Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Phát Triển Tp.hcm (Hdbank)


nhân sự, phát triển nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên.


ACB tạo mọi điều kiện giúp mỗi cá nhân phát triển nghề nghiệp đồng thời xây dựng một lực lượng nhân viên chuyên nghiệp cho ngân hàng.

Ở ACB, các chương trình học tập đều xuất phát từ nhu cầu cụ thể. ACB khuyến khích nhân viên chủ động trong học tập và phát triển nghề nghiệp của bản thân. Nhân viên quản lý, điều hành của ACB cũng được chú trọng đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng,…

Chế độ khen thưởng cho nhân viên của ACB gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ của mỗi nhân viên thực hiện cho khách hàng. Về quy định chung, ACB có các chế độ cơ bản như sau : Một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13 tháng lương. Ngoài ra nhân viên còn được hưởng thêm lương, thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong năm, thưởng sáng kiến, thưởng trong các dịp lễ tết của quốc gia và kỷ niệm thành lập Ngân hàng.

Tất cả nhân viên chính thức của ACB đều được hưởng các trợ cấp xã hội phù hợp với Luật Lao động. Bên cạnh đó, nhân viên của Ngân hàng còn nhận được các phụ cấp theo chế độ như phụ cấp độc hại, phụ cấp rủi ro tiền mặt, phụ cấp chuyên môn và được hưởng các chương trình phúc lợi hữu ích cho nhân viên.

Tại ACB, các tổ chức như công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật. ACB thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt đoàn thể nhằm tạo không khí vui tươi, thân thiện cho nhân viên.

1.4.2. Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank)

HDBank được thành lập ngày 04/01/1990, là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt nam. Cổ đông sáng lập chủ yếu là các đơn vị kinh tế lớn của TP.HCM với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.

Nhân lực là nguồn lực đảm bảo sự phát triển bền vững của một tổ chức.


HDBank đã và đang đào tạo được cho m.nh một NNL dồi dào, có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Từ đây, HDBank sẽ hình thành nên một sức mạnh tập thể, tạo đà cho sự phát triển bền vững.

Với tiêu chí không ngừng đầu tư để phát triển NNL, HDBank đã đầu tư Trung tâm đào tạo quy mô lớn, đồng bộ. Trung tâm này cung cấp các chương trình đào tạo nghiệp vụ tài chính – ngân hàng, đào tạo thực hành và các kỹ năng bổ trợ khác,…

Bên cạnh đó, Trung tâm còn phối hợp với các trường Đại học, học viện, các cơ sở đào tạo uy tín khác trong và ngoài nước để cùng xây dựng các chương trình đào tạo ngắn – trung – dài hạn theo mục tiêu phát triển nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên, bồi dưỡng kiến thức sư phạm để Ban lãnh đạo HDBank tham gia vào đội ngũ giảng viên nội bộ.

HDBank đã thuê tư vấn nước ngoài xây dựng kế hoạch đào tạo tổng thể cho toàn ngân hàng, hoạch định chiến lược phát triển NNL để đáp ứng nhu cầu phát triển tăng tốc hiện nay và trong tương lai.

Cùng những chính sách chăm lo cho đời sống cán bộ nhân viên, kết hợp với chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đến nay HDBank đã có một đội ngũ nhân sự hùng hậu trên 1.500 người. Đây là những cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tận tình, ham học hỏi và tràn đầy nhiệt huyết cống hiến.

Không ngừng đầu tư phát triển NNL là một trong những chiến lược quan trọng trong kế hoạch phát triển của HDBank. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng, phục vụ tối đa cho công tác mở rộng mạng lưới, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn của HDBank.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Vietcombank


Thực trạng quản trị NNL của HDBank và ACB có tính chất chuyên nghiệp và có nhiều điểm giống thực tiễn quản trị NNL các ngân hàng nước ngoài, vì vậy Vietcombank có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:



viên.

Đề cao vai trò của NNL

Thực hiện tốt hoạch định NNL

Áp dụng các kỹ thuật mới trong tuyển dụng

Chú trọng đặc biệt công tác đào tạo, phát triển NNL

Áp dụng các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với nhân


Kích thích nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Trong Chương 1 tác giả đã giới thiệu những lý luận cơ bản về quản trị NNL như Khái niệm NNL, quản trị NNL, vai trò và các yếu tố tác động đến quản trị NNL

Chương 1 cũng nêu rò các chức năng chính của quản trị NNL bao gồm Chức năng thu hút nguồn nhân lực (với hai nội dung chính là Hoạch định NNL và Quá trình tuyển dụng nhân viên); Chức năng đào tạo và phát triển NNL (bao gồm hai nội dung chính là Hội nhập môi trường làm việc và Đào tạo phát triển NNL) và cuối cùng là chức năng Duy trì NNL (bao gồm ba nội dung chính là Đánh giá thành tích công tác ; Thiết lập và quản trị hệ thống lương bổng ; Phúc lợi và các khoản trợ cấp đãi ngộ, kích thích về mặt tài chính và phi tài chính).

Đồng thời Chương 1 cũng nêu lên những kinh nghiệm quản trị NNL của một số ngân hàng TMCP tại Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm cho Vietcombank.

Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị NNL ở các Chương 2 và 3 của Luận văn.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIETCOMBANK


2.1. Giới thiệu tổng quan về Vietcombank


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank


Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc NHNN.

Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH về việc thành lập lại Vietcombank theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Vietcombank đã chính thức chuyển đổi sang mô hình NHTMQD với lĩnh vực hoạt động đa dạng, mở rộng ra ngoài phạm vi tài trợ thương mại và ngoại hối truyền thống, phát triển xây dựng mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp.

Tên gọi : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Tên giao dịch nước ngoài : JOIN STOCK BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

Tên viết tắt : Vietcombank

Trụ sở chính : 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại : 04.39343137

Fax : 04.38269067

Website : www.vietcombank.com.vn

 Swift BFTV VNVX  Logo Ngày 14 11 1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ 1

Swift : BFTV VNVX

Logo :


Ngày 14/11/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 403/CT chuyển Vietcombank theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng


thành NHTMQD, lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương. Năm 1995, Vietcombank đã tham gia vào hệ thống thanh toán SWIFT và trở thành đầu mối thanh toán quốc tế quan trọng của cả nước.

Năm 2007, Vietcombank đã thực hiện thành công cổ phần hoá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ tại Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005 về việc thí điểm cổ phần hoá Vietcombank. Tổng số tiền thu được từ đợt IPO này là

10.18 ngàn tỷ đồng.


Ngày 02/06/2008, Vietcombank đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 do Sở Kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp.

Ngày 30/06/2009, Vietcombank chính thức niêm yết giao dịch cổ phiếu (mã chứng khoán VCB) tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Lúc này, quy mô Vietcombank bao gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh liên kết với đội ngũ cán bộ 12.565 người (tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2011). Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.700 ATM và 22.000 điểm POS trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn

1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.


Tính đến thời điểm hiện tại, Vietcombank đã có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng trên 1.300 ngân hàng và định chế tài chính tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu.

Tổng tài sản của Vietcombank tại ngày 31/12/2011 lên tới 366,72 nghìn tỷ VND, tổng dư nợ đạt hơn 209,42 nghìn tỷ VND, vốn chủ sở hữu đạt 28,64 nghìn tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu 11.14%.


Ngày 30/09/2011, Vietcombank đã ký kết thành công thoả thuận cổ đông chiến lượt với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) – một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) thông qua việc bán 15% vốn cổ phần cho Mizuho. Tại thời điểm 31/12/2011, vốn điều lệ của Vietcombank đã đạt 19.70 ngàn tỷ đồng.

2.1.2. Tầm nhìn và sứ mạng của Vietcombank


Tầm nhìn của Vietcombank : Xây dựng Vietcombank thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đào tạo tại Việt Nam và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu Châu Á vào năm 2015 – 2020, có phạm vi hoạt động quốc tế. Vietcombank xác định chiến lược phát triển tập trung vào các nội dung :

Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động - bắt kịp với trình độ khu vực và thế giới;

Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của Vietcombank cũng như của các cổ đông mới – phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng và chiều sâu

Sứ mạng của Vietcombank

Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt

Bảo đảm tương lai trong tầm tay của khách hàng

Sự thuận tiện trong giao dịch và các hoạt động thương mại trên thị trường

2.1.3. Sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank


Huy động vốn

Hoạt động tín dụng

Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Các hoạt động khác


2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank‌

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank


STT

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

1

Tổng Tài sản (tỷ đồng)

255.496

307.621

366.722

2

Tổng Nguồn vốn huy động (tỷ đồng)

169.457

208.320

241.700

3

Tổng dư nợ cho vay (tỷ đồng)

141.621

176.814

209.418

4

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)

5.004

5.569

5.697

5

Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

2,47

2,83

2,03

6

ROA (%)

1,64

1,50

1,25

7

ROE (%)

25,58

22,55

17,08

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nguồn : Báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm


2.2. Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Vietcombank‌

2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của Vietcombank

Với quan niệm con người là yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức, Vietcombank rất quan tâm đến yếu tố con người, chú trọng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho NNL.

12 000 10 000 8 000 6 000 4 000 2 000 10 401 9 190 9 212 Diễn biến nhân sự qua các năm 2

12,000

10,000

8,000

6,000

4,000

2,000

-

10,401

9,190

9,212

Diễn biến nhân sự qua các năm : Từ khi mới thành lập đến nay, số lượng nhân viên Vietcombank không ngừng gia tăng về mặt số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh. Tính đến 31/12/2011, tổng số cán bộ, nhân viên của Vietcombank là 12.565 nhân viên so với 11.415 nhân viên tại thời điểm 31/12/2010. NNL của Vietcombank được đánh giá là có năng lực làm việc cao, nhiều kinh nghiệm và được đào tạo tốt.


14,000

11,415

12,565


2007 2008 2009 2010 2011


Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo thường niên Vietcombank qua các năm

Hình 2.1 : Tăng trưởng nhân sự Vietcombank (đơn vị tính : người)


Cơ cấu lao động theo cấp bậc :

Bảng 2.2 : Cơ cấu lao động theo cấp bậc của Vietcombank (đơn vị tính : người)

Năm

Cấp quản lý

Cấp nhân viên

Tổng

2007

1,155

8,035

9,190

2008

1,038

8,174

9,212

2009

1,766

8,635

10,401

2010

2,163

9,252

11,415

2011

2,707

9,858

12,565

Nguồn : Phòng Tổ chức cán bộ Vietcombank


Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn : trình độ văn hoá và chuyên môn của nhân viên Vietcombank được phản ánh qua bảng sau :

Bảng 2.3 : Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của Vietcombank

Trình độ học vấn

(31/12/2011)

Số nhân viên

Tỷ lệ

Trên đại học

697

5.55%

Đại học

10,763

85.66%

Dưới Đại học

1,105

8.79%

Tổng

12,565

100.0%

Nguồn : Phòng Tổ chức cán bộ Vietcombank

Nhận xét về trình độ NNL tại Vietcombank:


Trình độ học vấn khá cao, số lượng nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao (91.21%), thuận lợi trong việc dễ thích ứng với sự phát triển của xã hội ngày nay, và có nhiều sáng kiến tốt trong kinh doanh.

Cán bộ quản lý trong công ty đều là những người có năng lực và kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh đủ sức cho việc phát triển kinh doanh trong nền kinh tế nhiều cạnh tranh.

Nhân viên đều đã được đào tạo giáo dục căn bản phù hợp với đòi hỏi của công ty đặt ra.

Mức lương bình quân : Vietcombank thực hiện việc quy chế trả lương mới từ tháng 06/2009. Mức lương trả cho nhân viên được tính theo trình độ học vấn, vị trí công việc và cấp bậc đang đảm nhiệm, đảm bảo tính công bằng và khích lệ tinh thần làm việc.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí