Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch Ở Hà Nội Hiện Nay

Biểu đồ 2.4: Trình độ ngoại ngữ tháng 3 năm 2013

Đơn vị: %


Chứng chỉ A Chứng chỉ B Chứng chỉ C ĐH -CĐ

Chưa qua đào tạo

26.7 23.8





25.2 7.9

16.4


Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 3 – 2013

Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy, số LĐ có trình độ ngoại ngữ chiếm tỷ lệ tương đối cao. Số LĐ có chứng chỉ A về ngoại ngữ là 26,7%, chứng chỉ B là 23,8%, chứng chỉ C chiếm 16,4%. Tuy nhiên, với thực trạng về trình độ ngoại ngữ của NNL DL Hà Nội hiện nay vẫn chưa tương xứng với hoạt động DL cũng như tiềm năng DL của thành phố. Số LĐ chưa qua ĐT về ngoại ngữ chiếm tới 25,2%, trình độ ngoại ngữ ĐH – CĐ chỉ chiếm 7,9%. Trong khi đó, cơ cấu về ngôn ngữ lại chưa hợp lý, khách DL quốc tế tới Hà Nội ngày càng đa dạng, đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng ngoại ngữ của LĐ DL Hà Nội chủ yếu là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Hàn. Đây là một hạn chế về trình độ ngoại ngữ của LĐ trực tiếp trong ngành DL của thành phố.

2.2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội hiện nay

2.2.2.1 Tình hình đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội

* Hệ thống đào tạo nhân lực ngành du lịch Hà Nội

Trong những năm gần đây, công tác ĐT NNL ngành DL ở Hà Nội đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, NNL chủ yếu được cung cấp từ một số trường ĐT chuyên ngành và thông qua

các lớp ĐT bồi dưỡng tại chỗ do ngành phối hợp với các đơn vị ĐT tổ chức cho LĐ của các đơn vị, khả năng đáp ứng nhu cầu công việc thực tế của NNL này còn hạn chế về kỹ năng làm việc và kinh nghệm thực tế.

* Tổ chức đào tạo nhân lực

Đến nay, toàn thành phố đã thực hiện xong quy hoạch cán bộ (cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ quản lý DN) theo sự chỉ đạo của ban tổ chức Thành ủy, công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp quản lý được duy trì đều đặn hàng năm; chế độ tiền lương, sắp xếp quản lý LĐ được triển khai kịp thời góp phần tạo điều kiện cho cở sở quản lý tốt LĐ. Công tác ĐT được chú trọng, hàng năm đã tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ tiếng Anh cho nhiều cán bộ, viên chức của Sở.

Bên cạnh đó, Sở DL cũng phối hợp với các đơn vị trong ngành DL, các DNDL với tổng cục DL,…tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và chế biến món ăn phục vụ khách DL…. Tham gia giảng dạy là các giảng viên có kinh nghiệm lâu năm của khoa DL Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, khoa DL Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường Cao đẳng DL Hà Nội,…mời chuyên gia của Tổng cục DL về tập huấn quy hoạch, kỹ năng nghề,…

Phân tích, đánh giá điều kiện tổ chức đào tạo, chất lượng ĐT và cơ cấu ngành nghề ĐT nhân lực so với nhu cầu thực tế phát triển của ngành (yêu cầu của người sử dụng LĐ qua đào tạo):

- Việc ĐT NNL của các cơ sở ĐT còn chưa sát với nhu cầu thực tế của người sử dụng LĐ, mà chủ yếu ĐT theo nhu cầu của người học.

- Việc học đi đôi với hành tại các cơ sở ĐT còn hạn chế dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường thiếu thực tế chưa làm được việc ngay.

- Cơ cấu ĐT ngành nghề còn chưa phù hợp dẫn đến tình trạng khủng hoảng thiếu hoặc thừa về NNL chuyên môn.

Đánh giá các hình thức tổ chức đào tạo, mối liên kết giữa cơ sở ĐT và cơ sở sử dụng nhân lực qua đào tạo:

- Việc liên kết giữa các cơ sở ĐT ĐT với nhau và giữa các cơ sở ĐT với đơn vị sử dụng LĐ cần được khuyến khích tạo điều kiện phát triển để các cơ sở ĐT NNL theo địa chỉ tránh tình trạng ĐT tràn lan, gây lãng phí tiền của, thời gian.

- ĐT bồi dưỡng tại chỗ rất phù hợp với điều kiện của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Nó vừa đảm bảo cho sự ổn định NNL vừa xuất phát từ nhu cầu thực tế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của người LĐ đối với người sử dụng LĐ trong từng giai đoạn cụ thể.

- Tổ chức đào tạo nhân lực theo cấp trình độ

Công nhân kỹ thuật các cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) được thể hiện chi tiết tại bảng số liệu sau về hiện trạng LĐ theo trình độ đào tạo


Bảng 2.5: Hiện trạng LĐ theo trình độ ĐT qua các năm


Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

2013

I. Tổng số (Người)

16.400

16.816

17.110

17.957

18.500

18.550

Phân theo trình độ đào tạo

1. Chưa qua đào tạo

7.245

7.361

7.504

8.265

8.490

8.080

2. ĐT ngắn hạn

2.400

2.420

2.420

2.450

2.500

2.680

3. Sơ cấp nghề

2.250

2.270

2.290

2.327

2.350

2.350

4. Công nhân kỹ thuật

1.130

1.160

1.170

1.190

1.200

1.200

5. Trung cấp nghề

1.100

1.130

1.150

1.120

1.300

1.400

6. Cao đẳng nghề

1.100

1.170

1.180

1.200

1.220

1.220

7. Trung cấp chuyên nghiệp

490

522

600

600

620

750

8. Cao đẳng

350

400

406

410

420

450

9. Đại học

335

383

390

395

400

420

10. Trên Đại học







II. Cơ cấu (%)

1. Chưa qua đào tạo

81,95

78,65

77,41

78,74

76,35

71,11

2. ĐT ngắn hạn

6,25

6,16

5,91

5,66

5,88

7,95

3. Sơ cấp nghề

3,91

3,96

4,08

4,11

4,12

4,09

4. Công nhân kỹ thuật

2,03

2,35

2,39

2,39

2,35

2,34

5. Trung cấp nghề

1,56

1,91

2,11

1,51

3,53

4,68

6. Cao đẳng nghề

1,56

2,49

2,53

2,51

2,59

2,57

7. Trung cấp chuyên nghiệp

1,41

1,79

2,81

2,51

2,59

4,09

8. Cao đẳng

0,78

1,47

1,49

1,38

1,41

1,75

9. Đại học

0,55

1,22

1,27

1,19

1,18

1,40

10. Trên Đại học







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội hiện nay - 8

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và DL Hà Nội


51

Đây là đối tượng đang thiếu đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Đối tượng này trong thời gian qua ĐT còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Cần tăng cường ĐT nâng cao năng lực thực tiễn để các đối tượng này khi ra trường là làm việc được ngay. Đối tượng này chủ yếu được ĐT tại chỗ, trong thời gian qua ngành đã phối hợp với các cơ sở ĐT tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các lớp sơ cấp nghề cho hàng ngàn LĐ thuộc các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Trung cấp chuyên nghiệp: Đối tượng này chủ yếu được ĐT tại các trường đào tạo. Hầu hết người sử dụng LĐ tuyển dụng và sử dụng những người đã được ĐT mà rất hạn chế gửi LĐ đi ĐT tại các trường, đây là hạn chế rất lớn trong chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người LĐ của các đơn vị.

Đại học, cao đẳng và cao hơn: Đây cũng là đối tượng mà người sử dụng LĐ chủ yếu tuyển chọn những sinh viên đã được ĐT hầu như không gửi đi học (trừ trường hợp đó là con, em ruột người sử dụng LĐ). Đối tượng này chủ yếu tham gia quản lý tại các đơn vị.

Tổ chức đào tạo nhân lực theo các nhóm ngành nghề chính

Các nhóm ngành nghề của công nhân kỹ thuật: Nhóm ngành nghề này trong thời gian qua hầu như chỉ được tổ chức ĐT theo kế hoạch ĐT của các trường đào tạo, việc ĐT tại chỗ và gửi đi ĐT hầu như chưa được các đơn vị triển khai thực hiện.

Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ kỹ thuật và chuyên gia: Đối tượng này trong thời gian qua chủ yếu được ĐT tại chỗ hoặc liên kết với các cơ sở ĐT để tổ chức đào tạo.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý: Đây là đối tượng được ĐT với tỷ lệ rất thấp chủ yếu thông qua các dự án và hệ thống DN vừa và nhỏ.

Hình thức tổ chức đào tạo

Hà Nội ngày càng quan tâm tới công tác ĐT NNL đặc biệt là NNL trong ngành DL với hình thức ĐT phong phú và đa dạng:

- Theo nơi ĐT: ĐT nội bộ (trong ngành, trong DN); ĐT tại các cơ sở ĐT khác ở trong nước.

- Theo phương thức ĐT: Tại chức, tại chỗ (vừa học vừa làm); tập trung ngắn hạn; tập trung dài hạn; ĐT từ xa.

2.3.1.3 Hiện trạng quản lý nhà nước và cơ chế, chính sách phát triển nhân lực của ngành du lịch Hà Nội

Hệ thống quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực

Hệ thống tổ chức QLNN về phát triển NNL ngành DL ở nước ta đã từng bước được hình thành. Trước năm 2007, với tư cách là cơ quan QLNN về DL ở Trung ương, Tổng cục DL đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và ĐT và Bộ LĐ - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề) thực hiện chức năng QLNN về phát triển NNL ngành DL trong cả nước.

Công tác QLNN về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành DL được tăng cường thông qua việc xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về GD - ĐT được Tổng cục DL (nay là Bộ VH,TT&DL) cụ thể hóa cho phù hợp với ngành, như quy chế tổ chức và hoạt động của các trường cao đẳng, trung học nghiệp vụ DL trực thuộc Tổng cục DL; các quy định về tiêu chuẩn hướng dẫn viên DL quốc tế, tiêu chuẩn nhân viên phục vụ KS,... đã tổ chức xây dựng chương trình khung trung học chuyên nghiệp ngành DL, tập huấn và triển khai quy trình ĐT lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực LĐ của ngành. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo được tiến hành đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục theo quy định tại Quyết định 27/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các quy định tại các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan. Công tác kiểm tra, thanh tra ĐT DL bước đầu được quan tâm, đã tiến hành thanh tra việc sử dụng và cấp văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp. Hàng năm đều tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác tuyển sinh.

Chính vì vậy, vai trò của Bộ VH,TT&DL - Tổng cục DL đối với QLNN về ĐT cũng như phát triển NNL ngành DL, nếu xét trên góc độ các cơ quan

quản lý theo ngành dọc, cũng còn nhiều hạn chế (mới chỉ phát huy vai trò của cơ quan chủ quản của các trường trực thuộc, chưa phát huy được thế mạnh của vai trò quản lý ngành).

Hệ thống văn bản QLNN về đào tạo, phát triển NNL ngành DL được xây dựng từ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN ở cấp Trung ương, địa phương; các văn bản quy định, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo, các bên tham gia vào phát triển NNL; các văn bản về chiến lược, quy hoạch như chiến lược giáo dục, chiến lược DL; các văn bản quy định chi tiết các hành vi, hoạt động của các đối tượng chịu sự QLNN như hoạt động tổ chức đào tạo, tuyển sinh, công nhận tốt nghiệp; học phí, lệ phí…. Các văn bản quy định và hệ thống chính sách chủ yếu gồm: Luật Giáo dục, Luật DL và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Mặc dù có nhiều luật và các chiến lược đang được xây dựng và hoàn chỉnh nhưng thiếu các văn bản hướng dẫn thực thi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai áp dụng trong thực tiễn.

Do nhận thức của người sử dụng LĐ trên địa bàn thành phố còn hạn chế nên việc tạo điều kiện cho người LĐ tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ do ngành tổ chức còn rất hạn chế.

Các chế tài trong việc kiểm tra xử lý các vi phạm trong sử dụng nhân lực không có trình độ chuyên môn tại các đơn vị kinh doanh còn chưa rõ ràng, cụ thể là nguyên nhân làm cho nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh không quan tâm đến việc ĐT nhân lực.

Hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

Hệ thống chính sách về phát triển NNL ngành DL bao gồm: Chính sách về quản lý phát triển DL: quy định những tiêu chuẩn nghề nghiệp DL, chương trình ĐT chuyên ngành; Chính sách về giáo dục, ĐT DL: về cơ sở ĐT DL, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giáo viên, chế độ đối với giáo viên và người học, học phí; Chính sách về LĐ DL: quy định chế độ làm việc, thời gian làm

việc, chế độ bảo hiểm, tiền lương, ĐT nghề. Hệ thống này được ban hành chủ yếu ở cấp Trung ương.

2.2.2.2 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội

Theo thống kê của Sở VH - TT & DL Hà Nội, hàng năm có khoảng hơn

4.300 học viên tốt nghiệp trong tất cả các cấp bậc (ĐH, CĐ, trung cấp, dạy nghề và ĐT ngắn hạn) về chuyên ngành DL và hàng ngàn học viên tham gia các khoá ĐT chứng chỉ ngoại ngữ, các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành DL,… Nhưng số LĐ tốt nghiệp các khóa ĐT chính quy này vẫn còn hạn chế, thiếu tính kế hoạch.

Theo điều tra thực tế, có 145 LĐ trong tổng số 200 LĐ được điều tra trải qua lớp ĐT chuyên ngành DL, chiếm 72,5% (trong đó kể cả các bậc ĐH, CĐ, trung hoc chuyên nghiệp, sơ cấp). Đây là con số khả quan trong công tác ĐT và sử dụng nguồn lực quan trọng này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần giải quyết tốt 27,5% số LĐ còn lại tránh tình trạng cung lớn hơn cầu gây tổn thất chi phí cho xã hội.

Để đáp ứng nhu cầu chất lượng LĐ ngày càng cao về trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp trong công việc, 87,62% LĐ trực tiếp trong các CSLT được hỏi muốn nâng cao trình độ tay nghề, chỉ có 12,38% LĐ hoặc không có ý kiến hoặc không muốn đầu tư nâng cao trình độ tay nghề của mình. Nhóm LĐ này thường rơi vào những LĐ làm việc trong các DN nhỏ như: nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ,…hay LĐ làm việc trong các bộ phận tạp vụ, kho bãi, bảo vệ,…

Trong xu thế hội nhập và phát triển, DL trở thành ngành công nghiệp không khói, ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước nói chung và của TP Hà Nội nói riêng. Nhiều DN mới được thành lập, tạo nhiều công ăn việc làm hơn cho người LĐ. Đồng thời, cũng có sự cạnh tranh tích cực từ phía các DN trong công tác đáp ứng các dịch vụ cung ứng sản phẩm DL của mình. Điều này đòi hỏi các DN phải có tiêu chuẩn tuyển dụng riêng cho từng bộ phận để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển DL của thành phố.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí