Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2006 – 2020 - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

ae

HUỲNH THỊ CẨM TÚ

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM

GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2006 - 2020

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ : 60.31.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. HOÀNG AN QUỐC

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Tổng quan những vấn đề nghiên cứu có liên quan 2

3.Mục tiêu nghiên cứu 3

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5.Phương pháp nghiên cứu 3

6.Ý nghĩa của đề tài 4

7.Kết cấu luận văn 4

CHƯƠNG I: NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP WTO 6

1.1 Một số khái niệm 6

1.1.1 Nguồn nhân lực 6

1.1.2 Lực lượng lao động 7

1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực và các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực 8

1.2 Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh gia nhập WTO 14

1.2.1 Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh gia nhập WTO 14

1.2.2 Các yếu tố tác động đến nguồn nhân lực TP.HCM trong bối cảnh gia nhập WTO 19

1.2.3 Yêu cầu của việc phát triển nguồn nhân lực TP.HCM trong bối cảnh hội nhập WTO 22

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TP.HCM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 26

2.1 Tổng quan về nguồn nhân lực và thực trạng vấn đề đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực tại TP.HCM 26

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực TP.HCM 26

2.1.2 Khái quát về dân số TP.HCM 32

2.1.3 Thực trạng nguồn nhân lực TP.HCM 35

2.1.4 Lao động đang làm việc trên địa bàn TP.HCM. 40

2.1.5 Khái quát về tình hình giáo dục, đào tạo và các chính sách phát triển nguồn nhân lực tại TP.HCM trong những năm qua 43

2.2 Một số vấn đề cấp thiết trong việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực

TP.HM và nguyên nhân 52

2.2.1 Một số vấn đề cấp thiết đặt ra. 52

2.2.2 Nguyên nhân và những nhân tố tác động 59

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP WTO 63

3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố đến năm

2020...............................................................................................................................63

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế – xã hội. 63

3.1.2 Mục tiêu phát triển TP. HCM đến 2020 64

3.1.3 Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đến năm 2020 66

3.2 Định hướng và một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO 67

3.2.1 Định hướng phát triển nguồn nhân lực thành phố đến năm 2020 67

3.2.2 Nhu cầu về nguồn nhân lực thành phố đến năm 2020 70

3.2.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực TP.HCM đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO 73

KẾT LUẬN 90

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN‌

- XHCN : Xã Hội Chủ Nghĩa

- KT – XH : kinh tế xã hội

- WTO : Tổ chức thương mại thế giới

- LHQ : Liên Hiệp Quốc

- KH – CN : khoa học công nghệ

- GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

- Vùng KTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía nam

- TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

- Sở LĐ TB và XH : Sở Lao động thương binh và xã hội

- NNL : nguồn nhân lực

- LLLĐ : lực lượng lao động

- LĐ : lao động

- KCX : khu chế xuất

- KCN : khu công nghiệp

- DN : doanh nghiệp

- NLĐ : người lao động

- CMKT : chuyên môn kỹ thuật

- CĐ, ĐH : cao đẳng, đại học

- THCN : trung học chuyên nghiệp

- CNKT : công nhân kỹ thuật

- THCS : trung học cơ sở

- THPT : trung học phổ thông

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1

Một số chỉ tiêu dân số trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2001- 2006

33

Bảng 2.2

Số năm đi học bình quân của dân số từ 10 tuổi trở lên

35

Bảng 2.3

Các chỉ tiêu về NNL TP.HCM

36

Bảng 2.4

Trình độ học vấn của LLLĐ 15 tuổi trở lên

37

Bảng 2.5

Trình độ học vấn của LLLĐ 15 tuổi trở lên có việc làm trên

địa bàn TP.HCM

38

Bảng 2.6

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ 15 tuổi trở lên năm 2006

39

Bảng 2.7

Trình độ chuyên môn của LLLĐ 15 tuổi trở lên có việc làm trên địa bàn thành phố HCM

40

Bảng 2.8

Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo ngành kinh tế

42

Bảng 2.9

Cơ cấu lao động đang làm việc chia theo khu vực kinh tế

42

Bảng 2.10

Trường, lớp, giáo viên, học sinh mầm non trên địa bàn TP.HCM

44

Bảng 2.11

ĐH, CĐ, THCN năm học 2007 theo loại hình đào tạo năm 2007

47

Bảng 2.12

Số sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH và CĐ

47

Bảng 2.13

Các nghành nghề đào tạo

50

Bảng 2.14

Nhu cầu tuyển dụng lao động tại các DN của thành phố năm 2008 phân theo trình độ

55

Bảng 2.15

Tình hình tăng giảm lao động trong năm 2007 ở các DN trên

địa bàn thành phố

57

Bảng 3.1

Cơ cấu GDP của TP.HCM năm 2010 và 2020

66

Bảng 3.2

Dự báo về dân số TP.HCM năm 2010 và 2020

68

Bảng 3.3

Dự báo về dân số và NNL của TP.HCM năm 2010 và 2020

69

Bảng 3.4

Nhu cầu về NNL một số ngành trọng yếu năm 2010 và 2020 trên địa bàn TP.HCM

71

Bảng 3.5

Nhu cầu NNL chất lượng cao cho TP.HCM đến năm 2010 và 2020

72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2006 – 2020 - 1

1.Tính cấp thiết của đề tài‌

MỞ ĐẦU

Xu thế toàn cầu hoá và sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời của mạng internet hầu như bao phủ khắp mọi nơi trên hành tinh chúng ta. Điều này khiến cho các quốc gia, lãnh thổ trên thế giới ngày càng trở nên gần gũi với nhau hơn. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực như WTO, EU, APEC, AFTA, ASEAN, NAFTA... đã mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia trong việc tiếp cận các điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển, vì vậy, đã thu hút nhiều quốc gia, lãnh thổ cùng tham gia. Không đi ngoài xu thế đó, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Việc trở thành thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO là minh chứng lớn nhất cho tinh thần đó. Vào WTO sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế vốn còn yếu kém và lạc hậu. Bên cạnh đó, có rất nhiều thách thức mà Việt Nam phải đối mặt, và nếu không vượt qua được thì những hậu quả mà nó đem lại là rất lớn.

TP.HCM là thành phố lớn nhất Việt Nam. Với những cơ sở vật chất kinh tế kỹ thuật hiện có, thành phố được xem là biểu tượng về sự phát triển của Việt Nam. Là trung tâm kinh tế lớn và năng động nhất nước, có thể nói, thành phố HCM là nơi chịu sự tác động mạnh mẽ nhất khi Việt Nam gia nhập WTO. Bên cạnh những thuận lợi, sự hội nhập quốc tế của Việt Nam và TP.HCM đang phải đối đầu với nhiều thách thức, trong đó chất lượng NNL là một trong những thách thức lớn nhất và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong tiến trình hội nhập. Kinh nghiệm của các nước phát triển (MDCs) và nước công nghiệp hóa (NICs) trên thế giới cho thấy chỉ có NNL chất lượng cao mới là nguồn động lực chính thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của một quốc gia, và đầu tư cho con người là đầu tư hiệu quả nhất trong tất cả các kênh đầu tư của bất cứ một quốc gia, vùng lãnh thổ nào.

Để hội nhập thành công và đạt được mục tiêu là thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại nhất Việt Nam vào năm 2020, vấn đề phát triển NNL thành phố phải

được đặt lên hàng đầu. Hiện trạng NNL của thành phố ra sao? Có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển NNL? Giải pháp nào để đầu tư phát triển NNL nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong quá trình gia nhập WTO? Đó là những vấn đề mà đề tài “Phát triển NNL trên địa bàn TP.HCM trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2006 – 2020” đề cập đến.

2Tổng quan những vấn đề nghiên cứu có liên quan

Phát triển NNL là nhân tố có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia, do vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu viết về đề tài này dưới nhiều góc độ khác nhau như công trình nghiên cứu “Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội” do GS.TS Bùi Văn Nhơn biên soạn, xuất bản năm 2006 hay luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Kim Hải “Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa” bảo vệ năm 2000… Riêng trên địa bàn TP.HCM thì có “ Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực” do PTS.Trần Du Lịch làm chủ nhiệm nghiên cứu về vấn đề NNL trên địa bàn thành phố HCM phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hoàn thành 1999; “Phân tích các mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” do Th.S Cao Minh Nghĩa chủ nhiệm hoàn thành năm 2007… Ngoài ra còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu trên các tạp chí chuyên ngành đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau về vấn đề này.

Điểm mới của đề tài

Những công trình nghiên cứu trên đây thường phân tích thực trạng về NNL với những tồn tại, hạn chế và đề xuất ra những giải pháp nhằm phát triển NNL chủ yếu phục vụ cho quá trình phát triển KT – XH và sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận và nghiên cứu vấn đề NNL trên địa bàn TPHCM trong bối cảnh Việt Nam gia nhập vào tổ chức Thương mại Thế giới. Do vây, đề tài này đi sâu nghiên cứu vấn đề trên, phân tích thực trạng đồng thời đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL thành phố đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO giai đoạn 2006 – 2020.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, khảo sát một số vấn đề lý luận về NNL và phát triển NNL, các nhân tố tác động tới NNL, yêu cầu phát triển NNL trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và WTO nói riêng.

Thứ hai, phân tích thực trạng NNL trên địa bàn thành phố những năm qua, nêu những thành tựu đồng thời phát hiện những vấn đề yếu kém, bất cập, tìm hiểu nguyên nhân và hệ quả của những vấn đề này.

Thứ ba, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL thành phố trong giai đoạn từ nay tới năm 2020, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài : NNL và vấn đề phát triển NNL trên địa bàn TP.HCM trong bối cảnh gia nhập WTO.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài : luận văn này chỉ nghiên cứu vấn đề NNL trên địa bàn TP.HCM trong khoảng thời gian từ 2000 – 2006 và dự báo triển vọng tới những năm 2010, 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Ngoài phương pháp duy vật biện chứng, luận văn còn sử dụng các biện pháp

sau :

- Phương pháp phân tích, tổng hợp : trên cơ sở phân tích các số liệu, báo cáo

thống kê từ Viện kinh tế, các sở, các tổ chức KT - XH về kết quả điều tra NNL, từ đó xử lý và tổng hợp thành những chỉ tiêu cụ thể về NNL thành phố.

Phương pháp điều tra thống kê chủ yếu hướng vào 3 đối tượng : nguồn lao động, nhà đào tạo, nhà sử dụng. Kết quả điều tra nhằm xác định hiện trạng chất lượng NNL thành phố HCM; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác giáo dục – đào tạo của thành phố; tình hình sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế, các DN, các tổ chức KT - XH. Mặt khác nhằm đánh giá chất lượng đào tạo, khả năng và điều kiện đào

tạo của thành phố cũng như dự báo nhu cầu về số lượng, trình độ, cơ cấu lao động trong các ngành nghề đến năm 2010 và 2020 cho phù hợp với xu hướng phát triển KT

- XH của thành phố trong thời kỳ hội nhập.

Phương pháp mô tả các số liệu, các bảng biểu về NNL

6Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài : “Phát triển NNL trên địa bàn TP.HCM trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 – 2020” góp phần khẳng định vai trò của NNL trong quá trình phát triển KT - XH của thành phố cũng như của cả nước, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO.

Nghiên cứu đề tài này còn cho thấy việc đầu tư cho con người là kênh đầu tư quan trọng và hiệu quả nhất đối với sự phát triển. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả cần phải đầu tư đúng hướng, đúng cách. Chỉ có đầu tư một cách hiệu quả vào nguồn lực con người mới là yếu tố quyết định sự thành công trong đối với quá trình phát triển của một quốc gia, vùng lãnh thổ.

TP.HCM là trung tâm kinh tế - tài chính – văn hóa lớn nhất Việt Nam, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước. Việc phấn đấu đưa thành phố trở thành một thành phố công nghiệp, văn minh hiện đại và uy tín trong khu vực không chỉ là mục tiêu lớn trong quá trình phát triển thành phố mà còn có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, việc chủ động phát triển mạnh TP.HCM không chỉ là yêu cầu cấp thiết đối với riêng thành phố mà còn là mục tiêu của quốc gia.

7. Kết cấu của luận văn

Với 94 trang, luận văn gồm 3 chương, phần mở đầu và kết luận. Ngoài ra luận văn còn bao gồm phần danh mục chữ viết tắt, bảng biểu, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo.

 Chương 1 : Nguồn nhân lực và vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh gia nhập WTO.

 Chương 2 : Thực trạng nguồn nhân lực tại TP.HCM và những vấn đề đặt ra.

 Chương 3 : Định hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn TP.HCM trong bối cảnh gia nhập WTO.

Chương 1

NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP WTO‌

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, yếu tố con người được xem xét với tư cách là một nguồn lực cơ bản cho sự phát triển KT - XH đã hình thành khái niệm mới : NNL hay nguồn lực con người. Các lý thuyết kinh tế và các công trình nghiên cứu gần đây đã đưa ra các quan niệm về NNL trên các góc độ sau :

Trong lý luận về tăng trưởng kinh tế, yếu tố con người được đề cập với tư cách là lực lượng sản xuất chủ yếu, là phương tiện để sản xuất hàng hóa dịch vụ. Ở đây, con người được xem xét từ góc độ là những LLLĐ cơ bản nhất của xã hội. Việc cung cấp đầy đủ và kịp thời LLLĐ theo nhu cầu của nền kinh tế là vấn đề quan trọng nhất để đảm bảo tốc độ tăng trưởng sản xuất và dịch vụ

Trong lý luận về vốn người, con người được xem xét trước hết như một yếu tố của quá trình sản xuất, một phương tiện để phát triển KT - XH. Ngoài ra, lý luận về vốn người còn xem xét con người từ quan điểm nhu cầu cho sự phát triển của nó. Đầu tư cho con người cũng tương tự như đầu tư vào các lĩnh vực khác, nghĩa là đầu tư để thu lợi trong tương lai. Cách tiếp cận này đang được áp dụng và phổ biến ở hầu hết các nước hiện nay.

Theo một cách tiếp cận khác, Ngân hàng thế giới cho rằng : NNL là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp...) mà mỗi cá nhân sở hữu. Ở đây, NNL được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác như : vốn tiền, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên....Đầu tư cho con người giữ vị trí trung tâm trong các loại đầu tư và được coi là cơ sở chắc chắn cho sự phát triển bền vững.

Cũng dựa trên cách tiếp cận này, LHQ đưa ra khái niệm về NNL và cho rằng NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người có quan hệ tới sự phát triển của đất nước.

Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, NNL được hiểu là toàn bộ số dân trong độ

tuổi lao động theo quy định (15 – 60 tuổi đối với Nam và 15 – 55 tuổi đối với Nữ).

Từ một số cách tiếp cận trên có thể thấy rằng, NNL là một khái niệm rộng, mà nội dung của nó bao gồm hai khía cạnh, thứ nhất, đó là toàn bộ khả năng hoạt động của LLLĐ xã hội, thứ hai, đó là sức lao động, khả năng, trình độ, kỹ năng, ý thức của từng cá nhân và mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân đó. Mặt thứ hai của NNL đang ngày càng được quan tâm và rất có ý nghĩa đối với sự phát triển KT - XH, và chính mặt này nói lên chất lượng của NNL.

1.1.2 Lực lượng lao động

Theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và quan điểm của các nước thành viên thì LLLĐ (hay nhân khẩu hoạt động kinh tế) là dân số trong độ tuổi lao động thực tế có việc làm và những người thất nghiệp.

Giữa các quốc gia có sự khác nhau về quy định độ tuổi lao động. Gần đây, nhiều nước lấy tuổi tối thiểu là 15 tuổi, còn tuổi tối đa vẫn có nhiều sự khác nhau. Có nước là 60, có nước là 65, thậm chí có nước là 70, 75 tuổi, tùy thuộc vào tình hình phát triển KT - XH của mỗi nước. Đặc biệt ở Úc không có quy định tuổi về hưu, và do đó, không có giới hạn tuổi tối đa.

Theo Tổng cục thống kê Việt Nam thì LLLĐ bao gồm tất cả những người đang làm việc (bao gồm những người trong tuổi lao động và những người ngoài tuổi lao động) và những người thất nghiệp. Trong đó, số người ngoài tuổi lao động đang có việc làm được tính vào LLLĐ theo giới hạn dưới là 13 tuổi và giới hạn trên là 65 tuổi. Như vậy, LLLĐ ở nước ta bao gồm hai thành phần :

- Những người trong độ tuổi lao động đang làm việc hay đang thất nghiệp.

- Những người ngoài tuổi lao động nhưng nằm trong khung 13 – 65 tuổi đang có việc làm.

Cũng có những nhà khoa học và giới thực tiễn cho rằng, LLLĐ bao gồm những NLĐ đang làm việc và những người thất nghiệp. Quan điểm này thực tế hơn quan điểm của ILO vì ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển khác, số trẻ em vị thành niên, số người trên tuổi lao động thực tế đang làm việc chiếm một tỷ lệ khá cao trong dân số.

Như vậy, ta có thể hiểu LLLĐ là tổng số người đang có việc làm và số người

đang thất nghiệp.

1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

1.1.3.1 Phát triển nguồn nhân lực

Cũng tương tự như trong các thuật ngữ tăng trưởng và phát triển kinh tế, thuật ngữ phát triển NNL gắn liền với sự hòan thiện, nâng cao chất lượng NNL, được biểu hiện ở việc nâng cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, sức khỏe và thể lực cũng như ý thức, đạo đức của NNL.

Có thể hiểu phát triển NNL là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hòan thiện và nâng cao chất lượng cho NNL (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về NNL cho sự phát triển KT - XH trong từng giai đoạn phát triển. Một cách rõ ràng hơn, có thể nói phát triển NNL là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích sự đóng góp về kiến thức và thể lực của người lao động nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất và phát triển. Kiến thức có được nhờ quá trình đào tạo và tiếp thu kinh nghiệm, trong khi đó thể lực có được nhờ chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế. Như vậy phát triển NNL bao gồm các quá trình như phát triển giáo dục đào tạo, tiếp thu kinh nghiệm, tăng cường thể lực, kế hoạch hóa dân số, tăng nguồn vốn xã hội v.v. trong đó, giáo dục đào tạo là một kênh có vai trò đặc biệt. Có thể nói giáo dục đào tạo là yếu tố nền tảng của phát triển NNL. Giáo dục đào tạo không chỉ góp phần nâng cao trình độ nhân lực, mà còn đóng góp vào việc nâng cao tất cả các quá trình nêu trên trong việc phát triển NNL.

Phát triển NNL là khái niệm rộng hơn đào tạo NNL. Đào tạo NNL là việc thông qua hệ thống giáo dục đào tạo, trang bị cho người lao động những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu của các hoạt động thực tiễn.

1.1.3.2 Chất lượng nguồn nhân lực và các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng NNL là trạng thái nhất định của NNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL. Chất lượng NNL không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế, mà còn là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội, bởi lẽ chất lượng NNL cao sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ hơn với tư cách không chỉ là một nguồn lực của sự phát triển, mà còn thể hiện mức độ văn minh của một xã hội nhất định.

Chất lượng NNL được thể hiện qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau :

Thứ nhất : Thể lực của NNL

Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần. Sức khỏe vừa là mục đích của phát triển, đồng thời nó cũng là điều kiện của sự phát triển hài hòa của con người cả về vật chất và tinh thần. Đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của họat động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành họat động thực tiễn. Tổ chức Y tế thế giới WHO đã nêu ra định nghĩa “ sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”. Sức khỏe con người chịu tác động của nhiều nhân tố : tự nhiên, kinh tế, xã hội và được phản ánh bằng một hệ thống chỉ tiêu bao gồm : các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe, các chỉ tiêu về bệnh tật và các chỉ tiêu về cơ sở vật chất, các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Có nhiều chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khỏe. Bộ y tế nước ta quy định có 3 loại :

+ Thể lực tốt.

+ Thể lực trung bình.

+ Thể lực yếu, không có khả năng lao động.

Bên cạnh việc đánh giá trạng thái sức khỏe của NLĐ, người ta còn nêu ra các chỉ tiêu đánh giá sức khỏe của quốc gia thông qua :

+Tỷ lệ sinh thô, chết thô, tỷ lệ tăng tự nhiên.

+ Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi.

+ Tỷ lệ dừng mức sinh.

+ Tuổi thọ trung bình.

+ Tỷ lệ giáo dục đào tạo / đầu người…

Thứ hai : trí lực của NNL, bao gồm hai chỉ tiêu cơ bản : trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật.

◆ Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa của NLĐ là sự hiểu biết của NLĐ đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trong chừng mực nhất định, trình độ văn hóa của dân số biểu hiện bằng mặt bằng dân trí của quốc gia đó. Trình độ văn hóa được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân và được đánh giá qua hệ thống chỉ tiêu :

 Tỷ lệ dân số biết chữ là số % những người 10 tuổi trở lên có thể đọc, viết và hiểu được những câu đơn giản của tiếng Việt, tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài so với tổng dân số 10 tuổi trở lên.

Phương pháp tính :

Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá trình độ văn hóa ở mức tối 1

Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá trình độ văn hóa ở mức tối thiểu của một quốc gia. Các thống kê giáo dục ở các nước trên thế giới hiện nay đều sử dụng chỉ tiêu này.

Ngày đăng: 11/04/2022