Nhóm Giải Pháp Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch


Củng cố nội lực và đẩy mạnh xúc tiến để thực hiện kinh doanh lữ hành quốc tế, gia nhập Chi hội PATA Việt Nam để học hỏi, nắm bắt thông tin thị trường khách, quảng bá cho du lịch.

Xây dựng và phát triển hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về tài nguyên phong phú, đa dạng của du lịch Bến Tre cho khách du lịch ở những đầu mối quan trọng về giao thông, giao lưu thuận lợi.

Xác định các kênh thông tin tới khách hàng: các ấn phẩm quảng bá, các chuyến du lịch giới thiệu (FAM trip, tổ chức các chuyến đi tìm hiểu Bến Tre cho các phóng viên, nhà báo, các hãng lữ hành lớn...), hỗ trợ việc xây dựng các bộ phim có chất lượng nghệ thuật cao có bối cảnh đồng bằng sông Cửu Long, tham dự các hội chợ, triển lãm du lịch, xây dựng trung tâm du lịch, nâng cấp trang thông tin điện tử về du lịch Bến Tre (tiến tới có thể đặt phòng, mua tour qua mạng, phát huy lợi thế của thương mại điện tử).

Đặt văn phòng đại diện, chi nhánh du lịch tại các trung tâm du lịch trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ... tiến tới kết hợp với các cơ quan, tổ chức (ngoại giao, hàng không, thương vụ...) mở văn phòng đại diện tại Campuchia, Lào, Thái Lan... khi có nhu cầu thị trường.

Tăng cường liên kết với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long để nối tuyến du lịch. Quan hệ các đơn vị kinh doanh du lịch có tiềm năng ở trong và ngoài nước, tạo bước đột phá trong kinh doanh lữ hành quốc tế. chú ý các thị trường Trung Quốc, Nhật, khối ASEAN, châu Âu, Mỹ, v.v…

Tham gia tích cực các hoạt động hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch.

Tranh thủ Tổng cục Du lịch, Cục Xúc tiến du lịch để quảng bá và kêu gọi đầu tư các dự án phát triển du lịch. Liên kết các tổ chức xúc tiến du lịch, các đơn vị lữ hành quốc tế, các đoàn Famtrip để tổ chức, tham gia các đoàn ra đoàn vào nhằm khảo sát, giới thiệu và quảng bá sản phẩm du lịch của Bến


Tre, đồng thời học tập kinh nghiệm quản lý và công nghệ phát triển du lịch thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu, băng hình, băng nhạc về cảnh quan thiên nhiên, con người, văn hóa, lịch sử, làng nghề, lễ hội… của Bến Tre trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, trang web…) một cách thường xuyên, rộng rãi, đa dạng, sinh động và hấp dẫn.

Cách quảng bá, tiếp thị tốt nhất vẫn là du khách sau khi đi du lịch về tuyên truyền, giới thiệu cho người thân và bạn bè gần xa. Muốn vậy, sản phẩm du lịch phải độc đáo, đa dạng, chất lượng và phương thức phục vụ tốt, giá cả hợp lý, đáp ứng đúng yêu cầu khách hàng.

Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 12

3.2.4. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch

Du lịch là ngành kinh tế vừa có tính chuyên biệt vừa có tính tổng hợp, giao tiếp rộng rãi, giao tiếp nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và trực tiếp với các đối tượng du khách với nhiều lứa tuổi, nhiều trình độ, đa dân tộc, đa ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử, có thái độ chính trị, tập quán và sở thích rất khác nhau. Vì vậy, cán bộ nhân viên trong ngành du lịch cũng như những người tham gia hoạt động du lịch (lễ tân, buồng, bàn, quầy, tiếp thị và quảng bá...) đều phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phong cách và thái độ giao tiếp tương ứng theo trình độ phát triển của văn minh nhân loại và sắc thái riêng của từng dân tộc, vùng, miền.

Trong xu thế hội nhập quốc tế nhu cầu giao lưu, giao tiếp trong hoạt động du lịch ngày càng cao, những chuẩn mực giá trị dịch vụ ở nhiều lĩnh vực đã được quốc tế hóa.

Mục tiêu xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bến Tre nói riêng có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập du lịch khu vực và quốc tế. Vì vậy, ngành Du lịch


Bến Tre cần xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực với các phương hướng và những giải pháp cụ thể.

Một trong những chính sách quan trọng nhất cần tính đến là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả về quản lý, kỹ năng nghề và giám sát để du lịch Bến Tre có thể đáp ứng được chất lượng dịch vụ du lịch như mong muốn của khách hàng.

Việc chuẩn bị tri thức, nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên du lịch Bến Tre phải được ưu tiên hàng đầu để chuẩn bị cho các kế hoạch tương lai. Công tác đào tạo phải được chuẩn hóa ở cả 3 trình độ sơ cấp, trung cấp và đại học. Ngoài ra, đội ngũ lao động du lịch cũng cần phải được thường xuyên bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, cập nhật tri thức, kỹ thuật mới, hiện đại cho phù hợp với nhu cầu, xu thế phát triển của thời đại. Cần nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lữ hành, khách sạn, vận chuyển du lịch, vui chơi giải trí, công nghệ thông tin phục vụ quản lý và kinh doanh du lịch…

So với yêu cầu phát triển, hiện trạng đội ngũ lao động trong ngành du lịch Bến Tre còn nhiều bất cập, thách thức. Do vậy, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực là yêu cầu cơ bản, bức xúc và thường xuyên của ngành du lịch Bến Tre.

Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Bến Tre trong những năm tới là phải từng bước nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ, công nhân viên và người lao động lên ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ mới, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành trong thời kỳ mới.

Việc đào tạo mới, đào tạo lại cần phải có một chương trình toàn diện với những kế hoạch cụ thể, thiết thực không chỉ đối với doanh nghiệp nhà nước mà đối với mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch với các hình thức thiết thực, hiệu quả.

Việc thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ lao động trong ngành với các trình độ chuyên ngành khác nhau bằng nhiều loại


hình phong phú thông qua các tổ chức trung tâm đào tạo chuyên ngành và ngoại ngữ. Việc đào tạo ngoại ngữ không chỉ đối với tiếng Anh mà còn chú trọng cả các thứ tiếng ở các thị trường trọng điểm như tiếng Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc… một cách thực chất. Chú ý bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng hướng dẫn viên du lịch, tập trung các chuyên đề về điểm, khu, tuyến du lịch văn hóa, lịch sử với nhiều kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt tình huống thị trường.

Tăng cường sự hỗ trợ từ dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch do Liên minh châu Âu tài trợ nhằm phát triển đội ngũ các đào tạo viên cho các doanh nghiệp nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển du lịch trong tương lai. Đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm trang bị công cụ, phương tiện cho các doanh nghiệp để họ có điều kiện tự đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực khi phát triển, mở rộng kinh doanh.

Xây dựng kế hoạch cử, tuyển cán bộ trẻ, có năng lực đến các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài có nền du lịch phát triển để học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên sâu về du lịch. Đồng thời, có chế độ khuyến khích, ưu đãi để thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở các trường có chuyên ngành du lịch về công tác, tham gia các hoạt động du lịch ở Bến Tre gắn chặt với việc tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mở rộng qui mô, phát triển ngành nghề, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, phát huy nguồn lực đã được đào tạo.

Tăng cường phối hợp với các Khoa Du lịch thuộc các trường đại học và các trường trung cấp nghiệp vụ du lịch để đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động trong ngành. Bên cạnh việc đào tạo dài hạn, trung hạn và đạo tạo lại, cần có giải pháp chiến lược trong kế hoạch đầu tư, tuyển dụng lao động từ các trường đại học, để có một lực lượng lao động giỏi, có trình độ năng lực chuyên môn cao, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ mới, thích ứng được môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động du lịch.


Tính tiến hành ký kết các thỏa thuận hợp tác với các trường nghiệp vụ du lịch, đặc biệt là các trường tại Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu… mở khóa ngắn hạn, các lớp chuyên đề về du lịch tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh.

Khuyến khích và tạo điều kiện để các cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, quản lý theo học ở các cấp học, ngành học từ trung học, đại học và đến trên đại học; đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tổ chức tự đào tạo thông qua các hình thức liên kết nhằm phát triển nguồn nhân lực.

Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các hoạt động, khảo sát, hội thảo, hội nghị. công vụ… cho đội ngũ kinh doanh và quản lý du lịch. Đặc biệt, lực lượng hướng dẫn viên phải được thường xuyên kiểm tra, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao kiến thức và thực tiễn.

Xây dựng và thực hiện xúc tiến các chương trình có tính trao đổi, giao lưu về phong cách tiếp xúc và ứng xử với du khách về bảo vệ môi trường du lịch, đặc biệt là nâng cao nhận thức về du lịch cho người dân một cách toàn diện với những hình thức cụ thể và phương án thích hợp.

Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng địa phương tham gia các hoạt động du lịch, nhất là phát triển du lịch cộng đồng để du lịch Bên Tre phát triển bền vững cả trước mắt và lâu dài.

Việc đào tạo, tiếp nhận lao động tay nghề giỏi, đồng thời phải đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện làm việc thích hợp, hiện đại thì mới tạo điều kiện củng cố và phát huy được tay nghề của người lao động.

3.2.5. Nhóm giải pháp về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch

Tài nguyên du lịch được coi là mục đích đi du lịch của du khách; là “vật hút” du lịch và là nguồn lực nền tảng quan trọng nhất, mang tính quyết định sự phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch là cơ sở để hình thành, phát triển các hệ thống lãnh thổ du lịch.


Có thể nói, lợi thế tài nguyên du lịch là tiền đề cơ bản, là yếu tố đầu tiên để lựa chọn phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nước hay mỗi tỉnh, thành phố. Nhiều nước trên thế giới như Indonexia, Philippin, Singapore... nhờ biết tập trung đầu tư khai thác lợi thế tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lý... đã tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, thực hiện thành công ngành kinh tế mũi nhọn.

“Thực tế tại Việt Nam, cũng như ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, các địa phương, các quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, đặc sắc, có mức độ tập trung cao, được quản lý, quy hoạch, khai thác, bảo vệ, tôn tạo hợp lý theo hướng tiết kiệm, bền vững sẽ có ngành Du lịch phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao. Ngược lại các địa phương, các quốc gia tuy có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, đặc sắc nhưng không được quy hoạch, khai thác, bảo vệ hợp lý, tiết kiệm sẽ làm cho nguồn tài nguyên bị suy kiệt và hiệu quả kinh doanh du lịch thấp” [42, tr.3].

Tài nguyên du lịch tại Bến Tre tuy không có những danh lam thắng cảnh hoành tráng với những kiến trúc thẩm mỹ độc đáo “có một không hai” như ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, tại Bến Tre đều có những cảnh sắc thiên nhiên đa dạng của miền sông nước miệt vườn, hệ sinh thái lý tưởng và các di tích lịch sử - văn hóa được nhiều du khách biết đến và mến chuộng.

Phần lớn khách đến du lịch tại Bến Tre đều tập trung ở loại hình du lịch sinh thái, lữ hành, nghỉ dưỡng... Điều đó cho thấy tài nguyên du lịch thiên nhiên có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.

Trong hiện tại, môi trường không khí ở Bến Tre còn khá trong lành, do chưa chịu nhiều ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên, gần đây các khu công nghiệp mới được hình thành (khu công nghiệp Giao Long) cùng với tiến trình đô thị hóa, nếu xử lý không tốt nguồn chất thải sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Vì vậy, việc quy hoạch phát triển du lịch ở Bến Tre phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển bền vững. Do


vậy, vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch là yêu cầu cơ bản, cấp thiết của các ngành, các cấp các cộng đồng dân cư cả về nhận thức và hành động thực tế.

Việc khai thác hợp lý và tôn tạo các di tích là quá trình giữ gìn và phát huy những sản phẩm du lịch có giá trị về văn hóa, lịch sử cả trước mắt và lâu dài. Các công trình, di tích lịch sử như Đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng, Di tích lịch sử Đồng Khởi, Vàm Khâu Băng (nơi tiếp nhận vũ khí từ Bắc vào Nam), Y4... đầu tư chưa nhiều, công trình chưa hoành tráng nên lượng du khách tham quan chưa nhiều và lâu nên việc tập trung đầu tư tôn tạo các công trình di tích lịch sử, văn hóa là hết sức cần thiết, bổ ích. Qua đó, giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, lòng tự hào dân tộc... phát huy những giá trị lịch sử quý báu vào công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước.

Việc tu bổ các di tích cần phải đảm bảo các yêu cầu cấu trúc hợp lý, nghệ thuật; cấu trúc nào giữ nguyên, cấu trúc nào bổ sung, tôn tạo, nâng cấp; không để di tích bị hư cấu, mất giá trị và ý nghĩa của sản phẩm du lịch, nhất là giá trị nhân văn của di tích. Quá trình tu bổ, tôn tạo di tích được tốt, thu hút được nhiều du khách sẽ góp phần thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác như điêu khắc, hội họa, điện, nước, giao thông, nhà nghỉ, khách sạn... cùng phát triển, vì có khi khách du lịch cần ở lại, nghỉ đêm mới thưởng thức hết giá trị văn hóa, lịch sử của khu di tích. Tất nhiên, để đảm bảo du khách hiểu rõ ý nghĩa giá trị, tính nhân văn của lịch sử, đòi hỏi đội ngũ hướng dẫn viên du lịch phải am tường, thấu hiểu nội dung, giá trị nghệ thuật của từng khu di tích, từng điểm đến với sự trình bày nghệ thuật, lô gíc, lịch sử, khoa học của một hướng dẫn viên chuyên nghiệp.

Trong điều kiện vốn ngân sách còn hạn chế, trong quy hoạch phát triển du lịch, phải tính đến công trình, di tích nào trùng tu, tôn tạo trước, tránh tự phát; đặc biệt là luôn luôn tranh thủ nhiều nguồn vốn: vốn ngân sách nhà nước, vốn huy động, vốn đầu tư, viện trợ của nước ngoài v.v...


Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nhiều quốc gia và nhiều địa phương muốn phát triển du lịch nhưng lại thiếu tài nguyên vốn có, do vậy luôn cần phải tạo tài nguyên mới để tìm cơ hội hấp dẫn du khách, tạo cơ sở để phát triển du lịch, tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch.

Tạo tài nguyên mới được hiểu là những loại tài nguyên do con người thuộc thế hệ hiện tại dựa trên cơ sở của tài nguyên tự nhiên, các điều kiện tự nhiên, các nguồn lực kinh tế - xã hội và nhu cầu du lịch để tạo ra như : công viên chủ đề, công viên giải trí, công viên dã ngoại, các công trình kiến trúc nhà cửa, các trung tâm thương mại, các khu du lịch, các viện bảo tàng, các kết cấu hạ tầng... và khai thác chiều sâu các loại tài nguyên sẵn có cũng là một cách quan trọng để làm mới tài nguyên du lịch.

Nguồn tài nguyên du lịch Bến Tre trong hiện tại chưa hoành tráng và phong phú. Vì vậy, gắn với trùng tu, tôn tạo phải tạo mới tài nguyên du lịch để hấp dẫn du khách thông qua những cơ chế tác động để thu hút các nhà đầu tư tầm cỡ chiến lược trong việc hoạch định và xây dựng các công trình, sản phẩm có nhiều giá trị về kinh tế, văn hóa, lịch sử và nghệ thuật lớn.

Xét trên góc độ khác, nhiều tỉnh, thành trong cả nước như thành phố Huế, Hà Nội, Hải Phòng... đã thành công rất nhiều trong việc tổ chức hoành tráng các lễ hội, thu hút rất nhiều lượng du khách. Bến Tre bước đầu cũng đã tổ chức thắng lợi các lễ hội như : Lễ hội Dừa, Ngày hội trái cây ngon - an toàn, Lễ hội cúng Ông, Kỷ niệm ngày Bến Tre Đồng Khởi... thu hút với lượng lớn du khách thập phương. Do đó, bên cạnh việc giữ gìn môi trường sinh thái không để bị ô nhiễm, Bến Tre cần chú trọng các hình thức tổ chức lễ hội, tôn tạo những hình ảnh đặc thù về các khu di tích lịch sử, văn hóa địa phương gắn với các hình thức sinh hoạt vui chơi giải trí đa dạng, linh hoạt.

Thực hiện xã hội hóa du lịch trong đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Đẩy mạnh sự phối hợp của các ngành, sự chỉ đạo, hỗ trợ của Tỉnh ủy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022