Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - 7

hướng, quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa; đặc biệt sử dụng tốt công cụ kế hoạch hoá và quản lý vĩ mô thông qua các chương trình mục tiêu, chiến lược trung và dài hạn cũng như các kế hoạch hàng năm theo phương thức: thị trường điều tiết trực tiếp sản xuất và doanh nghiệp thông qua các quy luật giá trị, giá cả và cung cầu.

- Hình thức phân phối: Kết hợp phân phối theo lao động với mức độ đóng góp của vốn và các nguồn lực khác. Mặt khác, cần đảm bảo cho mọi thành viên của xã hội đều được chia xẻ thành quả của sự phát triển.

2.3.2.2. Đổi mới chính sách tài chính quốc gia phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xa hội chủ nghĩa

Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc coi trọng và sử dụng hữu hiệu các công cụ tài chính có ý nghĩa then chốt, quyết định đến chất lượng và hiệu quả quản lý đất nước. Do đó, trong giai đoạn tới, việc đổi mới chính sách và hệ thống tài chính là khâu đột phá, Nhà nước cần nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng chính sách tài chính như một công cụ sắc bén và quan trọng nhất trong quản lý vĩ mô đối với kinh tế thị trường.

Việc đổi mới trong lĩnh vực tài chính cần tiến hành đồng bộ nhằm tạo cho được một hệ thống các cơ chế, chính sách và tổ chức bộ máy quản lý tài chính phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đáp ứng yêu cầu này, các chính sách và cơ chế tài chính phải vừa ổn định, vừa lường trước được các biến động theo xu thế vận động của nền kinh tế- xã hội trong tương lai, lại vừa có khả năng phát huy được các nguồn lực tài chính của đất nước, giải phóng được sức sản xuất đang còn tiềm ẩn trong các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, đồng thời làm thước đo năng suất, chất lượng và hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân.

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 2001- 2010 và

đến 2020, cần phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính theo các nội dung cơ bản sau đây:

+ Tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của công cụ tài chính đối với nền kinh tế, trong đó đặc biệt là công cụ thuế, ngân sách, tín dụng nhà nước...

+ Động viên, khai thác và sử dụng tối đa các nguồn nội lực để tập trung cho phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển đi vào chiều sâu chất lượng.

+ Coi trọng nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả, hợp lý trong phân bổ và sử dụng các nguồn lực của đất nước, nhất là nguồn vốn ngân sách nhà nước. Chính sách và cơ chế tài chính phải hướng dẫn các thành phần kinh tế sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính sẵn có để thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

+ Chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính nhằm khai thác tối đa các nguồn ngoại lực, phát huy nội lực trên cơ sở coi trọng độc lập, tự chủ và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Theo những nội dung trên, công tác quản lý tài chính trong thời gian tới cần tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - 7

* Đối với ngân sách nhà nước: Giải quyết hài hoà lợi ích kinh tế giữa nhà nước, doanh nghiệp và xã hội khi ban hành chính sách động viên qua thuế, phí vào ngân sách nhà nước, vừa đảm bảo nguồn thu tài chính, vừa không kìm hãm sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng được nguồn thu.

* Cần tiếp tục hoàn thiện phân cấp ngân sách đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, trong đó giao quyền tự chủ cao độ cho các cấp chính quyền địa phương để góp phần xoá bỏ tâm lý ỷ lại, bao cấp tràn lan. Muốn vậy, phải tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng triệt để chống bao cấp, bao biện hướng vào việc xử lý các mục tiêu kinh tế vĩ mô, tập trung cải tạo và xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, khoa học- công nghệ, bố trí

hợp lý các khoản dự phòng, dự trữ tài chính và trả nợ. Tiếp tục đổi mới các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện các chính sách xã hội, mở rộng hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội...

* Mở rộng phạm vi xã hội hoá một số khoản chi ngân sách nhà nước, thực hiện cơ chế tự trang trải kinh phí (một phần hoặc toàn bộ) đối với toàn bộ các đơn vị sự nghiệp có thu...; cải cách cơ bản chế độ tiền lương, giải quyết dứt điểm những bất hợp lý trong chính sách tiền lương và thu nhập, lấy nguyên tắc phân phối theo lao động làm chủ yếu kết hợp với các hình thức phân phối khác nhằm đảm bảo phân phối công bằng trong xã hội.

* Để thực hiện chi tiêu ngân sách nhà nước đúng mục đích và hiệu quả, chúng tôi cho rằng Quốc hội cần khẩn trương xây dựng và ban hành các đạo luật về chi ngân sách nhà nước, đồng thời ưu tiên cho việc nghiên cứu, xây dựng, xem xét và ban hành các đạo luật này, đặc biệt về chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước; chi thường xuyên của ngân sách nhà nước.

* Đối với hệ thống thuế: Cần hoàn chỉnh các luật thuế theo phương châm vừa hiện đại, vừa gọn nhẹ, kích thích các doanh nghiệp phát triển đúng hướng và qua đó tăng thu cho ngân sách nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế phải theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế. Cụ thể là giảm dần thuế suất, giảm chênh lệch giữa các mức thuế suất, giảm số lượng thuế suất, giảm dần các ưu đãi, miễn giảm thuế, xoá bỏ ngay những ưu đãi, miễn giảm thuế phi lý, mở rộng phạm vi và đối tượng nộp thuế, đảm bảo nguyên tắc công bằng về thuế giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

* Sửa đổi và hoàn thiện các loại thuế gián thu, khẳng định vai trò của thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện mới. Cải tiến quy trình công nghệ trong quản lý thu, nộp, hạch toán và kiểm tra thuế, thực hiện công khai, dân chủ về quy trình kê khai và nộp thuế, tăng cường biện pháp

chống gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế, lậu thuế bằng các biện pháp thanh, kiểm tra, cưỡng chế hành chính.

* Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam đang tiếp tục đàm phán để gia nhập WTO thì chính sách thuế và hệ thống thuế của nước ta phải tiếp tục được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Vì vậy, cần phải tiếp tục cụ thể hoá chính sách cắt giảm thuế quan, tiến tới thực hiện thuế suất bằng không đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Đồng thời, phải điều chỉnh thuế nội địa như thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng vừa tận thu, vừa nuôi dưỡng nguồn thu nhưng không làm cản trở, thui chột các động lực đang thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và không gây bất bình đẳng giữa các đối tượng chịu thuế. Tiếp đến, là việc phải giảm thiểu, tiến tới xoá bỏ những hàng rào phi quan thuế đang gây cản trở đối với hoạt động thương mại và đầu tư. Cụ thể là, các biện pháp phi thuế nằm trong khuôn khổ điều tiết của WTO như: giấy phép, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh kiểm dịch, vấn đề định giá tính thuế hải quan... cần được chuẩn mực hoá theo các quy định chung của WTO hoặc các thông lệ quốc tế khác.

* Đối với tài chính doanh nghiệp: Nghiên cứu xác lập cơ chế Nhà nước đầu tư tài chính vào nền kinh tế thông qua sự hình thành và hoạt động của các công ty tài chính nhà nước vào các doanh nghiệp để từng bước chuyển đổi và thay thế cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước hiện nay từ cấp phát hành chính sang đầu tư vốn... Nhà nước tạo dựng cơ sở pháp lý đảm bảo đầy đủ quyền tự chủ tài chính, tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp; các doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, chủ động phân bổ sử dụng và luân chuyển các nguồn vốn, quản lý, thanh lý tài sản, chủ động phân phối sản phẩm đầu ra. Chấn chỉnh bộ máy quản lý, giám sát đảm bảo nguyên tắc

mọi hành vi xâm phạm quyền tự chủ tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường...

* Tăng cường quản lý tài chính bằng pháp luật, dùng pháp luật để điều chỉnh, xử lý đại đa số các mối quan hệ tài chính; giảm thiểu việc quản lý tài chính ít có tính pháp quy, tránh xử lý các quan hệ tài chính một cách tuỳ tiện, dựa vào cảm tính. Muốn vậy, phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính; tuyên truyền sâu rộng pháp luật tài chính đến các đối tượng có liên quan; thiết lập bộ máy, tăng cường kiểm tra, thanh tra giám sát việc tuân thủ pháp luật tài chính tiền tệ ở mọi ngành, mọi cấp...

* Củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý tài chính phải theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ và hiệu quả. Cơ cấu lại bộ máy quản lý tài chính đảm bảo thực hiện tốt những yêu cầu mới khó khăn và đa dạng hoá theo cơ chế mới. Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý tài chính thích ứng với các chức năng của tài chính trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò của nhà nước trong quản lý tài chính nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện đại hoá công nghệ quản lý tài chính, giải thích các chính sách và pháp luật tài chính, đảm bảo những thông tin tài chính đến được với những đối tượng cần thiết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, thuận lợi, phổ cập rộng rãi thông tin về chính sách và pháp luật tài chính đến mọi người dân.

2.3.2.3. Đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xa hội chủ nghĩa

Để thực hiện cải tiến về thủ tục hành chính, chúng ta cho rằng các biện pháp sau đây vẫn cần thiết phải tiếp tục kiên trì thực hiện:

Thứ nhất, sắp xếp, kiện toàn bộ máy để tăng cường chứng năng quản lý kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường.

Thứ hai, chuyển phương thức điều hành từ tập trung chỉ huy, mệnh

lệnh sang quản lý theo pháp luật và điều hành bằng các công cụ vĩ mô. ở đây, cần khẩn trương xoá bỏ thủ tục "xin- cho", thủ tục "tiền kiểm" không cần thiết, chuyển từ cơ chế xin cấp phép sang cơ chế đăng ký, trừ những lĩnh vực nhạy cảm. Đơn giản hoá từng loại thủ tục hành chính và công khai hoá nó. Chỉ giữ lại những thủ tục, hồ sơ thực sự cần thiết trên cơ sở yêu cầu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Áp dụng cơ chế "hậu kiểm". Việc kiểm soát cũng được quy định rõ ràng để tránh sự sách nhiễu và vụ lợi. Xác định rõ các hình thức thanh tra, kiểm tra như: kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường, số lần kiểm tra..., và kiểm tra xong phải có kết luận.

Thứ ba, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ công chức hành chính

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đặt cán bộ ở vị trí quyết định "Khi đã có chính sách đúng đắn thì sự thành công và thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc, do nơi lựa chọn cán bộ, do nơi kiểm tra. Nếu ba điểm ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích" (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, trang 154, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 1995).

Xuất phát từ nguyên lý, con người là yếu tế quyết định mọi thắng lợi, một nền hành chính công cho dù được thiết kế hoàn thiện đến đâu cũng không thể phát huy tốt được hiệu quả nếu thiếu sự vận hành của đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, thành thạo chuyên môn được giao đúng người, đúng việc, có thị trường trách nhiệm. Đặc biết là trong điều kiện hiện nay, trước yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả của bộ máy quản lý hành chính Nhà nước, hiện đại hóa công nghệ quản lý hành chính quốc gia trong bối cảnh hội nhập, cùng với mục tiêu làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước thì yêu cầu về phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức là yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết, đó còn là điều kiện để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đặt ra.

Để đáp ứng yêu cầu trên, vấn đề đặt ra là, mỗi cán bộ, công chức phải

không ngừng trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin, tiếp cận cái mới... nhằm hoàn thành tốt công việc được giao trong tình hình mới.

Vấn đề đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức luôn là một yêu cầu có tính khách quan. Để làm tốt công tác này, Nhà nước cần dành nguồn kinh phí thỏa đáng để duy trì và đẩy nhanh việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ chính quyền cơ sở, nhằm nhanh chóng tạo ra một đội ngũ cán bộ công chức, viên chức... Qua đó tạo điều kiện để thực hiện chủ trương tinh giản biên chế trên cơ sở hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trong tình hình mới.

Đồng thời, cần có sự thay đổi cơ bản trong tuyển dụng và sử dụng đội ngũ công chức, làm cho nền hành chính nước ta năng động, cạnh tranh và linh hoạt hơn. Theo hướng đó, có thể nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm Thụy Sỹ, thực hiện chế độ hợp đồng lao động giữa cơ quan nhà nước với người lao động thay cho cơ chế tuyển dụng suốt đời như hiện nay. Thời gian hợp đồng là 5 năm. Trong suốt thời gian hợp đồng không sa thải lao động. Song hết nhiệm kỳ, thực hiện đánh giá và tuyển dụng lại cho 5 năm tới.

Cần có chính sách thu hình thức người giỏi vào làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước cũng như thuyên chuyển, điều động lao động làm việc trong cơ quan nhà nước một cách cơ động hơn.

KẾT LUẬN

Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta luôn luôn được đổi mới và hoàn thiện.

Về lý luận cũng như thực tiễn đã và đang khẳng định rằng trong bất cứ một nền kinh tế nào, mặc dù đang còn ở các trình độ phát triển khác nhau, nhưng vai trò của Nhà nước không mất đi, mà ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng. Định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải nhận thức và đánh giá đúng đắn vai trò của nhà nước, chỉ ra những đặc trưng của quản lý nhà nước về kinh tế, các chức năng, phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có quan điểm, định hướng và chính sách phù hợp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước về kinh tế, đảm bảo cho các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp được hoạt động trong một môi trường thực sự bình đẳng, minh bạch, đảm bảo huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn nội và ngoại lực vào việc phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nhằm nâng cao tính thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, góp phần trực tiếp cho việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, phát huy tốt mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đề tài không nghiên cứu nhà nước, không nghiên cứu thị trường, không nghiên cứu quản lý nhà nước nói chung. Trái lại, Đề tài đi vào nghiên cứu quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế để tạo điều kiện thúc đẩy thị trường phát triển một cách đầy đủ nhất, tốt nhất, chứ không phải là cản trở sự phát triển nó. Vì vậy, Đề tài không đi sâu những vấn đề lý luận thuần tuý mà là ngoài việc làm rõ quan điểm của các nhà kinh tế học (trong đó có quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin) về vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước, các phương pháp, công cụ chủ yếu mà Nhà nước thường áp dụng để quản lý kinh tế. Đề tài hướng vào việc nghiên cứu đặc trưng quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các chức năng, phương pháp và công cụ mà Nhà nước ta áp dụng để quản lý nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ 1986 đến nay trên các mặt: định hướng phát triển kinh tế- xã hội, khung khổ pháp luật và chính sách kinh tế, về điều kiện đảm bảo chủ yếu để Nhà nước thực hiện quản lý kinh tế, Đề tài đã rút ra những khó khăn, tồn tại chủ yếu hiện nay cần phải tiếp tục tháo gỡ trong thời gian tới.

Đề tài đã dành phần đáng kể cho việc nghiên cứu phân tích những quan điểm; những mục tiêu, định hướng chiến lược tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế; luận giải các giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong những năm tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Baslé, M., và những người khác (1996), Lịch sử tư tưởng kinh tế, tập 1-2, Nxb. Khoa học - Xã hội Hà Nội.

2. Chatelus, M. (1995), Mười vấn đề lớn về kinh tế hiện đại, CIEM.

3. CIEM (2003), Báo cáo kinh tế Việt Nam.

4. Dư Văn Liệt - Lưu Hướng Dương (2001), Sáu đặc trưng lớn của Chủ nghĩa xã hội thị trường đương đại, Thông tin chuyên đề -Viện KHTT, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam,

Nxb. Chính trị quốc gia.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Nxb. Sự thật.

7. Đặng Đức Đạm (2002), Phân cấp quản lý kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Gono Ono (1998), Chính sách công nghiệp cho công cuộc đổi mới, một số kinh nghiệm của Nhật Bản, Nxb. Chính trị quốc gia , Hà Nội.

9. Học viện Hành chính Quốc gia (2000), Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

10. Haggroth, S. (1997), Chính quyền địa phương Thụy Điển, truyền thống và cải cách, Nxb. Chính trị quốc gia.

11. Jomo, K. S. (2002), Suy ngẫm lại về vai trò của chính sách Chính phủ ở Đông Nam Á, Chương 12 trong cuốn Suy ngẫm lại sự thần kì Đông Á do Joseph E. Stiglitz và Shahid Yusuf biên tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Jung, W. (1989), Kinh tế thị trường xã hội – hệ thống kinh tế dành cho các nước đang phát triển, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Thanh Thuỷ và Bùi Hà Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

13. Kornai, J. (1990), The Road to a Free Economy – Shifting from a Socialist System: The Example of Hungary, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Quang A: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội tin học Việt Nam, Hà Nội, 2001.

14. Kornai, J. (1991), Socialist System – The Political Economy of Communism, Princeton University Press, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Quang A: "Hệ thống Xã hội chủ nghĩa", Nxb.Văn hoá-Thông tin, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Hà Nội, 2002.

15. Lương Xuân Quỳ (1994), Cơ chế thị trường và vai trò Nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

16. Lưu Lực (2002), Toàn cầu hóa kinh tế, lối thoát của Trung Quốc là ở đâu? Nxb. Khoa học xã hội.

17. Mã Hồng (1995), Kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia.

18. McKinnon, R. (1995), Trình tự của tự do hoá kinh tế – quản lý tài chính trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Phú Kỳ et al., Nxb. Chính trị Quốc gia.

19. Nafziger, E.W. (1998), Kinh tế học của các nước đang phát triển, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

20. Ngân hàng Thế giới (1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Nxb. chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Ngân hàng thế giới (1998), Trí thức cho sự phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia.

22. Ngân hàng thế giới (12/1998), Việt Nam vượt lên thử thách.

23. Nguyễn Thị Luyến (1997), Kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường ở các nước ASEAN, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Thường và Nguyễn Thế Nhã (2001), Đổi mới tổ chức và quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Nhạn Bằng Phi (1996), Động thái mới của nghiên cứu lý luận kinh tế thị trường ở nước ngoài - Bàn về trào lưu tư tưởng "Chủ nghĩa xã hội thị trường", trích Hồ Đại Quang, chủ biên: Lý luận và thực tiễn của kinh tế thị trường hiện đại, Nxb. Thương vụ, tr 168 - 172.

26. Phan Quang Tuệ (1994), Một số học thuyết kinh tế- tiền tệ của các nhà kinh tế thị trường , Nxb. Lao động. Hà Nội.

27. Roland Blum (2000), Toàn cầu hoá, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 33-34.

28. Sen, A. (1999), Development as Freedom, bản dịch tiếng Việt của Lưu Đoàn Huynh và Diệu Bình: Phát triển là quyền tự do, Nxb. Thống Kê, Hà Nội 2002.

29. Smith, A. (1997), Của cải của các dân tộc , Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

30. Stiglitz, J. (1995), Kinh tế học công cộng, Nxb. Khoa học kỹ thuật và trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

31. Tổng cục Thống kê (9/2003), Kinh tế xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003,

Nxb. Thống kê.

32. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê từ năm 1986 đến 2002, Nxb. Thống kê.

33. Todaro, M. P. (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

34. Uđanxôp, I.Đ. và F.I.Pôlianxki (1973), "Lịch sử tư tưởng kinh tế", Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

35. UNDP và CIEM (2002)"Các vấn đề giải pháp và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh". Nxb. Giao thông vận tải.

36. UNDP, MPI/DSI, (2001) Việt Nam hướng tới 2010, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2022