Cơ Sở Lý Luận Về Nnl Và Ptnnl Ngành Du Lịch Trong Hnqt. Chương 2. Thực Trạng Ptnnl Ngành Du Lịch Tp Hồ Chí Minh Trong Hnqt.

5


NNL ngành du lịch đáp ứng yêu cầu mới. Nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch tỉnh Ninh Bình”, của tác giả Dương Đức Khanh, năm 2010, Luận văn thạc sỹ kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Luận văn tập trung phân tích thực trạng NNL ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNLDL tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới như: hoàn thiện chiến lược quy hoạch và kế hoạch PTNNL ngành du lịch; phát triển giáo dục, đào tạo qua đó nâng cao trình độ của người lao động; phát triển hệ thống y tế và nâng cao sức khoẻ nguồn nhân lực; hoàn thiện chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật đối với người lao động.

Vấn đề ngành du lịch trong hội nhập quốc tế và nguồn nhân lực du lịch trong HNQT, có nghiên cứu “Du lịch Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn”, Phan Huy Xu – Võ Văn Thành, năm 2018, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Nội dung nghiên cứu đề cập khái quát một số vấn đề về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, về giá trị văn hóa trong du lịch, du lịch trong thời kỳ HNQT, nhân lực và một số sản phẩm du lịch đặc trưng hiện có ở nước ta. Các bài viết tại Hội thảo Khoa học quốc tế vào tháng 3 năm 2015 về “Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa Du lịch” tại TP.HCM do trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn phối hợp với Trường Đại học Charles De Gaulle – Lille 3 (Pháp) tổ chức thảo luận liên quan đến thời cơ, thách thức của du lịch Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa và HNQT, giải pháp phát triển du lịch bền vững, khai thác tài nguyên du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch địa pương và phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập… Tài liệu tóm tắt Phân tích nhu cầu nguồn nhân lực và đào tạo của ngành du lịch Việt Nam được xây dựng bởi Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) do Liên minh Châu Âu tài trợ thực hiện năm 2013. Báo cáo phân tích các số liệu về NNL du lịch, tình hình đào tạo của các trường Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra các kỹ năng và tiêu chuẩn kỹ năng du lịch cần thiết đối với người lao động, nhu cầu đào tạo, đánh giá chất lượng các chương trình giảng dạy, nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị. Báo cáo đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực du lịch tỉnh Khánh Hòa của sở Du lịch Tỉnh ban hành năm 2017, nội dung đề cập đến thực trạng phát triển du lịch, tình hình và nhu cầu đào tạo NNLDL tỉnh thời gian qua và kiến nghị một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020.

6


Tác giả luận văn thống nhất với các nghiên cứu trước đã được đề cập ở những điểm cơ bản. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề về PTNNL ngành du lịch của Việt Nam và NNL trong điều kiện hội nhập, chưa có công trình nào nghiên cứu về PTNNL du lịch trên địa bàn TP.HCM trong điều kiện HNQT hiện nay. Vì vậy, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu với mong muốn đề xuất một số giải pháp góp phần PTNNL ngành du lịch TP.HCM trong quá trình HNQT.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và các nhân tố tác động đến nguồn nhân lực TP. HCM giai đoạn 2005 – 2017, trên cơ sở đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân, những vấn đề cần giải quyết, từ đó đưa ra những chính sách và giải pháp có hiệu quả nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch TP. HCM đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về NNL và PTNNL ngành du lịch, làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phân tích thực trạng NNL ngành du lịch TP.HCM trong giai đoạn 2005 – 2017 về số lượng, chất lượng, cơ cấu tỷ lệ, đánh giá được những mặt được, hạn chế, yếu kém và những vấn đề cần giải quyết để NNLDL TP.HCM đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành du lịch trong HNQT.

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế - 6

- Đề xuất các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm PTNNL ngành du lịch TP.HCM trong HNQT từ nay đến năm 2030.

5. Đối tượng nghiên cứu

NNL và sự PTNNL ngành du lịch TP.HCM về số lượng, chất lượng trong bối cảnh HNQT.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian, nghiên cứu NNL ngành du lịch trên địa bàn TP.HCM.

- Về thời gian, phân tích thực trạng NNL ngành du lịch TP.HCM trong giai đoạn 2005 - 2017. Từ đó, đề xuất những chính sách và giải pháp PTNNL ngành du lịch TP.HCM trong HNQT tầm nhìn đến năm 2030.

7


- NNLDL bao gồm nhân lực đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch.

7. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp luận nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về NNL và PTNNL ngành du lịch TP.HCM trong quá trình HNQT.

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:

+ Phương pháp thống kê: tập hợp các dữ liệu thống kê về tình hình phát triển du lịch TP.HCM, về thực trạng nguồn nhân lực du lịch TP.HCM thể hiện qua các số liệu về tình hình khách du lịch quốc tế, doanh thu du lịch, số lượng nhân lực, trình độ nhân lực ngành du lịch …

+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Dựa trên các số liệu thu thập được về tình hình phát triển du lịch, đánh giá của chuyên gia và kết quả khảo sát nguồn nhân lực ngành du lịch TP.HCM tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng và luận giải các vấn đề nghiên cứu.

+ Phương pháp chuyên gia: thực hiện đánh giá chuyên gia nhằm thu thập thêm thông tin và những đánh giá về chất lượng lao động, trình độ, cơ cấu nam nữ, nguồn tuyển dụng, đào tạo tại chỗ, năng lực ngoại ngữ của lao động ngành du lịch TP.HCM hiện nay, tiến hành đánh giá thực trạng và luận giải các vấn đề nghiên cứu.

+ Phương pháp khảo sát: thực hiện khảo sát tình hình thực tế tại doanh nghiệp, trường đào tạo về chất lượng lao động, chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, giáo viên… tiến hành đánh giá thực trạng và luận giải các vấn đề nghiên cứu.

Số liệu phân tích dược sử dụng trong luận văn được tác giả lấy từ nguồn thông tin do Cục Thống kê, Tổng cục Du lịch, sở Du lịch TP.HCM, Hiệp hội Du lịch TP.HCM cung cấp và số liệu do tác giả khảo sát.

8. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về NNL và PTNNL ngành du lịch trong HNQT. Chương 2. Thực trạng PTNNL ngành du lịch TP Hồ Chí Minh trong HNQT.

8


Chương 3. Định hướng và giải pháp PTNNL ngành du lịch TP Hồ Chí Minh trong HNQT.

9


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1. Khái niệm, đặc điểm NNL và phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

1.1.1. Khái niệm:‌

1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trước hết với tư cách là nguồn cung ứng sức lao động cho xã hội, theo quan niệm của tổ chức Lao động Quốc tế thì NNL của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động và có khả năng tham gia lao động.

Kinh tế phát triển xem NNL là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. NNL được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động.

Như vậy, theo các quan điểm này thì NNL là tổng số những người trong độ tuổi lao động theo qui định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm, NNL tương đương với nguồn lao động xã hội của một quốc gia và được xem xét trên hai mặt: số lượng và chất lượng.

Một số quan điểm khác cho rằng NNL bao gồm cả lực lượng lao động hiện có và nguồn lao động tiềm năng của quốc gia.

Theo Ngân hàng thế giới, NNL là toàn bộ trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực của con người hiện có, hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc (2001): “NNL là số lượng và chất lượng bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể NNL hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương”.

Theo tác giả Đoàn Văn Khái (2005), “NNL là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người thuộc các

10


nhóm đó, nhờ tính thống nhất mà nguồn lực con người biến thành nguồn vốn con người đáp ứng yêu cầu phát triển”.

Tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế chính trị có thể hiểu NNL là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của quốc gia đó.

Từ những quan điểm trên, theo tác giả, NNL là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức, tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ được huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

1.1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực:

Theo quan niệm của Liên hiệp quốc thì phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo tác giả Bùi Văn Nhơn (2006) “PTNNL là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho NNL (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội), nhằm đáp ứng đòi hỏi về NNL cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước”.

Theo tác giả, PTNNL ngành du lịch chính là quá trình phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch trên các mặt thể lực, trí lực và tâm lý xã hội, tạo ra cơ cấu nhân lực ngày càng hợp lý góp phần phát triển ngành du lịch.

PTNNL thể hiện trên các mặt sau:

Phát triển thể lực (sức khỏe thể chất và tinh thần), thể lực là trạng thái sức khoẻ thể chất của con người, là điều kiện đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường. Phát triển thể lực chính là phát triển về thể chất, sức khỏe con người nhằm đáp ứng được những đòi hỏi về sự hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp trong lao động. Chăm sóc sức khoẻ là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng con người.

Phát triển trí lực là nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng làm việc của người lao động. Trí lực là năng lực của trí tuệ, quyết định phần lớn khả năng lao động sáng tạo của con người và được xem là yếu tố quan trọng

11


hàng đầu của NNL nhưng, sức mạnh trí tuệ của con người chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền thể lực khoẻ mạnh. Việc khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ trở thành yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huy nguồn lực con người đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Phát triển phẩm chất tâm lý, xã hội: còn được gọi là tâm lực, chính là đạo đức, tác phong, thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm… Thời gian gần đây, phẩm chất tâm lý, xã hội thường được đánh giá qua các yếu tố như thái độ lao động, mức độ chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, tính năng động, khả năng thích ứng cao với những thay đổi trong công việc. Trong đó, thái độ làm việc và phẩm chất đạo đức được xem trọng nhất.

NNL có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện ở 4 khía cạnh

sau:

- NNL phát hiện, sáng tạo ra các nguồn lực phát triển khác: con người là chủ

thể phát hiện, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất và từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế; nguồn lực vốn là kết quả lao động và tích lũy của con người mà có và chính con người sáng tạo ra nguồn lực khoa học – công nghệ.

- NNL giữ vai trò quyết định trong việc sử dụng các nguồn lực khác. Chất lượng NNL là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng ba nguồn lực còn lại (gồm nguồn lực vốn, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên). Chất lượng NNL càng cao thì hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn lại càng lớn.

- NNL được xem là động lực của phát triển kinh tế. NNL khác với các nguồn lực khác là nó vừa tham gia tạo cung vừa tạo cầu cho nền kinh tế. NNL chính là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội nhưng với tư cách là bộ phận dân số thực hiện quá trình tiêu dùng (các sản phẩm và dịch vụ của xã hội), NNL lại trở thành nhân tố tạo cầu của nền kinh tế.

- NNL là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Nếu tăng trưởng chủ yếu dựa trên khai thác tài nguyên thì sự tăng trưởng đó không thể bền vững do tài nguyên có hạn; muốn tăng trưởng bền vững thì phải dựa trên nhân tố con người, vì trí tuệ và tài năng của con người là vô tận.

Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một ''tài nguyên đặc biệt'', một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nhất là khi thế giới phát triển gắn với cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá, hội

12


nhập kinh tế quốc tế. Phát triển con người, phát triển NNL trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong việc phát triển các nguồn lực. Vì thế, đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở cho sự phát triển bền vững.

Các lý thuyết tăng trưởng gần đây cũng chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba yếu tố cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng NNL. Trong đó yếu tố quan trọng nhất chính là NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao, đây là nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế

Ngày nay, cái đem lại lợi thế cho NNL ngoài trí lực và thể lực, còn phải tính đến phẩm chất đạo đức, nhân cách con người và thái độ làm việc. Phát triển nhân cách, đạo đức giúp cho con người hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn xã hội. Do vậy, PTNNL, ngoài việc quan tâm nâng cao mặt bằng dân trí, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao sức khoẻ cho mỗi con người, thì cần coi trọng xây dựng đạo đức, nhân cách, thái độ lao động cho con người.

1.1.2. Đặc điểm NNL ngành du lịch:

Theo Luật du lịch năm 2017, kinh doanh du lịch bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú du lịch, vận tải khách du lịch và một số dịch vụ khác như ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch. Lao động trong du lịch là quá trình phục vụ khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của họ và có những đặc điểm sau:

- Sản phẩm lao động trong du lịch chủ yếu là các dịch vụ. Chất lượng của sản phẩm được đánh giá qua cảm nhận của người sử dụng.

- Lao động trong du lịch có tính chuyên môn hóa cao. Mỗi bộ phận lao động thực hiện từng khâu, công đoạn trong quy trình phục vụ khách du lịch. Kết quả hoạt động của bất kỳ một bộ phận nào cũng có ảnh hưởng dây chuyền đến các bộ phận khác trong toàn bộ hệ thống. Vì vậy các nhóm lao động trong ngành du lịch có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

- Thời gian làm việc phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng sản phẩm của du khách. Khách du lịch tiêu dùng các dịch vụ bất kỳ lúc nào vì vậy người lao động trong ngành thường phải làm việc vào cuối tuần, các ngày lễ, tết, ban đêm.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí