Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch (2011), Quy Hoạch Phát Triển Nhân Lực Ngành Du Lịch Giai Đoạn 2011-2020, Hà Nội.

146


Một là, cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, phương tiện làm việc ở doanh nghiệp

Thực tế, cho thấy KDL (nội địa và quốc tế) trong suốt quá trình du lịch họ có những nhu cầu chính đáng mà họ mong muốn đạt được bất kể thời gian nào nhưng phong tục tập quán, văn hóa, sở thích…khác nhau do đó trong quá trình phục vụ NLDL thường chịu áp lực về tâm lý, thời gian làm việc. Đặc biệt, đối với nhân viên ở nhà hàng, cơ sở lưu trú, công ty lữ hành (các nhân viên ở bộ phận lễ tân, HDVDL, điều hành tour, đầu bếp…) hầu như không có giờ nghỉ, ngày nghỉ, đặc biệt là các ngày lễ, tết là thời điểm chủ yếu diễn ra HĐDL nên khiến người lao động ở các DNDL thường phải làm việc với cường độ cao và chịu áp lực lớn về tâm lý, ảnh hưởng đến đời sống của họ. Mặt khác, nhân lực làm việc trong các DNDL ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng còn phải chịu áp lực từ định kiến xã hội với những nhận thức chưa đúng đắn về công việc và ngành nghề trong lĩnh vực này. Vẫn còn quan niệm lao động trong NDL là làm công việc “hầu hạ” người khác và nhiều tệ nạn xã hội dễ nảy sinh trong ngành kinh doanh này làm giảm sự nhiệt tình, ý thức trách nhiệm với công việc của nhiều lao động. Vì vậy, DNDL cần phải chú ý tới các yếu tố tâm sinh lý, chi phí động cơ, thái độ của người lao động trong quá trình làm việc, tạo điều kiện làm việc thuận lợi và nâng cao chất lượng môi trường làm việc nhằm giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi, tạo bầu không khí phấn khởi trong doanh nghiệp. Để làm được tốt điều đó thì trước hết, doanh nghiệp cần chú ý, quan tâm đầu tư mua sắm các trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại để phục vụ quá trình hoạt động sản xuất du lịch nhưng phải đảm an toàn lao. Xây dựng môi trường làm việc tốt như xây dựng nội quy, quy chế rõ ràng, chế độ bảo hộ lao động, chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm, chế độ chất dinh dưỡng, cơ hội học tập, trải nghiệm, cống hiến của người lao động trong NDL ngày càng phát triển như hiện nay. Nếu làm tốt điều này sẽ tăng NSLĐ, hiệu quả công việc, tăng doanh thu cho DN và khắc phục được hiện tượng “chảy máu chất xám” đối với NDL trong thời gian qua.

Hai là, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, thân thiện mang tính chuyên nghiệp trong điều kiện mới và hội nhập

Qua kết quả điều tra ở phụ lục 2 - bảng 17, cho thấy hiện tượng một số người lao động chưa có ý chí vươn lên với 82,68% ý kiến trả lời có ở DNDL hiện nay. Và họ cho rằng để phát huy tính sáng tạo, hiệu quả công việc của người lao động thì

147


DNDL cần xây dựng môi trường làm việc tốt với 65,82% ý kiến trả lời cần thiết. Điều này cho thấy DNDL tạo điều kiện môi trường làm việc dân chủ vẫn còn hạn chế, do đó để khai thác và phát huy hết năng lực vốn có của người lao động ở DNDL thiết nghĩ cần khắc phục tình trạng này, bằng các thực hiện cơ chế dân chủ, công khai, rõ ràng từ khi làm công tác tuyển chọn đến bố trí, sử dụng phân công lao động, nghiên cứu sáng tạo, công tác đánh giá khen thưởng nhất là trong lĩnh vực phục vụ, trong xử lý tình huống có tính đặc thù như NDL. Mặt khác, để phát huy được tư duy độc lập sáng tạo của NLDL, NLDL CLC, cần phải thừa nhận sự phong phú đa dạng, cá tính riêng biệt, nét đẹp cá nhân và tính nghệ thuật cao của NLDL. Doanh ngiệp cần xem các ý tưởng, các phát minh, sáng kiến, trao đổi mua bán, ứng dụng các sản phẩm khoa học, kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật tạo ra các SPDL của người lao động như một loại hàng hoá trên thị trường. Đồng thời, DNDL cần kết nối với các Hiệp hội nghề du lịch trong và ngoài nước để người lao động có cơ hội tham gia nâng cao tay nghề, học tập, rèn luyện bổ sung kiến thức chuyên môn, kiến thức kinh tế - xã hội, kỹ năng nghề cho mình trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức như hiện nay.

Ba là, quan tâm và tạo điều kiện cơ hội ngang nhau cho tất cả người lao động có thể thăng tiến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Thực tế, đối với lĩnh vực KDDL vẫn còn tình trạng có nhiều nhân viên giỏi nhưng vẫn không có cơ hội thăng tiến, không được đề bạt, bổ nhiệm vào những vị trí xứng đáng với những gì họ đã cống hiến dẫn đến tâm lý bất mãn, không có ý chí vươn lên, giảm động lực sáng tạo, không gắn bó với lâu dài với DNDL. Vì vậy, DNDL cần tạo điều kiện cơ hội ngang nhau, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong công việc theo tiêu chuẩn nghề du lịch và sự cống hiến của bản thân được ghi nhận và có thể được cân nhắc, xem xét thăng tiến chính yêu tố này đã nâng cao NSLĐ, chất lượng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu DNDL xây dựng được bộ tiêu chuẩn chức danh các vị trí quản lý phù hợp thì cũng đồng nghĩa với việc sử dụng đúng người, đúng việc, phân công bố trí công việc cho lao động đúng năng lực, sở trường của người lao động. Trên cơ sở năng lực của bản thân người lao động, các tiêu chuẩn mà DNDL xây dựng thì doanh nghiệp nên mạnh dạn giao công việc cũng như quyền hạn và trách nhiệm cho họ, như vậy họ mới có cơ hội

148

Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng - 20


thể hiện tính độc lập, sáng tạo, tự chủ trong công việc. Tuy nhiên, khi thực hiện đề bạt, thăng tiến phải đảm bảo tính khách quan, công tâm, công khai, dân chủ và người được đề bạt vào vị trí cao hơn phải là người giỏi hơn, có như vậy mới tạo được môi trường làm việc cởi mở, dân chủ, hiệu quả để khuyến khích người lao động NDL phát triển nâng cao KDDL.

Bốn là, hoàn thiện hệ thống nội quy, tăng cường kỷ luật lao động và xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp du lịch

Đây là một trong những vấn đề hết sức quan trọng cần được quan tâm trong công tác quản lý nhân lực của từng DNDL để có thể cung ứng cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất, có chất lượng cao. Muốn vậy, các DNDL cần định hướng và triển khai một số giải pháp sau:

- Cần củng cố và hoàn thiện nội quy lao động theo các nội dung sau: Các điều khoản tuyển dụng; Trật tự doanh nghiệp; Thời gian làm việc và nghỉ ngơi; An toàn lao động và vệ sinh lao động; Các quy định về bí mật kinh doanh, bí mật thông tin doanh nghiệp; Các quy định và quyền lợi của người lao động.

- Kỷ luật lao động là một trong những nội dung quan trọng nhất của hệ thống nội quy lao động của DNDL ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng do đó cần phải quy định rõ các điều khoản vi phạm nội quy và hình thức kỷ luật đi kèm. Nội quy lao động, các điều khoản về kỷ luật lao động cần được các DNDL phổ biến rộng rãi cho toàn thể nhân viên và xử lý thật nghiêm minh mọi trường hợp vi phạm. Làm tốt điều này sẽ khắc phục được tư tưởng duy tình hơn duy lý của văn hóa phương Đông, đảm bảo rèn luyện, nâng cao ý thức của người lao động theo tác phong công nghiệp, hiện đại và hội nhập.

- Lãnh đạo DNDL cùng với trưởng các bộ phận phải thường xuyên giám sát theo dõi mọi hoạt động của người LĐ, phát hiện kịp thời những hiện tượng vi phạm kỷ luật để kịp thời ngăn chặn, xử lý, và nâng cao ý thức tôn trọng kỷ luật của họ. Đối với người lao động vi phạm kỷ luật doanh nghiệp sẽ cắt giảm, trừ tiền thưởng của tháng đó tùy theo hình thức, mức độ vi phạm kỷ luật và hình thức kỷ luật đi kèm. Đây là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức và giữ gìn luật lao động của người lao động trong các DNDL ở thành phố Đà Nẵng hiện nay.

149


KẾT LUẬN


Hiện nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, kinh tế mũi nhọn với tốc độ phát triển nhanh, là cầu nối hữu nghị, là phương tiện hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc của các nước trên thế giới. Có nhiều quốc gia xem du lịch như là một ngành công nghiệp không khói “con gà đẻ trứng vàng” và du lịch phát triển đã tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập, có tính lan tỏa tích cực đến các lĩnh vực khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, NLDL có vai trò quyết định không chỉ đối với sự phát triển của NDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mà còn góp phần tích cực vào thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập trong tình hình mới.

Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của C.Mác về SLĐ, các công trình nghiên cứu về PTNLDL trong và ngoài nước đã được công bố, dưới góc độ nghiên cứu chuyên ngành kinh tế chính luận án đã làm rõ được quan niệm, nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến PTNLDL đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của quá trình phát triển NDL ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng. Ngoài ra, từ các mô hình thực tiễn về PTNLDL của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và một số tỉnh ở Việt Nam, luận án đã rút ra được 4 bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng: (1) Xây dựng chiến lược và tăng cường công tác quy hoạch phát triển nhân lực du lịch; (2) Thực hiện xã hội hóa nguồn vốn, thành lập, sử dụng quỹ đào tạo phát triển nhân lực du lịch; (3) Tạo mối liên kết giữa ba bên trong việc phát triển nhân lực du lịch (nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp); (4) Thực hiện quá trình đào tạo dựa trên năng lực thực hiện, nhu cầu doanh nghiệp và xã hội.

Mặt khác, bằng các số liệu sơ cấp và thứ cấp luận án đã phân tích thực trạng PTNLDL, đánh giá được thành công, hạn chế và nguyên nhân của thành công, hạn chế về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian 2011 - 2017. Nhìn chung, NLDL ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được tăng lên về số lượng, chất lượng (thể lực, trí lực và thái độ) từng bước được nâng lên đảm bảo cơ cấu tương đối hợp lý và cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển của NDL.

150


Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, toàn diện theo hướng phát triển bền vững thì NLDL thành phố Đà Nẵng vẫn còn có nhiều hạn chế như: Số lượng nhân lực chưa đủ, cơ cấu ngành nghề, trình độ chưa hợp lý, thiếu nhân lực chất lượng cao; Chất lượng nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế so với yêu cầu hiện nay của NDL (trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kiến thức, kỹ năng, thái độ); Quy mô ngành nghề, nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch còn chưa tương xứng với xu hướng phát triển của NDL; Cơ chế, chính sách về phát triển nhân lực còn thiếu đồng bộ, chưa tạo được tính đột phá; Chính sách về tạo môi trường, điều kiện làm việc còn nhiều hạn chế nên quá trình thu hút, sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp du lịch chưa khai thác hết khả năng sáng tạo của người lao động.

Để khắc phục được những hạn chế nêu trên và đạt được mục tiêu chung về phát triển NLDL của thành phố đến năm 2030, luận án đã đưa ra dự báo, phương hướng, quan điểm và đề xuất giải pháp chủ yếu là: (i) Xây dựng và hoàn thiện chính sách kinh tế - xã hội để phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng; (ii) Phát triển giáo dục, đào tạo không ngừng nâng cao chất lượng nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng; (iii) Thực hiện tốt các chính sách chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực, cải thiện vóc dáng cho nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng; (iv) Nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí của nhân lực du lịch đối với sự phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững; (v) Đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực du lịch; (vi) Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc tốt để thu hút và sử dụng hiệu quả nhân lực du lịch.

Như vậy, nếu thực hiện đồng bộ các quan điểm và giải pháp nêu trên về PTNLDL thì sẽ có được đội ngũ NLDL “một đại sứ du lịch” có thể lực tốt, có trình độ chuyên môn cao, kiến thức, kỹ năng tốt (kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt...), thái độ tích cực. Đó chính là yếu tố quyết định và trả lời được các câu hỏi đang đặt ra hiện nay đối với NDL: “Làm thế nào để KDL tìm đến Việt Nam đông hơn; ở lại lâu hơn; tiêu tiền nhiều hơn; kể lại những câu chuyện DL thú vị hơn với người thân, với bạn bè một cách hứng khởi, thay vì chê bai, kể xấu; để KDL quay trở lại sớm nhất có thể chứ không phải một đi không trở lại”.

151


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Lê Thị Thanh Huyền (2017), "Quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Sinh hoạt lý luận, 5(146), tr.78-82.

2. Lê Thị Thanh Huyền (2017), "Nhân lực du lịch ở Đà Nẵng - Những vấn đề đặt ra và giải pháp", Tạp chí Lý luận chính trị, (7), tr.74-78.

3. Lê Thị Thanh Huyền (2018), "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và những vấn đề đặt ra", Tạp chí Sinh hoạt lý luận, 3(152), tr.89-94.

4. Lê Thị Thanh Huyền (2018), "Phát triển Nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững: Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, 3(53), tr.13-23.

5. Lê Thị Thanh Huyền (2018), "Phát triển Nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững", Hội thảo quốc tế lần thứ nhất do Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ “Phát triển du lịch ở các tỉnh miền Trung Việt Nam và các nước ESAN theo hướng phát triển bền vững”, Hà Nội, tr.416-444.

6. Lê Thị Thanh Huyền (2019), "Chất lượng nhân lực ở các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (15), tr.149-152.

152


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tài liệu tiếng Việt

1. Báo Dân trí (2015), “Vì sao du lịch Malaysia “hút””?, tại trang https://dulich. dantri.com.vn/du-lich/vi-sao-du-lich-malaysia-hut-khach, [truy cập ngày 10/3/2018].

2. Báo Dân trí (2018), “Nhân lực du lịch: Vừa thiếu, vừa yếu” tại trang https://dantri.com.vn/viec-lam/nhan-luc-du-lich-vua-thieu-vua-yeu- 20180712094221327.htm, [truy cập ngày 10/2/2019].

3. Báo điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), “Đào tạo nhân lực cho du lịch từ nhu cầu doanh nghiệp và xã hội”, tại trang http://baochinhphu.vn/Du-lich/Dao-tao-nhan-luc-cho-du-lich-tu-nhu- cau-DN-va-xa-hoi/363609.vgp, [truy cập ngày 15/4/2019].

4. Báo Nhân dân điện tử (2017), “Quảng Ninh hướng tới mục tiêu trung tâm du lịch hàng đầu khu vực”, tại trang http://nhandan.com.vn/.../du.../ 34704702-quang-ninh-huong-toi-muc-tieu-trung-tam-du-lich, [truy cập ngày 10/3/2018].

5. Báo Sài Gòn giải phóng (2018), “Cần Thơ đón hơn 7,5 triệu lượt khách”, tại trang http://www.sggp.org.vn, [truy cập ngày 10/3/2018].

6. Thái Bình (2007), “Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong hội nhập sâu và toàn diện sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1).

7. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), “Đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội”, Hội thảo quốc gia lần thứ nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), “Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội”, Hội thảo quốc gia lần thứ hai, Hà Nội.

9. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.

10.Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Tổng Cục Du lịch (2015), Báo cáo kỹ thuật: Nghiên cứu khảo sát lực lượng lao động du lịch năm 2015 Khu vực 3 tỉnh Duyên hải miền Trung (Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam), Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ, Hà Nội.

153


11. Ung Thị Nhã Ca (2015), “Thực trạng chất lượng đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học tại trường đại học Tây Đô và khả năng đáp ứng thị trường du lịch ở thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học, (1).

12. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2012), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

13. C.Mác, Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 46, phần II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Phùng Đức Chiến (2008), “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Nhìn từ yêu cầu thực tiễn”, Tạp chí Tài chính Du lịch, (6).

15.Lê Thị Chiên (2018), Nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay, Sách chuyên khảo, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

16. Cục thống kê Đà Nẵng (1997-2016), Niên giám thống kê Đà Nẵng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

17. Phạm Hùng Cường, Võ Hoàng Nhân (2016), “Thu hút khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (9).

18. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam,

Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội.

19. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XXI, Tài liệu lưu hành nội bộ, Đà Nẵng.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Đính (2008), “Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội - Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (8).

22. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

23. Nguyễn Bình Đức (2013), Chất lượng nhân lực trong các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

24. Bùi Thanh Hà (2003), Công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh ở nước ta thời kỳ đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Lê Thanh Hà (Chủ biên) (2009), Giáo trình Quản trị nhân lực, tập 1, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023