Cơ Sở Lí Luận Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Chương 2: Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch


Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

TPHCM giai đoạn 2001-2013

Chương 3: Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch TPHCM giai đoạn 2013-2020


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH‌

1.1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 1.1.1: Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi và mang tính chiến lược xuyên suốt, quyết định sự thành công trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Thuật ngữ nguồn nhân lực (human resourses) xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX khi có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động từ coi nhân viên là lực lượng thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu chuyển sang quản lý nguồn nhân lực mềm dẻo, linh hoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn để có thể phát huy cao nhất các khả năng tiềm tàng của người lao động.

Hiện nay khái niệm về nguồn nhân lực được hiểu theo nhiều quan điểm khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

nhau:

Báo cáo của Liên hợp quốc đánh giá về những tác động của toàn cầu hóa đối

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 - 3

với nguồn nhân lực đã đưa ra định nghĩa: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” [17,13].

Theo hướng tiếp cận này, quan niệm về nguồn nhân lực của Liên Hợp quốc nhấn mạnh đến chất lượng của nguồn nhân lực về kiến thức, trình độ lành nghề, năng lực lao động mà chưa nói đến đạo đức, lối sống, nhân cách của người lao động. Hướng tiếp cận này đã coi tiềm năng của con người cũng là năng lực khả năng để từ đó có nhiều cơ chế quản lý, sử dụng cho thích hợp.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phan Minh Hạc cùng các nhà cùng các nhà khoa học tham gia chương trình KX-07, “nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện


có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó…”[9, 65].

Khái niệm này đã toàn diện hơn khi đề cập đầy đủ đến nguồn nhân lực ở các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và phẩm chất đạo đức của người lao động.

Theo quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam, “nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”, đó là “người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại” [4,11].

Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam phản ánh tổng quát khái niệm nguồn nhân lực về cả thể lực, trí lực, tâm lực và đã nêu được cơ sở khoa học cho sự phát triển các yếu tố đó là giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại.

Như vậy, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực được các cá nhân huy động tham gia vào quá trình lao động.

Tuy có nhiều quan điểm, nhiều định nghĩa khác nhau tùy giác độ tiếp cận nghiên cứu, nhưng nhìn chung, Nguồn nhân lực phải được nghiên cứu cả về số lượng và chất lượng cũng như cơ cấu.

Về mặt số lượng nguồn nhân lực: Số lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh quy mô, tốc độ tăng nguồn nhân lực.

Về chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nhân lực là sự tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, thể lực, thẩm mỹ... của người lao động. Trong đó, trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.

Cơ cấu nguồn nhân lực: thể hiện ở cơ cấu về độ tuổi, giới tính, trình độ đào

tạo.

Như vậy, có thể hiểu nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của

con người ở một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương cụ thể nào đó gắn


với đời sống vật chất, tinh thần và truyền thống dân tộc nơi mà nguồn nhân lực tồn tại.

1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực


Cũng như khái niệm nguồn nhân lực, khái niệm phát triển nguồn nhân lực được tiếp cận theo những góc độ khác nhau và ngày càng được hoàn thiện.

Đứng trên quan điểm xem con người là nguồn vốn - vốn nhân lực, “Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân” [7,19].

Theo Tổ chức quốc tế về lao động ILO thì, Phát triển nguồn nhân lực bao hàm không chỉ sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề, mà bên cạnh phát triển năng lực, là làm cho con người có nhu cầu sử dụng năng lực đó để tiến đến có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.

Liên hiệp quốc cho rằng, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cũng có quan niệm phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao con người về mọi mặt: thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế, xã hội.

Như vậy, mặc dù có sự diễn đạt khác nhau nhưng có thể hiểu phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt để tham gia hiệu quả vào quá trình phát triển quốc gia, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Cụ thể hơn, phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao sức lao động xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn phát triển.


Các phương diện thể hiện phát triển nguồn nhân lực bao gồm: phát triển về mặt số lượng và chất lượng.

- Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng thể hiện ở quy mô dân số, cơ cấu về giới và độ tuổi.

- Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng thể hiện ở thể lực, trí lực và tâm lực.

+ Phát triển thể lực là gia tăng chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, sức mạnh và độ dẻo dai của thần kinh, cơ bắp.

+ Phát triển trí lực là quá trình nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức sáng tạo và kỹ năng, kỹ xảo của người lao động trong hoạt động thực tiễn.

+ Phát triển tâm lực là phát triển nhân cách, thẩm mỹ, yếu tố văn hóa, tinh thần và quan điểm sống như: đạo đức, tác phong, lối sống,… trong mỗi người lao động.

1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực

1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn lực con người

Chủ nghĩa Mác Lênin luôn đề cao vai trò của con người và khẳng định vai trò, sức mạnh của con người nhất là người lao động trong sự phát triển và tiến bộ xã hội. Trong bất cứ giai đoạn nào của lịch sử thì con người vẫn luôn là nguồn lực quan trọng, là lực lượng sản xuất cơ bản nhất trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Con người là chủ thể của hoạt động vật chất, là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chiếm lĩnh và sử dụng các lực lượng tự nhiên của con người. Trong hoạt động sản xuất vật chất, con người càng chiếm lĩnh được nhiều lực lượng vật chất bao nhiêu thì trình độ phát triển của xã hội càng cao bấy nhiêu. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. C.Mác đã khẳng định: “những thời đại kinh


tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất ra cái đó bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào” [1,580].

Lênin cũng đã khẳng định: "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động"[21,430]. Con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội. Trong sự phát triển của hệ thống công cụ lao động và trình độ khoa học-kĩ thuật, kĩ năng lao động của con người đóng vai trò quyết định, vượt trội so với các yếu tố khác của quá trình sản xuất: “Trong khi vật chất có thể bị phá hủy hoàn toàn thì các kỹ năng của con người như công nghệ, bí quyết tổ chức và nghị lực làm việc sẽ còn mãi” [21,30].

1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực

Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc và đánh giá đúng vị trí và vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Qua từng kỳ Đại hội, nhận thức của Đảng về phát triển nguồn nhân lực có những khác biệt và ngày càng hòan thiện, sâu sắc hơn, phù hợp với yêu cầu phát huy nhân tố con người trong điều kiện mới.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã đề ra mục tiêu tổng quát là “ra sức phấn đấu nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” vào năm 2020. Do nhân lực chính là nhân tố quyết định tốc độ và sự phát triển bền vững của phương thức sản xuất mới, vấn đề phát triển nguồn nhân lực đặc biệt được Đảng chú trọng. Đảng đã khẳng định: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững" [3,13] và "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH-HĐH" [4,85]. Đồng thời, Đảng đã xác định rõ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Tại Đại hội IX (2001) của Đảng nêu rõ, phát triển giáo dục, đào tạo, nâng chất nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ tạo động lực then chốt cho quá trình phát triển nhanh và bền vững. Do đó, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo


dục và đào tạo, tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của người lao động; ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại; từng bước phát triển kinh tế tri thức.

Đại hội X thể hiện quyết tâm để giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu. Tập trung đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, chấn hưng giáo dục Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chăm lo phát triển nguồn lực con người là một định hướng lớn trong chiến lược phát triển đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ở Đại hội XI (2011), Đảng ta nêu ra quan điểm mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Để đạt được mục tiêu tổng quát “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó “Phát triển nhanh nguồn nhân lực” được khẳng định là khâu đột phá thứ hai. Tại Đại hội này, Đảng đã nhấn mạnh đến việc cần thiết phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Như vậy, tuy có những khác biệt nhưng quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguồn lực con người là: Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp.‌‌

1.3. Nguồn nhân lực ngành du lịch

1.3.1. Khái niệm về du lịch, vai trò ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội

1.3.1.1. Khái niệm về du lịch

Hoạt động du lịch có nguồn gốc hình thành từ lâu và phát triển rất nhanh. Du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch. Nhiều tác giả tập trung giải thích du lịch như một hiện tượng di chuyển, lưu trú ngoài nơi cư trú thường xuyên; một số tác giả khác lại tập trung vào du khách và khía cạnh kinh tế của Du lịch.


Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.” [16, 34]

Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Roma-Italia (21/8-5/9/1963) các chuyên gia đã định nghĩa, “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ”.

Hội nghị quốc tế về du lịch và lữ hành được tổ chức ở Ottawa, Canada vào tháng 6/1991 đã thống nhất đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, với mục đích tham quan, khám phá hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích kinh doanh và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư.”

Giáo sư, tiến sĩ Hunziker và giáo sư, tiến sĩ Krapf – Hai người được coi là đặt nền móng cho cho lý thuyết về cung du lịch đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời” [8,13].

Tại Việt Nam, khái niệm Du lịch được nêu trong Luật Du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [10,10].

Ở góc độ kinh tế, Du lịch là một ngành dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí