Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài


Phụ lục 8:


SỐ LIỆU ĐÀO TẠO NGÀNH DU LỊCH

CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ





STT


TÊN TRƯỜNG

NĂM TUYỂN SINH

TỔNG CỘNG

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018


HỆ ĐẠI HỌC

1.

Đại học Văn Hiến

185

237

233

228

143

210

133

178

187

197

188

0

110

20

2.249


2.

Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh

0

131

206

197

215

241

379

260

200

217

216

148

255

262

2.927


3.

Học viện Hàng không Việt Nam




29

28

14

29

46

43

59

80

86



414


4.

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh

67

13

49

15

23

28

38

38

20

27

47

25

25

90

505

5.

Đại học Văn Lang

196

246

196

189

148

208

200

121

190

238

177

140

138

150

2.537


6.

Đại học Tài chính - Maketing

0

0

0

0

0

31

23

41

13

50

133

205

362

307

1.165

7.

Đại học Hoa Sen


39

76

113

111

131

176

183

178

51

0

0

0

0

1.058


8.

Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh









20

99

95

52

82

88

436


9.

Đại học Nguyễn Tất Thành










64

167

206

487

767

1.691

10.

Đại học Công nghệ












170

293

656

1.119

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế - 5



STT


TÊN TRƯỜNG

NĂM TUYỂN SINH

TỔNG CỘNG

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018


Thực phẩm TP.HCM

















11.

Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM













48

57

105

12.

Đại học Hùng Vương















811


13.

Đại học Quốc tế Hồng Bàng















886


HỆ CAO ĐẲNG


14.

Hệ Cao đẳng Đại học Văn Hiến





319

225

249

64

190

134

0

43

11

0

1,235


15.

Hệ cao đẳng Đại học Văn hóa TP.HCM

87

50

65

93

56

75

112

123

69

73

88

0

0

0

891


16.

Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn






466

905

1101

976

1083

1024

1358

1151

1229

9.284


17.

Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật VinaTex TP.Hồ Chí Minh















68


68


18.

Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.Hồ Chí Minh

Bắt đầu đào bậc cao đẳng chính quy ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành từ năm 2013. Đến nay (khóa 14) có 06 khóa đào tạo với số sinh viên ngành du lịch là 281 sinh viên. Số sinh viên tốt nghiệp hiện tại là 98 sinh viên


98


19.

Hệ cao đẳng trường Đại học Tài chính - Maketing


0


0


0


0


38


55


53


56


111


123


34


29


10


0


509



STT


TÊN TRƯỜNG

NĂM TUYỂN SINH

TỔNG CỘNG

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018


20.

Hệ Cao đẳng Trường Đại học Hoa Sen


96

69

86

76

67

102

72

40

0

0

0

0

0

609


21.

Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức



28

35

47

20

25

56

23

08

0

0

0

0

242


22.

Hệ Cao đẳng Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh














28


30


58


23.

Hệ Cao đẳng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành











20






20


24.

Hệ Cao đẳng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM



72


68


100


116


181


145


266


231


181


101


41


103


95


1.700

25.

Cao đẳng Bách Việt















109


26.

Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật TP.HCM

71

78

44

47

51

24

11

59

19

60

68

65

46

52

695


27.

Hệ cao đẳng Đại học Hùng Vương















917


HỆ TRUNG CẤP


28.

Trung cấp Du lịch và Khách sạn SAIGONTOURIST

Trung cấp chính quy

722

1069

1448

1661

1630

1725

1754

1979

1975

2264

2047

1755

1743

1776

23548



STT


TÊN TRƯỜNG

NĂM TUYỂN SINH

TỔNG CỘNG

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018


Đào tạo nghề ngắn hạn

1237

1109

1272

1183

1514

1995

2185

1855

1762

1690

1747

1437

1540

1468

21994


29.

Hệ Trung cấp/Trung cấp nghề trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn




1202


1194


1311


461


112


37


30


0


96


159


154


115


4.871


30.

Hệ trung cấp Trường Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh


0


42


211


127


67


50


21


0


0


0


0


0


0


0


518


31.

Trung cấp Bách nghệ TP.HCM













7

24

31


32.

Trung cấp Đại Việt TP.Hồ Chí Minh







121

126

56

236

52

4

0

18

613


33.

Hệ Trung cấp Trường Đại học Hoa Sen





37

29

37

8







111

34.

Trung cấp Việt Giao

Số lượng sinh viên tốt nghiệp từ năm 2005 đến năm 2018 là 733 sinh viên

733


35.

Trung cấp Tổng hợp Đông Nam Á








33

50

45





128


36.

Hệ Trung cấp Trường Cao đẳng Bách Việt















157

37.

Trung cấp Tây Sài Gòn

Số lượng tuyển sinh đào tạo và tốt nghiệp ngành Nghiệp vụ Nhà hàng - Khách sạn từ năm 2008-2018

204

38.

Trung cấp Việt Khoa






25

22

19

17

20

18

14

8

5

148

1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong mười năm trở lại đây, du lịch Việt Nam phát triển vượt bậc, lượng khách quốc tế đến Việt Nam, khách Việt Nam đi du lịch trong nước và ra nước ngoài, doanh thu du lịch đều tăng trưởng ấn tượng, vượt bậc mặc dù có giai đoạn du lịch bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới. Du lịch trở thành một lĩnh vực thu hút đông đảo các nhà đầu tư, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có thể nhận thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam thông qua sự xuất hiện của hàng loạt các cơ sở lưu trú du lịch mới được đưa vào hoạt động tại các tỉnh, thành như Hà Nội, TP.HCM, đặc biệt là các tỉnh khu vực miền Trung. Hàng loạt điểm du lịch, khu du lịch được tư nhân đầu tư trên cả nước. Nhiều doanh nghiệp du lịch mới hình thành ở tất cả các mảng hoạt động kinh doanh du lịch như lưu trú du lịch, lữ hành, vận chuyển, mua sắm và nhiều loại hình dịch vụ khác. Nhiều địa danh của Việt Nam được đề cập trong các tạp chí, các trang tin diện tử du lịch quốc tế và các cuộc bình chọn về điểm đến do khách du lịch quốc tế đề cử. Du lịch trở thành một ngành dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh, đóng góp ngày càng cao cho nền kinh tế.

Du lịch nước ta phát triển trong bối cảnh du lịch thế giới hướng đến phát triển bền vững và phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội; các thỏa thuận hợp tác quốc tế bắt đầu có hiệu lực, mà ảnh hưởng trực tiếp nhất là các hiệp ước đa phương trong khu vực kinh tế ASEAN, trong đó có thỏa thuận về tự do di chuyển một số nghề thuộc lĩnh vực du lịch trong khu vực (bắt đầu có hiệu lực từ năm 2015). Năm 2016, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch và đã xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn từ năm 2020.

Du lịch phát triển đã góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của dân cư ở một số khu vực. Tuy nhiên, tăng trưởng quá nóng về lượng khách du lịch đã làm bộc lộ nhiều hạn chế của du lịch Việt Nam, đặc biệt là chất lượng dịch vụ và môi trường du lịch, mà nguyên nhân chính là do hạn chế về nguồn nhân lực (NNL). Có thể kể hàng loạt hạn chế của ngành du lịch có liên quan đến nhân lực như thiếu hướng dẫn viên quốc tế khi lượng khách quốc tế tăng đột biến, khoảng trống này đã tạo điều kiện cho người nước ngoài nhập cảnh kinh doanh lữ hành trái phép, sử dụng hướng dẫn viên là người nước ngoài; xuất hiện tình trạng một số người

2


hành nghề hướng dẫn viên khi chưa được cấp phép làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, thuyết minh sai về lịch sử, văn hóa Việt Nam, thậm chí có trường hợp lợi dụng xuyên tạc lịch sử, bôi xấu lãnh tụ… Sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở lưu trú cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động lành nghề, nhân lực quản lý, điều hành, chất lượng dịch vụ lưu trú cũng bị ảnh hưởng. Hàng loạt vấn đề xuất hiện liên quan đến quản lý nhà nước như "tua 0 đồng”, môi trường du lịch không an toàn, tình trạng kinh doanh lữ hành không có giấy phép trong mùa cao điểm, lợi dụng du lịch cư trú bất hợp pháp…

Trong tình hình chung đó, ngành du lịch TP.HCM cũng có những ảnh hưởng nhất định. Với vị thế là là trung tâm du lịch lớn nhất nước, cả về quy mô doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ lưu trú du lịch, mua sắm, vận chuyển, chăm sóc sức khỏe – làm đẹp… TP.HCM có ngành du lịch phát triển nhất cả nước. Giai đoạn từ năm 2010 – 2017, lượng khách quốc tế đến TP.HCM chiếm bình quân 55% - 60% lượng khách quốc tế cả nước, du lịch đóng góp từ 9%-11% GDP/GRDP của TP, quy mô các trường đào tạo, dạy nghề về du lịch ngày càng được mở rộng. TP.HCM xác định, du lịch là một trong chín ngành dịch vụ có lợi thế cần đầu tư phát triển trong thời gian tới và Thành ủy TP.HCM cũng đã ban hành chỉ thị về phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2020. Mặc dù được các chuyên gia du lịch đánh giá là địa phương có NNLDL dồi dào và chất lượng cao nhất nước nhưng du lịch TP hiện đang đối mặt với những hạn chế, khó khăn do sự thiếu hụt nhân lực của ngành cả về số lượng và chất lượng khi đối diện với sự di chuyển lao động từ TP.HCM sang các tỉnh, thành khác trong cả nước, NNL mới tham gia vào ngành không đảm bảo về chất lượng do những hạn chế về kiến thức chuyên ngành, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, các kỹ năng mềm và thái độ làm việc. Sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn TP đòi hỏi một số lượng lớn lao động đã qua đào tạo, đồng thời yêu cầu hội nhập quốc tế (HNQT) cũng đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng NNL. Không chỉ có những hạn chế về NNL làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch mà nguồn nhân lực du lịch (NNLDL) TP còn thiếu đội ngũ giảng viên, giáo viên giỏi, các chuyên gia và đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về du lịch cũng có những hạn chế nhất định về mặt năng lực. NNL chính là yếu tố phải quan tâm giải quyết hiện nay của du lịch TP để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và HNQT thành công.

3


PTNNL luôn cần có nguồn lực và đặc biệt là thời gian. Vì thế, nếu không có những giải pháp phù hợp để giải quyết những khó khăn trước mắt và PTNNL trong dài hạn, du lịch TP.HCM sẽ mất ưu thế và cạnh tranh không hiệu quả khi các thỏa thuận chung về du lịch của khu vực ASEAN được thực hiện toàn bộ và sẽ khó hoàn thành các chỉ tiêu theo định hướng phát triển chung của TP.

Để PTNNL ngành du lịch TP.HCM đáp ứng yêu cầu của HNQT trong thời gian tới cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu để từ đó đề ra những chính sách và giải pháp đồng bộ, có hiệu quả nhằm đưa ngành du lịch TP phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Từ những thực tiễn khách quan nêu trên, đồng thời nhằm góp phần làm cơ sở cho chính quyền và ngành du lịch TP hoạch định chính sách PTNNL ngành du lịch TP.HCM trong HNQT, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho yêu cầu hội nhập quốc tế đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Công trình nghiên cứu “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của TS. Đoàn Văn Khái, năm 2005, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội đề cập đến những vấn đề chung về nguồn nhân lực, định hướng, quan điểm chỉ đạo và những giải pháp nhằm PTNNL trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm: nhóm giải pháp về khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH; nhóm giải pháp về xây dựng môi trường xã hội thuận lợi nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Việt Nam. Liên quan đến vấn đề giới trong lao động có nghiên cứu: “Vấn đề PTNNL nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Giáng Hương, năm 2013; Luận án tiến sĩ Triết học tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đánh giá thực trạng NNL nữ của Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm PTNNL nữ chất lượng cao như: xây dựng môi trường xã hội tiến bộ, xây dựng gia đình văn hóa mới, nâng cao chăm sóc sức khỏe, nâng cao tính tích cực, nỗ lực vươn lên của nữ lao động, đổi mới công tác đào tạo, đổi mới chính sách tuyển dụng, đãi ngộ đối với lao động nữ… nhằm PTNNL nữ chất

4


lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và HNQT. Hội thảo Khoa học “NNL chất lượng cao - nhu cầu cấp bách” năm 2011 do trường Đại học Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức cũng đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng NNL tại Việt Nam; thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, PTNNL; sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động và các cơ quan quản lý trong việc đào tạo, bồi dưỡng và PTNNL; dự báo nhu cầu NNL chất lượng cao… và đưa ra các giải pháp nhằm PTNNL chất lượng cao trong HNQT.

Liên quan đến nguồn nhân lực trong du lịch, có công trình nghiên cứu “Một số giải pháp hoàn thiện Quản trị NNL trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP.HCM”, của NCS. Trần Thị Kim Dung, (năm 2001), Luận án tiến sỹ kinh tế của trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Luận án đã đánh giá toàn diện NNL trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP.HCM về các lĩnh vực như: hoạt động chức năng nhân sự, cơ chế tổ chức và văn hóa tổ chức doanh nghiệp, nghiên cứu tìm ra những vấn đề tồn tại, và nguyên nhân để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện căn bản hoạt động quản trị NNL cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP.HCM như: hoàn thiện chức năng thu hút, bố trí NNL trong doanh nghiệp thông qua việc thực hiện cụ thể hóa các chức danh công việc; chuẩn bị đội ngũ kế thừa cho các chức vụ trong ngành du lịch; hoàn thiện chức năng đào tạo, PTNNL ngành du lịch theo quy hoạch và áp dụng quy trình đào tạo theo tiêu chuẩn chất lượng ISO đối với NNL ngành du lịch; hoàn thiện chức năng duy trì chất lượng NNL thông qua các phương pháp đánh giá nhân viên và các kiến nghị về việc phát triển văn hóa tổ chức phù hợp với môi trường kinh doanh du lịch. Công trình nghiên cứu“PTNNL ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, của tác giá Trần Sơn Hải năm 2006, Luận án tiến sĩ của Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng NNLDL các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, chỉ ra những hạn chế về NNL của khu vực như: lực lượng lao động ngành du lịch có trình độ văn hóa và chuyên môn không đồng đều, hạn chế về nhiều mặt, nhất là về chuyên môn kỹ thuật cao và ngoại ngữ; chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch; sự phân bố về lao động ngành du lịch không đồng đều trong các tỉnh của khu vực. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp để PTNNL ngành du lịch như: nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành du lịch; hoàn thiện cơ chế, chính sách PTNNL ngành du lịch; xây dựng chiến lược PTNNL ngành du lịch của vùng; đào tạo

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí