Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ptnnl Ngành Du Lịch:

13


- Cường độ lao động ở một số bộ phận không cao nhưng thường phải chịu áp lực tâm lý rất lớn do thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều đối tượng có tuổi tác, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, quốc tịch, thói quen tiêu dùng khác nhau và cả bất đồng về ngôn ngữ.

- Ngành du lịch cần nhiều lao động có kỹ năng cao về các nghiệp vụ khác nhau, nhưng tỷ lệ lao động không có kỹ năng cũng chiếm một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ lao động thời vụ trong ngành du lịch cao hơn các ngành khác do tính chất mùa vụ của du lịch (có mùa thấp điểm và mùa cao điểm).

Lao động trong du lịch gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

- Lao động trực tiếp là lực lượng lao động có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người lao động và khách du lịch, gồm lực lượng lao động nghiệp vụ có tính chất tác nghiệp như bộ phận lễ tân, buồng, bếp, nhà hàng… trong các cơ sở lưu trú, đội ngũ điều hành tua du lịch, nhân viên đại lý lữ hành, hướng dẫn viên, thuyết minh viên... của các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm du lịch, điểm tham quan, giải trí... tài xế, tài công và nhân viên phục vụ trên xe, tàu phục vụ du lịch.

- Lao động gián tiếp là lực lượng lao động không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người lao động với khách du lịch, gồm đội ngũ lao động làm công việc quản lý nhà nước về du lịch, lao động làm việc tại các đơn vị sự nghiệp du lịch và quản lý trong các đơn vị kinh doanh du lịch.

Căn cứ vào tính chất lao động trong ngành du lịch, có thể xếp lao động ngành du lịch theo ba nhóm sau:

Một là, nhóm lao động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch.

Nhóm lao động này gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước (cán bộ công chức) về du lịch từ trung ương đến địa phương. Vai trò của nhóm lao động này là xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, kế hoạch phát triển du lịch của từng địa phương; tham mưu đường lối, chính sách phát triển du lịch; thực hiện công tác quảng bá xúc tiến du lịch, tổ chức các chiến lược tiếp thị cho điểm đến, làm sản phẩm du lịch, xây dựng môi trường du lịch, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch. Đối với cán bộ công chức quản lý Nhà nước về du lịch, cần có trình độ kiến thức chuyên ngành về du lịch, kiến thức quản lý Nhà nước về du lịch, kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, ngoại ngữ tương đối toàn diện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

14


Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế - 7

Hai là, nhóm lao động thực hiện chức năng sự nghiệp ngành du lịch.

Nhóm lao động này gồm những người làm việc ở các cơ sở đào tạo về du lịch (cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp và các trường dạy nghề) và cán bộ nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về du lịch, cơ quan thông tin, các cơ quan báo chí chuyên về du lịch. Đây là bộ phận lao động có trình độ học vấn cao, chuyên môn sâu, am hiểu khá toàn diện và sâu sắc lĩnh vực du lịch.

Ba là, nhóm lao động thực hiện chức năng kinh doanh du lịch.

Nhóm lao động này bao gồm:

- Lao động thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp du lịch: đây là những người lãnh đạo (tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc...) thuộc các đơn vị kinh doanh lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, vận tải...

Đội ngũ này phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu và quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, phẩm chất đạo đức tốt. Đồng thời, cần phải có kiến thức chuyên môn, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có kỹ năng quản trị, lãnh đạo, tổ chức và điều hành công việc một cách hiệu quả.

- Lao động thuộc các bộ phận quản lý chức năng gồm quản lý các phòng, bộ phận thuộc doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của lao động thuộc các bộ phận này là hoạch định quy mô và tốc độ phát triển doanh nghiệp, tổ chức hạch toán kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, tổ chức lao động, tổ chức các hoạt động kinh doanh, tổ chức tiếp thị, quảng bá, xúc tiến cho doanh nghiệp. Để có thể làm tốt được công việc, mỗi lao động quản lý chức năng phải được đào tạo và nắm vững về kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, hiểu biết về kinh doanh du lịch và am hiểu pháp luật.

- Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho du khách trong các cơ sở kinh doanh du lịch. Loại lao động này chiếm tỷ lệ cao nhất (75%-85%) trên tổng lao động của doanh nghiệp du lịch. Do đặc thù của ngành, lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch có sự chuyên môn hóa khá cao, đặc biệt là trong các cơ sở lưu trú du lịch. Với các vị trí làm việc khác nhau thì đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng tương ứng. Yêu cầu đối với nhóm lao động trực tiếp là phải luôn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, tác phong, cụ thể như: có kiến thức chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ, hiểu biết về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, được

15


trang bị kiến thức về giao tiếp ứng xử quốc tế, nắm vững tâm lí khách du lịch... Ngoài ra, thông thạo ngoại ngữ cũng là một trong những yêu cầu quan trọng mang tính bắt buộc của lao động ngành du lịch.

1.2. Các quan điểm về NNL và PTNNL:

1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn đề cao vai trò của con người và nhấn mạnh vai trò sức lao động của con người trong phát triển kinh tế - xã hội. Thể hiện qua các nội dung sau:

- Thứ nhất, vai trò của sức lao động.

Theo Các Mác, sức lao động là toàn bộ những năng lực thể lực và trí lực tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất hàng hóa. Trong các hình thái kinh tế - xã hội, sức lao động luôn là yếu tố của sản xuất và con người – NNL là nhân tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Theo quan điểm của Lênin thì lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội.

Như chúng ta đã biết, lực lượng sản xuất giữ vai trò chi phối, quyết định sự vận động, phát triển của xã hội. Ph. Ăngghen đã từng nhấn mạnh rằng muốn nâng nền sản xuất lên thì một mình tư liệu lao động, dù là tư liệu cơ giới hay bất kỳ tư liệu nào khác cũng không đủ mà cần có những người có năng lực tương xứng sử dụng những tư liệu đó. Như vậy vai trò của NNL xuất phát từ vai trò quan trọng của con người trong sự phát triển của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Như vậy, con người là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đồng thời, sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng thể hiện trình độ chiếm lĩnh và sử dụng các lực lượng tự nhiên của con người. Trong hoạt động sản xuất vật chất, con người càng chiếm lĩnh được nhiều lực lượng vật chất bao nhiêu thì trình độ phát triển của xã hội càng cao bấy nhiêu.

- Thứ hai, nguồn gốc của giá trị.

Trong học thuyết giá trị, Các Mác cho rằng lao động là nguồn gốc duy nhất tạo nên giá trị của hàng hoá, lượng giá trị của hàng hoá là do hao phí lao động xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hoá quyết định.

16


Lý luận về giá trị lao động cho thấy, lao động trừu tượng của người sản xuất chính là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị. Việc tạo ra giá trị hàng hóa đã xác định vai trò quan trọng mang tính quyết định của lao động trong sản xuất hàng hóa và khẳng định vai trò quan trọng của NNL trong phát triển kinh tế – xã hội.

- Thứ ba, lao động thặng dư – nguồn gốc gia tăng của cải cho xã hội.

Lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị, lao động thặng dư là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Vì thế trong bất kì xã hội nào, nhà sản xuất cũng tìm cách sản xuất nhiều giá trị thặng dư, qua đó, gia tăng của cải cho xã hội, nâng cao đời sống của người dân là mục tiêu cần vươn tới.

Con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội. Trong sự phát triển của hệ thống công cụ lao động và trình độ khoa học - kỹ thuật, kỹ năng lao động của con người đóng vai trò quyết định, vượt trội so với các yếu tố khác của quá trình sản xuất. Trong khi vật chất có thể bị phá hủy hoàn toàn thì các kỹ năng của con người như công nghệ, bí quyết tổ chức và nghị lực làm việc sẽ còn mãi.

Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng NNL thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt.

Giá trị thặng dư thu được cũng thể hiện khả năng cạnh tranh của nhà tư bản. Máy móc, thiết bị, công nghệ có thể giống nhau nhưng nếu được điều hành bởi nhân lực có chất lượng hơn, hợp lý hơn thì sẽ khai thác tốt hơn, hiệu quả hơn từ đó cho lợi nhuận cao hơn, giá trị thặng dư lớn hơn. Giá trị thặng dư chính là mục tiêu mà nhà tư bản mong muốn và là mục tiêu của đầu tư.

Qua các phân tích cho thấy, sức lao động, hay lao động của con người chính là nguồn gốc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, chính là yếu tố quyết định của nền sản xuất, là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về PTNNL:

Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của người lao động, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc và đánh giá đúng vị trí và vai trò của việc PTNNL. Đảng đã khẳng định: Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững và nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn

17


lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, Đảng đã xác định rõ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Trong các kỳ Đại hội Đảng, NNL luôn được xem là một nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển đất nước trong điều kiện HNQT.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam có nêu một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển đất nước giai đoạn 2011-2015 là: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực”. Đồng thời Nghị quyết cũng xác định “Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ. Để đạt được mục tiêu nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó phát triển nhanh NNL được khẳng định là khâu đột phá thứ hai, đồng thời nhấn mạnh đến việc cần thiết PTNNL chất lượng cao. Nghị quyết Đại hội XII (2016) khẳng định “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược … đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; PTNNL, nhất là NNL chất lượng cao…”.

Như vậy, có thể thấy Đảng, Nhà nước xem con người là nguồn lực quý giá nhất, có vai trò quyết định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong điều kiện nguồn lực tài chính và các nguồn lực vật chất khác của nước ta còn hạn chế.

1.3. Tiêu chí và nội dung PTNNL ngành du lịch:

1.3.1. Tiêu chí:

Căn cứ vào khái niệm, PTNNL căn cứ trên hai tiêu chí đó là chất lượng và số lượng NNL. Chất lượng NNLDL được đánh giá qua ba mặt: thể lực, trí lực và tâm lực. Đối với ngành du lịch, Việt Nam đã tham gia ký kết với các nước khu vực ASEAN “Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về Nghề Du lịch” và thông qua Bộ Tiêu chuẩn Năng lực chung ASEAN về Nghề Du lịch gồm 32 chức danh công việc với 6 bộ phận lao động liên quan đến dịch vụ khách sạn và dịch vụ lữ hành (theo phụ lục 1). Bộ Tiêu chí này đã xác định cụ thể những năng lực (kiến thức, kỹ năng) mà người lao động ở từng chức danh và mức độ cần đạt được để đảm bảo đạt tiêu chuẩn

nghề du lịch chung của khu vực.

18


Trên cơ sở Bộ Tiêu chuẩn Năng lực chung ASEAN về Nghề Du lịch, Dự án “Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” đã hỗ trợ Tổng cục Du lịch biên soạn Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (gọi tắt là tài liệu VTOS năm 2013) với 9 nghiệp vụ khách sạn và 4 nghiệp vụ lữ hành (theo phụ lục 2). Đây là tài liệu phổ biến dùng để đào tạo và đánh giá năng lực lao động ngành du lịch.

Cả hai Bộ tài liệu trên đều xem xét chất lượng lao động du lịch thể hiện qua năng lực của người lao động được đánh giá qua 3 tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ hay cách ứng xử của người lao động, sức khỏe cũng được đề cập như là một yêu cầu bắt buộc đối với lao động du lịch.

1.3.2. Nội dung:

1.3.2.1. PTNNL về mặt số lượng:

PTNNL ngành du lịch về mặt số lượng là việc đảm bảo số lượng lao động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch, sự nghiệp du lịch, kinh doanh du lịch đủ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Đồng thời, tỷ lệ nhân lực giữa các lĩnh vực trong ngành cũng phải cân đối, phù hợp để tạo ra sức mạnh tổng hợp phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch cũng như của ngành du lịch.

1.3.2.2. PTNNL ngành du lịch về mặt chất lượng:

Phát triển thể lực:

Thể lực là trạng thái sức khỏe của con người, là điều kiện cần thiết để người lao động đáp ứng được đòi hỏi về hao phí thần kinh, cơ bắp và sức lực trong lao động. Phát triển thể lực chính là làm gia tăng sức mạnh và độ dẻo dai của thần kinh, cơ bắp; là sự gia tăng tỷ lệ lao động có sức khỏe tốt, giảm tỷ lệ bệnh tật, bệnh nghề nghiệp. Cụ thể đối với người làm du lịch phải có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc và bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe lao động do pháp luật quy dịnh.

Phát triển trí lực:

Là phát triển năng lực trí tuệ của người lao động. Sự phát triển của trí lực đối với nhân lực ngành du lịch được đo lường thông qua việc nâng cao năng lực của người lao động thể hiện qua kiến thức và kỹ năng của họ trong thực hiện công việc.

- Kiến thức chính là những gì người lao động du lịch cần phải biết để thực hiện công việc đạt hiệu quả. Vận dụng vào thực tế thì kiến thức mà người lao động du lịch cần có bao gồm kiến thức chung về du lịch, về nghề du lịch cụ thể mà bản thân lao

19


động chọn (ví dụ như quản trị lữ hành hoặc hướng dẫn du lịch hoặc khách sạn), kiến thức về văn hóa, pháp luật và HNQT.

- Kỹ năng là việc áp dụng kiến thức vào các tình huống mà sự hiểu biết được chuyển đổi thành kết quả làm việc. Kỹ năng làm việc bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, trong đó:

Kỹ năng cứng là những kỹ năng cần có thông qua đào tạo chuyên ngành và ứng dụng kiến thức chuyên ngành để thực hiện công việc.

Kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kỹ năng hợp tác làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng ứng xử linh hoạt với đối tác đến từ các quốc gia khác nhau…

Kỹ năng ngoại ngữ là một kỹ năng có tính bắt buộc với nhân lực du lịch. NNL cần có một đội ngũ lao động biết nhiều ngoại ngữ với tỷ lệ phù hợp với mục tiêu phát triển các thị trường khách du lịch quốc tế (khách inbound) và khách Việt Nam ra nước ngoài (khách outbound).

Theo Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về Nghề Du lịch thì một lao động được đánh giá có năng lực thể hiện qua mọi khía cạnh kết quả công việc và bao gồm:

- Thực hiện các nhiệm vụ cá nhân được giao;

- Quản lý các nhiệm vụ khác;

- Đối phó với những tình huống hoặc sự cố bất ngờ;

- Ứng xử với tính trách nhiệm công việc;

- Cách thức làm việc với đồng nghiệp.

Phát triển tâm lực

Là phát triển và nâng cao phẩm chất đạo đức và thái độ làm việc chuyên nghiệp của người lao động thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, hợp tác, cách ứng xử văn hóa, văn minh, đam mê nghề nghiệp, tác phong, trách nhiệm cộng đồng… của người lao động. Thời gian gần đây, khi đánh giá chất lượng lao động, phẩm chất đạo đức và thái độ làm việc được quan tâm nhiều hơn trước. Bởi vì, thái độ làm việc có ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người lao động, thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng thì có thể đào tạo, bồi dưỡng nhưng nếu lao động thiếu thái độ làm việc tích cực thì rất khó sử dụng.

20


Trong xu thế phát triển hiện nay, nhu cầu của du khách ngày càng cao và đa dạng. Do đó, sản phẩm, dịch vụ phải có chất lượng cao, ấn tượng, khác biệt, tinh tế, đa dạng, tạo sự hấp dẫn, thoải mái, thỏa mãn cao nhất cho các đối tượng du khách khác nhau ứng với mỗi mức dịch vụ mà họ lựa chọn. Để đáp ứng được những yêu cầu này, NNLDL cần có một đội ngũ lao động lành nghề đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế và có năng lực sáng tạo trong lao động với thái độ làm việc tích cực, chuyên nghiệp.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến PTNNL ngành du lịch:

1.3.3.1. Sự phát triển kinh tế:

Trình độ phát triển kinh tế của địa phương có ảnh hưởng và tác động đến sự PTNNL ngành du lịch, cụ thể như sau:

- Trình độ phát triển kinh tế càng cao thì chính quyền địa phương càng có điều kiện đầu tư cho các thiết chế xã hội, giải quyết tốt vấn đề GDĐT và thực hiện tốt các chính sách xã hội. Kinh tế phát triển cũng tác động tích cực đến du lịch. Du lịch và GDĐT có điều kiện phát triển tốt sẽ tạo động lực PTNNL du lịch địa phương.

- Các chính sách xã hội của địa phương như chính sách đào tạo, chính sách giải quyết việc làm, chính sách tuyển dụng nhân tài, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động… đều có tác động đến PTNNL. Nếu địa phương có chính sách tốt thì NNL có điều kiện phát triển và ngược lại.

1.3.3.2. Giáo dục – đào tạo:

GDĐT giữ vai trò quan trọng đối với PTNNL du lịch. Bởi kiến thức chuyên môn, tay nghề, thái độ của người lao động, sự hình thành NNL chất lượng cao đều phụ thuộc vào chất lượng GDĐT. Chất lượng NNLDL trước hết chịu ảnh hưởng bởi chất lượng của các cơ sở đào tạo.

Trình độ phát triển của GDĐT tại địa phương có ảnh hưởng nhất định đến PTNNL du lịch. Nơi nào có hệ thống các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề phát triển về số lượng và chất lượng đào tạo thì sẽ cung cấp NNL tốt cho nền kinh tế, trong đó ngành du lịch.

Công tác đào tạo nội bộ của các doanh nghiệp du lịch giữ vai trò rất quan trọng đối với chất lượng NNLDL.

1.3.3.3. Tốc độ gia tăng dân số:

Tốc độ gia tăng dân số có ảnh hưởng đến NNL nói chung và NNLDL nói riêng. Gia tăng dân số bổ sung NNL mới cho quốc gia, địa phương. Nếu không gia tăng dân

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí