, từ đó góp phần


quảng bá những sản phẩm của các làng nghề truyền thống, ngày nay du lịch làng nghề cũng đang có xu hướng phát triển khá mạnh mẽ.

- Các điểm du lịch làng nghề.

Tài nguyên du lịch nhân văn còn được thể hiện ở sự hấp dẫn của các làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ công mĩ nghệ. Hà nội ngày nay được coi là quê hương của những làng nghề truyền thống. Ven bờ hồ Tây có các làng trồng hoa nổi tiếng, Nhật Tân, Quảng An, Quảng Bá, Phú Thượng. Vùng đồi quanh đỉnh Ba Vì huyền thoại có các làng nghề chế biến chè xanh Ba Trại, tinh bột Minh Quanh, tơ tằm Thuần Mỹ... Vùng ven sông Hồng từ xã Liên Trung Liên Hà (Đan Phượng), Hữu Bằng, Chàng Sơn (Thạch Thất) xuống Vạn Điểm (Thường Tín) là các làng chế biến lâm sản. Vùng trũng phía nam có các làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ, đan cỏ tế Phúc Túc (Phú Xuyên), áo dài Phú Trạch (Ứng Hoà)... người dân làng nghề làm việc cần cù, thông minh sáng tạo luôn tiếp thu kiến thức xã hội, khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tế đưa sản phẩm làng nghề ngày càng đẹp và phong phú được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Nhiều sản phẩm từ những làng nghề thủ công truyền thống được cả thế giới biết đến như:

Làng dệt lụa Vạn Phúc ( Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng nằm bên sông Nhuệ. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km. Đây là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn lâu đời bậc nhất Việt Nam Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục các đời vua nhà Nguyễn; Làng nghề sơn mài Hạ Thái thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín có 200 năm lịch sử. Bên cạnh việc kế thừa kinh nghiệm truyền thống ông cha để lại, sự cần cù, chịu khó học hỏi, sáng tạo của người thợ hôm nay đã đem lại cho làng nghề bước phát triển mới; Không thể không kể đến làng Gốm Bát Tràng một làng gốm cổ truyền và nổi tiếng của Việt Nam, nằm ven bờ sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng (Gia Lâm), làng gốm đã được biết đến bởi những sản phẩm gốm đẹp và tinh xảo. Những sản phẩm được tạo ra từ bàn tay của những nghệ nhân vốn đã rất đẹp thì ngày nay với khoa học kỹ thuật hiện đại thì gốm Bát Tràng ngày càng có sức hấp dẫn hơn đối với du khách gần xa.


Đến với các làng nghề thủ công truyền thống, du khách có thể xem, mua thậm chí có thể tự tay làm thử các sản phẩm cho riêng mình. Nhiều nghệ nhân có trình độ đạt đến mức tinh xảo đã tạo ra nhiều sản phẩm mà khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, ca ngợi. Mỗi làng nghề không chỉ là một đơn vị sản xuất mà còn là cộng đồng văn hoá, đến đây du khách còn có thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất để cảm nhận một sự mới mẻ trong không gian du lịch truyền thống.

2.1.2. Dân cư và điều kiện kinh tế xã hội

Từ rất lâu, Thăng Long đã trở thành điểm đến của những người dân tứ xứ. Vào thế kỷ 15, dân các trấn về Thăng Long quá đông khiến vua Lê Thánh Tông có ý định buộc tất cả phải về nguyên quán. Nhưng khi nhận thấy họ chính là lực lượng lao động và nguồn thuế quan trọng, triều đình đã cho phép họ ở lại. Tìm đến kinh đô Thăng Long còn có cả những cư dân ngoại quốc, phần lớn là người Hoa. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, rất nhiều những người Hoa đã ở lại sinh sống thành phố này. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, vẫn có những người Hoa tới xin phép cư ngụ lại Thăng Long. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, trong số 36 phường họp thành kinh đô Thăng Long có hẳn một phường người Hoa, là phường Đường Nhân. Những thay đổi về dân cư vẫn diễn ra liên tục và kéo dài cho tới ngày nay.

Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người, dân số trung bình năm 2009 là 6.472.200 người.

Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km².

Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%, người Kinh chiếm 98,73 % dân số, người Mường 0,76 % và người Tày chiếm 0,23 %.


Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án.Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường.Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội.

Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.

2.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng.

Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Giao thông đường không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên. Từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu. Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam, quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang,

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí