Những hạn chế về nguồn lực lao động
Nguồn lao động hiện nay có phần chuyển đổi nghề khác hoặc không mặn mà với nghề điêu khắc đá nữa, bởi nhiều lý do như: nghề điêu khắc đá rất vất vả xong chế độ đãi nghộ, bảo hộ lao động, các chính sách khác hầu như không có. Phần lớn nhiều thợ thủ công chuyển đi xin làm bảo vệ, công ty.. đã giảm đáng kể lực lượng lao động tại Làng nghề. Nếu vấn đề này tiếp diễn liên tục thì trong vài năm tới nguồn nhân lực cho làng nghề thiếu hụt trầm trọng làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Làng nghề.
Khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm
Theo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thì thiết kế mẫu mã có vai trò rất lớn, chiếm tới 30-50% sự thành công của đơn hàng khi cho ra thị trường. Bên cạnh thiết kế mẫu mã sản phẩm là yếu tố hàng đầu khi chinh phục thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, cần phải kết hợp giữa ý tưởng độc đáo của nhà thiết kế với mong muốn về màu sắc, giá thành của người tiêu dùng. Thiết kế cần phải theo bộ sưu tập sản phẩm sẽ được nhân rộng hơn. Sản phẩm không chỉ nên đầu tư về màu sắc, chất lượng mà còn tạo nên những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Những hạn chế về đầu ra sản phẩm
Sản phẩm làng nghề là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống bằng đá, hiện nay gặp khó khăn trong vấn đề đầu ra cho sản phẩm, nhiều sản phẩm cạnh tranh của Trung Quốc có mặt nhiều nơi trên thị trường và tại các khu mua sắm trưng bày ở Ngũ Hành Sơn, giá cả lại rẻ, nhiều mẫu mã hấp dẫn, lạ mắt nên là một lực cản cho dòng sản phẩm của Làng nghề chỉ ưu tiên sản xuất sáng tác những loại sản phẩm có kích thước lớn, ít có sản phẩm nhỏ gọn đồ lưu niệm nên đang là khoảng trống về hàng lưu niệm bằng đá tại Làng nghề. Trung Quốc với công nghệ tốt đã có những sản phẩm bằng đá hoặc tương tự đá rất phong phú, nhỏ đẹp nên rất phù hợp với thị hiếu khách hàng, khách du lịch dễ mang đi, làm quà lưu niệm khi đến Ngũ Hành Sơn.
Những hạn chế về nghiên cứu thị trường
Do công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế nên nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Làng nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng đa dạng.
Cụ thể như đặc điểm của thị trường Nhật Bản rất quan tâm đến sản phẩm từ kích thước, kiểu dáng phù hợp với khí hậu, đặc trưng văn hoá, tập quán sinh hoạt, độ tuổi, mức thu nhập của các đối tượng dân cư, yêu cầu thời trang, kết hợp với những ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Do đó, Làng nghề cần chủ động trong việc tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để sáng tạo nên những sản phẩm phù hợp.
Chi phí vận chuyển, các loại giá cước cũng là một hạn chế cho Làng nghề: giá cước vận chuyển tăng liên tục cũng là rào cản cho sự phát triển bền vững tại Làng nghề.
Liên kết hợp tác giữa các bên liên quan của chuỗi cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước
Thực tế hiện nay sự liên kết hợp tác giữa các bên liên quan trong chuỗi từ nhà cung cấp đầu vào nguyên liệu, nhân lực kỹ năng tay nghề, đến khu vực sản xuất tại địa phương và các nhà phân phối, vận chuyển, nhập khẩu là chưa chặt chẽ, còn rời rạc. Do đó, hiệu quả cuối cùng, lợi ích đem lại cho từng công đoạn, từng doanh nghiệp ở mỗi khâu chưa cao, không tạo ra được khả năng cạnh tranh. Hiện nay, sự hợp tác liên kết ở làng nghề chủ yếu diễn ra ở khâu sản xuất như nhiều cơ sở có thể nhận và sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ có thế mạnh của cơ sở mình cho cơ sở khác hay doanh nghiệp khi cần, phần lớn tất cả các cơ sở quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề lao động không đồng đều, các cơ sở tự lo liệu tất cả từ nguyên liệu, sản xuất, lực lượng lao động, bán sản phẩm đến quảng bá thương hiệu, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề chưa có sự gắn kết chặt chẽ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, khó khăn trong tiếp cận vốn khiến quy mô sản xuất của các cơ sở khó có thể mở rộng, tình trạng phá giá, cạnh tranh không lành mạnh diễn ra. Nhiều cơ sở làng nghề ít chú trọng đến chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình nên chất lượng sản phẩm chưa cao, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường, khiến năng lực tiếp cận các thị trường lớn, thị trường mới rất hạn chế, phần lớn sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều phải xuất qua khâu trung gian.
Theo kết quả số liệu tại bảng 3.24, thang điểm đánh giá ở mức trung bình có các điểm đánh giá như: liên kết giữa nhà sản xuất với các nhà thương mại (khách
hàng tiêu thụ sản phẩm) có điểm số đánh giá 3,37 ĐTB/5; Liên kết giữa các nhà cung cấp thiết bị, có điểm số đánh giá 3,09 ĐTB/5; Liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ, có điểm số đánh giá 3,03 ĐTB/5. Làng nghề cần phải tăng cường các liên kết ở các tiêu chí này để đảm bảo lợi thế phát triển.
Đanh giá ở mức độ khá gồm các quan hệ: liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp thiết bị, có điểm số 3,69 ĐTB/5; liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp dịch vụ (vận tải, bảo hiểm hàng hóa, đóng gói bao bì, ngân hang, điện,thông tin,..) có điểm số 3,74 ĐTB/5. Đây là hai mức độ có điểm số cao nhất và các mối quan hệ này cần được phát huy hơn nữa trong thời gian đến. Nếu nhà sản xuất có quan hệ tốt với đơn vị cung cấp, tư vấn máy móc thiết bị chuyên ngành sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sự liên kết tốt với các nhà cung cấp thiết bị máy móc sẽ giúp cho nhà sản xuất có nhiều thông tin để thay đổi công nghệ, thay thế các thiết bị máy móc cũ lạc hậu bằng các máy móc hiện đại hơn đáp ứng nhu cầu của sản xuất và yêu cầu của thị trường để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề.
Điểm đánh giá yếu kém theo (Bảng 3.24) đang nằm ở sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất với nhau (liên kết giữa các nhà sản xuất trong làng nghề) có điểm số 1,79 ĐTB/5 đánh giá kém nhất, và liên kết giữa các nhà cung cấp nguyên liệu có điểm số là 1,99 ĐTB/5, đánh giá yếu. Điều này cho ta thấy rằng các nhà sản xuất trong làng nghề ít có sự liên kết với nhau trong quá trình sản xuất, mạnh ai nấy làm, ít có sự hợp tác nên dẫn đến khó khăn trong việc liên kết sản xuất để cạnh tranh. Đây cũng là một trong những khó khăn đang diễn ra hiện nay ở các làng nghề ở Việt Nam. Doanh nghiệp mạnh ai nấy làm, ít hợp tác trong sản xuất sẽ kéo theo nhiều khó khăn trong các khâu như thiết kế sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tính cạnh tranh cho làng nghề.
Bảng 3.24. Đánh giá sự liên kết phối hợp giữa các cơ sở sản xuất/doanh nghiệp với nhau và với các đối tác trong làng nghề
(Đối tượng: Cơ sở sản xuất/doanh nghiệp, các đối tác)
Các tiêu chí hình thức liên kết | Thấp nhất Cao nhất | ĐTB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Quan hệ liên kết giữa các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà cung ứng vật tư, thiết bị, nhà sản xuất và khách hàng | ||||||
1.1 | Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào | 71 | 77 | 67 | 49 | 38 | 2,69 |
1.2 | Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp thiết bị | 22 | 37 | 45 | 107 | 91 | 3,69 |
1.3 | Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp dịch vụ (vận tải, bảo hiểm hàng hóa, đóng gói bao bì, ngân hàng, điện,thông tin,..) | 21 | 33 | 43 | 112 | 93 | 3,74 |
1.4 | Quan hệ liên kết giữa nhà sản xuất với các nhà thương mại (khách hàng tiêu thụ sản phẩm) | 33 | 43 | 72 | 87 | 67 | 3,37 |
2 | Quan hệ liên kết giữa các đối thủ cạnh tranh và các đối tác | ||||||
2.1 | Liên kết giữa các cơ sở sản xuất với nhau | 140 | 120 | 19 | 12 | 11 | 1,79 |
2.2 | Liên kết giữa các nhà cung cấp nguyên liệu | 100 | 151 | 25 | 17 | 13 | 1,99 |
2.3 | Liên kết giữa các nhà cung cấp thiết bị | 44 | 61 | 75 | 67 | 55 | 3,09 |
2.4 | Liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ | 48 | 68 | 70 | 59 | 57 | 3,03 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Những Khó Khăn Trong Quá Trình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Các Cơ Sở Sản Xuất Tại Làng Nghề
- Đánh Giá Của Các Cssx Được Khảo Sát Về Chất Luợng Cơ Sở Hạ Tầng Trong Khu Sản Xuất Làng Nghề Tập Trung
- Một Số Tác Động Của Sự Phát Triển Làng Nghề Với Môi Trường Và Xã Hội
- Thực Trạng Tác Động Của Pháp Luật Và Các Chính Sách Phát Triển Làng Nghề Ở Thành Phố Đà Nẵng
- Đánh Giá Về Lợi Thế Cạnh Tranh Trong Làng Nghề Hiện Nay
- Ma Trận Swot Cho Hình Thành Và Phát Triển Cụm Liên Kết Ngành Làng Nghề Truyền Thống Đá Mỹ Nghệ Non Nước
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019-2020
Đối với sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất với cơ quan quản lý nhà nước và các bên hữu quan (bảng 3.25), thì thực trạng hiện nay là đa số các doanh nghiệp tại các làng nghề có quy mô nhỏ, và rất nhỏ, chất lượng chưa đạt yêu cầu. Các doanh nghiệp này do thiếu thông tin, tầm nhìn và chiến lược cạnh tranh, thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực có trình độ và lạc hậu về công nghệ, máy móc thiết bị, cũng như thiếu các hoạt động quảng cáo và kinh nghiệm quản trị nên gần như đứng ngoài chuỗi liên kết giá trị toàn cầu, một mình doanh nghiệp đơn lẻ rất khó để phối hợp và hợp tác với các tổ chức hữu quan như các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức
lớn như các Trường Đại học, các viện nghiên cứu.
Theo (Bảng 3.25) cho thấy sự liên kết phối hợp giữa chủ thể là nhà sản xuất (CSSX) với các cơ quan quản lý nhà nước có điểm số đánh giá qua khảo sát là rất kém, với điểm số đánh giá là 1,68 ĐTB/5 (điểm đánh giá mức kém theo thang đánh giá Likert từ 1.00 - 1.81). Số liệu trên chứng tỏ sự liên kết của các cơ sở sản xuất đơn lẻ trong làng nghề rất khó tiếp cận và làm việc với các tổ chức như cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hữu quan nên rất khó để bảo vệ quyền lợi của mình.
Bảng 3.25. Đánh giá liên kết giữa các cơ sở sản xuất với cơ quan quản lý nhà nước và các bên hữu quan
(Đối tượng: Cơ sở sản xuất/doanh nghiệp, cán bộ quản lý các cơ quan liên quan)
Tiêu chí | Thấp nhất Cao nhất | ĐTB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Mức độ liên kết giữa CSSX với các cơ quan quản lý nhà nước | 139 | 141 | 8 | 7 | 7 | 1.68 |
2 | Mức độ liên kết giữa CSSX với các hiệp hội | 97 | 110 | 20 | 45 | 30 | 2.34 |
3 | Mức độ liên kết giữa các CSSX với các tổ chức như: các viện nghiên cứu, các trường đại học,. | 77 | 85 | 97 | 21 | 22 | 2.42 |
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019-2020
Liên kết giữa CSSX với các hiệp hội, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học có điểm đánh giá yếu với điểm số lần lượt là 2,34 ĐTB/5 và 2.42 ĐTB/5. Điều này chứng tỏ một doanh nghiệp đứng đơn lẻ rất khó tiếp cận với các tổ chức hữu quan trong quá trình hợp tác phát triển, khó tiếp cận công nghệ, thông tin, các chính sách có liên quan đến lĩnh vực và nhu cầu của doanh nghiệp.
3.3.3. Thực trạng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong làng nghề
Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh qua chi phí, các nguồn lực đầu vào, sự phát triển của các ngành liên quan và sự khác biệt của doanh nghiệp làng nghề.
Qua khảo sát thực tế tại làng nghề, theo Bảng 3.26, các chỉ số có điểm đánh giá ở mức khá với điểm số nhận định cao gồm: Lợi thế cạnh tranh sự khác biệt 3,55 ĐTB/5, Lợi thế cạnh tranh về Cơ sở hạ tầng 3.50 ĐTB/5, Lợi thế cạnh tranh nguồn nhân lực 3,46 ĐTB/5, theo đó có thể thấy các lợi thế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực
và sự khác biệt ở làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nươc luôn vượt trội so với các làng nghề khác bởi làng nghề được thành phố quy hoạch tập trung vào khu sản xuất 35,5 ha, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ nên tạo thuận lợi cho các cơ sở có nhiều lợi thế giảm chi phí đầu tư, cải thiện điều kiện sản xuất, ngoài ra làng nghề với truyền thống lâu đời có sự khác biệt độc đáo ở sản phẩm đá mỹ nghệ tồn tại ở khu Danh thắng di tích đặc biệt cấp quốc gia Ngũ Hành Sơn nổi tiếng luôn là lợi thế không nơi nào có được để giúp làng nghề phát triển. Trong khi đó yếu tố đánh giá tiêu chí công nghệ, điểm đánh giá năng lực cạnh tranh ở công nghệ có điểm số là 2,71 ĐTB/5. Đây là các điểm số trung bình. Chứng tỏ các mặt này doanh nghiệp hiện nay chưa có những thay đổi lớn để hỗ trợ cho sự phát triển của làng nghề.
Đánh giá mức độ các điều kiện đầu vào của doanh nghiệp tại làng nghề cho thấy rằng yếu tố vốn 2,57 ĐTB/5, yếu tố nguyên liệu đầu vào 2,56 ĐTB/5, chi phí doanh nghiệp khi sản xuất ra sản phẩm 2.49 ĐTB/5, yếu tố sự phát triển của các ngành liên quan có điểm đánh giá 2,56 ĐTB/5. Đây là các điểm số ở mức đánh giá yếu, điều này thể hiện làng nghề gặp nhiều khó khăn các yếu tố đầu vào, ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề cần được quan tầm đúng mức để cải thiện các điều kiện này trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, thực tế không có doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn tất cả các yêu cầu của khách hàng nên doanh nghiệp phải nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu của mình để có thể phát huy những điểm mạnh và hạn chế những yếu kém. Điểm mạnh và điểm yếu của một doanh nghiệp được thể hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu như: công nghệ, quy trình sản xuất, nhân sự, chiến lược marketing, vốn, nguyên liệu,..
Bảng 3.26. Đánh giá lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong làng nghề
(Đối tượng: Cơ sở sản xuất/doanh nghiệp, cán bộ quản lý các cơ quan liên quan)
Tiêu chí | Thấp nhất Cao nhất | ĐTB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Lợi thế cạnh tranh về chi phí doanh nghiệp khi sản xuất ra sản phẩm | 86 | 88 | 52 | 45 | 31 | 2,49 |
2 | Lợi thế cạnh tranh về các điều kiện đầu vào doanh nghiệp trong LN | ||||||
2.1 | Lợi thế cạnh tranh về vốn | 85 | 73 | 64 | 48 | 32 | 2,57 |
2.2 | Lợi thế cạnh tranh nguồn nhân lực | 26 | 30 | 95 | 80 | 71 | 3,46 |
Tiêu chí | Thấp nhất Cao nhất | ĐTB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
2.3 | Lợi thế cạnh tranh công nghệ | 71 | 75 | 66 | 51 | 39 | 2,71 |
2.4 | Lợi thế cạnh tranh về Cơ sở hạ tầng | 22 | 32 | 94 | 82 | 72 | 3,50 |
2.5 | Lợi thế cạnh tranh về Nguyên liệu | 67 | 72 | 67 | 55 | 41 | 2,56 |
3 | Lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp làng nghề thông qua sự phát triển các ngành liên quan | 84 | 76 | 63 | 46 | 33 | 2,56 |
4 | Lợi thế cạnh tranh sự khác biệt | 21 | 26 | 96 | 85 | 74 | 3,55 |
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019-2020
3.3.4. Thực trạng đổi mới sáng tạo
Bảng 3.27 trình bày các giá trị thống kê đánh giá sự đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề, mà cụ thể là trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được xác định là phương thức mà doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện từ ý tưởng đến sản phẩm hoặc dịch vụ thương mại hóa thành công thông qua việc xác định cụ thể các yếu tố về: tầm nhìn, mục đích, mục tiêu; các quy trình thực hiện; các công việc phải làm. Các tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo được thể hiện ở: sản phẩm mới, phương pháp sản xuất mới, nguồn đầu vào mới, khai thác thị trường mới, tổ chức kinh doanh mới, đổi mới tổ chức hoạt động và đổi mới tiếp thị. Các điểm số đánh giá từ 2,49 ĐTB/5 (yếu) đến 3,62 ĐTB/5 (khá). Cụ thể: tiêu chí đánh giá mức độ đổi mới, sáng tạo sản phẩm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề có điểm số cao 3,62 ĐTB/5 (mức khá), điều đó chứng tỏ tiềm năng sáng tạo của các cơ sở doanh nghiệp làng nghề, các sản phẩm làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước luôn được sáng tạo đổi mới để phát triển đáp ứng nhu cầu của khách hàng phong phú hiện nay cần phát huy hơn nữa; các điểm số trung bình có điểm số cao gồm: đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo quy trình phương pháp sản xuất của doanh nghiệp 3,30 ĐTB/5, đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo trong khai thác thị trường của doanh nghiệp 3,23 ĐTB/5, đây là các điểm số thể hiện sự năng động, sáng tạo trong thay đổi phương pháp sản xuất, thay đổi công nghệ, quy trình sản xuất và phương cách khai thác thị trường để phát triển của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất của làng nghề; bên cạnh đó các điểm số trung bình với điểm số thấp gồm: đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo nguồn đầu vào của doanh
nghiệp 2,69 ĐTB/5, mức độ đổi mới sáng tạo cách tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp 2,63 ĐTB/5, điều đó thể hiện nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ít quan tâm đến cách tiếp cận mới, phương pháp mới trong tiếp thị sản phẩm cũng như tìm kiếm nguồn đầu vào ổn định mặc dù trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hiện nay bởi nhiều sản phẩm nước ngoài và các sản phẩm mỹ nghệ tương tự trên thị trường, điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề. Các điểm số đánh giá ở mức yếu gồm các tiêu chí khảo sát như: đổi mới cách tổ chức hoạt động của doanh nghiệp 2,55 ĐTB/5, và mức độ đổi mới sáng tạo tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp 2,49 ĐTB/5, kết quả cho thấy rằng cách thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ít được thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội, điều đó rất khó cho doanh nghiệp trong thời đại luôn thay đổi hiện nay để phát triển.
Bảng 3.27. Đánh giá sự đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp trong làng nghề
(Đối tượng: Cơ sở sản xuất/doanh nghiệp, cán bộ quản lý các cơ quan liên quan)
Tiêu chí | Thấp nhất Cao nhất | ĐTB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Mức độ đổi mới sáng tạo sản phẩm của doanh nghiệp | 12 | 35 | 89 | 85 | 81 | 3,62 |
2 | Mức độ đổi mới sáng tạo quy trình phương pháp sản xuất của doanh nghiệp | 36 | 47 | 77 | 73 | 69 | 3,30 |
3 | Mức độ đổi mới sáng tạo trong khai thác thị trường của doanh nghiệp | 42 | 48 | 75 | 72 | 65 | 3,23 |
4 | Mức độ đổi mới sáng tạo nguồn đầu vào của doanh nghiệp | 72 | 79 | 61 | 47 | 41 | 2,69 |
5 | Mức độ đổi mới sáng tạo tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp | 86 | 88 | 52 | 45 | 31 | 2,49 |
6 | Mức độ đổi mới sáng tạo cách tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp | 75 | 86 | 57 | 45 | 39 | 2,63 |
7 | Mức độ đổi mới cách tổ chức hoạt động của doanh nghiệp | 84 | 82 | 58 | 41 | 37 | 2,55 |
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019-2020