Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế Và Nhân Lực Quản Trị Tại Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế


xem xét khi cân nhắc đến quy mô mẫu nghiên cứu gồm: 1) Số lượng các thay đổi của tổng thể; 2) Độ chính xác mong muốn; và 3) Mức tin cậy cho phép trong ước lượng giá trị tổng thể.

Vì vậy, công thức tính quy mô mẫu để đạt được độ chính xác 95% tại mức tin cậy 95% là: N=Z2 (pq)/e2 = 1,962

Trong đó: N là quy mô mẫu; Z là độ lệnh chuẩn với mức tin cậy cho phép 95%; Giá trị ước lượng thay đổi trong tổng thể (50% - theo hai tác giả Brurns và Bush, (1995), thì số lượng các thay đổi của tổng thể 50% thường được chỉ ra trong các nghiên cứu xã hội, do vậy các nghiên cứu trong thực tiễn thường chọn mức 50% của giá trị p vì đây là giá trị đảm bảo mức độ an toàn trong xác định quy mô mẫu khảo sát).

(1) q = 100-p;

(2) e là sai số cho phép: ±5%

Bên cạnh đó, cũng có nhiều quan điểm khác cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100-150 (Hair, 1998) hay kích thước mẫu tối thiểu là năm lần mẫu cho một tham số ước lượng (Bollen, 1998). Trong nghiên cứu này, để đảm bảo kích thước mẫu khảo sát để có thể chạy được mô hình phân tích yếu tố khám phá đối với các yếu tố ảnh hưởng đến PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội, tác giả sử dụng cách tính của Bollen (1998). Cách tính sẽ là n*5 quan sát (trong đó n là tham số ước lượng hay chính là thang đo cho các yếu tố).

Trong nghiên cứu này có tổng cộng 10 yếu tố và 44 biến quan sát, cụ thể: có 4 biến quan sát cho yếu tố Chính sách, pháp luật của Nhà nước; 3 biến quan sát cho yếu tố Nhu cầu của khách hàng; 4 biến quan sát cho yếu tố Cơ sở giáo dục và đào tạo; 3 biến quan sát cho yếu tố Tiến bộ của khoa học công nghệ; 6 biến quan sát cho yếu tố Nhận thức của doanh nghiệp về PTNLQT; 8 biến quan sát cho yếu tố Chính sách PTNLQT của doanh nghiệp; 4 biến quan sát cho yếu tố Đào tạo tại doanh nghiệp; 6 biến quan sát cho yếu tố Yếu tố thuộc về bản thân NQT; 3 biến quan sát cho yếu tố Khả năng tài chính của doanh nghiệp; 3 biến quan sát cho yếu tố PTNLQT tại DNLHQT. Như vậy, tổng các biến quan sát là 44*5 = 220 quan sát.

Thời gian thực hiện khảo sát: Từ tháng 9/2019 đến tháng 11/2019

Cách thức thực hiện khảo sát: Để đảm bảo kích cỡ mẫu đã xác định tối thiểu là 220, tác giả đã tiến hành khảo sát 300 phiếu.

Sau khi hoàn thành khảo sát, dữ liệu được làm sạch và xử lý trên phần mềm SPSS 20, kết quả có 272 phiếu có giá trị phân tích (đạt tỷ lệ 90,67%), kết quả này đã đảm bảo kích thước mẫu lớn hơn 5 lần tổng số lượng biến quan sát cho nên đảm


bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu và chạy được mô hình dữ liệu (Hair & cộng sự, 2006). Cơ cấu mẫu nghiên cứu được thể hiện qua phụ lục 4 (Xem phụ lục 4).

1.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

1.2.2.1. Phương pháp phân tích dữ liệu định tính

Dữ liệu định tính thu thập từ các cuộc phỏng vấn được mã hoá thành các chủ đề lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi bão hoà. Các chủ đề sau đó được sắp xếp, phân loại để phục vụ cho quá trình phân tích và tổng hợp trong luận án.

Kết quả phỏng vấn chuyên gia về khung nghiên cứu (Xem bảng 1.1 và Phụ lục 5).

Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về

khung nghiên cứu phát triển nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế


TT

Các tiêu chí đề xuất

Số chuyên gia phỏng vấn: 12

Số ý kiến đồng ý

Tỷ lệ đồng ý (%)

Tiêu chí đánh giá chất lượng NLQT tại DNLHQT

1

Kiến thức (5 tiêu chí)

12

100

2

Kỹ năng (11 tiêu chí)

12

100

3

Thái độ (6 tiêu chí)

12

100

Các tiêu chí bổ sung bởi các chuyên gia




Kiến thức (2 tiêu chí)

- Có kinh nghiệm thực tế trong ngành du lịch

- Có kiến thức về thị trường

10

83,33


Kỹ năng (1 tiêu chí)

- Kỹ năng xử lý khủng hoảng

11

91,67

Các yếu tố ảnh hưởng đến PTNLQT tại DNLHQT

1

Các yếu tố vĩ mô

12

100

2

Tiến bộ khoa học công nghệ

12

100

3

Cơ sở giáo dục và đào tạo

12

100

4

Nhu cầu của khách hàng

12

100

5

Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp

12

100

6

Chính sách PTNLQT của doanh nghiệp

12

100

7

Yếu tố nội tại của NLQT

12

100

8

Đào tạo tại doanh nghiệp

12

100

9

Khả năng tài chính của doanh nghiệp

12

100

Các hoạt động PTNLQT tại DNLHQT

1

Quy hoạch NLQT

12

100

2

Tuyển dụng NLQT

12

100

3

Bố trí và sử dụng NLQT

12

100

4

Đào tạo NLQT và đội ngũ nhân lực kế cận

12

100

5

Đánh giá NLQT

12

100

6

Đãi ngộ NLQT

12

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội - 5

Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận án từ kết quả phỏng vấn chuyên gia


Kết quả phỏng vấn 12 chuyên gia cho thấy: 3 nhóm năng lực với 26 tiêu chí đánh giá chất lượng NLQT tại DNLHQT; 9 yếu tố ảnh hưởng đến PTNLQT tại DNLHQT; 6 hoạt động PTNLQT tại DNLHQT; NQT là đối tượng được khảo sát qua bảng hỏi để thực hiện nghiên cứu định lượng. (Xem bảng 1.1)

1.2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng

Như đã đề cập ở trên, mục đích của nghiên cứu định lượng là nhằm kiểm định các biến quan sát đồng thời xây dựng mô hình để đo lường tác động của các yếu tố đến PTNLQT tại DNLHQT. Trong đó, nghiên cứu định lượng sẽ sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp phân tích độ tin cậy Cro.Alpha được sử dụng để đánh giá lại biến quan sát; Phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA) được sử dụng để rút gọn các biến đo lường; Phân tích hồi quy bội được dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến PTNLQT tại các DNLHQT. Dữ liệu được thu thập trong nghiên cứu định lượng này được xử lý bằng phần mềm SPSS

20.0. Quy trình nghiên cứu định lượng như sau: (Xem hình 1.1)


Thu thập kết quả điều tra

Nhập và xử lý dữ liệu thô

Kiểm định biến

quan sát

Phân tích nhân tố

khám phá EFA

Phân tích tương quan và hồi qui

Khung nghiên cứu đã được kiểm định

Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu định lượng

Thiết kế công cụ đo lường cho mô hình

Để kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Các bước cần kiểm định sẽ được thực hiện như sau:

- Kiểm định độ tin cậy của biến quan sát: Trong bước này, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá chất lượng của thang đo xây dựng; phản ánh mức độ tương quan giữa các biến trong mỗi nhóm nhân tố (Hair và cộng sự,1995). Bên cạnh đó, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha sẽ xác định được các đo lường có liên kết với nhau không; việc sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi: (1) Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha có tổng thể lớn hơn 0,6; (2) Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3 (Nunnally và Bernstein, 1994).

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Mục tiêu của EFA là loại bỏ những biến quan sát không có ý nghĩa hoặc không có mức độ tương quan tổng biến cao. Mặt khác, phân tích này còn giúp nhóm gọn các biến quan sát có cùng xu hướng thành một tập biến


(Hair,1998). Sau khi kiểm tra độ tin cậy của các biến dựa vào hệ số Cronbach Alpha và loại các biến rác, kỹ thuật phân tích EFA được thực hiện nhằm đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của biến quan sát. Trước khi tiến hành phân tích EFA, tác giả cần kiểm định hệ số KMO để kiểm tra xem phân tích nhân tố có thích hợp không. Nếu 0,5=<KMO<=1: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu và ngược lại KMO <0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Và chỉ giữ lại những biến có tổng phương sai trích >=50% (Gerbing & Anderson, 1988). Ngoài ra, “hệ số tải nhân tố Factor loading >=0,5 để đảm bảo mức ý nghĩa của EFA” (Hair & cộng sự, 1998). Và tại mỗi item, chênh lệch giữa hệ số tải lớn nhất và bất kỳ phải >=0,3 (Hoàng và Chu, 2008). Bước này giúp xác định số lượng các tiêu chí chính ảnh hưởng đến PTNLQT tại các DNLHQT.

- Phân tích tương quan và hồi qui đa biến: Sau khi quá trình phân tích EFA hoàn thành, tác giả kiểm định các nhận định đưa ra bằng phương pháp kiểm định tương quan và hồi qui đa biến. Đây là phương pháp được sử dụng dùng để phân tích mối quan hệ giữa nhiều biến độc lập và một biến phụ thuộc.

Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến được xây dựng như sau: Y= β0+β1X1+β2X2+…+β9X9+ e

Trong đó: Y (biến phụ thuộc) là PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội

X1-X9 là các nhân tố (các biến độc lập) tác động đến PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội

β0 là hệ số góc hồi qui tổng thể Y khi các biến độc lập bằng 0; β0 đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố ngoài nhân tố được xác định trong mô hình đến biến.

β1- β9 là hằng số - các hệ số hồi qui e là sai số

Mục tiêu của phương pháp này là đánh giá chi tiết mức độ tác động của từng tiêu chí tới PTNLQT. Mức độ ảnh hưởng thể hiện qua các con số trong phương trình hồi quy. Những nhân tố nào có chỉ số Beta lớn hơn sẽ có mức độ ảnh hưởng cao hơn. Những nhân tố có chỉ số Beta âm sẽ có ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại.

Xét lỗi của mô hình:

Hiện tượng đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có mối tương quan với nhau. Nếu hiện tượng đa cộng tuyến xuất hiện thì mô hình có nhiều thông tin giống nhau và rất khó tách bạch tác động của từng biến một. Vì vậy, việc kiểm tra vi phạm giả thuyết không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình bằng cách tính độ chấp nhận của biến (Tolerance) và nhân tử phóng đại


phương sai (Variance inflation factor - VIF). Độ chấp nhận của các biến trong mô hình này đều lớn hơn 0.5 và quan trọng nhất là hệ số phóng đại phương sai VIF thấp, đều nhỏ hơn 5 thì có thể bác bỏ được giả thuyết mô hình bị đa cộng tuyến.

Hiện tượng tự tương quan: Kiểm định hiện tượng tự tương quan nhằm phát hiện các giá trị trong một biến có mối quan hệ với nhau không. Vậy để kiểm định tính độc lập của phần dư, trong trường hợp này, kiểm định dùng thống kê Durbin - Watson. Kết quả phân tích nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 thì kết quả kiểm định cho thấy các giả thuyết không bị vi phạm và các ước lượng về hệ số hồi qui là nhất quán; hiệu quả và các kết luận rút ra từ phân tích hồi qui là đáng tin cậy.

Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair & ctg (1998), Factor loading >0.3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading >0.4 được xem là quan trọng; Factor loading >0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading >0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading >0.55 nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading

>0.75. Ngoại lệ, có thể giữ lại biến có Factor loading <0.3, nhưng biến đó phải có giá trị nội dung. Trường hợp các biến có Factor loading không thỏa mãn điều kiện trên hoặc trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận <0.3), tức không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó bị loại và các biến còn lại sẽ được nhóm vào nhân tố tương ứng đã được rút trích trên ma trận mẫu (Pattem Matrix).

1.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể khác

1) Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng phần mềm excel để phân tích hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua điều tra xã hội học.

2) Phương pháp phân tích tổng hợp: Được sử dụng để hệ thống hóa và khái quát hóa các phân tích định tính và định lượng từ tài liệu, số liệu thứ cấp phục vụ cho việc phân tích thực trạng PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội.

3) Phương pháp nghiên cứu điển hình: Tác giả luận án thực hiện phương pháp phỏng vấn với đối tượng là NQT tại một số DNLHQT nghiên cứu điển hình. Cùng với việc điều tra tại doanh nghiệp, tác giả đã gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với một số NQT tại doanh nghiệp. Mục đích, một mặt nhằm kiểm chứng kết quả điều tra tại doanh nghiệp, mặt khác làm rõ hơn các ý kiến trong Phiếu điều tra. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tiến hành tham kiến các NQT tại DNLHQT về các tiêu chí và hoạt động PTNLQT, các yếu tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới


PTNLQT tại DNLHQT và các giải pháp PTNLQT đã được doanh nghiệp thực hiện. Cụ thể, tác giả đã thực hiện phỏng vấn tại CTCP Du lịch Dịch vụ Hà Nội (Hanoi Toserco), CTCP Lữ Hành Nam Cường, Công ty TNHH Go Vacation Việt Nam.

Do DNLHQT được phân thành 3 nhóm lớn: Doanh nghiệp trong nước có quy mô lớn: KDLH quốc tế và nội địa; Doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ: chuyên kinh doanh một mảng lữ hành; Doanh nghiệp nước ngoài: KDLH quốc tế. Chính vì vậy, tác giả chọn điển hình nghiên cứu 3 doanh nghiệp đại diện cho 3 nhóm là CTCP Du lịch Dịch vụ Hà Nội, CTCP Lữ Hành Nam Cường, Công ty TNHH Go Vacation Việt Nam. Mô tả khái quát 3 doanh nghiệp điển hình này được trình bày trong phụ lục 6 (Xem phụ lục 6).

4) Phương pháp đánh giá đa chiều: được sử dụng để đánh giá chất lượng NLQT tại các DNLHQT của Hà Nội thể hiện thông qua năng lực về kiến thức, kỹ năng, thái độ của bản thân NQT cấp cao, NQT cấp trung và NQT cấp cơ sở tại các DNLHQT của Hà Nội, trong đó: NQT cấp cao được đánh giá bởi NQT cấp trung và cấp cơ sở; NQT cấp trung được đánh giá bởi NQT cấp cao và cấp cơ sở; NQT cấp cơ sở được đánh giá bởi NQT cấp cao và cấp trung. Thời gian thu thập dữ liệu được thực hiện từ tháng 4/2019 tới tháng 8/2019. Kết quả có 272 phiếu có giá trị sử dụng (gồm 75 phiếu của NQT cấp cao, 90 phiếu của NQT cấp trung, 107 phiếu của NQT cấp cơ sở).


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Chương 1 đã tổng quan tình hình nghiên cứu về PTNLQT tại DNLHQT theo 3 vấn đề và rút ra 3 kết luận về các công trình đã tổng quan có liên quan đến đề tài luận án và chỉ ra một số khoảng trống đòi hỏi cần có một nghiên cứu cụ thể về PTNLQT cho các DNLHQT của Hà Nội để từ đó có thể đưa ra các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với đặc điểm của các DNLHQT của Hà Nội.

Luận án trình bày phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp và phương pháp phân tích dữ liệu định tính và định lượng và một số phương pháp cụ thể khác để đánh giá PTNLQT tại DNLHQT của Hà Nội cũng như xem xét mức độ tác động của các yếu tố tới PTNLQT tại DNLHQT của Hà Nội.


CHƯƠNG 2.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC QUẢN TRỊ‌

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH QUỐC TẾ


2.1. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế

2.1.1. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế

2.1.1.1. Khái niệm và các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành quốc tế

Khái niệm DNLH đã có nhiều quan điểm trong và ngoài nước bàn đến và đưa ra. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận án này, khái niệm phù hợp với điều kiện HĐKD lữ hành ở Việt Nam là của tác giả Nguyễn Doãn Thị Liễu & cộng sự (2011): DNLH được hiểu “là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho KDL. Ngoài ra, DNLH còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu của KDL từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng”. Theo các tác giả Adrian Bull (1993), David Weaver & Laura Lawton (2006), John R. Walker & Josielyn T. Walker (2011), Nguyễn Văn Mạnh & Phạm Hồng Chương (2009), Nguyễn Doãn Thị Liễu & cộng sự (2011), DNLH thực hiện các lĩnh vực kinh doanh lữ hành (KDLH), kinh doanh dịch vụ đại lý và kinh doanh dịch vụ du lịch đơn lẻ.

Xét về phạm vi hoạt động kinh doanh, DNLH được phân làm 2 loại là DNLHQT và DNLH nội địa. Trong đó, căn cứ vào nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về một số điều của Luật du lịch có thể hiểu DNLHQT “là doanh nghiệp có giấy phép KDLH quốc tế, có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để phục vụ KDL quốc tế đến Việt Nam và KDL ra nước ngoài" và “DNLHQT được phép KDLH nội địa”.

Như vậy, DNLHQT có các lĩnh vực kinh doanh sau đây:

- Kinh doanh chương trình du lịch trọn gói: DNLHQT có thể cung cấp các chương trình du lịch inbound, chương trình du lịch outbound, chương trình du lịch nội địa cho KDL quốc tế và KDL nội địa.

- Kinh doanh dịch vụ đại lý du lịch: DNLHQT làm trung gian bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ du lịch (dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống,…) cho KDL để hưởng hoa hồng.

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí