Các Yếu Tố Tác Động Tới Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch

lịch. Bởi hầu hết lao động tập trung trong các cơ sở lưu trú, ở đó nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn.

Cơ cấu lao động phân theo vị trí công tác bao gồm: Quản lý kinh tế, nghiệp vụ kỹ thuật, nghiệp vụ du lịch. Căn cứ vào trình độ chuyên môn mà xây dựng các vị trí công tác hợp lý. Mỗi lĩnh vực có những đặc trưng riêng làm cho cơ cấu nhân lực du lịch không đồng đều.

Vì vậy, phát triển cơ cấu nguồn nhân lực du lịch cần phối hợp chặt chẽ các đơn vị kinh doanh DL trong việc xây dựng và kế hoạch đào tạo nhân lực,nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo để đáp ứng được yêu cầu phát triển KT – XH .

1.2.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Có quan niệm cho rằng: “Chất lượng NNL là trạng thái nhất định của NNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL. Chất lượng NNL không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ kinh tế mà còn là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội, bởi lẽ chất lượng NNL cao sẽ tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ hơn với tư cách không chỉ là một nguồn lực của sự phát triển, mà còn thể hiện mức độ văn minh của một xã hội nhất định”.[17]

Chất lượng NNL được thể hiện qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Tình trạng sức khỏe của dân cư:

Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần.

Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khỏe chia thành: thể lực tốt, loại không có bệnh tật gì, thể lực trung bình, thể lực yếu, không có khả năng lao động.

Bên cạnh các chỉ tiêu về trạng thái sức khỏe của người LĐ còn có chỉ tiêu đánh giá tình trạng sức khỏe của một quốc gia như: tỷ lệ sinh thô, tỷ lệ chết thô, tỷ lệ tăng tự nhiên, tuổi thọ trung bình, cơ cấu giới tính, tuổi tác,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

- Trình độ văn hóa của người lao động:

Trình độ văn hóa của người LĐ là sự hiểu biết của người LĐ đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội, biểu hiện thông qua: số lượng người biết chữ và chưa biết chữ; số người có trình độ tiểu học; số người có trình độ phổ thông cơ sở; số người có trình độ phổ thông trung học; số người có trình độ Đại học – Cao đẳng;…

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động:

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người LĐ là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó. Trình độ chuyên môn của người LĐ được đo bằng: tỷ lệ cán bộ trung cấp, tỷ lệ cán bộ Cao đẳng, Đại học, trên Đại học.

Trình độ kỹ thuật của người LĐ thường được dùng để chỉ trình độ của người được ĐT ở các trường kỹ thuật, được trang bị kiến thức nhất định, những khả năng thực hành về công việc nhất định, trình độ kỹ thuật được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu: số lượng ĐT và LĐ phổ thông; số người có bằng kỹ thuật và không có bằng; trình độ tay nghề theo bậc thợ;…

- Chỉ số phát triển con người (HDI):

Chỉ số này được tính bằng 3 chỉ tiêu chủ yếu: tuổi thọ bình quân; thu nhập bình quân đầu người và trình độ học vấn. Như vậy, chỉ số HDI không chỉ đánh giá sự phát triển của con người về mặt kinh tế, còn nhấn mạnh đến chất lượng cuộc sống và sự công bằng, tiến bộ xã hội.

Ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hóa được, người ta còn xem xét chỉ tiêu năng lực phẩm chất của LĐ phản ánh mặt định tính của NNL.

Ngoài ra, còn có cách tiếp cận khác về chất lượng NNL. Chất lượng NNL được đánh giá thông qua các tiêu thức:

- Sức khỏe: thể lực và trí lực.

- Trình độ học vấn; trình độ chuyên môn; trình độ lành nghề.

- Các năng lực phẩm chất cá nhân như: ý thức kỷ luật, tính hợp tác, ý thức trách nhiệm, sự chuyên tâm,…

Tóm lại, để nâng cao chất lượng NNL đòi hỏi các yếu tố sau: có lòng tự trọng và tự tôn dân tộc; có tinh thần trách nhiệm và ý thức cộng đồng; có trình độ chuyên môn vững vàng; có phương pháp và kỹ năng thực hành; sự năng động sáng tạo trong công việc; có ý thức tự giác học hỏi nâng cao trình độ, biết tận dụng mọi cơ hội để mở rộng sự hiểu biết; có sức khỏe tốt để hoàn thành các công việc được giao.

1.2.3. Các yếu tố tác động tới phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Trong quá trình phát triển NNL nói chung và phát triển NNL ngành DL nói riêng chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến các yếu tố chính như sau:

- Phát triển CSHT và khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Sự phát triển về CSHT sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Nước ta đang tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn với nội dung “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và LĐ các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và LĐ nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH, quy hoạch và phát triển nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nông dân nông thôn”, theo đó là quá trình phân công lại LĐ xã hội, góp phần nâng cao chất lượng NNL nói chung và chất lượng NNL DL nói riêng.

Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển DL và đến lượt mình, trình độ phát triển DL sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng và xu thế phát triển của NNL ngành DL.

- Trình độ phát triển của giáo dục ĐT: Giáo dục ĐT là yếu tố cấu thành quan trọng của phát triển NNL. Chất lượng của giáo dục ĐT ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng NNL, thông qua giáo dục ĐT các quốc gia hình thành NNL của mình với trình độ ĐT, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát

triển. Trình độ phát triển của ĐT DL ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của NNL ngành DL.

- Tốc độ gia tăng dân số: Ở những nước đang phát triển, quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng cao chính là lực cản đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển NNL. Tốc độ gia tăng dân số cao gây sức ép lên các cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách xã hội của nhà nước, trong đó có chính sách về giáo dục ĐT và phát triển NNL. Để nâng cao chất lượng NNL cần hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số ở mức hợp lý.

- Các chính sách KT - XH, kế hoạch, qui hoạch, liên kết trong phát triển của địa phương: Các chính sách KT - XH của Nhà nước như: chính sách giáo dục ĐT; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, LĐ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động... đều có tác động trực tiếp đến NNL.

Chính sách KT - XH của Nhà nước không chỉ tạo điều kiện phát triển NNL mà còn hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của NNL thông qua những công cụ điều tiết vĩ mô. Chính sách phát triển DL của Nhà nước tác động đến sự phát triển DL, trong đó chính sách ĐT phát triển NNL ngành DL ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển NNL ngành DL.

- Các nhân tố tác động từ bên ngoài:

+ Toàn cầu hoá

Quá trình toàn cầu hoá đó thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển NNL tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Toàn cầu hóa đó làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau. Khả năng cạnh tranh được quyết định bởi năng lực tạo ra giá trị tăng thêm của các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của mỗi quốc gia và của từng doanh nghiệp. Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ thuộc vào kiến thức và các kỹ năng của lực lượng lao động. Trên thực tế, sự nghiệp giáo dục và ĐT và các kỹ năng của

lực lượng LĐ là vũ khí cạnh tranh quan trọng trong thế kỷ XXI. Đây cũng chính là sức ép trong việc ĐT và phát triển NNL trong ngành DL.

+ Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông

Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đó tạo ra những thay đổi lớn trong các tổ chức và xuất hiện cách thức thực hiện công việc mới. Nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới và phương thức quản lý mới xuất hiện, đòi hỏi người LĐ phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc mới. Những biến đổi trong các tổ chức cũng làm thay đổi vai trò của người lao động, họ có nhu cầu trong việc ra quyết định và thực sự cần thiết trong việc mở rộng hơn các kỹ năng làm việc. Người nhân viên cần bổ sung nhiều hơn các kỹ năng so với trước đây làm việc với cấp bậc tổ chức chậm thay đổi. Những điều này làm thay đổi mạnh mẽ về chất đối với NNL.

+ Xu thế thay đổi về cách thức đi DL và các nhu cầu trong khi đi DL Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được cải thiện vượt bậc

cho phép khách DL rút ngắn thời gian đi lại, tiếp cận đến nhiều điểm đến DL, tạo nên xu thế khách DL rút ngắn thời gian lưu trú tại mỗi điểm DL và thực hiện nhiều chuyến đi DL đến các điểm đến DL khác nhau trong thời gian trong năm.

Các dịch vụ DL được chia thành 2 nhóm chính là nhóm dịch vụ chính (gồm ăn uống và lưu trú) và nhóm dịch vụ bổ sung (nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ, tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá - xã hội...). Cộng với xu thế đi DL nhiều lần trong năm thì khách DL ngày càng có nhu cầu nhiều hơn với các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ bổ sung. Những thay đổi của “cầu DL” đó làm thay đổi “cung DL” và qua đó tác động trực tiếp, làm thay đổi sự phát triển của NNL ngành DL.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HÀ NỘI (TỪ NĂM 2008)


Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở HÀ NỘI 1

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở HÀ NỘI HIỆN NAY


2.1 . Khái quát về ngành du lịch Hà Nội

Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và của Bắc Bộ nói riêng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chiếm khoảng 30% lượng khách đến Việt Nam. Với lợi thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, khách du lịch nội địa đến Hà Nội ở vị trí hàng đầu cả nước. Hà Nội còn là trung tâm tiếp nhận và phân phối khách du lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và các vùng, miền khác trên lãnh thổ Việt Nam cũng như tới các nước trong khu vực.

2.1.1. Tài nguyên du lịch Hà Nội.

Từ lâu, Hà Nội trở thành điểm đến thu hút du khách quốc tế lớn nhất cả nước bởi vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, thanh lịch. Hà Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, Hà Nội có hệ thống hồ đẹp, tạo nên giá trị cảnh quan rất riêng của Hà Nội: như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Quan Sơn, Suối Hai, đầm Vân Trì...đặc biệt Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, lễ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, ngoài ra, hệ thống các văn bia tiến sĩ thời Lê Mạc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO. Do vậy, Hà Nội luôn được du khách quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn.

Điều này càng có ý nghĩa khi diện tích của Hà Nội được mở rộng gấp 3,6 lần diện tích cũ, với dân số hơn 6.5 triệu người, mở ra nhiều tiềm năng cho ngành du lịch. Với gần 5.000 di tích, trong đó 803 di tích đó được xếp

hạng, đứng đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử, hội đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, di tích lịch sử, tâm linh... Ngoài ưu thế về các di tích, danh thắng lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến, Hà Nội đang nổi lên là địa điểm lý tưởng cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí.

Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm nhiều khu điểm du lịch đặc sắc phục vụ khách. Hà Nội hiện có một số khu du lịch sinh thái chất lượng phục vụ tương đối tốt là Tản Đà, Ao Vua, Khoang Xanh-Suối Tiên, Asian. Ngoài ra còn có thêm một số khu du lịch vui chơi giải trí như Thiên đường Bảo Sơn (Hoài Đức), Việt Phủ Thành Chương, Công viên nước Hồ Tây… có quy mô khá lớn đó đi vào hoạt động.

Hà Nội cũng là nơi tập trung hệ thống cơ sở văn hoá, thông tin của cả nước như trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà hát lớn, các bảo tàng lớn; các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như nhà hát chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước.

Từ mấy năm nay, Hà Nội luôn được một số tạp chí Du lịch uy tín hàng đầu Thế giới như Travel and Leisure (Mỹ), Smart Travel Asia (HKG) tổ chức bình chọn và đạt danh hiệu Top 10 điểm đến Du lịch hấp dẫn nhất Châu Á.

2.1.2. Về Giao Thông:

Là Thủ đô nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc, nối giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt.

Ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên. Từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều nước Châu Âu. Các bến xe phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là đầu mối tập trung ô tô chở

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí