đối tượng phục vụ là khách hàng với nhu cầu rất đa dạng. Chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng, tay nghề của người LĐ mà còn phụ thuộc vào thái độ làm việc của họ. Chính điều này đã làm cho yếu tố con người trở thành nguồn lực cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành. Do đó, ở hầu hết các quốc gia hiện nay, đều đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các chính sách, biện pháp nhằm phát triển có hiệu quả NNL quan trọng này.
Thứ hai: NNL quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Trong ngành DL, sự đánh giá chất lượng dịch vụ của khách hàng thường chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình giao tiếp giữa khách hàng với nhân viên phục vụ. Mỗi cử chỉ, hành động, lời nói của nhân viên tạo ra cho khách hàng một cảm nhận, một đánh giá về chất lượng phục vụ. Thái độ, kỹ năng phục vụ của nhân viên nhà hàng chỉ bộc lộ rõ trong quá trình khách tiêu dùng sản phẩm, khó ngăn ngừa trước được các “khuyết tật” của sản phẩm. Đặc trưng này chứng tỏ rằng, chất lượng NNL tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của mỗ doanh nghiệp nói riêng và chất lượng dịch vụ của ngành DL nói chung. Điều này càng nhấn mạnh vai trò của việc phát triển NNL, đặc biệt là nguồn LĐ trực tiếp trong ngành DL.
Thứ ba: NNL tiếp tục đưa ngành DL phát triển trong thời đại khoa học công nghệ và toàn cầu hóa. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống KT – XH, cùng với đó là quá trình toàn cầu hóa đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nước phát triển được nhiều ngành, trong đó DL được coi là ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng nhất.
Một trong những điểm khác biệt tạo nên đặc điểm riêng có của ngành DL ở mỗi quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa đó là thái độ phục vụ của nhân viên trong các đơn vị kinh doanh DL, khả năng đáp ứng sự thỏa mãn
trong việc tiêu dùng các sản phẩm DL của khách hàng bởi vì nhu cầu của con người vô cùng phong phú, đa dạng và không ngừng tăng lên. Có thể nói, để đảm bảo khả năng cạnh tranh hiệu quả trong ngành DL và đảm bảo cho sự phát triển bền vững, các nước phải nhanh chóng giải quyết một cách có hiệu quả việc phát triển NNL đặc biệt là NNL chất lượng cao.
Tóm lại, việc nhận thức đủ tầm quan trọng của người LĐ trong hoạt động thực tiễn của ngành DL, sự đầu tư, quan tâm đúng mức tới công tác nhân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vấn đề đặt ra đối với ngành DL là thu hút và duy trì được những người LĐ có năng lực, trình độ, thái độ làm việc phù hợp, lựa chọn đúng người đúng việc để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp DL muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, cần phải nhận thức rõ hơn vai trò của việc phát triển NNL, đặc biệt là NNL trực tiếp, đồng thời cần phải làm tốt công tác quản trị NNL. Phát triển NNL trong ngành DL nhằm tạo ra những chính sách, chiến lược kịp thời và phù hợp. Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố con người luôn đóng vai trò quyết định tới sự thành công. Một địa danh DL đẹp nhưng ở đó con người không thân thiện, thiếu ý thức bảo vệ cộng đồng… thì nơi đó không thể nào có sự phát triển bền vững. Do đó, cách ứng xử có văn hóa là điều tối cần thiết trong việc phát triển DL và văn hóa DL, củng cố và nâng cao giá trị văn hóa và hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam.
1.4. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
1.4.1. Nhu cầu về số lượng nhân lực
Bảng 1.1: Dư ̣ bá o nhu cầu nguồn nhân lưc
năm 2020
du lic̣ h trưc
tiếp đến
Đơn vị: Nghìn người
Chỉ tiêu | Năm 2010 | Năm 2015 | % tăng TB cả giai đoaṇ | Năm 2020 | % tăng TB cả giai đoaṇ | |
Tổng số | 418.250 | 620.100 | 9,6 | 870.300 | 8,1 | |
1 | Theo liñ h vưc̣ | |||||
1.1 | Khách sạn, nhà hàng | 207.600 | 312.100 | 10,1 | 440.300 | 8,2 |
1.2 | Lữ hành, vâṇ chuyển | 65.800 | 92.700 | 8,2 | 128.000 | 7,6 |
1.3 | Dịch vụ khác | 146.200 | 215.300 | 9,4 | 302.000 | 8,1 |
2 | Theo trình đô ̣ đào taọ | |||||
2.1 | Trên đaị hoc̣ | 1.450 | 2.400 | 13,1 | 3.500 | 9,2 |
2.2 | Đaị hoc̣ , cao đẳng | 53.800 | 82.400 | 10,6 | 113.500 | 7,5 |
2.3 | Trung cấp và tương đương | 78.200 | 115.300 | 9,5 | 174.000 | 10,2 |
2.4 | Sơ cấp | 98.700 | 151.800 | 10,7 | 231.000 | 10,4 |
2.5 | Dưới sơ cấp (học nghề tại chỗ) | 187.450 | 268.200 | 8,6 | 348.300 | 5,9 |
3 | Theo loaị lao đôṇ g | |||||
3.1 | Lao đôṇ g quản lý | 32.500 | 56.100 | 14,5 | 83.300 | 9,7 |
3.2 | Lao đôṇ g nghiêp̣ vu ̣ | 387.100 | 564.000 | 9,2 | 787.000 | 7,9 |
1) Lễ tân | 37.200 | 51.000 | 7,4 | 69.500 | 7,2 | |
2) Phục vụ buồng | 48.800 | 71.500 | 9,3 | 98.000 | 7,4 | |
3) Phục vụ bàn, bar | 68.400 | 102.400 | 9,9 | 153.000 | 9,8 | |
4) Chế biến món ăn | 35.700 | 49.300 | 7,6 | 73.400 | 9,7 | |
5) Hướ ng dâñ | 20.600 | 30.800 | 9,9 | 45.000 | 9,2 | |
6) VPDL, ĐL lữ hà nh | 31.100 | 52.600 | 13,8 | 81.400 | 10,9 | |
7) Nhân viên khá c | 145.300 | 206.400 | 8,4 | 266.700 | 6,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình - 4
- Khái Niệm Ngành Du Lịch Và Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Khái Niệm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Một Số Bài Học Rút Ra Cho Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Ninh Bình.
- Hình Thành Các Sản Phẩm Du Lịch Chủ Yếu Gắn Với Hệ Thống Di Tích, Khu, Điểm Du Lịch Và Giải Trí
- Doanh Thu Và Nộp Ngân Sách Của Ngành Du Lịch Ninh Bình Giai Đoạn Từ 2005 -2012
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Nguồn: Viên
Nghiên cứ u Phá t triển Du lịch.
Theo dự báo của Viên Nghiên cứ u Phát triên̉ Du lic̣ h , đến năm 2015
(theo Bảng 1.1) ngành du lịch Việt Nam cần tới 620.100 nghìn lao đôn
g trưc
tiếp trong tổng số 2,2 triêu
viêc
làm do du lic̣ h tao
ra và đến 2020 tương ứ ng
sẽ cần 870.300 nghìn lao đôn
g trưc
tiếp trong tổng số 3 triêu
viêc
làm do du
lịch tạo ra . Nhu cầu nhân lưc
theo cơ cấu trình đô ̣đào tao
, lĩnh vực ngành
nghề từ ng loaị lao đôn
g ở từ ng giai đoan
rất khác nhau tùy thuôc
vào yêu cầ u
tăng trưởng ở từ ng lin
h vưc
. Hiện nay, cả nước có trên 1,3 triệu lao đôṇ g du
lịch và liên quan , chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước, trong đó có
khoảng 420.000 lao động trực tiếp làm viêc
trong các c ơ sở dịch vụ du lịch .
Cơ cấu lao đôṇ g ngành với 42% được đào tạo về du lịch, 38% đươc đào tạo từ
các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy ma
chỉ qua huấn luyện tại chỗ. Sự phân bố lao đôṇ g giữa các lin
h vực, vùng miền
cũng chưa phù hợp. Số lao đôṇ g cần có chuyên môn , kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu; số lao đôṇ g chưa đáp ứng yêu cầu laị dư thừa.
Nhu cầu theo lĩnh vực kinh doanh: Nhu cầu lao động trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2015 cần 207.600 lao động chiếm 50,3%, năm 2020 cần 440.300 lao động chiếm 50,6%.
Nhu cầu lao động theo chuyên môn nghiệp vụ: Nhu cầu về lao động quản lý năm 2015 là 56.100 tăng 14,5% giai đoạn 2011 - 2015, năm 2020 là
83.000 giảm xuống 9,7% nhưng vẫn tăng hơn mặt bằng chung. Nhu cầu lao động du lịch, đại lý lữ hành tăng mạnh trong giai đoạn 2011 - 2015, năm 2020 là 83.300 giảm xuống 9,7% nhưng vẫn tăng hơn mặt bằng chung. Nhu cầu lao động du lịch, đại lý lữ hành tăng mạnh trong giai đoạn 2011 - 2015, sau đó giảm xuống 10,9% trong giai đoạn 2016 - 2020, lao động nghiệp vụ buồng, bàn, bar cũng tăng cao hơn mặt bằng chung.
Như vây
, nhu cầu lao đôn
g du lic̣ h ở tất cả các lin
h vưc
, ngành nghề,
loại lao động đều tăng trong thời gian tới . Bứ c tranh tổng thể về nhu cầu nhân
lưc
cho thấy hàng năm cần đào tao
bổ sung ở tất cả các ngành nghề du lic̣ h để
đáp ứ ng yêu cầu phát triển . Tuy nhiên, để đáp ứng đúng yêu cầu đó đòi hỏi
nhân lưc
du lic̣ h không chỉ đươc
đào tao
đủ về s ố lượng mà phải đáp ứng yêu
cầu về chất lươn
g , tứ c cần có trình đô ̣kiến thứ c , kỹ năng quản lý điều hành ,
kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn , ngoại ngữ cũng như phẩm chất , thái độ nghề
nghiêp
phù hơp.
1.4.2. Nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực
Khi chuyển dic̣ h theo xu hướng phát triển bền vững coi tron
g chất
lươn
g dic̣ h vu ̣với hàm lươn
g giá tri ̣gia tăng cao thì đòi hỏi đôi
ngũ lao đông
quản lý và lao động nghiệp vụ phải thực sự chuyên nghiệp . Do vậy, nhu cầu
nhân lưc
đươc
đào tao
cơ bản , đào tao
chuyên sâu kỹ năng bâc
cao sẽ rất lớn .
Số liệu dự báo ở Bảng 1.1 cho thấy nhu cầu đào tạo ở trình độ trên đại học là
2.400 nghìn người tăng 13,1% giai đoạn 2011-2015 và 3.500 nghìn người tăng 9,2% giai đoạn 2016-2020; tương tự nhu cầu cần đạo tạo trình độ trung cấp là 115.300 nghìn tăng 9,5%/năm giai đoạn 2011-2015 sau đó tăng mạnh hơn ở mức 10,2%/năm giai đoạn 2016-2020. Nhu cầu đào tạo trình độ cao đẳng và đại học tăng cao 10,6%/năm giai đoạn 2011-2015 song sẽ tăng nhẹ
hơn ở mức 7,5%/năm giai đoạn tiếp theo. Khi xu hướng du khách mong đơị ngày càng cao về chất lượng dic̣ h vu ̣và mức độ tinh tế thì đòi hỏi nhân lưc̣
phải có kỹ năng trau chuốt , chuyên nghiêp
hơn, đươc
đào tao
bà i bản và thưc
hiên
thao tác thành thuc
hơn . Chính vì vậy phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao và có tính chuyên nghiệp là một nhu cầu bứ c xúc.
1.5. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của một số tỉnh, thành phố trong nước
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của một số tỉnh, thành phố trong nước
1.5.1.1. Tỉnh Khánh Hoà
Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp
nhất thế giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Tháp Ponagar, thành cổ Diên Khánh, các di tích của nhà bác học Yersin…. Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm DL lớn của Việt Nam.
Ngoài vị thế là một trung tâm DL lớn Nha Trang (Khánh Hòa) gần đây đã trở thành điểm đến của nhiều sư kiện lớn của Việt Nam và Thế Giới như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010... cùng với Festival Biển (Nha Trang) được tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá DL Khánh Hòa với Thế giới.
Công tác đào tạo NNL DL của tỉnh Khánh Hòa đã gặt hái được nhiều thành công, đáp ứng được yêu cầu về số lượng và bước đầu tăng dần tỷ trọng LĐ lành nghề, có nghiệp vụ chuyên môn về DL. Từ năm 2001 đến nay, tỉnh đã ĐT được hơn 900 cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong ngành. Bên cạnh đó, các trường trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng trong tỉnh thực hiện chương trình giảng dạy lồng ghép giới thiệu văn hóa DL khánh Hòa ở các bộ môn khoa học xã hội của trường, tổ chức ĐT các lớp ngắn hạn và dài hạn chuyên ngành DL với gần 3.000 học viên. Các cơ sở kinh doanh DL, đặc biệt là các cơ sở cấp cao xếp hạng từ 3 sao trở lên đã chủ động có kế hoạch ĐT tại chỗ, hoặc hợp đồng với các trường tổ chức các lớp ĐT theo nhu cầu phát triển của đơn vị. Năm 2003, số lượng cán bộ công nhân viên phục vụ trong ngành DL của tỉnh Khánh Hòa là 4.354 người. Đến năm 2007, là 8.900 người (trong đó, học viên được đào tạo chuyên ngành DL trong các trường, viện, trung tâm của tỉnh Khánh Hòa là 1.809 học viên). Năm 2010, ngành DL Khánh Hòa đón 1.500.000 lượt khách, nhu cầu LĐ trực tiếp là 13.500 người.
1.5.1.2. Tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh phía Đông Bắc của Tổ quốc. Với diện tích
6.100 km2, có 3 cửa khẩu quốc gia và quốc tế, được thiên nhiên ưu đãi nhiều nhiều cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long; nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Cô Tô; gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật như Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, đình Quan Lạn..., Quảng Ninh có nhiều lợi thế so với các địa phương khác để phát triển kinh tế, cả công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Vì vậy, phát triển du lịch vẫn là hướng đi lâu dài của tỉnh, với lợi thế "trời cho" ấy, Quảng Ninh đã đầu tư cơ bản cả nhân lực và vật lực, mới đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là phát triển ngành du lịch.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng của Chính phủ, các chính sách phát triển DL, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến và nâng cao chất lượng phục vụ, DL Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh.
Theo thống kê, tốc độ tăng trung bình của khách DL đến Quảng Ninh là 14,4%/năm; tăng trưởng của doanh thu DL là 37%/năm. Số lượng phòng năm 2008 của Quảng Ninh đạt trên 12.000 phòng, công suất sử dụng đạt trên 48%. Nếu như năm 2000, lượng khách DL quốc tế đến Quảng Ninh mới chỉ đạt trên
544.000 lượt khách, bằng 25,4% so với lượng khách của cả nước thì đến năm 2009, Quảng Ninh đã đón trên 2.746 triệu lượt khách, bằng 71,9% lượng khách DL quốc tế so với cả nước. Điều này khẳng định, Quảng Ninh là một trong những điểm DL thu hút nhiều khách quốc tế nhất Việt Nam.
Những kết quả trên xuất phát từ những quyết sách đúng đắn của các cơ sở ban ngành của tỉnh. Tỉnh Quảng Ninh đã xác định nguồn nhân lực ngành Du lịch là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được tỉnh quan tâm đầu tư ở mức cao như:
ngành Du lịch của tỉnh đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn như: Khoa Du lịch Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Trường Đại học kinh tế và Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội… mở các lớp sát với nhu cầu thực tế. Qua đó, đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ LĐ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh DL Quảng Ninh trong thời gian qua. Ngoài ra, một số cơ sở kinh doanh cao cấp xếp hạng từ 4 sao trở lên đã hợp tác cùng mời chuyên gia nước ngoài về ĐT tại chỗ cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp, nâng cao trìn độ nghiệp vụ cho họ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêu chuẩn về tay nghề của LĐ trực tiếp trong doanh nghiệp mình.
1.5.1.3. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi. Khí hậu quanh năm dễ chịu, ấm áp, ít có thiên tai và biến động thời tiết bất thường. Địa hình đa dạng, cho phép tổ chức được nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, mở ra những triển vọng lớn về phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng. Là vùng đất được thiên nhiên ban tặng một địa hình thật kỳ vĩ, độc đáo với nhiều núi Lớn, bãi Sau, bãi Dâu, bãi Dứa; những di tích lịch sử, tôn giáo; rừng nguyên sinh; nguồn suối khoỏng núng. Bên cạnh những tiền năng về thiên nhiên, Bà Rịa - Vũng Tàu có những dấu ấn nhân văn đặc sắc, với 31 di tích lịch sử được xếp hạng, bao gồm các di tích lịch sử, di tích cách mạng và di tích kiến trúc. Các lễ hội văn hóa cổ truyền của Bà Rịa - Vũng Tàu đã góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của địa phương.
Để khai thác phát triển tiềm năng du lịch, khu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện các chính sách quy hoạch và phát triển, trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, đáp ứng nhu cầu lao động, giải trí