Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2006 – 2020 - 5

Bảng 2.14 : Nhu cầu tuyển dụng lao động tại các DN của thành phố năm 2008 phân theo trình độ

STT

Trình độ đào tạo

Tổng số

lao động

Tỷ lệ (%)

1

Trình độ ĐH trở lên

9.093

5,85

2

THCN

5.394

3,47

3

CNKT có bằng

35.129

22,60

4

CNKT không bằng

12.901

8,29

5

Sơ cấp nghiệp vụ và lao động phổ thông

92.921

59,78

TỔNG CỘNG

155.439

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2006 – 2020 - 5

Nguồn: Sở lao động - thương binh và xã hội

Thống kê trên được khảo sát trên tổng số 3.649 đơn vị DN. Tuy chưa phải là con số tổng quát nhưng thống kê trên cũng cho thấy một thực trạng là trong năm 2008, nhu cầu về lao động có trình độ CĐ, ĐH trở lên chỉ chiếm có 5,85%, trong khi đó, nhu cầu lao động trình độ CNKT (cả có bằng và không bằng) lại chiếm đến 30,89%. Rõ ràng điều đó cũng cho thấy rằng, trong quá trình phát triển, nhu cầu về những người “thợ” là rất lớn.

Tình hình này nếu không được điều chỉnh thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu và chất lượng NNL. Đó là một trong những vấn đề cốt lõi nhất mà trong chiến lược phát triển NNL thành phố cần phải nhanh chóng giải quyết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO. Sự hội nhập làm bùng nổ những ngành, lĩnh vực đòi hỏi nhiều lao động có trình độ cao, những người “thầy” giỏi, nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện thêm rất nhiều ngành và lĩnh vực mà ở đó, yêu cầu về đội ngũ lao động nghề là rất lớn. TP.HCM là một trong những nơi tập trung các KCN, KCX nhiều nhất, cũng là một trong những địa điểm gia công hàng đầu của Việt Nam và có uy tín so với một số vùng, lãnh thổ trong khu vực. Tình hình này càng gia tăng khi Việt Nam hội nhập và mở cửa theo lộ trình gia nhập WTO, do vậy, nhu cầu về một đội ngũ lao động nghề ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Đó cũng là một yêu cầu không thể thiếu trong việc thực hiện quy trình “đào tạo theo nhu cầu xã hội” mà chúng ta đã đề cập nhiều trong những năm gần đây.

◆ Thứ tư : NNL có trình độ CMKT cao chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thành phố đang “khát” trầm trọng NNL có trình độ cao trong các ngành dịch vụ cao cấp : tài chính – ngân hàng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, vận tải kho bãi, du lịch, bất động sản, chứng khoán…và đặc biệt là lao động quản lý cấp trung và cao. Điều này gắn liền với một vấn đề nổi cộm khác, đó là : cơ chế đào tạo của thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường về cơ cấu ngành nghề, hay nói cách khác quan điểm và chủ trương “ đào tạo cái xã hội cần chứ không đào tạo theo cái mình có” vẫn chưa được thực hiện tốt. Việc mở cửa theo lộ trình WTO cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố (mục tiêu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của thành phố là : dịch vụ 59,5%; công nghiệp 40%; nông nghiệp 0,5%) đã làm bùng nổ các ngành dịch vụ, đặc biệt là những ngành dịch vụ cao cấp. Trong khi đó khả năng đào tạo của thành phố còn hạn chế nên không đủ đáp ứng yêu cầu.

◆ Thứ năm : Một vấn đề nữa đặt ra cho thành phố trong việc giải bài toán giữ chân NLĐ. Hiện tượng “chảy máu chất xám” vốn đã tồn tại từ nhiều năm nay và đang có chiều hướng gia tăng. Sự “chảy máu chất xám” chủ yếu chảy từ khu vực Nhà nước sang khu vực có vốn FDI hoặc khu vực tư nhân. Vấn đề này đã mang lại một hậu quả hết sức nghiêm trọng đến việc sử dụng và khai thác NNL.

Bảng 2.15 : Tình hình tăng giảm lao động trong năm 2007 ở các DN trên địa bàn thành phố

Thành phần kinh tế

Số lao động tăng (%)

Số lao động giảm (%)

Số lao động biến động (%)

Ghi chú

1.DNNN

1,01

1,37

- 0,24

Giảm (-)

2.DN hoạt động theo luật DN

41,96

32,12

+ 9,84

Tăng (+)

3. HTX

0,02

0,01

+ 0,01

Tăng (+)

4.Các tổ chức khác

0,38

0,12

+ 0,26

Tăng (+)

5.DN có vốn đầu tư nước ngoài

11,96

9,41

+2,55

Tăng (+)

Nguồn : Sở lao động thương binh và xã hội

Qua sự biến động của lao động trong các DN trên địa bàn cho thấy, dù có sự biến động nhiều nhưng kết quả số lao động trong năm vẫn tăng mạnh trong các khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt là các DN hoạt động theo luật DN (tăng 9,84%) và DN có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 2,55%), trong khi đó, khu vực nhà nước lại giảm mất 0,36% lao động. Sự dịch chuyển đó cho thấy đã có một làn sóng di chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực dân doanh và có vốn đầu tư nước ngoài. Vấn đề đặt ra ở đây là cơ chế làm việc, tuyển dụng và chế độ đãi ngộ không tương xứng, môi trường làm việc không tạo điều kiện NLĐ phát huy chuyên môn và năng lực…là những nguyên nhân làm cho hiện tượng này vẫn tồn tại từ nhiều năm nay và có xu hướng ngày càng gia tăng. Một năm, 3 Phó Giám đốc Sở (1 thuộc sở Kế hoạch đầu tư, 1 của Sở Du lịch và 1 của sở Thương mại thành phố) lần lượt làm đơn xin từ nhiệm. Cũng trong năm 2007, Viện Kinh tế TP.HCM có tới 20 cán bộ xin nghỉ việc, Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 1, Sở GTCC, trong năm 2007 có đến 33 người nghỉ việc, trong đó có đến 27 chuyên viên là kỹ sư cầu đường có thâm niên cùng hàng loạt các cuộc “ra đi” ở nhiều sở ngành khác trên địa bàn TP.HCM là những con số nổi góp phần thể hiện rõ vấn đề mang tính thời sự này, việc “chảy máu chất xám” đã diễn ra ngay tại đối với các cơ quan, ban ngành đầu não của thành phố và rất nhiều những “quan chức” lại là người ra đi. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, tình trạng trên đang có nguy cơ ngày càng trở nên trầm trọng hơn, bởi lẽ, sự có mặt của nhiều tập đoàn lớn, nhiều DN lớn trên thế giới tại thành phố sẽ là những nơi “ đầu quân” lý tưởng cho những đối tượng này với những sự đãi ngộ và một chế độ làm việc hợp lý, hiệu quả. Rõ ràng lúc này, “chất xám” của thành phố đã trở thành nguồn tài nguyên dành cho các DN thuộc các quốc gia khác, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc lợi thế sẽ thuộc về các quốc gia khác, sự cạnh tranh sẽ ngày càng khó khăn hơn cho các DN thành phố, khó lại trở nên càng khó trong bối cảnh này. Sự “chảy máu chất xám” đang diễn ra ngay tại trên “sân nhà” và đó là một sự thất thoát rất lớn, và là một sự đầu tư không hiệu quả cho NNL, bởi vì nếu ta cứ đầu tư nhưng nếu không giữ được người thì đối tượng được hưởng kết quả sẽ lại là “đối thủ”. Và nó trở thành nguy cơ rất lớn. Bên cạnh đó, hội nhập cũng tạo

môi trường thuận lợi hơn, thông thoáng hơn, khuyến khích ra đời nhiều DN tư nhân, DN hoạt động theo luật DN. Chính vì vậy, nhiều NLĐ vốn có tài năng, trí tuệ nhưng đang phải chịu những khó khăn, bất mãn chính trong môi trường làm việc hiện tại có thể tự mình “ra riêng”…Nếu không có những giải pháp khắc phục một cách thỏa đáng và kịp thời tình trạng trên thì đó sẽ là một trong những thách thức rất lớn của thành phố nói riêng cũng như của cả nước nói chung trong việc đầu tư và phát triển NNL cho tương lai.

2.2.2 Nguyên nhân và những nhân tố tác động

Những vấn đề tồn tại trong việc đào tạo và sử dụng NNL thành phố trong thời gian qua xuất phát từ một số nguyên nhân sau :

- Thứ nhất : mặc dù là trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất cả nước, có GDP và thu nhập bình quân đâu người cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước (năm 2007 : 2.180USD/người) nhưng về cơ bản, thành phố là một tỉnh thành thuộc một quốc gia đang phát triển nhưng có mức thu nhập bình quân đầu người thấp ngang với các nước chậm phát triển với giá trị sản xuất ngành nông nghiệp còn cao trong tổng GDP, lao động trong nông nghiệp lớn (56% lao động trong nông nghiệp), thành phố phải chịu những tác động từ những chính sách chung về giáo dục, đào tạo và về NNL của cả nước, vì thế, không thể thoát khỏi tình trạng chung là lao động chân tay còn rất lớn và lao động qua đào tạo thấp (gần 55%).

- Thứ hai : thành phố chưa có chiến lược tổng thể trong việc xây dựng, phát triển và sử dụng NNL cho quá trình phát triển thành phố ít nhất là đến năm 2020. Điều này dẫn đến việc quy hoạch, phát triển và sử dụng NNL giữa các ngành còn chồng chéo; chưa có những dự báo cũng như nhu cầu lao động trong từng ngành nghề cụ thể. Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu trong việc xây dựng một NNL đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố nói riêng cũng như của một quốc gia nói chung và cần phải được đặt lên hàng đầu trong tổng thể các giải pháp phát triển NNL. Đặc biệt, thành phố chưa thực sự chủ động trong việc chuẩn bị NNL đáp

ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh gia nhập WTO nên đã thực sự bị động khi tiến hành hội nhập, nhất là về NNL yếu và thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.

- Thứ ba : chất lượng đào tạo trong hệ thống GD – ĐT của thành phố còn chưa cao. Nội dung và phương pháp giảng dạy trong các trường, cơ sở đào tạo còn nhiều hạn chế, phương pháp giảng dạy nặng về lý thuyết và nhẹ về thực hành, thường tạo ra sự thụ động đối với người học; giáo viên thiếu, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy… Do đó, chất lượng NNL sau đào tạo thường bất cập. Người học thường ít vận dụng được những gì sau khi học, hoặc muốn làm việc được thì người học phải chấp nhận qua một quá trình “đào tạo lại” không chỉ lãng phí về tiền của mà còn lãng phí về thời gian, cơ hội nghề nghiệp v.v.. Đặc biệt, trong quá trình đổi mới và gia nhập WTO hiện nay thì những hạn chế, bất cập đó đã và đang là một trở ngại lớn đòi hỏi cần có sự cải cách và đổi mới cho phù hợp.

Bên cạnh đó, việc đào tạo vẫn chưa theo yêu cầu xã hội vì chưa có sự “hợp tác” giữa 3 nhà : nhà tuyển dụng, nhà đào tạo và nhà quản lý, do vậy, dẫn đến tình trạng cung và cầu về lao động chưa gặp nhau. Trong đó, nhà trường vẫn còn còn thụ động trong việc chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường nhằm tìm tạo ra các “sản phẩm” đầu ra đáp ứng được nhu cầu xã hội mà vẫn loay hoay đào tạo theo cái mình có. Nhà tuyển dụng lại quá thờ ơ với trách nhiệm của chính mình trong việc đào tạo NLĐ, xem như đó là trách nhiệm và là bổn phận của riêng nhà đào tạo, chưa chủ động mạnh dạn “đặt hàng” theo yêu cầu, chưa sẵn sàng hợp tác với nhà đào tạo trong việc hỗ trợ người học trong quá trình “học đi đôi với hành” … Nhà quản lý chưa có những chính sách hỗ trợ nhằm định hướng nghề nghiệp cho NLĐ cũng như các biện pháp phù hợp, kịp thời tạo điều kiện cho nhà đào tạo phát huy tính năng động và cả những chính sách thiết thực nhằm hỗ trợ cho việc “kết hợp” giữa 2 nhà : đào tạo và sử dụng. Những nguyên nhân đó dẫn đến tình trạng thừa thì vẫn thừa mà thiếu thì vẫn thiếu lao động trong nhiều ngành của nền kinh tế.

- Thứ tư : Xã hội nhận thức chưa đúng về đào tạo nghề nghiệp, nên địa vị của trung cấp chuyên nghiệp hay trung cấp nghề trong thực tế không được coi trọng. Chưa

có biện pháp thiết thực nhằm thực hiện chủ trương phân luồng học sinh phổ thông nên không thu hút được nhiều học sinh vào các lọai hình đào tạo nghề nghiệp. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do tâm lý xã hội, còn tồn tại tình trạng coi trọng bằng cấp, không coi trọng CNKT và THCN trong khi nhu cầu của xã hội về hai đối tượng này ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, dẫn đến sự mất cân đối trầm trọng giữa lao động có trình độ CĐ, ĐH và THCN, CNKT, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” lâu nay. Đặc điểm nổi bật của người dân Việt Nam nói chung và người dân thành phố nói riêng là tâm lí trọng khoa cử, trọng bằng cấp. Thông thường, học sinh bậc THPT dù có học lực thế nào cũng đăng kí dự thi vào một trường ĐH nhất định, rất ít học sinh ngay từ đầu lựa chọn giải pháp học nghề. Điều này xuất phát từ nghịch lý hiện nay ở nước ta nói chung và thành phố nói riêng cha mẹ lo việc học hành của con cái, đầu tư tiền của cho con học, nhưng việc làm, quyền lợi của con họ thì không biết sẽ ra sao khi đã học xong. Mọi thứ tốn kém đều do cha mẹ học sinh chịu, nhưng DN và xã hội hưởng kết quả (có quyền lực chọn sử dụng theo nhu cầu của mình). Chính vì vậy nên việc chọn ngành nghề đào tạo, cấp học của học sinh phần lớn là theo ý của cha mẹ học sinh, họ muốn việc làm của con cái sau khi tốt nghiệp phải xứng đáng với công sức, tiền của mà họ đã đầu tư. Tâm lý nay càng trở nên phổ biến hơn ở TP.HCM, nơi được xem là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước với thu nhập bình quân đầu người cao và đặc biệt là địa phương tập trung nhiều trường ĐH, CĐ lớn và uy tín của cả nước. Muốn thay đổi tâm lý này cần phải có sự nỗ lực chung từ Nhà nước, DN và xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò quản lý, điều hành, chi phối; DN hấp dẫn, thu hút đội ngũ CNKT và THCN bằng tuyển dụng và chính sách tiền lương; toàn xã hội cần có cuộc vận động làm cho ai cũng thấy được học nghề có vị trí quan trọng và được xã hội đánh giá cao.

Ngoài ra, hệ thống các trường chuyên nghiệp và dạy nghề thiếu các thông tin dự báo về nhu cầu đào tạo theo ngành nghề, thiếu thông tin về thị trường lao động ở thành phố. Chưa có sự quan tâm, tham gia tích cực vào quá trình đào tạo ở nhà trường của các cơ sở sử dụng lao động nên chưa tạo được cầu nối giữa đào tạo – sử dụng lao động. Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề không đúng mức và chưa hợp lý, chế độ chính sách lạc

hậu nhưng chưa có những giải pháp thỏa đáng để giải quyết kịp thời những mâu thuẩn đang tồn tại giữa một bên là đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, đông đảo về số lượng và một bên là khả năng và điều kiện còn rất hạn chế của các cơ sở đào tạo.

- Thứ năm : Chưa có chính sách sử dụng lao động hợp lý, đặc biệt là lao động có trình độ cao trong khu vực Nhà nước dẫn đến thất thoát, chảy máu chất xám. Môi trường làm việc và chính sách dùng người còn nhiều bất cập. Thu nhập thấp, không tương xứng với kết quả lao động và sự cống hiến của NLĐ; cơ chế sử dụng lao động không hợp lý, không cho phép khai thác được năng lực chuyên môn và thế mạnh của NLĐ, chưa có cơ chế phát hiện và đãi ngộ nhân tài một cách xác đáng, đặc biệt trong thời Việt Nam gia nhập WTO, NLĐ có nhiều cơ hội hơn để tìm một công việc mới với một môi trường làm việc tốt hơn, với những sự đãi ngộ tương xứng…dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực Nhà nước sang các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực dân doanh. Ngoài ra, thành phố cũng chưa thực sự đẩy mạnh chính sách thu hút người tài từ khắp nơi trên đất nước về làm việc ở đây, đặc biệt là đội ngũ lao động trình độ cao đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

- Thứ sáu : Đầu tư cho giáo dục – đào tạo chưa cao và chưa hiệu quả. Mặc dù những năm gần đây tỷ lệ đầu tư cho giáo dục – đào tạo hàng năm của thành phố có tăng theo sự tăng trưởng kinh tế nhưng sự đầu tư đó vẫn còn quá thấp (năm 2005 : 0,83% GDP ; năm 2006 : 0,89% GDP; năm 2007 : 0,91% GDP). Nếu so với tỷ lệ đầu tư của những nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới như Mỹ : 6,7% GDP, Hà Lan : 6,7% GDP, Nhật Bản : 5% GDP, Pháp : 5,7% GDP; Xingapore : 18,1% GDP, Malaixia

: 19,4% GDP, Hàn Quốc : 19,6% GDP, Trung Quốc : 14,6% GDP [phụ lục 8,9] thì chúng ta dễ dàng nhận thấy, đó là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến chất lượng giáo dục đào tạo của thành phố vẫn còn thấp.

Chương 3‌

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP WTO‌

3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố đến năm 2020 3.1.1.Định hướng phát triển kinh tế – xã hội

1. Phát triển phải mang tính bền vững. Bền vững trong lĩnh vực kinh tế là đảm bảo cho nền kinh tế thành phố phát triển lâu dài. Do đó, cần tạo các nền tảng cơ bản cho phát triển dài hạn, bền vững và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.

2. Phát triển kinh tế phải hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội. Đặt con người vào trung tâm của phát triển và các mục tiêu sau cùng là nhằm phát triển con người. Văn hóa vừa là nền tảng vừa là động lực cho phát triển kinh tế. Sự giàu có về vật chất phải đi liền với sự phát triển tương xứng về đời sống tinh thần, để đảm bảo cho một xã hội phát triển văn minh, hiện đại.

3. Kinh tế TP.HCM là kinh tế đô thị, khác với kinh tế quốc gia. Phát triển đô thị và phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với nhau. Thực chất của phát triển kinh tế thành phố là giải quyết các vấn đề phát triển đô thị.

4. Phát triển thành phố phải gắn với phát triển vùng. Thành phố là hạt nhân phát triển của Vùng KTTĐPN. Do đó, các quy họach, định hướng phát triển của thành phố phải gắn kết chặt chẽ với toàn vùng.

5. Giai đoạn sắp tới là giai đoạn mà kinh tế cả nước sẽ hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Là thành viên WTO, thành phố sẽ tiếp tục đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết mậu dịch tự do với các nước khu vực. Kế hoạch và chiến lược phát triển thành phố cần đặt trong bối cảnh hội nhập như trên. Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là của DN cần xem là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Quan điểm của thành phố là chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển. Phải sử dụng cho

được công cụ hội nhập đề làm đòn bẩy phát triển thành phố.

3.1.2 Mục tiêu phát triển TP. HCM đến năm 2020

Căn cứ xây dựng định hướng chiến lược về phát triển thành phố được dựa trên các văn bản pháp lý quan trọng như Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị (20-NQ/BCT) ngày 18/11/2002 về phát triển TP.HCM, Nghị quyết 53 của Bộ Chính trị (53-NQ/BCT) ngày 29/08/2005 về phát triển Đông Nam bộ và Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam, Quyết định 146/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 13/08/2004 về phát triển Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam, Quyết định 123/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 29/05/2006 về triển khai thực hiện Nghị Quyết 53 của Bộ Chính trị về phát triển Đông Nam bộ và Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam, các văn kiện đại hội Đảng bộ thành phố, và tham khảo đến các định hướng quy họach phát triển thành phố trước đây. Ngòai ra, các định hướng và mục tiêu đề ra còn căn cứ vào phân tích thực trạng KT - XH thành phố, bối cảnh trong và ngoài nước tác động lên quá trình phát triển thành phố trong tương lai.

Mục tiêu tổng quát phát triển thành phố là xây dựng TP.HCM trở thành một thành phố XHCN văn minh, hiện đại; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển nhanh và bền vững. Xây dựng thành phố trở thành trung tâm lớn về nhiều mặt của đất nước và khu vực Đông Nam Á.

(1) Về kinh tế, thành phố lấy dịch vụ và công nghiệp giá trị gia tăng cao làm nền tảng phát triển của mình. Là một trung tâm kinh tế lớn nhất nước, là nơi hội tụ của giới kinh doanh. Xây dựng thành phố thành nơi thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đặt trụ sở kinh doanh của mình để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước và các nước trong khu vực; từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, trung tâm tài chính và thương mại của khu vực Đông Nam Á.

(2) Về đô thị, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, là một thành phố xanh và sạch, là một đô thị sông nước phù hợp với thổ nhưỡng Nam bộ. Phát triển thành phố thành một đô thị mở, nhiều trung tâm. Giới hạn quy mô dân số thành phố ở mức phù

hợp (10 triệu người không kể khách vãng lai). Thành phố là hạt nhân của Vùng đô thị TP.HCM, nối kết với các tỉnh xung quanh.

(3) Về KH - CN, xây dựng thành phố thành một trung tâm KH - CN lớn của cả nước và của Đông Nam Á. Thành phố tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng các lĩnh vực khoa học và công nghệ mũi nhọn phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tăng cường tiềm lực khoa học của thành phố, khi đủ mạnh sẽ đi vào chọn lọc nghiên cứu các nội dung khoa học và công nghệ qui mô lớn, hiện đại, góp phần tích cực tạo ra bước phát triển đột phá vào những năm giai đoạn 2015-2020.

(4) Về GD - ĐT, y tế, thành phố sẽ là một trung tâm lớn về GD - ĐT chất lượng cao và y tế kỹ thuật cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Nâng chất lượng GD của thành phố lên bằng với các nước trong khu vực. Thành phố là nơi tập trung các chi nhánh, cơ sở ĐT có uy tín của nước ngoài ở Việt Nam.

(5) Về xã hội, xây dựng thành phố thành một thành phố kiểu mẩu XHCN kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Chú trọng vấn đề giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, phát triển lấy con người làm trung tâm.

(6) Về văn hóa, xây dựng thành phố thành trung tâm văn hóa lớn của cả nước, phát triển các lĩnh vực văn hóa đỉnh cao. Kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Phát triển mạnh các ngành văn hóa giải trí; đưa văn hóa thực sự là nền tảng của sự phát triển thành phố.

(7) Về an ninh chính trị và trật tự xã hội, phải luôn luôn được ổn định và phải

được xem như là tiền đề của sự phát triển.

Có thể hình dung một cách tổng quát, sau năm 2020, thành phố phải thật sự trở lại vị trí “Hòn ngọc Viễn đông”, là một trong những thành phố hiện đại, phát triển nhanh và năng động nhất khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương. TP.HCM sẽ vươn lên trở thành một trung tâm đa chức năng, trong đó nổi bật là một trung tâm tài chính và dịch vụ cao cấp của cả nước. Cơ cấu kinh tế của thành phố sau năm 2020 sẽ giống cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế phát triển (hậu công nghiệp), với

các ngành dịch vụ cao cấp giữ vai trò chi phối. Thành phố sẽ trở thành đô thị mang tính toàn cầu. Đời sống kinh tế thành phố gắn chặt với đời sống kinh tế thế giới thông qua vô số các mối liên kết kinh tế trên mạng viễn thông và internet toàn cầu, là cửa ngõ giao lưu quan trọng nhất về kinh tế của Việt Nam với bên ngoài.

3.1.3 Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đến năm 2020

Dự báo đến năm 2020, cơ cấu GDP giữa các ngành của thành phố sẽ là :

Bảng 3.1 : Cơ cấu GDP của TP.HCM năm 2010 và 2020

2007

2010

2020

Tổng số (%)

100,0

100,0

100,0

Nông nghiệp (%)

1,0

0,8

0,5

Công nghiệp – xây dựng (%)

47,2

47,5

40,0

Dịch vụ (%)

51,8

51,7

59,5

Nguồn : Viện kinh tế thành phố

Về cơ cấu kinh tế, sau 2010, công nghiệp và xây dựng cơ bản ổn định, tiếp tục gia tăng tỉ trọng dịch vụ trong GDP thành phố, tiếp tục giảm dần nông nghiệp, chuyển đổi nông nghiệp theo hướng nông nghiệp chất lượng cao. Dự báo cơ cấu kinh tế cụ thể của thành phố đến năm 2020 :

- Công nghiệp và xây dựng: 40%

- Dịch vụ: 59,5%

- Nông nghiệp: 0,5%

Trong công nghiệp và xây dựng, tiếp tục đầu tư cho các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử, tự động, viễn thông, tin học. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công nghiệp, phát triển các ngành công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano.

Trong nông nghiệp, chuyển dịch theo hướng không còn sản xuất nông nghiệp thuần túy, phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp. Đến 2015 trở thành trung tâm cung cấp giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao cho cả nước. Đến 2020, trở thành trung tâm công nghệ sinh học nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á và có lĩnh vực

vươn tầm khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Khuyến khích phát triển các ngành nông nghiệp sản xuất ra sản phẩm với hàm lượng khoa học kỹ thuật và giá trị cao.

Trong dịch vụ, tiếp tục duy trì sự tăng trưởng của 9 nhóm ngành mũi nhọn. Giai đoạn 2010- 2020, tập trung cho 6 nhóm ngành sau : tư vấn tài chính- tín dụng- ngân hàng- bảo hiểm; dịch vụ bưu chính- viễn thông trong đó đẩy mạnh việc kinh doanh mua bán sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông; dịch vụ tư vấn; KH - CN; y tế và tư vấn GD - ĐT chất lượng cao.

3.2 Định hướng và một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO

3.2.1 Định hướng phát triển nguồn nhân lực thành phố đến năm 2020

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ gia nhập WTO, cơ cấu NNL của thành phố phải có sự chuyển dịch nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Sự chuyển dịch trước tiên phải được thực hiện theo hướng lao động phổ thông sẽ giảm, lao động có trình độ chuyên môn cao sẽ gia tăng, lao động trong khu vực 1 giảm, lao động khu vực 2 và đặc biệt là khu vực 3 phải tăng nhanh. Điều này đòi hỏi GD – ĐT của thành phố cũng phải có sự điều chỉnh trong nội dung, phương thức ĐT để đảm bảo cung cấp một NNL đủ về số lượng, cao về chất lượng, đáp ứng theo yêu cầu của xã hội. Đó phải là một NNL tinh thông nghiệp vụ, có kỹ năng, am tường văn hóa, lịch sử dân tộc, hiểu biết luật pháp, năng động, sáng tạo, có trình độ, năng lực tiếp thu và ứng dụng KH - CN, có tác phong công nghiệp và có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới. Ngoài sự đổi mới trong lĩnh vực GD - ĐT thì vấn đề về tư duy, phương pháp quản lý điều hành một thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại của đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo thành phố cũng phải được đổi mới, nâng tầm, đủ khả năng điều hành mọi hoạt động của Thành phố. Đó cũng chính là mục tiêu mà thành phố cần phải đạt được trong việc phát triển NNL đến năm2020.

- Về quy mô dân số

Mặc dù tốc độ tăng dân số giai đoạn 2000-2005 rất cao so với các giai đoạn trước nhưng những thay đổi trong mấy năm gần đây cho thấy tốc độ này sẽ giảm dần trong giai đoạn 2006-2010 và dần ổn định trong giai đoạn 2010-2020. Trước mắt tăng dân số cơ học vẫn là yếu tố chính làm tăng dân số trên địa bàn thành phố nhưng tốc độ tăng cơ học sẽ giảm dần do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố và sự phát triển của các tỉnh trong vùng. Trong thời gian tới các chỉ tiêu dân số chính của thành phố được dự báo như sau :

Bảng 3.2 : Dự báo về dân số TP.HCM năm 2010 và 2020

Số TT

Mục tiêu

2005

2010

2020

1

Qui mô dân số (1000 người)

6.240

7.200

9.200

2

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

1,15

1,1

1,0

3

Tỉ lệ tăng cơ học (%)

2,0

1,5

0,9

Nguồn : Theo tính toán của Viện kinh tế thành phố

^Quy mô dân số của thành phố năm 2010 sẽ là 7,2 triệu người và năm 2020 sẽ ở mức 9,2 triệu người, trong đó trên 90% là dân số đô thị.

^Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm nhẹ và ổn định ở mức 1% vào năm 2020.

^Tỉ lệ tăng dân số cơ học giảm và đạt mức 1,5% năm 2010, sau đó giảm nhẹ và

đạt mức 0,9%/ năm vào năm 2020.

- Về lao động

Theo tính toán của Viện kinh tế thành phố, dân số thành phố sẽ là 7,2 triệu người năm 2010 và đến năm 2020 sẽ là 9,2 triệu người. Trong đó, NNL của thành phố tương ứng sẽ là 4.877.280 người (chiếm 67,74% tổng dân số) năm 2010 và 6.213.680 người năm 2020 (chiếm 67,54% tổng dân số).

Bảng 3.3 : Dự báo về dân số và NNL của TP.HCM năm 2010 và 2020

Chỉ tiêu

2005

2010

2020

Tốc độ tăng trưởng

bình quân (%)

Trị số (người)

Cơ cấu (%)

Trị số (người)

Cơ cấu (%)

Trị số (người)

Cơ cấu (%)

GĐ 2006 -

2010

GĐ 2011 -

2020

I. Dân số

toàn TP

6.239.938

100,00

7.200.000

100,00

9.200.000

100,00

2,9

2,5

II. Nguồn lao

động

4.164.161

67,67

4.877.280

67,74

6.290.040

68,37

3,3

2,6

Nguồn : Tính toán của Viện kinh tế thành phố

Trong thời gian tới nhu cầu về lao động của thành phố sẽ tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, do cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng giảm tỉ trọng các ngành thâm dụng lao động phổ thông, tăng tỉ trọng các ngành kỹ thuật cao nên nhu cầu về lao động sẽ tăng chậm hơn giai đoạn trước đây. Trong đó, nhu cầu về lao động trình độ cao sẽ tăng tương đối so với lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế thành phố trong 15 năm tới sẽ chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Do đó, cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng lao động ở các ngành dịch vụ và giảm dần tỉ trọng lao động trong nông nghiệp. Riêng đối với khu vực công nghiệp thì từ đây đến cuối những năm 2010 tỉ trọng lao động trong công nghiệp sẽ tăng chậm và sau đó sẽ giảm dần. Dự báo trong giai đoạn 2006-2020 NNL của thành phố được phân bố như sau :

^Tỉ trọng lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp: công nghiệp-xây dựng: thương mại dịch vụ lần lượt là 2%: 36%: 62%.

^Bình quân mỗi năm thành phố giải quyết việc làm cho khoảng 230 đến 240 ngàn lao động, trong đó, có 100 ngàn việc làm mới.

^Tỉ lệ thất nghiệp giảm từ 5,8% năm 2006 xuống còn 5% vào năm 2010 và 4% vào năm 2020.

^Năng suất lao động chung của các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố tăng bình quân 10%/năm.

^Tỉ lệ lao động qua ĐT nghề trong tổng lao động đang làm việc đạt trên 55% vào năm 2010 và đạt trên 65% vào năm 2020 [20,70].

3.2.2 Nhu cầu về nguồn nhân lực thành phố đến năm 2020

3.2.2.1 Nhu cầu NNL trong cơ cấu kinh tế thành phố đến 2010 và 2020

Trên cơ sở ước tính dân số và lao động của thành phố từ nay đến năm 2020, với mục tiêu đạt được cơ cấu lao động phù hợp với trình độ phát triển, nhu cầu nhân lực của thành phố cho một số ngành cụ thể như sau :

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí