Trong hoạt động DL, từ phía “cung DL” có nhiều thành phần tham gia vào hoạt động phục vụ khách DL là:
+ Tại các đầu mối giao thông: Các hoạt động phục vụ khách DL đi qua bằng phương tiện giao thông đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển để đến điểm DL của họ được tổ chức tại hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù như: sân bay, nhà ga, mạng lưới đường xá, cảng, các kho nhiên liệu, các phương tiện máy móc và sửa chữa,… Các dịch vụ và phương tiện phục vụ khách DL bao gồm: nhà hàng, quầy bar, cơ sở lưu trú, ngân hàng, viễn thông, các cửa hàng bán lẻ, của hàng sách…, và hoạt động của một số cơ quan QLNN liên quan đến phục vụ khách DL như: biên phòng, xuất nhập cảnh, hải quan cũng được tổ chức tại đây.
+ Tại điểm đến DL:
- Hoạt động của các doanh nghiệp phục vụ DL tuyến trước hay các doanh nghiệp có giao dịch trực tiếp với du khách bao gồm: Dịch vụ lưu trú - KS , nhà nghỉ, khu nghỉ mát; dịch vụ ăn uống - nhà hàng, quán Bar; dịch vụ vui chơi giải trí - các phương tiện thể thao, rạp hát, sòng bạc, công viên giải trí, viện bảo tàng, các sự kiện và hoạt động lễ hội; dịch vụ lữ hành, vận chuyển-các hãng lữ hành, phòng bán vé hàng không, xe tuyến, tàu hỏa, tàu thủy, taxi, xe cho thuê.
- Hoạt động của các doanh nghiệp và dịch vụ hỗ trợ DL tuyến sau bao gồm các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp phục vụ DL tuyến trước như: công ty xây dựng, kiến trúc, công ty quảng cáo, công ty bia rượu, nước giải khát, công ty phát hành thẻ tín dụng , công ty vận tải, thương maị bán buôn, bán lẻ hàng hóa, vệ sinh môi trường, cung cấp điện, nước, kỹ thuật, sức khỏe, y tế…
- Hoạt động của các cơ quan QLNN chuyên ngành có liên quan đến hoạch định chính sách, điều hành, kiểm soát, quản lý các dịch vụ phục vụ DL
như: cơ quan cấp phép, đăng ký kinh doanh, cơ quan bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, cơ quan quản lý rừng quốc gia, bảo tồn thiên nhiên, cơ quan quản lý văn hóa…
- Hoạt động của cộng đồng dân cư liên quan đến phục vụ DL, như: các gia đình, cá nhân, các tổ chức cộng đồng của dân tộc ít người tham gia quá trình phục vụ khách DL một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Về Du Lịch Ninh Bình, Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ninh Bình
- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình - 4
- Khái Niệm Ngành Du Lịch Và Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Nhu Cầu Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Một Số Bài Học Rút Ra Cho Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Ninh Bình.
- Hình Thành Các Sản Phẩm Du Lịch Chủ Yếu Gắn Với Hệ Thống Di Tích, Khu, Điểm Du Lịch Và Giải Trí
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
- Hoạt động của các đơn vị ĐT cung cấp NNL cho các doanh nghiệp DL tuyến trước và tuyến sau.
Tóm lại, NNL ngành DL được hiểu là lực lượng LĐ tham gia vào quá trình phát triển DL, bao gồm LĐ trực tiếp và LĐ gián tiếp. LĐ trực tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ khách DL như trong KS, nhà hàng, lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách DL, cơ quan quản lý DL,… LĐ gián tiếp bao gồm những công việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách DL như: cung ứng thực phẩm cho KS nhà hàng, cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách DL, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển DL, ĐT nhân lực DL, xây dựng KS, sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ khách DL…
* Đặc điểm của nguồn nhân lực trong ngành du lịch:
Xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và của mỗi doanh nghiệp, lao động trong lĩnh vực du lịch có thể chia thành 3 nhóm với những đặc điểm khác nhau:
- Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nước về du lịch: Nhóm này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và từng địa phương, tham mưu hoạch định chính sách phát triển du lịch. Họ đại diện cho Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả; kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh.
- Nhóm lao động chức năng hành chính sự nghiệp ngành du lịch: Đây
là bộ phận có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về ngành du lịch, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, tác động lớn đến chất lượng và số lượng của nguồn nhân lực ngành du lịch hiện tại và trong tương lai.
- Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch: Nhóm lao động này chiếm số lượng đông đảo nhất trong hoạt động của ngành du lịch và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Nhóm này có một số đặc điểm riêng là:
+ Cơ cấu độ tuổi trẻ, tỷ lệ LĐ nữ cao hơn so với LĐ nam: xuất phát từ tính đặc thù của ngành DL đòi hỏi phải có lực lượng LĐ có sức khoẻ, trẻ trung và nhanh nhẹn, nên hình thành lực lượng LĐ có cơ cấu độ tuổi trẻ. Nhiều lĩnh vực phục vụ khách DL như lễ tân, bàn, bar, buồng đòi hỏi có sự duyên dáng, cẩn thận và khéo léo của người phụ nữ. Vì vậy, tỷ lệ LĐ nữ thường cao hơn LĐ nam.
+ Không đồng đều về chất lượng và cơ cấu: Có sự phân bố không đồng đều theo lãnh thổ và các nghiệp vụ DL. Xuất phát từ tính định hướng tài nguyên rõ nét của ngành DL, các hoạt động DL thường diễn ra tại các khu, điểm DL, những nơi có nhiều tài nguyên DL và được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành. Vì vậy, phần lớn LĐ đã qua ĐT đều làm việc tại những khu DL, trung tâm DL lớn, ở những khu vực còn lại thường thiếu lao động.
Trong ngành DL có nhiều công việc với yêu cầu LĐ giản đơn, không đòi hỏi phải ĐT ở trình độ cao mới thể hiện được, dẫn đến tình trạng tỷ lệ LĐ chưa tốt nghiệp phổ thông trung học khá cao. Ngược lại, ở những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách DL, đội ngũ LĐ thường được trang bị đầy đủ các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp và tỷ lệ thông thạo ngoại ngữ tương đối cao.
+ Có sự biến động mạnh về số lượng theo thời gian trong năm: Do ảnh hưởng của tính thời vụ DL các hoạt động DL thường diễn ra sôi động trong một thời gian nhất định của năm (còn gọi là mùa cao điểm), vào thời điểm cao điểm của mùa DL, các doanh nghiệp DL thường phải tuyển dụng thêm các LĐ thời vụ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, phục vụ khách của mình. Đến mùa thấp điểm, doanh nghiệp DL chấm dứt hợp đồng LĐ với những LĐ thời vụ.
1.2.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
1.2.2.1. Khái niệm:
Thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực gắn liền với sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, được thể hiện ở việc nâng cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, sức khoẻ và thể lực cũng như ý thức, đạo đức của nguồn nhân lực.
Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải được thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu về sản phẩm vật chất và tinh thần. Muốn sản xuất, con người phải có cơ sở nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ... và hợp thành các nguồn lực cho sự phát triển, trong đó nguồn lực con người là yếu tố cách mạng nhất và động nhất. Để có được những sản phẩm đó con người phải tiến hành sản xuất ra chúng. Chính bởi vậy, bản thân con người trở thành mục tiêu của sự phát triển. Nhu cầu con người ngày càng phong phú về số lượng và nâng cao về chất lượng thì sản xuất càng được cải tiến để tạo ra những sản phẩm phù hợp. Để thực hiện được việc đó, nguồn nhân lực phải được phát triển. Nguồn lực con người như vậy không chỉ là đối tượng mà còn là động lực của sự phát triển.
Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại. Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh, thì lợi thế thông
qua con người được xem là yếu tố căn bản. Nguồn lực nhân lực là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức.
Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển, nhất là trong bối cảnh dân số, lao động và kinh tế của nước ta.
Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý – xã hội) làm gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực ngành Du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch trong từng giai đoạn phát triển.
Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch bao hàm quá trình đào tạo nhân lực về kiến thức chung liên quan đến nghề nghiệp, kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp, văn hóa và sức khỏe nghề nghiệp.
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch:
* Yếu tố môi trường vĩ mô
- Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch: Trình độ phát triển kinh tế tạo nên nền tảng vật chất để giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực. Ở những quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao, mặt bằng chung của đời sống nhân dân và các thiết chế xã hội đạt mức cao, Nhà nước có điều kiện đầu tư giải quyết tốt vấn đề giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, các chính sách xã hội, do vậy chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao. Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch và trình độ phát triển du lịch sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng và xu thế phát triển của nguồn nhân lực ngành du lịch.
- Tốc độ gia tăng dân số: Ở những nước đang phát triển, quy mô dân số
lớn, tốc độ gia tăng cao chính là lực cản đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Tốc độ gia tăng dân số cao gây sức ép lên các cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách xã hội của nhà nước, trong đó có chính sách về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo: Giáo dục đào tạo là yếu tố cấu thành quan trọng của phát triển nguồn nhân lực; chất lượng của giáo dục đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, thông qua giáo dục đào tạo các quốc gia hình thành nguồn nhân lực của mình với trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển. Trình độ phát triển của đào tạo du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nguồn nhân lực ngành du lịch.
- Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô: Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô của Nhà nước như chính sách giáo dục đào tạo; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động... đều có tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực ngành du lịch nói riêng.
Chính sách phát triển du lịch của Nhà nước tác động đến sự phát triển du lịch, và sự phát triển du lịch sẽ hưởng trực tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.
- Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang dẫn đến tình trạng giành giật nhân tài giữa các quốc gia, khu vực diễn ra gay gắt, dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” từ các nước đang phát triển, tuy nhiên toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho các nước đang phát triển tiếp cận nhân lực trình độ cao từ các nước phát triển để đảm nhận những vị trí then chốt về quản lý trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, khoa học
công nghệ... ngành du lịch cũng không là ngoại lệ trong bối cảnh chung đó.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ toàn cầu đang ngày một phát triển và biến đổi không ngừng. Việc ứng dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại vào các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia dẫn đến sự đòi hỏi kiến thức, trình độ và kỹ năng của người lao động ngày một cao hơn; cơ cấu lao động theo trình độ nghề và kỹ năng lao động cũng thay đổi. Đồng thời sự phát triển của Khoa học công nghệ làm xuất hiện những ngành nghề mới, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới để có thể đảm nhận được những công việc mới.
Đối với ngành du lịch, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong hoạt động du lịch là điều tất yếu, cụ thể như sử dụng internet, những tính năng của công nghệ thông tin để quản lý dữ liệu, tính toán, đặt chỗ và quảng cáo du lịch; sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá sản phẩm... Vì thế, đội ngũ nhân viên trong ngành du lịch cần có các kiến thức khoa học có liên quan, cần biết sử dụng phương tiện công nghệ để nâng cao hiệu quả công việc.
* Yếu tố môi trường vi mô
- Cạnh tranh, thu hút nhân lực: Cạnh tranh, thu hút nhân lực giữa các doanh nghiệp du lịch tạo nên sự di chuyển nguồn nhân lực từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Nhân lực có xu hướng di chuyển từ doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sang doanh nghiệp có quy mô lớn bởi vì các doanh nghiệp có quy mô lớn chế độ làm việc, điều kiện phát triển, chính sách đãi ngộ thường tốt hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
- Khả năng cung ứng của các cơ sở đào tạo: Các cơ sở đào tạo là nguồn cung cấp nhân lực quan trọng cho các doanh nghiệp, khả năng cung
ứng cao hay thấp sẽ tạo nên sự dư thừa hay khan hiếm nguồn nhân lực.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp: khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính sẽ thuận lợi trong công tác thu hút, đào tạo nhân tài. Nhiều doanh nghiệp mặc dù biết đào tạo nhân viên là cần thiết nhưng khả năng tài chính không cho phép cử nhân viên tham gia các lớp đào tạo tại các cơ sở đào tạo có uy tín hoặc mời các chuyên gia về đào tạo tại chỗ cho nhân viên.
- Quan điểm, nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực: Khi lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và mối quan hệ của nó với sự phát triển của doanh nghiệp, họ sẽ có những chiến lược khác nhau nhằm thu hút và tuyển dụng được nhân tài, đồng thời xây dựng các chính sách đào tạo và phát triển cho đội ngũ nhân viên của mình, sẵn sàng thực hiện hoạt động đào tạo và không sợ nhân viên được đào tạo sẽ rời bỏ doanh nghiệp.
1.3. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với ngành du lịch ở Việt Nam
Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung cũng như ngành du lịch nói riêng. Vai trò đó được thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất: phát triển NNL quyết định đến sự phát triển của các nguồn lực khác. Trong ngành kinh tế nói chung và trong ngành DL nói riêng, so với các nguồn lực khác, NNL có vai trò nổi bật ở chỗ: nó không bị cạn kiệt đi trong quá trình khai thác và sử dụng. Ngược lại, NNL có khả năng tái sính và phát triển nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý. Xét trong ngành DL, có thể thấy rằng: DL là một ngành đòi hỏi NNL lớn với nhiều loại trình độ khác nhau do tính chất, đặc điểm của ngành có mức độ cơ giới hóa thấp và