của du khách. Xác định nhân lực là yếu tố chính trong quá trình kinh doanh và phục vụ các dịch vụ, Bà Rịa - Vũng Tàu luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL cho địa phương; và trở thành một trong những địa phương đạt được sự ổn định trong phát triển du lịch thời gian qua.
Để kịp thời đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nhân lực cho ngành, nâng cao chất lượng phục vụ du khách của doanh nghiệp, tỉnh đã phê duyệt và chỉ đạo thực hiện Đề án “Kế hoạch và tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên ngành Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2004- 2006” và đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Qua hơn 5 năm thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng của tỉnh như Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu, Ban Quản lý các Khu Du lịch Vũng tàu… đã tổ chức được 79 khoá đào tạo, bồi dưỡng các chuyên môn, nghiệp vụ cho trên 6.200 lượt lao động. Hầu hết tập trung đào tạo các nghiệp vụ như kỹ thuật phục vụ Buồng, Bàn, Quản lý Nhà hàng Khách sạn, quản lý Nhà nước về Du lịch, Phòng cháy chữa cháy, kiến thức văn minh giao tiếp… (trong đó trên 1.000 lao động tham gia các khoá bồi dưỡng kiến thức về văn minh giao tiếp của các ngành khác như nhân viên lái xe Taxi, nhân viên bán hàng tại các bãi tắm…).
Việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng như nêu trên trong những năm qua ban đầu được ngân sách Tỉnh hỗ trợ về kinh phí cho công tác đào tạo của ngành. Việc tự tổ chức đào tạo bồi dưỡng đã được các doanh nghiệp tích cực hưởng ứng bằng việc phân công lao động hợp lý, hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ cho học viên và cũng bắt đầu từ năm 2007, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của ngành được thực hiện theo phương châm xã hội hóa từng bước - Doanh nghiệp chịu chi phí đào tạo, ngân sách hỗ trợ. Cùng với việc cấp chứng nhận, chứng chỉ cho các học viên các lớp ngắn hạn, dài hạn, chính quy từ đó làm cơ
sở lập kế hoạch sắp xếp cho người lao động cho phù hợp với nhu cầu, năng lực của từng người.
Nhìn chung, đối với lao động được đào tạo hầu hết đều được doanh nghiệp sử dụng lao động trả lương theo thoả thuận, phân công lao động phù hợp với nghề đã được đào tạo. Từ việc sắp xếp, phân công hợp lý đội ngũ người lao động như nhân viên phục vụ bàn, buồng tại các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn được nâng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách; thái độ phục vụ, cung cách giao tiếp của đội ngũ lao động trong ngành được cải thiện. Ngoài ra, một số cán bộ - công nhân viên các ngành liên quan đã được tham gia học tập các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, văn minh giao tiếp, do vậy nhận thức từng bước nâng lên, quan hệ giao tiếp với nhân dân và du khách gần gũi, góp phần xây dựng hình ảnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng trở nên “ấn tượng và thân thiện” đối với khách du lịch.
1.5.2. Một số bài học rút ra cho phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình.
Từ thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của một số địa phương nêu trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Ngành Du Lịch Và Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Khái Niệm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Nhu Cầu Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Hình Thành Các Sản Phẩm Du Lịch Chủ Yếu Gắn Với Hệ Thống Di Tích, Khu, Điểm Du Lịch Và Giải Trí
- Doanh Thu Và Nộp Ngân Sách Của Ngành Du Lịch Ninh Bình Giai Đoạn Từ 2005 -2012
- Cơ Cấu Lđ Theo Độ Tuổi Trong Các Cslt Được Điều Tra Tháng 3 – 2014
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Một là, phát huy vai trò quản lý nhà nước của cơ quan chủ quản ngành du lịch. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về du lịch, đưa các tiêu chí về tỷ lệ đào tạo của từng doanh nghiệp thành yêu cầu bắt buộc; khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp đào tạo nhân viên theo hướng ngày càng chuyên nghiệp. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ nhân viên du lịch, tạo các điều kiện thuận lợi để nhân viên du lịch có cơ hội tiếp xúc với các chương trình đào tạo tiên tiến.
Hai là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo du lịch, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và khu vực tư nhân tham
gia đào tạo du lịch theo hướng hình thành cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo tư nhân; phát huy vai trò của các hiệp hội nghề, tăng cường liên kết giữa các địa phương và giữa các bên có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch là nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động du lịch.
Ba là, định hướng cho người đến tuổi lao động đi học nghề nghiệp vụ du lịch thông qua việc thực hiện chương trình hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Phát triển mô hình đào tạo tại chỗ và khuyến khích người lao động tự nâng cao trình độ đào tạo bằng cách tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí đào tạo...
Bốn là, xây dựng chính sách thu hút và giữ chân nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao được đào tạo tại các cơ sở đào tạo uy tín ở trong nước hoặc nước ngoài, đặc biệt là các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực đào tạo, hoạch định chính sách, nghiên cứu và phát triển ngành du lịch.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 giới thiệu các khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và các nội dung của phát triển nguồn nhân lực. Trình bày các điểm đặc trưng của nguồn nhân lực ngành du lịch, vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển ngành du lịch và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong giai đoạn sắp tới, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch cũng đã được đề cập đến. Những vấn đề về lý luận và thực tiễn của phát triển nguồn nhân lực du lịch trình bày trong chương này là cơ sở, nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh Bình. Ngoài ra, tác giả cũng đã tìm hiểu kinh nghiệm của của một số địa phương về phát triển nguồn nhân lực từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho ngành du lịch Ninh Bình.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2008-2012
2.1. Tổng quan về ngành Du lịch Ninh Bình
2.1.1. Những tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu…
* Vị trí địa lý: Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực nam Đồng bằng Bắc Bộ. Về phía Bắc, Ninh Bình giáp Hà Nam với một phần ranh giới tự nhiên là sông Đáy, phía Nam giáp Thanh Hóa, phía Tây giáp Hòa Bình, phía Đông giáp tỉnh Nam Định và phía Đông Nam giáp Biển Đông. Ninh Bình cách Hà nội 93 km về phía Nam trên trục quốc lộ 1A và đường sắt xuyên suốt Bắc-Nam, cùng hệ thống sông ngòi phong phú với các cảng sông, nên Ninh Bình có điều kiện phát triển mạnh giao thông cả đường bộ và đường thủy, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong cả nước và quốc tế.
* Địa hình: Ninh Bình nằm trong vùng tiếp giáp giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía Tây, lại nằm trong vùng trũng tiếp giáp biển Đông nên về địa hình phân thành 03 vùng: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển.
* Dân số của Ninh Bình là 93,63 vạn người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm 61,03%, mật độ dân số 674 người/km2.
* Về khoáng sản: Ninh Bình có hệ thống suối nước khoáng có vị mặn, trữ lượng lớn, thường xuyên có nhiệt độ tới 53 - 540C, có thể đưa vào khai thác tắm ngâm chữa bệnh kết hợp với du lịch (Suối khoáng nóng Kênh Gà và Cúc Phương).
* Về khí hậu: Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C. Tổng số giờ nắng trung bình năm trên 1.100 giờ, có tới 8-9 tháng trong năm có nhiệt độ trung bình trên 200C. Lượng mưa trung bình năm trên 1.800mm, phân bố không đều, tập trung 70% vào mùa hạ (từ
tháng 5 đến tháng 9). Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau ít mưa, khô lạnh.
2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
* Hệ thống giao thông: Ninh Bình là điểm nút giao lưu giữa miền Bắc- miền Nam, giữa đồng bằng duyên hải Bắc Bộ với vùng núi Tây bắc. Ninh Bỡnh cú mạng lưới giao thông đường thủy, đường bộ đa dạng, phong phú và rất thuận tiện. Đường sắt Nam Bắc, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 đi qua; đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận phía tây bắc tỉnh; Đường thuỷ đi lại thuận tiện tại tất cả các khu vực trong tỉnh.
* Đào tạo - dạy nghề: Tỉnh có một trường Đại học đào tạo đa ngành, một trường Trung học kinh tế - kỹ thuật và tại chức, 4 trường Cao đẳng dạy nghề, 04 trường trung cấp nghề, 05 trung tâm đào tạo nghề của địa phương và nhiều cơ sở đào tạo nghề của các tổ chức, cá nhân khác.
* Y tế: Ninh Bình đã xây dựng được mạng lưới y tế hoàn chỉnh từ tỉnh đến cơ sở. Tuyến tỉnh có Bệnh viện đa khoa 700 giường với trang thiết bị hiện đại hiện nhất khu vực; tuyến huyện có 08 bệnh viện đa khoa quy mô từ 120- 200 giường và các phòng khám khu vực quy mô 20 giường và các trung tâm y tế dự phòng của tỉnh.
* Tài nguyên du lịch: Ninh Bình được thiên nhiên ưu đãi ban tặng với những điều kiện địa lý, tự nhiên mà các địa phương khác không thể có được như: Quần thể núi non hang động đẹp được ví như “Hạ Long cạn” (khu hang động Tràng An, khu Tam Cốc-Bích động…), Vườn nguyên sinh quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, suối nước nóng Kênh Gà… Ngoài ra, Ninh Bình cũng sở hữu kho tài nguyên lịch sử nhân văn hết sức phong phú và độc đáo như: Cố đô Hoa Lư, Nhà thờ đá Phát Diệm…
* Cơ sở dịch vụ du lịch: Quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt với 07 khu du lịch chính và nhiều các dự án đầu tư cho du lịch đang
được thực hiện. Hiện Ninh Bình có 2.796 khách sạn, nhà hàng trong đó có 9 trên tổng số 290 khách sạn được xếp hạng từ 1-2 sao, 33 khách sạn đạt tiêu chuẩn. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang tập trung đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 4 sao trở lên và các nhà hàng lớn có sức chứa trên 1.000 bàn ăn.
2.1.1.3. Truyền thống văn hóa-lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư
* Di tích lịch sử-văn hóa cố đô Hoa Lư:
Cố đô Hoa Lư thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, rộng 300ha, Hoa Lư là Kinh đô đầu tiên của nền văn minh Đại Cồ Việt trong suốt 42 năm (968-1010) của ba triều đại phong kiến tập quyền: Triều Đinh-Tiền Lê và mở đầu triều Lý.
Hoa Lư kinh đô xưa, nay là điểm dừng chân để tham quan, nghỉ ngơi thư giãn, ngắm những nhũ đá với vẻ trinh nguyên của trời đất giao hoà, hoặc đi bộ qua các khu rừng trên núi đá vôi, leo núi, chèo thuyền, hít thở không khí trong lành.
* Lễ hội truyền thống:
Hiện nay, toàn tỉnh còn duy trì được 74 lễ hội lớn nhỏ, nhưng lễ hội lớn nhất và thu hút nhiều du khách nhất đó là Lề hội truyền thống Cố đô Hoa Lư, là hành trình để mọi người có cơ hội tìm về cội nguồn dân tộc. Các nghi lễ là sự mô phỏng, tôn vinh những giá trị văn hoá trong thời kỳ Đinh-Tiền Lê.
* Làng nghề truyền thống:
Qua kết quả khảo sát sơ bộ, Ninh Bình hiện có khoảng 160 làng còn lưu tồn và phát triển các nghề truyền thống, với trên 40 nghề khác nhau, trong đó có gần 36 làng nghề tiêu biểu. Những nghề truyền thống tiêu biểu ở Ninh Bình hiện nay là: Nghề chạm khắc đá mỹ nghệ ở huyện Hoa Lư; nghề thêu ren ở huyện Hoa Lư; nghề làm hàng cói huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên
Mô; nghề mộc ở thành phố Ninh Bình; nghề mây tre đan ở Gia Viễn, Nho Quan)... có những nghề truyền thống đã tồn tại 600 - 700 năm.
* Văn hóa ẩm thực:
Ở Ninh Bình, có những món đặc sản riêng không chỉ hợp khẩu vị với người dân, mà còn làm cho nhiều du khách cả trong nước và quốc tế đến đây thích thú, say lòng như: cá rô, cá trầu Tổng Trường, Nhất hưởng thiên kim (cơm cháy), miến lươn, nem chua Yên Mạc...
2.1.2.4. Giá trị văn hóa tâm linh-Phật giáo và Thiên chúa giáo
Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tâm linh ở tỉnh Ninh Bình được đặc biệt chú trọng, bởi lẽ Ninh Bình được mệnh danh là "Thủ đô của cả Phật giáo và Thiên chúa giáo" với 2 công trình nổi tiếng là: Nhà thờ đá Phát Diệm và Khu văn hoá tâm linh Chùa Bái Đính (được công nhận là ngôi chùa giữ 5 kỷ lục Việt Nam).
Hệ thống các di tích văn hoá-lịch sử, đình chùa, miếu mạo, các công trình thờ tự... cũng làm cho Ninh Bình tiềm ẩn những giá trị văn hoá tâm linh đa dạng và là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn hoá tâm linh.
Như vậy, xem xét du lịch Ninh Bình dưới giác độ lợi thế và sức cạnh tranh trong tương quan vùng Đồng bằng Bắc Bộ và không gian vùng phụ cận Thủ đô Hà nội, ta thấy có các ưu thế sau:
Một là: Ưu thế vị trí địa lý
- Hệ thống giao thông thuận lợi, kết gắn chặt chẽ Ninh Bình với khu vực miền Bắc và miền Nam; giữa vùng đồng bằng duyên hải Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc.
- Vị trí của Ninh Bình là một trong những ưu thế về vùng phụ cận gần với thủ đô Hà Nội, điểm đến của đầu mối du lịch. So với các phụ cận khác (Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh...) Ninh Bình có ưu thế
rõ rệt: Không bị tính mùa vụ trong du lịch, không bị tính đơn điệu về loại hình, cảnh sắc đa dạng phong phú...
- Sức ép đô thị hóa mạnh mẽ của Hà Nội và các tỉnh thành phố phụ cận khác đang tạo cho Ninh Bình một lợi thế khác, đó là du lịch cuối tuần. Khoảng cách địa lý thuộc phạm vi lý tưởng cho các kỳ nghỉ đa dạng cuối tuần làm cho Ninh Bình như một điểm đến mới và tiềm năng.
Hai là: Sức cạnh tranh về tài nguyên du lịch độc đáo và đa dạng. Tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch Ninh Bình hết sức độc đáo, đa dạng tạo thành thế mạnh trong phát triển du lịch hướng về thiên nhiên hoang dã, hướng về cội nguồn, hướng về văn hóa tâm linh.
2.1.2. Thực trạng phát triển ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình
Trong xu hướng phát triển chung của du lịch cả nước, những năm qua, du lịch Ninh Bình có nhiều khởi sắc, làm thay đổi căn bản diện mạo và cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoạt động du lịch từ chỗ tự phát tới chỗ đã được quy hoạch, đi liền với các chính sách phát triển, từng bước khai thác tốt hơn những điều kiện, tiềm năng và nguồn lực hiện hữu.
2.1.2.1. Quản lý nhà nước về du lịch
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình được xây dựng cho giai đoạn 1995 - 2010 và được điều chỉnh năm 2007 cho giai đoạn đến năm 2020 (phê duyệt tại quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình). Tỉnh uỷ Ninh Bình cũng ra Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch Ninh Bình. Theo đó những định hướng lớn về chiến lược quy hoạch xác định 7 không gian du lịch chính: (1) Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư; (2) Trung tâm Thành phố Ninh Bình; (3) Cúc Phương, Kỳ Phú, Đồng Chương; (4) Vân Long, Địch Lộng, động Hoa Lư và Kênh Gà - Vân Trình; (5) Tam Điệp - Biện Sơn; (6) hồ Yên Đồng, hồ Yên Thắng, động Mã Tiên và (7) Phát Diệm - Kim Sơn. Như vậy, công tác quản lý