Phát triển thị trường du lịch Hà Nội - 2


trực tiếp vào nền kinh tế đang hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường, mà cần có sự nghiên cứu cụ thể hoá và nghiên cứu mới.

Cùng với sự phát triển chung của thế giới, từ cuối những năm 80 trở lại đây nhiều sách chuyên khảo viết về du lịchthị trường du lịch đã được xuất bản, nhiều đề tài nghiên cứu, luận án liên quan đã được thực hiện như:

- “Nhập môn khoa học du lịch” của Tác giả Trần Đức Thanh, cuốn sách này đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch chứ chưa đề cập đến những giải pháp để phát triển du lịch.

- “Thị trường du lịch” của tác giả PTS Nguyễn Văn Lưu đã nêu lên những vấn đề tổng quan về thị trường du lịch: khái niệm và đặc điểm của thị trường du lịch, phân loại thị trường du lịch, phân tích một số yếu tố cơ bản trên thị trường du lịch nói chung mà không đi sâu vào một thị trường cụ thể nào.

- “Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch” của Đinh Thị Lâm Chi.

- “Du lịch và kinh doanh du lịch” của tác giả Trần Mạnh.

- “Du lịch khách sạn” của tác giả Sơn Hồng Đức lại tập trung nghiên cứu về du lịch nói chung và những vấn đề liên quan đến khách sạn trong du lịch nói riêng.

- Kinh tế du lịch” của TS Nguyễn Hồng Giáp nghiên cứu du lịch dưới góc độ kinh tế.

Ngoài ra, một số luận án tiến sĩ kinh tế như: “Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh doanh du lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội” của Tiến sĩ Nguyễn Văn Mạnh, luận án đã phân tích lý luận về kinh doanh lữ hành, thực trạng kinh doanh lữ hành ở Hà Nội và đề xuất phương hướng, các giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

“Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội”, Luận án TS của Phạm Hồng Chung đã phân tích cơ sở lý luận về khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành. Nghiên cứu thực trạng khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội, đồng thời đề xuất hệ thống các quan điểm và giải pháp phát triển thị trường du lịch quốc tế của doanh nghiệp lữ hành Hà Nội.


Phát triển thị trường du lịch Hà Nội - 2

Ngoài ra, một số bài báo, tạp chí chuyên ngành cùng nhiều đề tài khoa học… nghiên cứu về du lịch cũng đăng tải khá nhiều nội dung tiếp cận vấn đề thị trường du lịch trên các góc độ khác nhau. Tuy đã đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến thị trường du lịch, song chưa có bài viết, công trình nào (qua tìm hiểu của tác giả) đi sâu nghiên cứu, đánh giá toàn diện, cập nhật về thị trường du lịch của Hà Nội trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay. Do vậy, đề tài “ Phát triển thị trường du lịch Hà Nội” sẽ được tác giả lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp trên cơ sở lĩnh hội các kiến thức, các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về du lịch, thị trường du lịch. Để đi sâu phân tích thực trạng thị trường du lịch Hà Nội trong những năm gần đây cùng những cơ hội, thách thức, định hướng, chiến lược và giải pháp nhằm phát triển thị trường du lịch Hà Nội trong những năm tới với mong muốn giúp cho thị trường du lịch Hà Nội ngày càng phát triển, thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO, và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Đi sâu, phân tích, làm rõ thực trạng thị trường du lịch Hà Nội, tìm ra những nhân tố thúc đẩy và cản trở sự phát triển của thị trường du lịch Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường này trong những năm tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch Hà Nội.

- Đưa ra một số kinh nghiệm thị trường du lịch ở một số Tỉnh, Thành trong nước.

- Phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những nội lực, ngoại lực để phát triển thị trường du lịch Hà Nội.

- Làm rõ thực trạng du lịch Hà Nội trong những năm gần đây.

- Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thị trường du lịch Hà Nội.

- Đề xuất các giải pháp và các định hướng cơ bản nhằm phát triển thị trường du lịch Hà Nội đến năm 2020.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu sự phát triển thị trường du lịch Hà Nội

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu thị trường du lịch Hà Nội, thông qua việc khảo sát hoạt động du lịch tại một số điểm du lịch của Thành phố. Không nghiên cứu rộng hết các điểm du lịch của Hà Nội theo địa giới hành chính.

- Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thị trường du lịch Hà Nội từ năm 2008 đến 2010 và định hướng giải pháp phát triển đến năm 2020

5. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học để tìm hiểu bản chất bên trong của các hiện tượng trên thị trường du lịch.

- Phương pháp lôgíc kết hợp chặt chẽ với phương pháp lịch sử để vạch ra những quy luật kinh tế chi phối thị trường.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích dự báo, phương pháp phỏng vấn...và một số phương pháp khác.

6. Đóng góp mới của luận văn:

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch Hà nội.

- Phân tích tiềm năng, lợi thế, thực trạng thị trường du lịch Hà Nội, chra điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của thị trường du lịch Hà Nội, so sánh với một số thị trường du lịch của các Tỉnh, Thành phố khác.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường du lịch Hà Nội theo hướng tăng trưởng, nhằm thu hút nhiều khách du lịch đến đây.

7. Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:


Chương 1: Thị trường du lịch, những nhân tố thúc đẩy và cản trở sự phát triển thị trường du lịch.

Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường du lịch Hà Nội (giai đoạn 2008- 2010)

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển thị trường du lịch Hà Nội.


CHƯƠNG 1

THỊ TRƯỜNG DU LỊCH, NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY VÀ CẢN TRỞ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG DU LỊCH.‌


1.1. Một số nhận thức chung về thị trường du lịch:

1.1.1. Quan niệm về thị trường du lịch

Ngay từ rất sớm, hoạt động du lịch được hiểu là việc con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau (ngoại trừ mục đích kiếm việc làm) và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ kiếm được từ nơi khác. Từ giữa thế kỷ XIX, du lịch thực sự trở thành hiện tượng đại chúng và ngày càng mở rộng. Lý thuyết du lịch lần đầu tiên được đưa ra do các giáo sư người Thuỵ sỹ là Hunziker và Krapf “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn

từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc của họ”.(26.Tr 13)

Theo nhiều chuyên gia thuộc tổ chức du lịch thế giới, hoạt động du lịch mới chỉ bắt đầu từ thế kỷ XX. Các hoạt động du lịch gắn bó, phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống mở rộng ra nhiều vùng trên phạm vi toàn cầu. Ngày nay du lịch đã trở nên hiện tượng phổ biến, một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội của con người. Từ hoạt động du lịch đã góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người. Điều 4, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, thuật ngữ “Du lịch” được giải thích: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp


ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” (27, Tr.3)

Trên góc độ kinh tế, Du lịch là hoạt động phản ánh mối quan hệ về lợi ích, không chỉ đơn thuần giữa người kinh doanh với du khách, mà còn là lợi ích của chính quyền địa phương, dân cư và các đối tượng tham gia mua bán sản phẩm du lịch. Du lịch mang bản chất kinh tế riêng biệt, thể hiện ở chỗ nó sản xuất và cung ứng những hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của khách du lịch. Từ đó mà ngành du lịch đã ra đời và một thị trường mới được mở ra là thị trường du lịch.

Qua nghiên cứu một số quan niệm về du lịch có thể rút ra điểm chung nhất: Du lịch là một phạm trù phản ánh hoạt động của con người rời khỏi nơi lưu trú thường xuyên không nhằm mục đích sản xuất mà nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần thông qua các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí...

Ngày nay, xu hướng đi du lịch ngày càng tăng đã mở ra cơ hội kinh doanh rất lớn. Hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng mở rộng và cần có sự quan tâm đầu tư của nhiều ngành chức năng để thị trường du lịch có thể phát triển.

1.1.2. Thị trường du lịch và những đặc trưng của thị trường du lịch

1.1.2.1. Khái niệm và phân loại thị trường du lịch

- Khái niệm thị trường du lịch.

Thị trường là một phạm trù của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá. Theo Lênin “Hễ ở đâu, khi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá, thì ở đó và khi ấy cũng có thị trường”. Thị trường được coi là điều kiện để thực hiện trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nơi tập trung cung và cầu về mọi hàng hoá và dịch vụ. Thị trường phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung – cầu và toàn bộ các mối quan hệ như kỹ thuật, thông tin, kinh tế... nảy sinh từ những mối quan hệ đó.

So với thị trường hàng hoá thông thường thì thị trường du lịch ra đời khá muộn, được hình thành khi du lịch trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Thị trường du lịch ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của con người, được thể hiện ở việc các sản phẩm hàng hoá du lịch được kinh doanh, mua bán, trao đổi dễ dàng giữa người


mua và người bán. Từ đó các sản phẩm du lịch mới thực hiện được đầy đủ chức năng của nó với đúng nghĩa là hàng hoá trên thị trường. Tại đây người mua và người bán tác động qua lại, xác định giá cả và số lượng hàng hoá đang lưu thông. Thị trường du lịch trở thành một bộ phận của thị trường hàng hoá, bao gồm toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện các hàng hoá du lịch. Các mối quan hệ và cơ chế kinh tế được hình thành trên cơ sở các quy luật đặc trưng cho từng hình thái kinh tế- xã hội nhất định.

Qua phân tích có thể đưa ra khái niệm về thị trường du lịch như sau: Thị trường du lịch là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá dịch vụ du lịch dưới tác động của các quy luật thị trường.

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thị trường du lịch không ngừng được mở rộng, thị trường du lịch trong nước và quốc tế có sự kết hợp chặt chẽ trong quá trình hoạt động, từ đó thực hiện đầy đủ những chức năng của nó. Thông thường, thị trường du lịch cũng giống như các thị trường hàng hoá khác có các chức năng cơ bản sau:

Chức năng thực hiện. Thông qua thị trường du lịch, các hoạt động mua bán và trao đổi sản phẩm hàng hoá du lịch và dịch vụ du lịch được thực hiện. Điều đó có nghĩa là thông qua thị trường, nơi diễn ra cạnh tranh giữa các hoạt động mua bán, giá trị và giá trị sử dụng của các hàng hoá du lịch được thực hiện, từ đó mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các nhà cung cấp hàng hoá du lịch và khách du lịch được thực hiện. Những sản phẩm du lịch không phù hợp sẽ không thực hiện được giá trị của nó. Xét về tổng thể, sự thực hiện của thị trường du lịch là sự thực hiện tổng khối lượng hàng hoá, dịch vụ du lịch cung ứng ra thị trường trong thời gian nhất định với cơ cấu và quan hệ cung cầu thích hợp. Chức năng thực hiện diễn ra một cách khách quan dưới tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu.

Chức năng điều tiết. Thị trường du lịch điều tiết các mối quan hệ kinh tế, góp phần mở rộng hay thu hẹp sản xuất và tiêu dùng du lịch. Các tổ chức kinh doanh du


lịch luôn có xu hướng đầu tư vào lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao. Trong quá trình kinh doanh, họ có thể tăng thêm hoặc giảm bớt các dịch vụ và hàng hoá cho có lợi nhất, phát triển những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu du khách. Khách du lịch luôn hướng tới các sản phẩm có giá rẻ hơn mà vẫn thoả mãn nhu cầu du lịch của họ. Thị trường sẽ kích thích nhu cầu đi du lịch, giúp du khách có thể thay đổi việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ du lịch cho phù hợp với khả năng thanh toán.

Chức năng thông tin. Thị trường du lịch cung cấp thông tin về cung- cầu, giá cả… những thông tin này là căn cứ quan trọng giúp các doanh nghiệp kinh doanh đưa ra các quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả cao và tối đa hoá lợi nhuận. Khách du lịch cần các thông tin về địa điểm du lịch, giá cả và phương tiện phục vụ để họ lựa chọn được những chuyến đi thích hợp nhất, sử dụng những hàng hoá dịch vụ ưa thích nhất và có thể chủ động về thời gian đi du lịch.

Quan trọng nhất là phải có thể chế cơ chế thị trường ở mức cao, có hệ thống chính sách phù hợp, môi trường pháp lý đầy đủ, chi tiết, quy định quyền hạn, trách nhiệm và chế tài đối với các vi phạm nhằm đảm bảo tính lành mạnh và trong sạch của thị trường mới đảm bảo những chức năng trên của thị trường du lịch được tiến hành một cách tốt nhất.

- Phân loại thị trường du lịch.

Mục đích của các cuộc hành trình của du khách rất phong phú và đa dạng. Để có thể nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách, từ đó xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh hợp lý, xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để thoả mãn đầy đủ nhất nhu cầu của khách và đạt được hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi phải phân biệt các loại thị trường du lịch. Có nhiều cách phân loại thị trường du lịch, căn cứ vào những tiêu chuẩn và đặc điểm nhất định, dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu:

+ Căn cứ vào vị trí địa lý và biên giới lãnh thổ, thị trường du lịch chia làm hai loại là thị trường du lịch quốc gia và thị trường du lịch quốc tế. Thị trường du lịch quốc gia hay thị trường du lịch nội địa là thị trường du lịch ở đó có cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ quốc gia. Thị trường du lịch quốc tế là thị


trường mà ở đó, cung thuộc một quốc gia còn cầu thuộc một quốc gia khác. Đặc trưng về mặt kinh tế của thị trường du lịch quốc tế là sự thanh toán và sử dụng ngoại tệ. Điều này có nghĩa thị trường du lịch quốc tế sẽ làm biến đổi cán cân thu chi của quốc gia.

+ Căn cứ vào đặc điểm không gian của cung và cầu có thể chia thành thị trường nhận khách và thị trường gửi khách. Thị trường nhận khách là thị trường cung sản phẩm du lịch, nơi có điều kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách. Thị trường gửi khách là thị trường về cầu du lịch, tức là nơi du khách xuất phát để đến nơi khách tiêu dùng sản phẩm du lịch.

+ Căn cứ vào tình hình thực tế và tiềm năng, thị trường du lịch được phân thành hai loại là thị trường du lịch thực tế và thị trường du lịch tiềm năng. Thị tr- ường du lịch thực tế là thị trường mà hàng hoá, dịch vụ du lịch đã được thực hiện hoặc có đủ điều kiện để thực hiện. Thị trường du lịch tiềm năng là thị trường du lịch ở đó đang cần một số điều kiện mới có thể thực hiện được hàng hoá, dịch vụ du lịch, trong đó có thể có cả ở cung và cầu du lịch. Do thiếu một số điều kiện cần thiết mà cung và cầu không thể gặp nhau.

+ Căn cứ vào tính thời vụ trên thị trường du lịch có thị trường du lịch thời vụ và thị trường du lịch quanh năm. Thị trường du lịch quanh năm là thị trường tại đó, hoạt động du lịch không bị gián đoạn, các giao dịch mua, bán sản phẩm du lịch diễn ra liên tục trong năm. Thị trường du lịch thời vụ là thị trường du lịch tại đó, hoạt động du lịch bị gián đoạn theo mùa. Cung hoặc cầu du lịch chỉ xuất hiện vào một thời gian nhất định trong năm.

+ Căn cứ vào đặc thù của hàng hoá dịch vụ du lịch có thể chia thành các loại thị trường để gắn với việc tạo ra và tiêu thụ các sản phẩm đó. Theo cách phân chia này, có bao nhiêu loại hàng hóa dịch vụ du lịch sẽ có từng đó loại thị trường du lịch như: Du lịch khách sạn, du lịch văn hoá, du lịch thiên nhiên, du lịch Motel (khách sạn cạnh đường), du lịch Bungalow (nhà gỗ), du lịch camping (cắm trại), du lịch nhà trọ thanh niên, làng du lịch...

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí