Những Nhân Tố Thúc Đẩy Sự Phát Triển Thị Trường Du Lịch


thoát nước, hệ thống điện,… là những yếu tố phục vụ sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng dân cư và du khách.

Quá trình toàn cầu hoá và phát triển kinh tế tri thức. Nhìn chung, toàn cầu hoá là sự điều chỉnh cơ cấu ngành trên phạm vi toàn thế giới, là thị trường hàng hoá kinh tế toàn cầu. Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do là những bước đệm cho việc tự do hoàn toàn việc đi lại giữa các quốc gia trên thế giới. Khi những rào cản thương mại và hành chính bị rỡ bỏ thì sẽ có sự bùng nổ các dòng khách du lịch công vụ và khách du lịch thuần tuý giữa các quốc gia.

Nền kinh tế tri thức với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin có thể làm thay đổi phương thức phân phối sản phẩm trên thị trường du lịch. Hành vi và thói quen mua bán trên mạng Internet cần được nghiên cứu sâu sắc hơn. Những tiến bộ trong điện thoại, truyền hình sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận trực tiếp với thị trường nguồn khách. Cùng với qúa trình toàn cầu hoá thì một hành lang pháp lý cho thương mại điện tử chắc chắn cũng sẽ được hoàn thiện hơn, đảm bảo sự an toàn cho các giao dịch thương mại.

Trong số những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường du lịch đã được nhắc đến, nếu chẻ nhỏ ra để phân tích ta thấy, có những nhân tố thuận lợi sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường du lịch, ngược lại có những nhân tố không thuận lợi sẽ là vật cản, làm cản trở sự phát triển của thị trường du lịch.

1.2.1. Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển thị trường du lịch

1.2.1.1. Nhân tố xã hội.

- Các nhân tố có liên quan đến nhân khẩu học:

+ Một trong những thay đổi lớn được dự báo đó là sẽ có sự thay đổi lớn trong thị hiếu của khách đi du lịch do những thay đổi về nhân khẩu học. Điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách du lịch. Khách du lịch có xu hướng lựa chọn các chương trình du lịch độc lập, linh hoạt, đi cá nhân hoặc nhóm nhỏ… thay thế bằng các chuyến du lịch theo đoàn.

+ Xu hướng khách du lịch lớn tuổi sẽ gia tăng mạnh do nguyên nhân dân số già lên ở các nước phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Tất cả các yếu tố trên về nhân khẩu học, cùng với những nhân tố khác như thời gian làm việc ngày càng giảm, công việc linh hoạt hơn… đã dẫn đến xu hướng tiếp tục bùng nổ các hoạt động du lịch trong nước; đặc biệt là xu hướng chi tiêu ngày càng tăng của khách du lịch. Đây có thể nói cũng là những điều kiện hết sức thuận lợi để thu hút lượng lớn khách du lịch với mức chi tiêu cao, bên cạnh đó, cũng đặt ra một yêu cầu, thách thức đối với ngành du lịch trong việc nâng cao chất lượng của sản phẩm, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch được tốt hơn.

Phát triển thị trường du lịch Hà Nội - 5

- Thời gian rỗi của người dân: Muốn tham gia du lịch đòi hỏi con người phải có thời gian, do vậy thời gian rỗi của người dân là điều kiện tất yếu cần thiết để con người tham gia vào hoạt động du lịch. Việc người dân có nhiều thời gian rỗi hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy định của nhà nước về thời gian làm việc, cách tổ chức lao động khoa học, áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình lao động…

- Mức sống về vật chất: Thu nhập của người dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Khi thu nhập của người dân tăng thì nhu cầu du lịch cũng tăng theo, đây là một yếu tố có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển du lịch.

- Trình độ văn hoá: Trình độ văn hoá của một dân tộc được nâng cao thì động cơ đi du lịch được nâng lên rõ rệt, số người đi du lịch tăng, lòng ham hiểu biết, khám phá, tìm hiểu các vùng, các nước khác cũng tăng lên và dần hình thành thói quen đi du lịch của nhân dân.

- Các nhân tố liên quan đến chính trị:

+ Chính trị, chính quyền địa phương đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch ở các quốc gia. Bên cạnh các yếu tố về hòa bình, ổn định chính trị là tiền đề cho du lịch phát triển; sự quan tâm đầu tư của nhà nước về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch… cũng là những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy ngành Du lịch phát triển nhanh. Có thể thể nói, trong vấn đề phát triển du lịch ở các quốc gia, các địa phương thì vai trò của Nhà nước vẫn sẽ giữ một vị trí rất quan trọng.


+ Việt Nam nói chung và ở các địa phương nói riêng, trong đó có Hà Nội, ngành Du lịch luôn được sử quan tâm của Chính quyền các cấp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, ban hành các chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho du lịch phát triển… Bên cạnh đó, với chính sách hòa bình, mở rộng các mối quan hệ quốc tế giữa Hà Nội và các thành phố, các quốc gia khác sẽ làm cho hoạt động du lịch phát triển nhanh hơn. Tất cả các yếu tố trên sẽ là những điều kiện tốt để ngành Du lịch Hà Nội phát triển trong những năm tới.

- Các nhân tố khác: Ngoài ra còn nhiều nhân tố khác tác động đến sự phát triển của du lịch như: tình hình phát triển kinh tế của đất nước; điều kiện phát triển về giao thông vận tải…

1.2.1.2. Tài nguyên du lịch.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Vị trí địa lý: Thuận lợi nếu nằm trong khu vực phát triển du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch là ngắn nhất và thuận tiện cho việc đi lại, di chuyển của du khách.

+ Địa hình: Đối với du lịch điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi… là những nơi được khách du lịch ưu thích.

+ Khí hậu: Những nơi có khí hậu ôn hoà, có số ngày mưa ít vào thời vụ du lịch, số giờ nắng trung bình trong ngày lớn, nhiệt độ trung bình của không khí vừa phải, sự chênh lệch về nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm không cao… tạo sức hút lớn đối với khách du lịch.

+ Thực vật: Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng. Thực vật phong phú và quý hiếm sẽ thu hút được du khách tìm tòi, nghiên cứu thiên nhiên.

+ Động vật: Là một trong những nhân tố có thể góp phần thu hút khách du lịch, là đối tượng để thăm quan, nghiên cứu.

+ Tài nguyên nước: Các nguồn nước bao gồm ao, hồ, sông, suối… vừa tạo điều kiện để điều hoà không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung vừa tạo


điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng. Ngoài ra còn có nguồn nước khoáng ngầm, một nguồn nguyên liệu không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh.

- Tài nguyên nhân văn:

Giá trị văn hoá, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế, các phong tục tập quán cổ truyền… có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước, chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch.

- Các nhân tố về khoa học công nghệ:

+ Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, Internet sẽ tác động rõ nét nhất đến phương thức tiêu dùng của khách du lịch, bên cạnh đó những thay đổi này cũng sẽ ảnh hưởng đến phương thức, cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Khách du lịch ngày nay và trong những năm tới có thế tìm hiểu thông tin rất rõ về điểm đến, tham khảo các chương trình du lịch… trước khi ra quyết định đi du lịch; bên cạnh đó, họ có thể đặt hàng trực tiếp, không cần phải qua các đại lý lữ hành. Tất cả những yếu tố trên đều là những thời cơ thuận lợi cho những quốc gia, địa phương mà trình độ phát triển du lịch còn non kém.

+ Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng tác động tới ngành Du lịch theo một hướng khác đó là sự phát triển mạnh mẽ của các công trình nhân tạo nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch như: các công viên chuyên đề, viện bảo tàng, các khu công viên giải trí hiện đại... mang tầm cỡ khu vực và thế giới.

- Những thay đổi về phương thức kinh doanh:

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt, sẽ tiếp tục diễn ra xu hướng thâm nhập và thống trị của các tập đoàn xuyên quốc gia trong kinh doanh du lịch. Xu hướng này hiện tại ở Việt Nam còn mờ nhạt, tuy nhiên từ nay đến năm 2020 nó sẽ được dự báo diễn ra rõ nét cùng với những cam kết của Việt Nam đối với quốc tế về mở cửa kinh tế được thực thi. Với những kinh nghiệm kinh doanh du lịch lâu năm, công nghệ và trình độ quản lý hiện đại, nguồn lực lớn… các tập đoàn kinh doanh du lịch đa quốc gia sẽ có những ưu thế vượt trội so với các doanh


nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Điều này đặt ra một vấn đề đối với các doanh nghiệp du lịch Hà Nội trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn là hết sức cần thiết, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc liên doanh, liên kết… nhằm hình thành nên những liên minh vững mạnh.

- Vấn đề an toàn và sức khỏe khi đi du lịch:

Có một xu hướng xuất hiện đó là, khách du lịch ngày càng thích các chương trình du lịch khám phá, mạo hiểm đến các vùng đất mới. Tuy nhiên, các yêu cầu của họ đặt ra về an toàn và sức khỏe trong chuyến đi du lịch là rất cao. Đây cũng là một thách thức và cơ hội đối với ngành Du lịch. Việt Nam là một nước có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm. Cần phải quan tâm đến sự an toàn của du khách khi họ ở tại địa phương mình, các vấn đề về trật tự an toàn xã hội, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông... nếu muốn thu hút khách du lịch quốc tế có mức chi tiêu cao.

- Vấn đề môi trường và phát triển bền vững:

Vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vẫn sẽ là một chủ đề được quan tâm trong lĩnh vực phát triển du lịch không chỉ ở tầm các quốc gia và các địa phương. Khách du lịch trong những năm tới sẽ rất nhạy cảm đối với các vấn đề này, một điểm đến rất có thể sẽ bị phản ứng tiêu cực từ khách du lịch nếu vi phạm các vấn đề về bảo vệ môi trường. Khách du lịch có xu hướng lựa chọn đến những điểm du lịch mà ở đó có sự bảo vệ môi trường tốt.

1.2.1.3. Yếu tố sẵn sàng phục khách du lịch.

- Điều kiện về tổ chức:

Sự quản lý của nhà nước về du lịch (quản lý vĩ mô về du lịch) ban hành các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách, cơ chế quản lý trong lĩnh vực du lịch, tạo lập môi trường du lịch … Sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, lữ hành, vận chuyển khách du lịch…

- Điều kiện về kỹ thuật:


+ Cơ sở vật chất kỹ thuật: Bao gồm toàn bộ phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ nhu cầu của khách du lịch như: khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, khu giải trí….

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội: Là những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà của toàn xã hội như: nhà ga, sân bay, hệ thống đường xá, thông tin….

- Điều kiện về kinh tế:

Đảm bảo các nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch, vì du lịch phải luôn chú trọng về phương diện tiện nghi, giá cả, chất lượng phục vụ….

1.2.2. Những nhân tố cản trở sự phát triển thị trường du lịch

Là một ngành kinh tế dịch vụ, du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch. Bên cạnh những nhân tố thúc đẩy sự phát triển thị trường du lịch thì cũng có không ít những nhân tố cản trở sự phát triển thị trường du lịch. Sau đây là những nhân tố đó:

- Về hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, các thủ tục hành chính… có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển du lịch, nếu một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thiếu hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, thống nhất sẽ có tác động tiêu cực ảnh hưởng tới các hoạt động du lịch.

- Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng như đường xá, điện, thông tin liên lạc, phương tiện vận tải… yếu kém sẽ làm cho các dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách bị ảnh hưởng.

- Về ô nhiễm môi trường: Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch hiện nay là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển du lịch.

- Các nhân tố khác: Như chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, giá cả, tệ nạn xã hội, chất lượng dịch vụ, công tác quảng bá du lịch… cũng có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển du lịch.

Tóm lại tất cả những nhân tố trên sẽ là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trong những năm tới, đòi hỏi các địa phương như Hà Nội


cần phải nghiên cứu, trên cơ sở đó xây dựng nên những chiến lược phát triển du lịch phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.‌

1.3. Kinh nghiệm thị trường du lịch một số Tỉnh, Thành

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch của một số Tỉnh, Thành phố trong nước.

1.3.1.1. Thị trường du lịch Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo, núi cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hoá thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.

Đà Nẵng là một thành phố có diện tích khá nhỏ 1.255,53 km2, trong đó có

phần đất liền là 950,53 km2 ; Phần Huyện đảo Hoàng Sa là 305 km2. dân số 887000 người (theo số liệu điều tra dân số 1/4/2009) với mật độ dân số 906,7 người/km2.

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động, khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền bắc và miền nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9oC, độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, lượng mưa trung bình năm là 2.504,57mm. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2156,2 giờ.

Đà Nẵng là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, với nhiều danh lam thắng cảnh, có thể kể đến một số địa danh như:

Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Dương Hoả Sơn, Âm hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ. Trong lòng núi có


nhiều hang động đẹp và nhiều chùa chiền. Dưới chân núi có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng bên cạnh là bãi biển Non Nước khá hoang sơ.

Bà Nà- Núi chúa. Là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40km về phía tây nam. Được ví như Đà Lạt của miền Trung. Bà Nà được xây dựng thành nơi nghỉ mát cho các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà- Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Bán đảo Sơn Trà là nơi mà Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới chân bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.

Ngoài ra Đà Nẵng còn nổi tiếng bởi những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài cả cây số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm. Trong đó bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Dựa vào sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên mà thành phố Đà Nẵng có khả năng phát triển kinh tế rất mạnh, trong đó các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư là: Các khu du lịch biển cao cấp, các khu du lịch sinh thái, xây dựng khách sạn cao cấp tại trung tâm thành phố, các trung tâm giải trí, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch...

Năm 2010 được xem là năm khá thành công của du lịch Đà Nẵng với những chuyển biến mới mẻ, khởi sắc cả về lượng khách lẫn doanh thu chuyên ngành. Du lịch Đà Nẵng đã tìm ra hướng mở cần thiết để đột phá, tạo nền tảng phát triển bền vững ngành kinh tế mũi nhọn chiến lược này.

Năm 2010, Đà Nẵng tập trung đẩy mạnh kích cầu, khai thác tối đa thị trường khách nội địa thay vì quá trú trọng vào thị trường khách quốc tế vốn sụt giảm nghiêm trọng. Bước đi khá mới mẻ và táo bạo này đã tạo cú hích mạnh khiến lần đầu tiên du lịch Đà Nẵng thắng lớn trên thị trường khách nội. Sự khởi sắc của thị trường khách nội địa góp phần tăng tổng doanh thu chuyên ngành du lịch Đà Nẵng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022