Phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

ASK

Attitude - Skill - Knowledge

Thái độ - Kỹ năng – Kiến thức

CCTC


Cơ cấu tổ chức

CSVCKT


Cơ sở vật chất kỹ thuật

CTCP


Công ty cổ phần

DNDL


Doanh nghiệp du lịch

DNLH


Doanh nghiệp lữ hành

DNLHQT


Doanh nghiệp lữ hành quốc tế

DVDL


Dịch vụ du lịch

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP

Gross Regional Domestic Product

Tổng sản phẩm trên địa bàn

HĐKD


Hoạt động kinh doanh

ILO

International Labour Organization

Tổ chức Lao động Quốc tế

ITDR

Institute For Tourism

Development Research

Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

KDL


Khách du lịch

KDLH


Kinh doanh lữ hành

KNL


Khung năng lực

KT-XH


Kinh tế - xã hội

NCC


Nhà cung cấp

NLQT


Nhân lực quản trị

NNL


Nguồn nhân lực

NQT


Nhà quản trị

Nxb


Nhà xuất bản

OECD

Organization for Economic

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PTNL


Phát triển nhân lực

PTNLQT


Phát triển nhân lực quản trị

TCDL


Tổng cục Du lịch

TNDL


Tài nguyên du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội - 2


Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

UBND


Ủy ban nhân dân

UN

United Nations

Liên Hiệp Quốc

UNDP

United Nations Development

Programme

Chương trình Phát triển Liên Hợp

Quốc


UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc,

VHTTDL


Văn hoá, Thể thao và Du lịch

VTOS

Vietnam Tourism Occupational

Skills standards

Tiêu chuẩn kĩ năng nghề du lịch Việt

Nam

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về khung nghiên cứu phát triển nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế 21

Bảng 2.10. Xây dựng thang đo yếu tố chính sách, pháp luật của Nhà nước 52

Bảng 2.11. Xây dựng thang đo yếu tố nhu cầu của khách hàng 53

Bảng 2.12. Xây dựng thang đo yếu tố cơ sở giáo dục và đào tạo 54

Bảng 2.13. Xây dựng thang đo yếu tố tiến bộ của khoa học công nghệ 55

Bảng 2.14. Xây dựng thang đo yếu tố nhận thức của doanh nghiệp về phát triển nhân lực quản trị 57

Bảng 2.15. Xây dựng thang đo yếu tố chính sách phát triển nhân lực của doanh nghiệp . 59 Bảng 2.16. Xây dựng thang đo yếu tố đào tạo tại doanh nghiệp 59

Bảng 2.17. Xây dựng thang đo yếu tố thuộc nội tại cá nhân nhân lực quản trị 61

Bảng 2.18. Xây dựng thang đo yếu tố khả năng tài chính của doanh nghiệp 62

Bảng 2.19. Xây dựng thang đo yếu tố phát triển nhân lực quản trị 62

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Hà Nội giai đoạn 2015 - đến tháng 10/2021 72

Bảng 3.2. Khách quốc tế đến Hà Nội phân theo thị trường giai đoạn 2015 - 2020. 73 Bảng 3.3. Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội giai đoạn 2015 - tháng 10/2021 74

Bảng 3.4. Số lượng khách tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội giai đoạn 2015 – 10/2021 78

Bảng 3.5. Doanh thu tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội giai đoạn 2015 – 10/2021 79

Bảng 3.6. Số lượng nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội giai đoạn 2017-2019 80

Bảng 3.7. Tình hình phát triển số lượng nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội 81

Bảng 3.8. Cơ cấu nhân lực quản trị theo độ tuổi giai đoạn 2015-2019 83

Bảng 3.9. Cơ cấu nhân lực quản trị theo kinh nghiệm quản lý 84

Bảng 3.10. Số lượng nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội theo trình độ đào tạo giai đoạn 2017 - 2019 86

Bảng 3.11. Kết quả đánh giá năng lực quản lý chung của nhân lực quản trị 87

Bảng 3.12. Kết quả đánh giá về kiến thức của nhân lực quản trị cấp cao 88

Bảng 3.13. Kết quả đánh giá về kỹ năng của nhân lực quản trị cấp cao 89

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá về thái độ của nhân lực quản trị cấp cao 90

Bảng 3.15. Kết quả đánh giá về kiến thức của nhân lực quản trị cấp trung 91

Bảng 3.16. Kết quả đánh giá về kỹ năng của nhân lực quản trị cấp trung 92

Bảng 3.17. Kết quả đánh giá về thái độ của nhân lực quản trị cấp trung 93

Bảng 3.18. Kết quả đánh giá về kiến thức của nhân lực quản trị cấp cơ sở 94

Bảng 3.19. Kết quả đánh giá về kỹ năng của nhân lực quản trị cấp cơ sở 95

Bảng 3.20. Kết quả đánh giá về thái độ của nhân lực quản trị cấp cơ sở 96

Bảng 3.21. Tiêu chí đánh giá phát triển nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế 103

Bảng 3.22. Phát triển nhân lực quản trị tại Công ty cổ phần Hà Nội Toserco 103

Bảng 3.23. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng . 105 Bảng 3.24. Kết quả ma trận xoay của biến độc lập sau khi loại bỏ biến không có

ý nghĩa 107

Bảng 3.25. Kiểm định KMO và Bartletcủa biến độc lập 108

Bảng 3.26. Kết quả EFA về Giá trị Eigenvalue và Tổng phương sai trích của biến độc lập 108

Bảng 3.27. Kiểm định KMO và Bartlet của biến phụ thuộc 109

Bảng 3.28. Kết quả EFA về Giá trị Eigenvalue và Tổng phương sai trích biến phụ thuộc 109

Bảng 3.29. Tổng hợp kết quả các biến sau khi thực hiện phân tích EFA 110

Bảng 3.30. Kết quả xử lý hồi quy bội lần 2 111

Bảng 3.31. Tóm tắt mô hình (Model Summaryb) 111

Bảng 3.32. Bảng phân tích phương sai ANOVA 112

Bảng 3.33. Giá trị beta chuyển hóa của các biến 113


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


Sơ đồ 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức khái quát của doanh nghiệp lữ hành quốc tế 4

Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu định lượng 22

Hình 2.1. Mô hình năng lực ASK 41

Hình 2.2. Các cấp độ năng lực tương ứng với nhân lực quản trị 43

Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội 50

Hình 3.1. Cơ cấu thị trường khách quốc tế tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội năm 2020 78

Hình 3.2. Cơ cấu nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội theo giới tính năm 2019 82

Hình 3.3. Cơ cấu nhân lực quản trị theo giới tính 82

Hình 3.4. Cơ cấu nhân lực quản trị theo kinh nghiệm quản lý tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội năm 2019 84

Hình 3.5. Tần suất doanh nghiệp lữ hành quốc tế khám chữa bệnh cho nhân lực quản trị 85

Hình 3.6. Chuyên môn đào tạo của nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội 87

Hình 3.7. Đánh giá hoạt động quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội 97

Hình 3.8. Đánh giá hoạt động tuyển dụng nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp

lữ hành quốc tế của Hà Nội 97

Hình 3.9. Đánh giá hoạt động bố trí và sử dụng nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội 99

Hình 3.10. Đánh giá hoạt động đào tạo nhân lực quản trị và đội ngũ kế cận tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội 99

Hình 3.11. Kết quả khảo sát hoạt động đánh giá nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội 101

Hình 3.12. Chính sách đãi ngộ nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội 102

Hình 3.13. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn 112

Hình 3.14. Biểu đồ phân phối của phần dư 112

Hình 3.15. Biểu đồ phân tán 113


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế, mỗi tổ chức. Con người là chủ thể của mọi hoạt động, là nguồn lực quý giá nhất của mọi tổ chức, chính chất lượng nhân lực mới quyết định sự thành bại chứ không phải là các yếu tố khác trong hàm sản xuất như vốn, công nghệ và đất đai.

Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế với nhiều áp lực hiện nay, nhiều tổ chức đã tập trung vào nhân lực như giá trị đặc biệt và nhân lực được xác lập là một năng lực cạnh tranh cốt lõi. Thực tế hoạt động của các tổ chức cũng cho thấy, chất lượng và hiệu quả của quản trị nhân lực ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, kết quả và hiệu quả hoạt động… Với vị trí đặc biệt như vậy nên mục tiêu phát triển nhân lực (PTNL) có mối tương quan đặc biệt với mục tiêu phát triển của tổ chức. Đặc biệt, trong bối cảnh của môi trường hiện nay, vai trò của các nhân lực quản trị (NLQT) ngày càng trở nên quan trọng. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp du lịch (DNDL) nói chung và doanh nghiệp lữ hành quốc tế (DNLHQT) nói riêng phải phát huy tối đa những nguồn lực hiện có, đặc biệt là NLQT. Họ có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DNLHQT. Do đó, công tác phát triển nhân lực quản trị (PTNLQT) đã và đang trở thành một trong những hoạt động quan trọng của các DNLHQT.

Trước thực tiễn nhu cầu du lịch tăng trưởng mạnh mẽ và ngành Du lịch ngày càng thể hiện vị thế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, định hướng “Phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” đã được Bộ Chính trị xác định trong Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 16/01/2017. Nghị quyết khẳng định quan điểm: Phát triển đồng thời phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa; Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, trong đó doanh nghiệp được xác định là một trong những chủ thể đóng vai trò động lực phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;...

Với định hướng quan điểm nêu trên, DNDL nói chung và DNLHQT ở Việt Nam nói riêng đã tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, để thích ứng tốt với môi trường kinh doanh quốc tế liên tục biến động đòi hỏi các DNLHQT phải nỗ lực phát triển mọi nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh, nắm bắt cơ hội kinh doanh và vượt qua khó khăn, thách thức. Trong đó, việc phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là phát triển đội ngũ NLQT của các DNLHQT đóng vai trò quan trọng và có tính chất quyết định.


PTNLQT tại các DNLHQT đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đủ về chất lượng theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp không chỉ giúp cho các DNLHQT có được đội ngũ NLQT các cấp hùng mạnh, có chất lượng cao; mà từ đó còn giúp cho DNLHQT có thể định hướng mục tiêu chiến lược phát triển đúng đắn, tổ chức triển khai các hoạt động tác nghiệp bài bản và đặc biệt còn có khả năng quản trị hiệu quả sự thay đổi trong bối cảnh kinh doanh mới. Chính vì vậy, PTNLQT là yêu cầu cấp bách đối với tất cả các DNLHQT của Việt Nam.

Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Trong những năm qua, ngành Du lịch Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả tích cực, hàng năm luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Lượng khách du lịch (KDL) chiếm khoảng 1/3 lượng KDL cả nước, mức tăng bình quân hơn 10%/năm. Các thị trường khách quốc tế đứng đầu về lượng khách đến Hà Nội là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Đức, Australia, Malaysia, Thái Lan, Canada. Hà Nội đã khẳng định được là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, là đầu mối trung chuyển và phân phối khách chủ yếu của khu vực phía Bắc; là một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á.

Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, đến nay, Hà Nội có trên 1.000 DNLHQT, chiếm gần 50% tổng số DNLHQT trên cả nước, trong đó hầu hết là doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần (CTCP) và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Lực lượng DNLHQT đông đảo đã góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Hà Nội. Có được kết quả đó, một phần là nhờ các DNLHQT của Hà Nội ngày càng chú trọng quan tâm đến việc PTNL, đặc biệt là phát triển đội ngũ NLQT.

Tuy nhiên, theo nhận định tại nhiều diễn đàn của ngành Du lịch, cũng như tình trạng chung của các DNLHQT trên cả nước, NLQT tại các DNLHQT của Hà Nội vẫn chưa theo kịp với yêu cầu tăng trưởng du lịch. Từ kết quả khảo sát thực tế của tác giả cho thấy, tại các DNLHQT có qui mô lớn, phần lớn đội ngũ nhà quản trị (NQT) được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn tốt. Song tại các DNLHQT có quy mô vừa và nhỏ, công tác PTNLQT ít được quan tâm hơn và còn thiếu chiến lược và kế hoạch PTNLQT cụ thể. Trong khi đó, DNLHQT quy mô vừa và nhỏ lại chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số DNLHQT của Hà Nội.


Theo đó, tại nhiều DNLHQT có quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô nhỏ của Hà Nội, một bộ phận NLQT có trình độ chuyên môn và năng lực quản trị còn hạn chế; kỹ năng nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp chưa cao; trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm quản lý còn yếu; bên cạnh đó, công tác bố trí và sử dụng NLQT tại các doanh nghiệp này đôi khi còn chưa phù hợp giữa trình độ, chuyên môn đào tạo với vị trí công tác; các phương pháp đào tạo và phát triển NLQT còn nghèo nàn; chính sách đãi ngộ NLQT chưa hấp dẫn; một số doanh nghiệp còn chú trọng chưa nhiều về đánh giá hiệu quả của đào tạo và phát triển. Trong khi đó, công tác quản lý nhà nước về PTNLQT tại các DNLHQT còn thiếu chiến lược, quy hoạch; chất lượng bồi dưỡng, đào tạo NLQT chưa được giám sát chặt chẽ; chưa có các giải pháp tổng thể và tiêu chí đánh giá rõ ràng để PTNLQT... Thực tế này sẽ khiến DNLHQT đối mặt với nhiều khó khăn để có thể tạo lợi thế về nguồn lực, đưa ngành Du lịch Hà Nội phục hồi và bứt phá tăng trưởng trong giai đoạn tới.

Từ những vấn đề nêu trên, yêu cầu đặt ra đối với các DNLHQT của Hà Nội là phải có chiến lược và kế hoạch đầu tư nghiêm túc, đúng đắn hơn đối với công tác PTNLQT. Tuy nhiên, làm thế nào để giúp DNLHQT của Hà Nội có thể PTNLQT đáp ứng tốt yêu cầu quản lý và điều hành doanh nghiệp là câu hỏi hiện chưa có công trình nghiên cứu nào giải quyết toàn diện.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội” làm luận án với mong muốn góp phần giải quyết cả về mặt lý luận và thực tiễn cho công tác PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội nói riêng và các DNLH Việt Nam nói chung.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất được một số giải pháp, kiến nghị có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội giai đoạn đến năm 2030.

Nhiệm vụ nghiên cứu: 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu, xác định khoảng trống nghiên cứu và luận giải phương pháp nghiên cứu đề tài; 2) Hệ thống hóa chọn lọc một số vấn đề lý luận về PTNLQT tại DNLHQT; nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn PTNLQT và rút ra bài học cho các DNLHQT của Hà Nội; 3) Khảo sát và phân tích thực trạng PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội; đánh giá thành công, hạn chế; đồng thời xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan của các thành công, hạn chế đó; và 4) Nêu phương hướng, quan điểm và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội giai đoạn đến năm 2030.

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí