Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 2


trường ngoại hối quốc tế đối với thị trường ngoại hối Việt nam nói chung cũng như hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN nói riêng. Do đó, tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” nhằm không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện nay cho các doanh nghiệp, mà còn giúp cho bản thân NHTMCPCTVN phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

2. Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ vai trò quan trọng của nghiệp vụ phái sinh trong đó có quyền chọn nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động KDNT hiện nay của NHTM.

- Phân tích thực trạng các nghiệp vụ KDNT nói chung và quyền chọn tiền tệ nói riêng của NHTMCPCTVN, đánh giá một cách toàn diện các mặt ưu và nhược điểm, xác định những nguyên nhân chủ quan và khách quan làm hạn chế việc phát triển các nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển các nghiệp vụ phái sinh đặc biệt là quyền chọn trong hoạt động KDNT tại NHTMCPCTVN.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối.

- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong hoạt động kinh doanh ngoại hối chung và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh trong đó có nghiệp vụ quyền chọn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010

4. Phương pháp nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp chính:

Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 2

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích kinh tế tổng hợp.

- Phương pháp phân tích đánh giá hiện tượng xã hội theo tư duy lô gíc.


5. Tình hình nghiên cứu và đóng góp của luận văn


Theo như tìm hiểu của tác giả, đã có các công trình nghiên cứu về mở rộng hoạt động KDNT, hoàn thiện phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên thị trường ngoại hối quốc tế tại NHTMCPCTVN, ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động KDNT tại NHTMCPCTVN... Tuy nhiên đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT tại NHTMCPCTVN. Vì vậy, luận văn đã có những đóng góp sau:

- Tổng hợp các lý thuyết liên quan đến nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT của NHTM.

- Phân tích thực trạng triển khai nghiệp vụ quyền chọn tại NHTMCPCTVN. Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong việc phát triển nghiệp vụ quyền chọn.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT tại NHTMCPCTVN.

6. Kết cấu của luận văn:


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT của NHTM


Chương 2:Thực trạng triển khai nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động KDNT tại NHTMCP Công Thương Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động KDNT tại NHTMCP Công Thương Việt Nam.


CHƯƠNG I‌‌‌

NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1.HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM


1.1.1 Khái quát về NHTM

Ngân hàng thương mại là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng. Trên toàn thế giới, NHTM là là loại hình tổ chức trung gian tài chính cung cấp các khoản tín dụng trả góp cho người tiêu dùng với quy mô lớn nhất. Trong mọi thời kỳ, ngân hàng là một trong những thành viên quan trọng của thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối trong nước cũng như quốc tế.

Theo Luật các tổ chức tín dụng mới nhất được quốc hội ban hành năm 2010 số 42/2010/QH12 đã giải thích như sau:

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.”

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.”

Ngân hàng thương mại còn là thành viên chủ yếu của thị trường tín phiếu và trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành để tài trợ cho các công trình công cộng, từ những sân bóng đá cho đến sân bay và đường cao tốc. Trong những năm gần đây, NHTM đã tăng cường mở rộng cho vay dài hạn đối với các doanh nghiệp để hỗ trợ việc xây nhà máy mới hay mua sắm thiết bị mới.

Với tư cách là một tổ chức tín dụng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay. NHTM có một vai trò rất quan trọng


trong nền kinh tế thị trường, như: vai trò trung gian, vai trò thanh toán, vai trò người bảo lãnh, đại lý. Ở Việt nam - nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đang rất cần vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Các hoạt động cơ bản của NHTM theo mục 2 chương IV của Luật các tổ chức tín dụng số 42/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01-01-2011 bao gồm:

- Nhận tiền gửi: Đây là hoạt động cơ bản nhất của NHTM để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế. Người gửi tiền vào ngân hàng sẽ được đảm bảo hòan trả cả gốc và lãi. Bên cạnh hoạt động tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác, NHTM có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài. Các NHTM cạnh tranh rất gay gắt để thu hút được tiền tiết kiệm bằng cách: tăng lãi suất, trao thưởng cho khách hàng, sử dụng dịch vụ ưu đãi…

- Cho vay: Là việc NHTM sử dụng nguồn tiền huy động được để cho khách hàng sử dụng với cam kết khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi sau thời hạn nhất định. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và tiết kiệm là lợi nhuận của ngân hàng. Cho vay là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất. NHTM luôn lựa chọn những khách hàng tốt nhất để cho vay.

- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh: Đây là một trong những dịch vụ đầu tiên của ngân hàng, qua hoạt động này ngân hàng thu lời từ phí dịch vụ. Hoạt động này xuất phát từ nhu cầu thực tế công ty xuất nhập khẩu, trao đổi ngoại tệ của khách du lịch, đầu tư ra nước ngoài…Các sản phẩm phái sinh giúp khách hàng hạn chế rủi ro tỷ giá.

- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Hoạt động này thể hiện vai trò trung gian thanh toán của NHTM. Tiền gửi được bảo quản an toàn, có thể thực hiện lệnh chi trả thông qua hệ thống NHTM mà không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển bởi tiện ích nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí và an toàn Các cách thức thanh toán mới được phát triển như: séc, dịch vụ thu hộ và chi hộ, L/C, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ATM…


- Bảo lãnh: Bảo lãnh là nghĩa vụ của ngân hàng thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bù trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm trong hợp dồng. Bảo lãnh là nghiệp vụ mới, rất phát triển do tính thuận lợi của nó như: hạn chế rủi ro cho bên bán, bên mua có thể trì hoãn việc thanh toán, nắm bắt được cơ hội kinh doanh.

- Cho thuê tài chính: Nếu doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị nhưngkhông đủ tài sản đảm bảo, hoặc do khoản vay thiết bị là quá lớn, trong trường hợp này cho thuê tài chính là một giải pháp tối ưu. NHTM sẽ mua máy móc thiết bị và cho khách hàng thuê. Tài sản đảm bảo của cho thuê chính là máy móc thiết bị cho thuê.

Ngoài các hoạt động chủ yếu nêu trên NHTM còn thực hiện: quản lý ngân quỹ, cung cấp các dịch vụ ủy thác và tư vấn, cung cấp các dịch vụ đại lý, cung cấp dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán, góp vốn mua cổ phần, tài trợ cho các hoạt động của chính phủ…

Ngày nay, do xu thế tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, bao gồm cả các nước đang phát triển cũng đã và đang tích cực tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh việc tăng nhanh về doanh số giao dịch, thị trường ngoại hối quốc tế còn phát triển mạnh khi tạo ra nhiều loại hình nghiệp vụ kinh doanh mới mẻ, phức tạp hơn, tinh vi hơn, hàm chứa lượng chất xám cao hơn và cũng trở nên rủi ro hơn.

Nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về quản trị rủi ro trong KDNT, đặc biệt là rủi ro tỷ giá. Các NHTM đã tiến một bước dài vượt ra khỏi những nghiệp vụ kinh doanh truyền thống của mình để thực hiện các nghiệp vụ mới nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Do đó hoạt động KDNT ngày càng trở thành một nghiệp vụ quan trọng của NHTM.


1.1.2 Hoạt động KDNT của NHTM

1.1.2.1 Ngoại hối và ngoại tệ

Theo Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ban hành ngày 13/12/2005, Ngoại hối bao gồm:


a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

e) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.

Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực. Như vậy, ngoại tệ có ý nghĩa hẹp và là tập con của ngoại hối. Nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở luận văn này được hiểu là nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ (Currency Option).

1.1.2.2 Hoạt động KDNT của NHTM


Hoạt động KDNT của NHTM là một hoạt động nhỏ trong tổng thể hoạt động ngoại hối.

Hoạt động KDNT ra đời và phát triển là một tất yếu của hoạt động thương mại quốc tế. Trước tiên, đây là một hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về các loại ngoại tệ để thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các quốc gia. Sau đó hoạt động KDNT còn phát triển theo hướng kinh doanh cho chính bản thân ngân hàng thông qua việc mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong dự tính sự biến động của tỷ giá.


Hoạt động KDNT là hoạt động mua bán các đồng tiền của quốc gia khác trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo nhu cầu thanh toán các hợp đồng ngoại thương của khách hàng và mua bán ngoại tệ cho chính bản thân ngân hàng nhằm mục đích đầu cơ liếm lãi khi tỷ giá biến động.(Nguyễn Hữu Sơn 2005)

- Hoạt động mua bán ngoại tệ: Diễn ra chủ yếu trên thị trường ngoại hối giao ngay, trong đó ngân hàng và khách hàng là hai chủ thể chính của thị trường. Hằng ngày ngân hàng thực hiện một khối lượng lớn công việc đối ngoại phục vụ khách hàng của mình, bằng việc mua, bán các loại ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán đối ngoại của khách hàng như: hoạt động xuất nhập khẩu, mở thư tín dụng hay phát hành séc ngoại tệ.

Thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ, NHTM có thể đổi đồng tiền này lấy động tiền khác vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Trên thị trường giao ngay, khoảng cách giữa ngày giao dịch và ngày giá trị là hai ngày làm việc. Khoảng thời gian này cho phép chuyển tiền vào tài khoản tại các ngân hàng ở các nước khác nhau có múi thời gian khác nhau. Nếu ngày nghỉ của một hoặc hai quốc gia có đồng tiền chuyển đến hoặc chuyển đi rơi vào thời gian chuyển tiền, ngày giá trị giao ngay sẽ rơi vào ngày làm việc tiếp theo.

Việc mua bán ngoại tệ được thực hiện qua điện thoại, hệ thống máy giao dịch Reuter Dealing, hệ thống Fast Trade RTFX, điện báo hay trực tiếp trên các sở giao dịch theo nguyên tắc cân đối tài sản có trên tài khoản được ghi bằng hai đồng tiền giao dịch.

Thị trường giao ngay giải quyết vào mọi thời điểm tất cả các giao dịch hối đoái theo một giá, chính xác hơn là giá cả giao ngay hoàn toàn do quy luật cung-cầu quyết định. Các ngân hàng hiện nay không thu phí giao dịch hay hoa hồng mà sử dụng chênh lêch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán để trang trải chi phí.

- Kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage): Đó là việc mà các ngân hàng, các công ty hay các cá nhân cố gắng kiếm lợi bằng việc tận dụng sự không đồng nhất về giá cả đồng thời xảy ra ở các thị trường khác nhau. Dạng kinh doanh chênh lệch giá đơn giản nhất trên thị trường ngoại hối là kinh doanh chênh lệch giá về không gian,


đó là việc tận dụng sự khác biệt về địa lý. Ví dụ, một nhà kinh doanh chênh giá về không gian sẽ cố gắng mua GBP với tỷ giá GBP/USD = 1,61 tại London và sau đó bán GBP với tỷ giá GBP/USD = 1,615 tại New York.

Ngày nay, hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá như vậy rất hiếm khi xảy ra vì thông tin được truyền đi rất nhanh chóng và rộng khắp. Mọi diễn biến thị trường đều được cập nhật và các thị trường ngày càng trở nên liên thông với nhau và hoạt động rất hiệu quả.

- Hoạt động đầu cơ ngoại tệ: Là hoạt động cho phép để một trạng thái tiền tệ mở với rủi ro do những thay đổi của tỷ giá hối đoái. Các nhà đầu cơ tạo một trạng thái tiền tệ để đánh cược vào xu hướng của tỷ giá hối đoái, khi đó họ kỳ vọng vào sự thay đổi tỷ giá có lợi. Điều đó có nghĩa là nhà đầu cơ sẽ không tạo ra bất kỳ một trạng thái nào nữa để làm giảm hoặc phòng ngừa hoàn toàn đối với rủi ro của trạng thái đang mở.

Trong khoảng thời gian, người ta mua một ngoại tệ với một dự tính tỷ giá của đồng tiền đó sắp tăng hoặc bán một ngoại tệ khi đã xác định được xu hướng giảm giá của ngoại tệ này. Khi tỷ giá biến động như dự tính thì họ sẽ thực hiện một giao dịch đối ứng.

Một hình thức đơn giản nhất của hoạt động đầu cơ theo nghiệp vụ giao ngay được thể hiện trong việc nếu hành động mua và bán được thực hiện trong cùng một ngày. Ví dụ, ngân hàng mua USD 500.000 bằng JPY theo tỷ giá 1USD = 77,10 JPY vào lúc 9 giờ sáng và bán lại số USD đó lấy JPY theo tỷ giá 1USD = 78,10 JPY vào lúc 15 giờ chiều. Mục đích của hoạt động này là kiếm lợi nhuận từ sự biến động tỷ giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Có thể nói rằng, mặc dù không phải là một hoạt động truyền thống của NHTM nhưng vai trò của hoạt động KDNT ngày càng quan trọng không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế nói chung, vai trò này được thể hiện trên các phương diện sau:

- Đáp ứng nhu cầu đa dạng về ngoại tệ cho các doanh nghiệp thanh toán các hợp đồng ngoại thương, tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương của các quốc gia diễn

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí