Thực Hiện Tốt Các Chính Sách Chăm Sóc Sức Khỏe, Nâng Cao Thể Lực, Cải Thiện Vóc Dáng Cho Nhân Lực Du Lịch Ở Thành Phố Đà Nẵng

138


hành cho hoạt động lữ hành cũng cần được trang bị: phòng điều hành với hệ thống máy tính nối mạng, cách sử dụng các phần mềm đặt chỗ của các nhà cung ứng, hệ thống giấy tờ, hồ sơ cần thiết…Hiện đại hóa thư viện của các CSĐT chuyên NDL theo hướng vừa lưu trữ và cung cấp sách, tài liệu giấy, vừa lập kho lưu trữ và cung cấp sách, tài liệu điện tử. Hiện nay, trên mạng rất nhiều tài liệu được cập nhật hàng ngày mà những tài liệu này khó có thể mua được và nếu mua thì cũng giới hạn số lượng. Vậy nên thư viện của các trường cần tổ chức kho sách điện tử để hỗ trợ nhiều hơn cho sinh viên và giáo viên trong việc tìm kiếm tài liệu.

Nhà trường là cầu nối giữa sinh viên và các tổ chức Hiệp hội về du lịch, DNDL. Để hỗ trợ sinh viên có thể tự tìm kiếm cơ hội thực hành ở bên ngoài, nhà trường nên chủ động cung cấp cho sinh viên các thông tin về tất cả các tổ chức, DNDL trên địa bàn Đà Nẵng, đặc điểm hoạt động, nhu cầu và yêu cầu đối với nhân sự của họ. Ngược lại, các tổ chức, DNDL đôi khi cũng có nhu cầu sử dụng lao động tạm thời, cộng tác viên để giải quyết khối lượng công việc gia tăng có tính thời vụ và cũng để tiết kiệm chi phí. Các trường có thể hỗ trợ sinh viên bằng cách giới thiệu họ với các tổ chức, doanh nghiệp này. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các CSĐTDL lập cơ sở sản xuất, dịch vụ phù hợp với ngành nghề đào tạo để sinh viên, học viên có điều kiện thực hành và tạo thêm kinh phí cho các CSĐT.

4.2.4. Thực hiện tốt các chính sách chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực, cải thiện vóc dáng cho nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng

Hiện nay, việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho người lao động và việc nâng cao thể lực, sức khoẻ, cải thiện dáng vóc của người lao động được xem là những điều kiện đầu tiên đảm bảo sự đáp ứng và thích nghi của người lao động với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Qua số liệu điều tra, khảo sát ở trên cho thấy trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng trong việc chăm sóc y tế, cải thiện nòi giống, bảo vệ môi trường để nâng cao tình trạng thể lực, sức khoẻ, tầm vóc cho người lao động trong NDL. Tuy nhiên, thể lực, sức khỏe, vóc dáng của NLDL ở thành phố Đà Nẵng mới đạt loại trung bình thấp của thế giới và đạt mức chung của cả nước. Điều này cũng phản ánh đúng thực tiễn đang diễn ra, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như là yếu tố di truyền, do kinh tế chưa phát triển, thu nhập thấp nên tình hình chăm sóc sức khoẻ trẻ em những năm

139


trước đây thực hiện chưa được tốt, môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khoẻ của người lao động chưa cao, sự phát triển hệ thống y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong tương lai để có NLDL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế thành phố, DNDL cần quan tâm đúng mức đến công tác chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể lực, cải thiện vóc dáng cho người lao động theo hướng:

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Có thể thấy, thành phố Đà Nẵng là một thành phố nằm ở vị trí trung độ của cả nước, có các bệnh viện, trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước cho nên đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân nói chung và người lao động NDL nói riêng. Tuy nhiên, sự phát triển của dân số, chất lượng cuộc sống ngày một tăng lên đòi hỏi trong những năm tới thành phố Đà Nẵng cần phải tiếp tục duy trì, phát triển, mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y đảm bảo sức khoẻ, thể lực của nhân lực nói chung và NLDL nói riêng là vô cùng cần thiết. Vì vậy, ngành y tế thành phố Đà Nẵng cần: Tổ chức mạng lưới y tế rộng khắp từ tuyến xã, phường đến thành phố bằng cách tăng cường đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế nhằm hạn chế tình trạng quá tải ở tuyến trên vào những mùa dịch bệnh do thời tiết thay đổi. Ngoài sự giúp đỡ về vốn của Bộ Y tế, thành phố tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức quốc tế và các nguồn lực khác để đầu tư hoàn thiện các Trung tâm Y tế chuyên sâu của các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên; đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc hiện đại, xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng theo hướng trung tâm y tế ngang tầm khu vực và của cả nước. Tiếp tục thực hiện đề án luân chuyển bác sĩ, duy trì 100% trạm y tế xã, phường có bác sĩ và liên kết, trao đổi chuyên môn với hệ thống các bệnh viện ngoài công lập như Bệnh viện Hoàn Mỹ, bệnh viện Gia đình, bệnh viện Ung bứu Đà Nẵng, bệnh viện Quốc tế... Xây dựng hệ thống y tế toàn diện, khép kín từ phòng khám bệnh, phòng điều dưỡng, phòng phục hồi chức năng, sản xuất và cung ứng các loại dược phẩm, thiết bị y tế.

140

Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng - 19


Đồng thời, Sở Y tế và các cơ quan quản lý về du lịch, DNDL sử dụng lao động cần tổ chức khám định kỳ hàng năm cho người lao động. Khắc phục tình trạng nhiều DNDL có quy mô nhỏ còn thoái thác trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người lao động như không mua bảo hiểm, nợ bảo hiểm của người lao động, không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, nếu có thì tổ chức khám một cách loa qua... Do đó, sức khỏe của người lao động ở các DNDL không được đảm bảo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng lao động và hiêu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề này, đã được Đảng ta chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là: “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho toàn dân, đổi mới cơ chế tài chính gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ y tế” [20, tr.139].

Thứ hai, cải thiện chế độ dinh dưỡng, nâng cao chất lượng bữa ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay, muốn cải thiện chiều cao, cân nặng, vóc dáng của NL nói chung và NLDL nói riêng cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình trưởng, phát triển, duy trì và bảo ưu thế di truyền để tạo NNL cho các thế hệ tiếp theo. Theo thống kê, mức độ ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển chiều cao là chế độ dinh dưỡng, chiếm tỷ lệ 31% [34, tr.191]. Do đó, thiết nghĩ trong thời gian tới thành phố Đà Nẵng phối hợp với DNDL đẩy mạnh công tác tuyên truyền ý thức của người LĐ chú ý đến chế độ dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn hàng ngày; chế độ dinh dưỡng phải được kết hợp đầy đủ các nhóm thức ăn, hạn chế các loại thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ và quan trọng nhất là nguồn canxi, các loại vitamin phải được cung cấp đầy đủ; tuyên truyền và vận động người lao động sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đến các cửa hàng bán sản phẩm sạch nhằm hạn chế gây tổn hại đến sức khoẻ của cá nhân và các thành viên trong gia đình; thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, người lao động, DNDL, các cơ quan quản lý nhà nước phối hợp nhằm tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện kịp thời các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

141


Thứ ba, phát triển thể dục, thể thao để nâng cao thể lực và vóc dáng cho nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng.

Thể dục, thể thao là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao thể lực và tầm vóc của con người nói chung và người lao động nói riêng. Đối với, công tác này được Đảng ta đặc biệt quan tâm thể hiện ở các kỳ Đại hội, ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển thể dục, thể thao toàn dân để góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đồng thời làm cơ sở để phát triển thể thao thành tích cao” [20, tr.139]. Chính vì vậy, để nâng cao thể lực và vóc dáng của NLDL, thành phố Đà Nẵng cần chú trọng, ưu tiên đầu tư phát triển phong trào thể dục, thể thao trong trường học, ở các cơ quan, DNDL trên phạm vi toàn thành phố.

Đặc biệt, các CSĐT ngành nghề du lịch cần xây dựng các mô hình chuẩn về thể dục thể thao nhằm hỗ trợ phát triển chiều cao thân thể, cân nặng đảm bảo cân đối với chiều cao, tăng cường sức dẻo dai cho các em sau khi tốt nghiệp có đầy đủ sức khỏe, hạn chế các loại bệnh tật hiểm nghèo đảm bảo thể lực vào làm việc ở các DNDL (lưu trú, nhà hành, công ty lữ hành) không có khung thời gian cụ thể bởi đây là nghề phục vụ nên phải có mặt bất kỳ lúc nào khách hàng cần.

Ngoài ra, để đạt được mục tiêu và duy trì về sức khỏe, thể lực, dáng vóc tương xứng với sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, cần có sự phối hợp với nhiều ban ngành, đoàn thể như: Sở Du lịch, Liên đoàn Lao động thành phố, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục - Đào tạo, các CSĐT trên địa bàn thành phố, Hiệp hội các doanh nghiệp KDDL (Hiệp hội Lữ hành, nhà hàng, khách sạn)... thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao (thi đấu cầu lông, tenis, bóng rổ, bóng đá...) trong các cơ quan, các DNDL, các CSĐT trên địa thành phố góp phần thúc đẩy và khơi dậy niềm đam mê, thói quen rèn luyện thân thể cho người lao động NDL nói riêng và người lao động của thành phố nói chung.

Thứ tư, cải thiện môi trường sống, môi trường làm việc.

Khi nói đến môi trường sống là nói đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ, thể lực của người lao động. Như vậy, để có được môi trường sống lành mạnh tức là con người và tự nhiên gắn kết hài hoà với nhau cho nên cần phải: tuyên truyền, nâng cao ý thức về giữ gìn vệ sinh môi trường; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện bảo vệ môi trường; tăng

142


cường đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường; phát hiện và xử lý nghiêm khắc các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường; đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giảng dạy trong nhà trường hoặc thông qua các buổi học thực hành tại các DNDL; xây dựng nếp sống lành mạnh cho thanh niên; ngăn chặn các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm...

Mặt khác, cần xây dựng môi trường làm việc tích cực, nhằm hạn chế tỷ lệ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các DNDL, các CSĐT về NLDL cần trang bị cho người lao động kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; trang bị cho người lao động các công cụ lao động hiện đại để giảm thiểu SLĐ cơ bắp, thủ công... Các DNDL cần cam kết và thực hiện an toàn lao động bằng cả trách nhiệm và lương tâm của mình. Nhà nước cần tăng cướng, kiểm tra, giám sát, quản lý về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với các DNDL trên địa bàn thành phố. Doanh nghiệp du lịch cần quan tâm, thường xuyên tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động của mình để kịp thời nắm bắt, xử lý về tình hình sức khỏe của người lao động. Trên cơ sở đó, DNDL bố trí lao động vào các vị trí công việc dựa trên năng lực, trình độ chuyên môn nhưng phải đảm bảo về sức khỏe, cần có những chế độ ưu tiên đối với lao động nữ, lao động đang trong giai đoạn mang thai, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng.

Tóm lại, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các DNDL cần tuyên truyền, giáo dục cho người lao động ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường làm việc để đảm bảo sức khỏe, đảm bảo sức dẻo dai, tránh được bệnh nghề nghiệp, bệnh do ô nhiễm môi trường tạo nên.

4.2.5. Đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực du lịch

Đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng NLDL với các tổ chức trong nước và các quốc gia trên thế giới là cơ hội tốt để các CSĐT, DNDL, người lao động của thành phố Đà Nẵng có được nguồn vốn, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại; tiếp cận được công nghệ mới nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thực hiện PTNLDL. Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã có rất nhiều nỗ lực hợp tác với các tổ chức, quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các DNDL,

143


các CSĐT chuyên NDL trên địa bàn nhưng so với nhu cầu PTNLDL đến năm 2030 ở thành phố thì kết quả đạt được vẫn khá khiêm tốn. Vì vậy, trong thời gian tới thiết nghĩ cần có sự phối hợp, đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng PTNLDL ở các lĩnh vực NDL với các nội dung như sau:

- Thành phố cần có sự phối hợp cùng các cơ quan QLDL về thực hiện, điều chỉnh quy hoạch, mạng lưới CSĐT ngành nghề, chương trình, số lượng, trình độ đào tạo để đảm bảo đáp ứng cung - cầu về thị trường SLĐ NDL. Khuyến khích các hình thức hợp tác giữa CSĐT và DNDL để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo lại nói riêng. Liên kết, hợp tác với các trung tâm đào tạo NDL trong nước và quốc tế để nhằm, nhằm lại nhằm sử dụng, bổ sung nhân lực có trình độ cao cho NDL của thành phố trong thời gian đến. Nhất là, liên kết, hợp tác đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp với tiêu chuẩn nghề du lịch ở các nước trên thế giới; mở các lớp bồi dưỡng có mời chuyên gia nước ngoài hoặc liên kết với các CSĐT nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận tri thức, công nghệ mới từ đó nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên.

- Thành phố cần tạo điều kiện cho lãnh đạo các DNDL được tham dự các hội nghị, hội thảo, các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch của thành phố ở trong nước và nước ngoài, để họ có cơ hội học tập, chia sẻ kinh nghiệm quản trị du lịch; đồng thời để họ tiếp xúc với các đối tác trong việc liên doanh, liên kết, ký kết hợp đồng trao đổi, phục vụ KDL đến tham quan thành phố Đà Nẵng.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Du lịch với CSĐT, với Hiệp hội Du lịch để tăng số lượng các thành viên đóng vai trò hạt nhân. Xây dựng mối quan hệ cộng đồng nghề nghiệp, tạo điều kiện để giữa các thành viên trao đổi với nhau về kinh nghiệm quản lý, PTNLDL thông qua các hội nghị, hội thảo.... Đặc biệt, cần tranh thủ “Chương trình hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động nông thôn” của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động ở địa phương; các nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài cho công tác ĐT, bồi dưỡng NLDL cộng đồng như: Dự án EU của Cộng đồng Châu Âu về PTNLDL Việt Nam giai đoạn 2, Dự án của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về quy hoạch, liên kết PTDL miền Trung.

144


- Tăng cường giao lưu hợp tác về PTNLDL giữa các vùng miền, giữa các quốc gia với nhau, bởi nó không chỉ phát huy được thế mạnh của mỗi vùng miền mà còn giúp thay đổi phong cách, thói quen, tinh thần kỷ luật và đổi mới tiêu chí đánh giá KDDL, tạo mặt bằng chất lượng thống nhất giữa các vùng miền và các quốc gia trong điều kiện kiện hội nhập. Vì vậy, các CSĐT chuyên NDL bậc đại học, cao đẳng tăng cường, mở rộng hợp tác, liên kết với các trường đào tạo du lịch của nước ngoài thông qua hình thức chuyển giao công nghệ đào tạo NLDL, cùng tổ chức đào tạo đại học chuyên NDL theo chương trình của trường chuyển giao cho cả đối tượng là giáo viên và sinh viên. Chi phí cho việc chuyển giao có thể tranh thủ từ các dự án phát triển giáo dục, PTNL của các chính phủ, tổ chức phi chính phủ cũng như từ sự chia sẻ từ sinh viên. Trong đó, đối tượng là giảng viên các trường cũng có thể liên kết với các trường danh tiếng, tận dụng các nguồn hỗ trợ từ các dự án như đã nói ở trên để nâng cao trình độ nghiên cứu cũng như thực hành của đội ngũ giảng viên. Liên kết tổ chức các chương trình 2+2 (2 năm ở Việt Nam, 2 năm học ở một trường đại học nuớc ngoài), hoặc chương trình 3+1 (3 năm ở Việt Nam, 1 năm học ở một trường đại học nuớc ngoài).

- Thành phố cần có những chính sách tạo điều kiện để các quốc gia, tổ chức nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các CSĐT của thành phố từ dạy nghề đến cao đẳng, đại học để xây dựng cơ sở hạ tầng và mở các chuyên ngành mới. Ngoài ra, các CSĐT chuyên NDL trên địa bàn thành phố tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của nước ngoài thông qua các chương trình viện trợ, giúp đỡ về giáo dục, để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; đồng thời tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên có cơ hội tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy ở nước ngoài.

- Định kỳ hàng năm các DNDL cần rà soát, có kế hoạch cử nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài qua nhiều hình thức khác nhau như kết hợp với tham gia các hội chợ, road show, các chương trình xúc tiến, tiếp thị của du lịch; đồng thời cử nhân viên tham gia các CTĐT NLDL của thành phố trong khuôn khổ “Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” hiện nay được UBND thành phố giao cho Trung tâm PTNNL chủ trì triển khai, thực hiện; hay có thể thực hiện đào tạo tại chỗ do trưởng các bộ phận đảm nhiệm; liên kết với các CSĐT để phối

145


hợp mở các lớp thực hành tại doanh nghiệp theo từng lĩnh vực nhằm cập nhật các kiến thức cơ bản về nghề mà mình đảm nhiệm theo đúng Luật quy định một cách kịp thời.

- Doanh nghiệp cần có sự liên kết với các CSĐT, các tổ chức trong và ngoài nước để đa dạng các hình thức đào tạo như đào tạo tại chỗ do trưởng bộ phận của doanh nghiệp đảm nhận, đào tạo tại chỗ do chuyên gia nước ngoài đảm nhận, gửi đi đào tạo tại các CSĐT nghiệp vụ du lịch trong nước, và quốc tế, thuê giáo viên từ các CSĐT du lịch về đào tạo tại chỗ. Với mục đích các khóa đào tạo của DNDL sẽ hướng tới nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm trong công việc, thái độ tác phong, kỹ luật lao động, mức độ tận tụy với công việc, khả năng thích ứng linh hoạt trong công việc hiện nay và khắc phục hạn chế về ý kiến đánh giá thiếu NLDL có trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ thấp (với tỷ lệ trên 50% ý kiến đánh giá của người lao động, nhà quản lý ở mức độ cần thiết).

- Ngoài ra, DNDL cần xây dựng, ban hành các chính sách và nâng cao trách nhiệm của mình đối với quá trình đào tạo NLDL như cử lao động của doanh nghiệp đi đào tạo, bồi dưỡng tại các CSĐT trong nước, nước ngoài; hay tham gia hỗ trợ học bổng, tạo điều kiện cho học viên thực tập, tạo cơ hội việc làm, đặt hàng đào tạo. Đồng thời có chính sách khuyến khích người lao động tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm cho nghề nghiệp của mình, nhất là có cơ chế rõ ràng vào những mùa ít KDL. Thực tế, DNDL làm tốt công việc này không những nâng cao được chất lượng NLDL, giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp mà còn khắc phục sự thiếu hút nhân lực vào mùa du lịch cao điểm trong năm.

4.2.6. Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc tốt để thu hút và sử dụng hiệu quả nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng

Môi trường, điều kiện làm việc tốt cũng là một trong những nhân tố thuận lợi kích thích khả năng sáng tạo của NLDL, đặc biệt là đội ngũ lao động tri thức. Bởi vì, đặc điểm của lao động tri thức đó là những sản phẩm lao động trực tiếp của họ là những ý tưởng, những tri thức khoa học, những giá trị tinh thần đem lại lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh cho DNDL. Hiện nay, ở các DNDL vẫn còn tình trạng người lao động chưa yên tâm gắn bó với nghề nghiệp, chưa có chí vươn lên hơn 56,12% ý kiến [phụ lục 2 - bảng 17]. Vì vậy, để tạo lập môi trường, điều kiện làm việc tốt nhất cho NLDL, thiết nghĩ các doanh nghiệp KDDL cần lưu ý các vấn đề sau:

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí