Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2006 – 2020 - 3

Chương 2‌‌

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TP.HCM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1 Tổng quan về nguồn nhân lực và thực trạng vấn đề đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực tại TP.HCM

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực TP.HCM

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

TP.HCM có địa giới hành chính chung với các tỉnh Bình Dương ở phía Bắc, Tây Ninh ở phía Tây Bắc, phía Đông và Đông Bắc giáp Đồng Nai, phía Đông Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng 15 km. Diện tích tự nhiên là 2.095,24 km2, chia thành 24 quận, huyện với 317 phường, xã. TP.HCM nằm ở trung tâm Nam Bộ, cách thủ đô Hà Nội 1.738 km về phía Đông Nam. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Hiện nay, TP.HCM có 19 quận nội thành và 5 huyện

ngoại thành, cấp quận được chia thành nhiều phường, huyện chia thành nhiều xã, và thị trấn, trong đó Quận 1 là trung tâm hành chánh, kinh tế và giao dịch của thành phố. Các cơ quan đầu não của thành phố nằm trên địa bàn quận này.

Địa hình TP.HCM phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Nhìn chung có thể chia địa hình TP.HCM thành 4 dạng chính có liên quan đến chọn độ cao bố trí các công trình xây dựng : dạng đất gò cao lượn sóng (độ cao thay đổi từ 4 đến 32 m, trong đó 4 – 10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích. Phần cao trên 10 m chiếm 11%, phân bố phần lớn ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh); dạng đất bằng phẳng thấp (độ cao xấp xỉ 2 đến 4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và nam Bình Chánh chiếm 15% diện tích); dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây nam (độ cao phổ biến từ 1 đến 2m, chiếm

khoảng 34% diện tích); dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven biển (độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1 m, nhiều nơi dưới 0 m, đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện tích).

Không có núi lửa, động đất, lụt lội, ít khi có bão lớn, thành phố nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo, có khí hậu, thời tiết dễ chịu với hai mùa khô và mưa. Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55 0C, không có mùa đông. Mưa thì mau tạnh ráo và nắng thì không quá nóng. Cảnh quan nơi đây phong phú và đa dạng, động thực vật đặc chủng và kho tàng tài nguyên nhân văn đậm đà bản sắc dân tộc. Mặt tiền thành phố thuộc vùng biển Nam

Bộ, nơi có nhiều tiềm năng kinh tế biển như hải sản, dầu khí và tuyến hàng hải quốc tế. Cận kề thành phố là vựa lúa lớn nhất được viền quanh và đan xen bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm, đồng bưng.

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố chủ yếu là vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát, sạn, sỏi; nguyên liệu cho gốm sứ và chất trợ dụng; các nguyên liệu khác như than bùn… Chỉ có một số khoáng sản có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu của thành phố : nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh, nguyên nhiên liệu… Các khoáng sản khác như kim loại đen, kim loại màu (trừ nhôm), than đá… đều không có triển vọng hoặc chưa được phát hiện.

Thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Có nhiều di tích lịch sử, cách mạng nổi tiếng, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp… và nhiều khu du lịch, khu vui chơi giải trí, nhiều công trình kiến trúc cổ, hệ thống các ngôi chùa cổ…. Đây là thế mạnh của thành phố trong việc phát triển kinh tế du lịch và những ngành nghề liên quan như đáp ứng các nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, lưu trú, thăm quan, giải trí…của du khách đồng thời là lợi thế để thành phố phân bổ NNL trẻ và dồi dào theo hướng đa ngành nghề dịch vụ.

Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, TP.HCM có điều kiện để phát triển KT - XH. Điều này tác động rất lớn đến việc đào tạo và sử dụng NNL của thành phố. Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm. Con người thành phố luôn thể hiện tính năng động, sáng tạo, nhạy bén với kỹ thuật và công nghệ mới; có khả năng chóng thích nghi và hội nhập vào điều kiện mới của nền kinh tế thị trường nhanh.

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội

Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống mạng lưới cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội đồng bộ, TP.HCM hiện nay là khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch, văn hóa, Giáo dục lớn nhất và năng động nhất của Việt Nam.

➢Về kinh tế : TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước. Kinh tế của thành phố đã

tăng trưởng mạnh và ổn định trong những năm trở lại đây, luôn đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đọan 2001 – 2006 của thành phố là 11,2%, trong đó khu vực 1 có tốc độ tăng thấp nhất và khu vực 3 có tốc độ tăng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây [phụ lục 1].

* Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm 2007

Tốc độ tăng trưởng GDP so với năm 2006 là 12,6%. Cơ cấu các ngành kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, đóng góp vào con số 12,6% đứng đầu là khu vực dịch vụ (7,76%). Đây cũng là năm thứ bảy kinh tế TP liên tiếp tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước (từ 9,5% năm 2001 đến 12,6% năm 2007) và cao nhất từ trước đến nay.

- Tổng GDP năm 2007 : 228.795 tỷ đồng (giá thực tế), trong đó :

+ Ngành công nghiệp : 106.160 tỷ đồng, chiếm 46,4% GDP.

+ Ngành dịch vụ : 119.660 tỷ đồng, chiếm 52,3% GDP, trong đó các ngành dịch vụ cao cấp : bưu chính viễn thông, tài chính – ngân hàng, du lịch có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

+ Ngành nông nghiệp : 2.975 tỷ đồng, chiếm 1,3% GDP.

- Tổng thu ngân sách đạt trên 89.255 tỷ đồng, tăng 26,37%, vượt trên 18.625 tỷ đồng so với năm 2006; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 84.500 tỷ đồng.

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài gần 2,9 tỷ USD.

- Chỉ tiêu giảm nghèo của TP đã về đích trước kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, số hộ nghèo (thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm) chỉ còn 1,9%.

- Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn TPHCM đạt 2.180 USD.

- Dân số : 6.650.942 người; mật độ dân số : 3.175 người/km2.

- Số người được giới thiệu việc làm trong năm : 259.149 người.

- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị : 5,6%.

- Số cơ sở y tế : 456.

- Số bác sĩ, nha sĩ /1000 người dân : 9,3

- Số thư viện : 26.

Các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu: điện, điện tử (bao gồm điện tử kỹ thuật cao), cơ khí, hoá chất, phần mềm, dệt may, giày da, luyện kim, dầu khí, sản xuất ô tô, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, chế biến nông, lâm sản và nhiều ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, cho đến thời điểm 2007, công nghệ sản xuất nhìn chung của TP.HCM hiện rất lạc hậu. Trong thời gian từ năm 1997-2007, ngành công nghiệp của TP.HCM có tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt mức bình quân trên 13%. Từ năm 1995 đến nay, chính quyền TP.HCM áp dụng nhiều biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp có có hàm luợng tri thức, hàm luợng KH - CN cao và có hiệu quả kinh tế. Đồng thời, tỷ trọng của các ngành công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động trong tổng sản lượng công nghiệp của thành phố được giảm xuống như ngành dệt may từ 14,3% xuống còn

13,1%, chế biến thực phẩm-đồ uống giảm từ 28,9% xuống còn 17%....Điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu đào tạo NNL thành phố trong thời gian tới theo hướng tăng lao động các ngành công nghiệp có hàm lượng KH - CN cao, có hiệu quả kinh tế đồng thời giảm lao động trong các ngành công nghiệp công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động.

Trong những năm qua, nhiều ngành công nghiệp liên tục phát triển. Để đảm bảo phát triển bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, chính quyền TP.HCM đã có nghị quyết tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp mũi nhọn là: điện-điện tử- công nghệ thông tin; cơ khí; hóa chất và chế biến tinh lương thực thực phẩm giai đoạn 2006-2010 với tổng kinh phí 3,5 tỷ USD. Các cơ sở này được nhanh chóng đầu tư về mọi mặt chuyển sang phát triển về chiều sâu, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả có tính cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế, với mục tiêu đưa TP.HCM trở thành thành phố công nghiệp có công nghệ cao của Vùng KTTĐPN và của Việt Nam vào năm 2015-2017 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đề ra. Như vậy, có thể thấy trong thời gian tới, nhu cầu về NNL trong các ngành công nghiệp mũi nhọn là rất lớn và sẽ là trọng tâm của việc đào tạo NNL trong lĩnh vực công nghiệp thành phố.

Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài đến TP.HCM khảo sát môi trường kinh doanh và ký kết các hợp đồng đầu tư. Riêng năm 2007, tổng vốn FDI đổ vào thành phố gần 2,9 tỷ USD. Đây cũng là một nhân tố làm tăng thêm nhu cầu về lao động của thành phố trong những năm trở lại đây và những năm sắp tới, đặc biệt là nhu cầu về lao động trình độ cao ngày càng tăng.

TP.HCM có 3 KCX, 12 KCN. Phần lớn các DN trong KCX, KCN có trình độ công nghệ trung bình và dưới trung bình, quy mô nhỏ và vừa. Ngành nghề đầu tư trong KCX, KCN rất đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung ngành may công nghiệp, da giày, thú nhồi bông, túi xách, dệt, chế biến thực phẩm, là những ngành sử dụng nhiều lao động. Nơi đây đã thu hút khoảng hơn 200.000 lao động, phần lớn là lao động nhập cư, trẻ tuổi, trình độ học vấn thấp, tạo một khối lượng việc làm rất lớn cho lao động thành phố

và đặc biệt là lao động nhập cư. Theo dự báo nhu cầu lao động thì đến năm 2010, các KCN, KCX cần khoảng 500.000 lao động phổ thông và có trình độ trung học cơ sở và trung cấp, công nhân lành nghề là cao nhất. Như vậy, việc tập trung nhiều KCX, KCN đã thu hút một LLLĐ rất lớn và nhu cầu về lao động nghề là rất cao. Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo lao động thành phố trong thời gian tới. Ngoài ra, hiện nay thành phố có1 khu công nghệ cao và công viên phần mềm Quang Trung là 2 trung tâm thu hút lao động KH – CN của thành phố và cả nước và nhu cầu lao động cũng ngày càng tăng cao.

Thành phố là hạt nhân trong Vùng KTTĐPN và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ. Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng. Ngân sách lớn tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, có tác động rất lớn đến chất lượng NNL của thành phố.

Về thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 13,7 tỷ USD, tăng 12,46% so với năm 2005. Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối. Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất - kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Năm 2007, ngành dịch vụ đã đóng góp 52,5% GDP thành phố. Năng suất lao động của các ngành dịch vụ nói chung là 66,12 triệu đồng/người/năm trong đó năng suất lao động của Thương mại là 51,6 triệu đồng/người/năm (bằng 78% năng suất lao động ngành dịch vụ [22]. Sự hoạt động mạnh mẽ của lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là ngành thương mại đã thu hút một lượng lao động lớn, bao gồm cả lao động phổ thông và lao động cao cấp. Trong lĩnh vực dịch vụ, ngành du lịch thành phố cũng phát triển mạnh. Năm 2007, doanh thu ngành du lịch đạt

13.250 tỷ đồng. Hiện nay đào tạo NNL cho ngành du lịch đang là vấn đề mang tính cấp bách trong chiến lược phát triển NNL của thành phố.

TP.HCM là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Trong tương lai thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao… vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á, đường Đông Tây…sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ. Theo quy hoạch đến năm 2020, TP.HCM sẽ trở thành một đại đô thị, là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước, là một trong những trung tâm công nghiệp, KH - CN và dịch vụ của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Với hiện trạng kinh tế thành phố hiện nay đặt ra yêu cầu đào tạo NNL trình độ cao, đặc biệt là NNL làm việc trong lĩnh vực dịch vụ nhằm đáp ứng với sự phát triển kinh tế thành phố hiện nay cũng như trong thời gian tới, khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

2.1.2 Khái quát về dân số TP.HCM

2.1.2.1 Quy mô, tốc độ tăng dân số

Theo thống kê chính thức năm 2007, dân số tòan thành phố là 6.650.942 người, chiếm 7,82% so với cả nước (85,106 triệu người) và chiếm 41% so với Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm 5.640.288 người ở thành thị và 1.010.654 người ở nông thôn; 3.184.175 người là Nam, chiếm 47,9% tổng dân số. Trong tổng số dân sinh sống có hơn 500.000 người thuộc dân tộc Hoa. Mật độ dân số ở TPHCM là 3.175 người/ km2. Tuy nhiên số dân có mặt trong thành phố thường cao hơn, thêm khoảng 2 triệu dân ngoại tỉnh làm ăn tại thành phố theo mùa vụ, do vậy, mật độ dân số thực tế là thấp

hơn nhiều.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu dân số trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2001-2006

Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Dân số (1000 người)

5.449

5.659

5.867

6.063

6.240

6.425

6.651

N am (1000 nguời) Tỷ lệ (%)

2.627

48,2

2.729

48,2

2.830

48,2

2.920

48,2

2.997

48

3.082

48

3.184

48

Nữ (1000 người)

Tỷ lệ (%)

2.822

51,8

2.930

51,8

3.037

51,8

3.143

51,8

3.243

52

3.343

52

3.467

52

Thành thị (1000 người)

Tỷ lệ (%)

4.474

82,1

4.589

81,1

4.722

80,5

5.170

85,3

5.315

85,2

5.464

85

5.640

85

Nông thôn (1000 người)

Tỷ lệ (%)

975

17,9

1.070

18,9

1.145

19,5

893

14,7

925

14,8

961

15

1.011

15

Tốc độ tăng dân số (%)

3,8

3,8

3,7

3,4

3,0

3,07

3,5

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)

1,3

1,27

1,43

1,3

1,03

1,07

1,06

Tỷ lệ tăng cơ học (%)

2,51

2,51

2,27

2,1

1,97

2,0

2,41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2006 – 2020 - 3

Nguồn : Xử lý tổng hợp từ niên giám thống kê TP.HCM các năm

Biểu trên cho thấy tốc độ tăng dân số ở TP.HCM là cao, tốc độ tăng dân số bình quân giai đọan 2001 – 2007 là 3,44%, mặc dù tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là thấp, bình quân vào khỏang 1,21%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm dần nhưng không nhiều, năm 2001 là 3,8% còn 3,5% năm 2007. Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số thành phố thấp và có xu hướng ngày càng giảm dần (từ 1,3% năm 2001 đến 2007 là 1,06%). Như vậy, tốc độ tăng dân số cao chủ yếu là do tốc độ tăng dân số cơ học (bình quân giai đoạn 2001 – 2007 là 2,33% ). Điều này cho thấy nơi đây có sức hút rất mạnh đối với lao động đến từ các địa phương khác trong cả nước. Kết quả điều tra dân số giữa kỳ 1/10/2004 cho thấy TP. HCM có 1.767.290 người từ các tỉnh, thành phố khác đến làm việc và sinh sống, chiếm 29,15% dân số thành phố. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng dân nhập cư về thành phố đông như vậy, nhưng lý do chủ yếu nhất vẫn là việc làm và thu nhập. Theo khảo sát của Chi cục phát triển nông thôn TP.HCM năm 2003, trong 800 người di cư đến thành phố tại 4 Quận, huyện có nhiều người nhập cư nhất thành phố thì có 51,4% người di chuyển tới thành phố vì lý do trên.

Nhìn chung dân số Nữ (chiếm 52,1% dân số) đông hơn dân số Nam và tỷ lệ này có xu hướng tăng nhẹ dần (tỷ lệ Nữ năm 2000 là 51,8% tăng lên 52% năm 2007). Trong đó, dân số chủ yếu sống ở thành thị do quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh (tỷ lệ này là 71,6% năm 1995, năm 2000 là 83% và đạt 84,8% năm 2007), và điều ngược lại diễn ra ở khu vực nông thôn (năm 1995, dân số nông thôn là 28,4%, năm 2000 là 17% và đến năm 2007 còn 15,2%). Phần lớn dân số sống bằng những nghề phi nông nghiệp, tính đến năm 2007 thì tỷ lệ dân số sống bằng những nghề phi nông nghiệp là 96%.

Trong tất cả 19 Quận và 5 huyện của thành phố thì Quận Gò vấp có số dân đông nhất (năm 2006 : 496.905 người; năm 2007 : 514.518 người) và huyện Bình chánh có dân số đông nhất (năm 2006 : 330.605 người; năm 2007 : 347.278 người ). Tuy nhiên, mật độ dân số ở Quận 4 là cao nhất (45.532 người/km2 năm 2007) và ở huyện Hóc Môn là cao nhất trong 5 huyện ngoại thành : 2.487người/km2 năm 2007. Ngược lại, có những quận mật độ dân số rất thấp : quận 9 : 1.941người/ km2; quận 2 : 2.679 người/km2 [phụ lục 2]. Nhìn chung dân số phân bố không đều và tập trung chủ yếu ở những quận nội thành.

Biến động dân số của thành phố trong thời gian từ 2001 – 2007 có xu hướng giảm dân số ở các quận trung tâm, quận nội thành, tăng nhiều ở các quận mới, các quận ven ngoại thành và các huyện. Nguyên nhân là người dân di dời do các dự án nâng cấp đô thị đồng thời do nhu cầu cho thuê nhà để kinh doanh nên có sự giảm dân ra các quận ven để sinh sống. Các quận mới, quận ven dân số tăng cao do phát triển kinh tế thành phố và đầu tư cho các KCX - KCN đã thu hút một lượng lao động nhập cư từ các tỉnh thành trong cả nước. Việc gia tăng dân số nhanh chóng của thành phố (bình quân giai đọan 2001 – 2007 là 3,44%/ năm) tác động mạnh đến LLLĐ của thành phố, làm cho LLLĐ hàng năm tương ứng tăng theo. Trong cơ cấu lao động của thành phố, lao động ngọai tỉnh chiếm tỷ trọng rất cao. Đại bộ phận người dân từ các nơi đến thành phố làm ăn sinh sống từ các nguồn sau :

- Số học sinh, sinh viên từ các tỉnh đến học tập tại thành phố HCM và tìm

được việc làm sau khi học xong.

- Số lao động được tuyển dụng vào làm việc trong các KCN – KCX tập trung của thành phố.

- Phần còn lại là nhập cư tự do theo nhóm đi tìm kiếm việc làm tại thành phố.

2.1.2.2 Chất lượng dân số

Theo kết quả điều tra dân số 1/10/2004, TP.HCM có 3,1% dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học; 24,1% dân số có trình độ cấp 1; 34,1% có trình độ cấp 2; 29,4% có trình độ cấp 3; 9,3% có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH. Trình độ học vấn của dân số từ 5 tuổi trở lên của TP. HCM sau 5 năm tăng khá nhanh, tỷ lệ dân số có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH tăng từ 7,7% năm 1999 lên 9,3% năm 2004, tỷ lệ dân số có trình độ cấp 3 tăng từ 24% năm 1999 lên 29,4% năm 2004. Ngược lại, tỷ lệ chưa bao giờ đi học giảm từ 6,2% năm 1999 xuống còn 3,1% năm 2004.

Bảng 2.2 : Số năm đi học bình quân của dân số từ 10 tuổi trở lên

Chỉ tiêu

Tổng số

Nam

Nữ

TPHCM

7,66

8,02

7,34

Các quận

7,95

8,32

7,61

Các huyện

6,1

6,41

5,82

Nguồn : Kết quả điều tra dân số giữa kỳ 1/10/2004

Theo kết quả điều tra dân số 1/10/2004 cho thấy mặt bằng học vấn bình quân dân số từ 10 tuổi trở lên ở TP.HCM qua chỉ tiêu số năm đi học bình quân là 7,66 lớp. Mức mặt bằng học vấn bình quân chung của các quận nội thành, quận mới là 7,95 lớp và mức mặt bằng học vấn bình quân chung của các huyện ngoại thành là 6,1 lớp. Số năm đi học bình quân Nam nhiều hơn Nữ ở cả các quận và huyện ngoại thành. Xét trình độ học vấn qua chỉ tiêu số năm đi học bình quân của dân số, ta thấy trình độ học vấn của dân số thành phố thấp.

2.1.3 Thực trạng nguồn nhân lực TP.HCM

2.1.3.1 Quy mô nguồn nhân lực

NNL của thành phố tăng dần qua các năm. Nếu năm 2001 là 3.604.193 người thì đến năm 2006, NNL thành phố là 4.412.814 người, chiếm 68,69% so với tổng số dân, trong đó, nữ chiếm 52,61% (2.321.644 người). Tốc độ tăng bình quân của NNL trong

giai đọan từ 2001 – 2006 là 4%, cao hơn tốc độ tăng bình quân của dân số giai đọan này (3,43%). Nguyên nhân làm cho NNL tăng nhanh là do số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh (90% dân nhập cư là người trong độ tuổi lao động) đồng thời số người mất sức lao động không còn khả năng lao động chiếm tỷ lệ ngày càng giảm. Có thể thấy NNL của thành phố là rất lớn. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thành phố. Tuy nhiên, việc tăng quá nhanh NNL này cũng là một áp lực rất lớn cho thành phố trong việc tạo việc làm, ổn định đời sống, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp và những vấn đề về an sinh xã hội.

Bảng 2.3 : Các chỉ tiêu về NNL TP.HCM

Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Dân số (người)

5.449.203

5.658.997

5.867.496

6.062.993

6.239.938

6.424.519

Nguồn lao động (NLĐ)

3.604.193

3.723.131

3.816.029

3.953.406

4.164.161

4.412.814

(người)

Trong đó nữ

1.844.680

2.041.181

2.063.708

2.127.328

2.242.401

2.321.644

Tỷ lệ nữ (%)

51,18

54,82

54,08

53,81

53,85

52,61

Tốc độ tăng NLĐ (%)

3,3

3,3

2,5

3,6

5,3

5,97

Tỷ lệ lao động so với dân số

(%)

66,14

65,79

65,04

64,71

67,67

68,69

Tổng số lao động có việc

2.260.910

2.335.700

2.503.213

2.585.906

2.676.420

2.776.981

làm (người)

Tỷ lệ lao động có việc làm

62,73

62,73

65,60

65,41

64,27

62,93

trong NLĐ (%)

Lao động nữ có việc làm

(người)

1.184.260

1.234.183

1.303.921

1.333.054

1.467.883

1.495.024

Tỷ lệ lao động nữ có việc

làm trong số lao động đang làm việc (%)

52,38

52,84

52,09

51,55

54,85

53,84

Lao động cần giải quyết việc

làm (1000 người)

244,36

250,19

251,10

242,34

245,69

256,83

Tỷ lệ lao động thất nghiệp

thời điểm 1/7 (%)

6,78

6,72

6,58

6,13

5,90

5,82

Nguồn : Xử lý tổng hợp từ số liệu thống kê TP.HCM và Sở Lao động – Thương binh xã hội nhiều năm

NLĐ của thành phố năm 2006 đã được phân bố như sau :

- Số lao động đang làm việc là 2.776.981 người, chiếm 62,93% NLĐ.

- Số lao động dự trữ là 1.303.106 người, chiếm 29,53% NLĐ.

- Số người trong độ tuổi lao động không có khả năng lao động là 75.900 người, chiếm tỷ lệ 1,72% NLĐ.

- Số lao động không có việc làm là 256.827 người, chiếm tỷ lệ 5,82% tổng

NLĐ.

2.1.3.2. Chất lượng nguồn nhân lực

◆Trình độ học vấn

Theo kết quả điều tra lao động việc làm 1/7, trình độ học vấn của LLLĐ từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn TP. HCM năm 2006 như sau :

Bảng 2.4 : Trình độ học vấn của LLLĐ 15 tuổi trở lên

Chỉ tiêu

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Số người

(người)

Tỷ lệ

(%)

Số người

(người)

Tỷ lệ

(%)

Số người

(người)

Tỷ lệ

(%)

Tổng số

3.235.807

100

2.836.185

100

399.622

100

Chưa biết chữ

26.857

0,83

22.690

0,8

4.167

1,04

Chưa tốt nghiệp cấp 1

250.981

7,76

185.203

6,53

65.778

16,46

Đã tốt nghiệp cấp 1

854.626

26,41

694.298

24,48

160.328

40,12

Đã tốt nghiệp cấp 2

775.094

23,95

673.310

23,74

101.784

25,47

Đã tốt nghiệp cấp 3

1.328.249

41,05

1.260.684

44,45

67.565

16,91

Nguồn : Kết quả điều tra lao động – việc làm 1/7/2006

Theo bảng trên ta thấy TP.HCM có 0,83% dân số trong độ tuổi lao động chưa biết chữ; 41,05% đã tốt nghiệp cấp 3; 23,95% đã tốt nghiệp cấp 2. Trong đó, trình độ học vấn của lao động ở thành thị cao hơn nhiều ở nông thôn, tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp cấp 3 ở thành thị là 44,45%, cao hơn nhiều so với ở nông thôn là 16,91%. Ngược lại, số lao động chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp cấp 1 và chỉ tốt nghiệp cấp 1 ở nông thôn cao hơn ở thành thị nhiều. Điều này xuất phát từ những điều kiện khó khăn ở những vùng nông thôn, học sinh phải lo lắng về gánh nặng kinh tế nhiều hơn. Tuy

nhiên, có thể nhìn một cách tổng quát, tại TPHCM số lao động chưa biết chữ chiếm một tỷ lệ thấp.

Bảng 2.5 : Trình độ học vấn của LLLĐ 15 tuổi trở lên có việc làm trên địa bàn TP.HCM

Chỉ tiêu

2006

Số người (người)

Tỷ lệ(%)

Tổng số

2.776.981

100

Chưa biết chữ

20.272

0,73

Chưa TN cấp 1

194.944

7,02

Đã TN cấp 1

732.012

26,36

Đã TN cấp 2

664.809

23,94

Đã TN cấp 3

1.164.944

41,95

Nguồn : Kết quả điều tra lao động việc làm 1/7/2006

Bảng số liệu trên cho ta thấy trình độ học vấn của lao động 15 tuổi trở lên có việc làm ở TPHCM vẫn còn thấp, tổng số lao động đã tốt nghiệp cấp 3 tính đến năm 2006 là 41,95%. Số lao động có việc làm đã tốt nghiệp cấp 1 chiếm 26,36%; đã tốt nghiệp cấp 2 là 23,94%, chưa biết chữ là 0,73%.

Số lao động từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp ở thành thị năm 2006 là 154.000 người, trong đó, có 9,78% là chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp 1, trong đó nữ là 84.629 người, chiếm 55% [phụ lục 3]. Qua số liệu cho thấy việc tạo việc làm cho LLLĐ này là một áo lực bởi phần lớn lao động này chưa biết chữ hoặc chưa tốt nghiệp cấp 1. Trong tổng số lao động không có việc làm thì số người đã tốt nghiệp cấp 3 chiếm tỷ trọng tương đối cao 40,52%.

◆Trình độ CMKT

Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) hay còn gọi là lao động đã qua đào tạo bao gồm : lao động có bằng cấp CMKT và lao động sơ cấp hoặc CNKT (CNKT) không bằng.

Theo kết quả điều tra lao động – việc làm 1/7/2006 thì tỷ lệ LLLĐ từ 15 tuổi trở lên chưa qua đào tạo là 45,79%. Tỷ lệ đã qua đào tạo là 54,21%, bao gồm : 26,13% lao động sơ cấp hoặc CNKT không bằng cấp; 28,08% là lao động có bằng cấp CMKT (trong đó CNKT và nhân viên nghiệp vụ chiếm 7,49%; số người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp chiếm 5,45%; số người tốt nghiệp CĐ, ĐH và trên ĐH chiếm 15,14%). Đây là tỷ lệ còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, có thể thấy, TP.HCM là thành phố có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao nhất so với cả nước (26%).

Bảng 2.6 : Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ 15 tuổi trở lên năm 2006

Chỉ tiêu

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Tổng số (người)

Cơ cấu (%)

Tổng số (người)

Cơ cấu (%)

Tổng số (người)

cơ cấu (%)

Tổng số

3.235.807

100

2.743.461

100

492.346

100

1.Chưa qua đào tạo

1.481.676

45,79

1.231.265

44,88

250.411

50,86

2.Đã qua đào tạo

a.Sơ cấp và CNKT không bằng

b.Có bằng cấp CMKT :

- CNKT

- THCN

- CĐ, ĐH, trên ĐH

1.754.131

845.516

908.615

242.362

176.352

489.901

54,21

26,13

28,08

7,49

5,45

15,14

1.512.196

666.112

846.084

212.344

160.493

473.247

55,12

24,28

30,84

7,74

5,85

17,25

241.935

179.404

62.531

30.018

15.859

16.654

49,14

36,44

12,70

6,1

3,22

3,38

Nguồn : Kết quả điều tra lao động việc làm 1/7/2006

Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 49,14% thấp hơn thành thị (55,12%) không nhiều. Tuy nhiên, trong đó, tỷ lệ lao động sơ cấp và CNKT không bằng ở nông thôn lại cao hơn thành thị rất nhiều (36,44% so với 24,28%). Điều này cho ta thấy, đa số lao động đã qua đào tạo ở nông thôn chủ yếu là lao động có trình độ sơ cấp và CNKT không bằng. Số lao động có bằng cấp CMKT cũng chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên không có bằng cấp CMKT ở khu vực thành thị chiếm 30, 84%; khu vực nông thôn chỉ chiếm 12,7% và tỷ lệ lao động trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH cũng rất thấp (3,38%). Như vậy, lao động ở khu vực nông thôn có bằng cấp CMKT là rất thấp, điều này dẫn đến năng suất lao động

và hiệu quả làm việc ở khu vực này kém. Lao động trình độ CMKT thấp cũng là một khó khăn của khu vực các huyện ngoại thành của thành phố trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và gia nhập WTO.

Bảng 2.7 : Trình độ chuyên môn của LLLĐ 15 tuổi trở lên có việc làm trên địa bàn thành phố HCM

Chỉ tiêu

2006

Tổng số (người)

Cơ cấu (%)

Tổng số

2.776.981

100

1.Chưa qua đào tạo

1.239.922

44,65

2.Đã qua đào tạo :

1.537.059

55,35

a.Sơ cấp và CNKT không bằng

750.896

27,04

b.Có bằng cấp CMKT :

786.163

28,31

- CNKT

210.218

7,57

- THCN

154.122

5,55

- CĐ, ĐH, trên ĐH

421.823

15,19

Nguồn : Kết quả điều tra lao động việc làm 1/7/2006

Theo kết quả điều tra lao động – việc làm 1/7/2006 thì cơ cấu lao động 15 tuổi trở lên có việc làm chưa qua đào tạo chiếm 44,65% tổng số lao động đang làm việc. Lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ 55,35%, trong đó, sơ cấp và CNKT không bằng chiếm 27,04%; lao động có bằng cấp chỉ chiếm 28,31%. Rõ ràng với đội ngũ lao động như vậy thì năng suất lao động sẽ thấp. Tuy nhiên, cũng theo số liệu điều tra này thì tỷ lệ lao động không có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật có xu hướng ngày càng giảm (1996 : 84,13%; năm 2000 : 75,92%; năm 2006 : 71,69%).

2.1.4 Lao động đang làm việc trên địa bàn TP.HCM

2.1.4.1 Lao động đang làm việc chia theo ngành kinh tế

Số người đang làm việc của thành phố tăng đều qua các năm và đạt trên 2,7 triệu lao động năm 2006, chiếm 62,93% tổng NLĐ, trong đó lao động nữ chiếm trên 53,84% lao động đang làm việc. Tỷ lệ thất nghiệp giảm dần qua các năm, từ 6,78% năm 2001 còn 5,82% năm 2006, tuy nhiên, đây là một con số còn cao (tỷ lệ thất nghiệp

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí