Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Tình hình phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại TP.HCM giai đoạn

2005-2017 ......................................................................................................................34

Bảng 2.2: Số lượng công chức ngành du lịch TP.HCM tính đến cuối năm 2017 35

Bảng 2.3: Số lượng nhân lực ngành du lịch TP.HCM phân theo lĩnh vực giai

đoạn 2005 - 2017 35

Bảng 2.4: Trình độ công chức ngành du lịch TP.HCM tính đến cuối năm 2017 40

Bảng 2.5: Trình độ ngoại ngữ của nhân lực ngành du lịch TP.HCM năm 2016 46

Bảng 2.6: Số lượng học viên ngành du lịch được đào tạo trên địa bàn TP.HCM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

năm 2016 51

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu nhân lực ngành du lịch TP.HCM giai đoạn 2015 - 2020..65

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 2.1: Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM so với cả nước giai đoạn

2005 -2017 .....................................................................................................................32

Hình 2.2. Doanh thu du lịch TP.HCM giai đoạn 2005 - 2017 32

Hình 2.3. Tình hình phát triển doanh nghiệp lữ hành TP.HCM giai đoạn

2005 - 2017 ....................................................................................................................33

Hình 2.4. Trình độ nguồn nhân lực ngành du lịch TP.HCM giai đoạn 2005 -2017 43

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong mười năm qua, du lịch TP.HCM phát triển vượt bậc và được xem là một trong chín ngành dịch vụ có lợi thế cần tập trung phát triển trong thời gian tới. Từ năm 2012 đến nay, doanh thu du lịch tăng hàng năm và có đóng góp ngày càng cao trong GDP/ GRDP của Thành phố. Để ngành du lịch tiếp tục phát triển nhanh, bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hẹp dần khoảng cách với các thành phố có du lịch phát triển trong khu vực và hội nhập quốc tế đạt hiệu quả, Thành phố cần có nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao với số lượng đủ và cơ cấu hợp lý. Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu để từ đó đề ra những chính sách và giải pháp đồng bộ, có hiệu quả góp phần làm cơ sở cho chính quyền và ngành du lịch Thành phố hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngành, vì thế tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch TP Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế giai đoạn từ nay đến năm 2030” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. Nghiên cứu gồm có ba chương.

Trong chương 1, tác giả phân tích làm rõ những khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, quan điểm của các nhà kinh tế học và quan điểm của Đảng, Nhà nước, tiêu chí và nội dung phát triển nguồn nhân lực; hội nhập quốc tế và tác động của hội nhập quốc tế đến du lịch và nguồn nhân lực du lịch. Đặc biệt, tác giả đã phân tích rõ những nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch bao gồm: trình độ phát triển kinh tế, dân số, giáo dục và đào tạo, vai trò quản lý nhà nước, khoa học công nghệ. Tác giả cũng đã giới thiệu những giải pháp hiệu quả của Thái Lan và bài học kinh nghiệm của tỉnh Khánh Hòa về phát triển nhân lực ngành du lịch làm cơ sở tham khảo.

Trên cơ sở phân tích tổng quan phát triển của ngành du lịch TP, chương 2 đi sâu phân tích thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch TP trên các mặt chất lượng, số lượng, cơ cấu tỷ lệ của từng nhóm nhân lực của ngành (quản lý nhà nước, sự nghiệp du lịch và kinh doanh du lịch), các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch TP thời gian qua, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân, những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch TP.

Ở chương 3, trên cơ sở các chủ trương về phát triển du lịch Việt Nam và TP.HCM, những thời cơ, thách thức từ tình hình chung của ngành và tác động của hội nhập quốc tế, tác giả đề xuất mục tiêu và các nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch của Thành phố trong điều kiện hội nhập quốc tế từ nay đến năm 2030. Đồng thời, đưa ra những khuyến nghị đối với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và Chính quyền TP để có các chính sách và giải pháp phù hợp về mặt quản lý Nhà nước nhằm tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực du lịch Thành phố đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và yêu cầu của hội nhập quốc tế.

ABSTRACT

Over the past ten years, the tourism sector of Ho Chi Minh City has been developing significantly and is considered as one of the nine service sectors that must be prioritized for development in the coming times. From 2012 up to now, tourism revenues of the city have increased annually and has contributed significantly to the Gross Domestic Product/Gross Regional Domestic Product of the City. For the tourism sector to continue developing quickly and sustainably and become a spearheading economic sector of the City, which can narrow the gap with other developed tourist cities in the region and ensure effective international integration, the City needs to have a sufficient and well-structured supply of high-quality human resources for the tourism sector. In order to develop quality human resources for the sector in the coming time, it is necessary to have in-depth studies as a foundation for making effective policies and solutions in a coordinated and effective manner. This can serve as the basis for authorities and the City’s tourism industry to draw out effective policies to develop human resources for the sector. Thus, the author has selected the topic: "Human resource development of Ho Chi Minh City's tourism industry for international integration period from now to 2030" as the master thesis topic in Political Economy. The study consists of three chapters.

In Chapter 1, the author analyzes the basic definitions of human resources and human resource development, the view of economists and the view of the Party, the State, the criteria and the content of development of human resources; international integration and the impact of international integration on tourism and tourism human resources. In particular, the author analyzes clearly the factors that affect tourism human resource development, including: the level of economic development, population, education and training, the role of state management, science and technology. The author also introduces Thailand's effective solutions and experiences from Khanh Hoa Province on human resource development for tourism industry as a reference.

Based on a comprehensive analysis of the development of tourism industry of the City, Chapter 2 analyzes in-depth the current status of human resources in the tourism industry in terms of quality, quantity and structure of each group of human resources of tourism industry (the state management, tourism and tourism business),

factors affecting the development of tourism human resources in the past, drawing out results, limitations and causes, the issues that need to be resolved for the human resources development of tourism industry of the City.

In chapter 3, on the basis of the strategic policies on tourism development in Vietnam and Ho Chi Minh City, the opportunities and challenges from the general situation of the industry and the impact of international integration, the author proposes goals and groups of tourism human resource development solutions of the City in the context of international integration from now to 2030. At the same time, the author makes recommendations to the Government, relevant ministries and authorities of the City to make appropriate policies and measures on state management to create conditions for the development of tourism human resources for the city to meet the development requirements of the industry and international integration.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM (2016), Chỉ thị số 07- CT/TU về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch TP đến năm 2020.

5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2017), Hướng dẫn số 42- HD/BTGTW hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng chuyên đề "Hội nhập quốc tế".

6. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (2017), Nghị quyết số 08- NQ/TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

7. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nxb Tư Pháp.

8. Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) (2013), Tài liệu tóm tắt Phân tích nhu cầu nguồn nhân lực và đào tạo của ngành du lịch Việt Nam.

9. Cục Thống kê Thành phố: Niên giám thống kê Thành phố năm 2005 - 2017,

Nxb Thống kê.

10. Dương Đức Khanh (2010), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ tư, Khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 2 khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Giáng Hương (2013), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ của Học Viện Chính trị -Hành chính Quốc gia HCM.

17. Phạm Minh Hạc, 1996, Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Phan Huy Xu – Võ Văn Thành (2018), Du lịch Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa (2017), Báo cáo đánh giá thực trạng cung - cầu lao động du lịch Tỉnh Khánh Hòa và dự báo tình hình cho giai đoạn 2017 - 2020.

21. Sở Du lịch TPHCM, Báo cáo công tác quản lý nguồn nhân lực du lịch các năm 2010, 2011, 2012, 2013.

22. Sở Du lịch TPHCM, Thống kê doanh thu du lịch các năm từ 2001 đến 2013.

23. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TPHCM, Thống kê lượng khách du lịch quốc tế đến TPHCM các năm từ 2001 đến 2013.

24. Sở Du lịch TPHCM (2017), Kỷ yếu 25 năm thành lập sở Du lịch TP.HCM (1992 -2017).

25. Tài liệu Hội thảo Khoa học quốc tế (2015), Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa Du lịch, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.

26. Thủ tướng (2011), Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ.

27. Thủ tướng (2014), Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ.

28. Trần Sơn Hải (2006), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ của Học viện Hành chính Quốc gia HCM.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/08/2022