Đánh Giá Những Khó Khăn Trong Quá Trình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Các Cơ Sở Sản Xuất Tại Làng Nghề

3.2.5. Đánh giá những khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất tại làng nghề

Theo (Bảng 3.20) cho biết kết quả đánh giá mức độ khó khăn của các CSSX tại làng nghề trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo đó kết quả khảo sát cho thấy các khó khăn được đánh giá từ cấp độ cao nhất và giảm dần như sau:

Đánh giá mức độ khó khăn của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề trong quá trình sản xuất kinh doanh gồm: cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài, vốn sản xuất, tiếp cận các chính sách chương trình hỗ trợ của nhà nước, tiền lương lao động tăng, nguồn cung lao động có tay nghề, các khó khăn về thuế, tiếp cận thông tin thị trường, định giá bán sản phẩm, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, giá dịch vụ điện nước tăng, khó khăn về chất lượng sản phẩm thấp, khó khăn về tiếp cận khoa học công nghệ, sự hợp tác sản xuất giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn cung yếu tố đầu vào sản xuất và nhiều khó khăn khác của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề.

Bảng 3.20. Kết quả đánh giá mức độ khó khăn của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề


Stt


Tiêu chí

Mức độ ô nhiễm

Thấp nhất Cao nhất


ĐTB

1

2

3

4

5

1

Cạnh tranh với SP nước ngoài

22

42

89

77

72

3,45

2

Vốn sản xuất

7

17

69

107

102

3,93

3

Tiếp cận các chính sách chương

trình hỗ trợ của nhà nước

12

25

70

98

97

3,80

4

Tiền lương lao động tăng

17

25

57

98

105

3,82

5

Nguồn cung LĐ có tay nghề

1

2

35

122

142

4,33

6

Thuế tăng

27

42

87

81

77

3,44

7

Tiếp cận thông tin thị trường

65

74

91

41

31

2,67

8

Định giá bán sản phẩm

22

31

91

83

75

3,52

9

Giá NVL đầu vào tăng

19

35

95

82

71

3,50

10

Giá dịch vụ điện nước tăng

57

67

86

51

41

2,84

11

Chất lượng sản phẩm thấp

62

70

85

47

38

2,76

12

Khó khăn về tiếp cận KHCN

17

26

48

112

99

3,83

13

Sự hợp tác sản xuất giữa các cơ

sở sản xuất kinh doanh

11

21

47

118

105

3,94

14

Đảm bảo nguồn cung yếu tố

đầu vào sản xuất

15

27

57

97

106

3,83

15

Vấn đề khác

61

69

86

49

37

2,77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - 16

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019-2020

3.2.5.1. Khó khăn về nguồn nhân lực

Kết quả khảo sát mức độ cảm nhận của các cơ sở đối với vấn đề khó khăn về nguồn nhân lực cụ thể là lao động có tay nghề với điểm số trung bình là 4,33 ĐTB/5. Đây là điểm số cao nhất thể hiện mức độ rất khó khăn hiện nay về nguồn nhân lực tại làng nghề. Điều này có thể lý giải được rằng nguồn nhân lực luôn là nhân tố chính quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp bởi con người dù ở mọi vị trí, mọi đơn vị khác nhau đều là những chủ thể quan trọng trong việc sáng tạo và phát huy những lợi thế của đơn vị. Các khó khăn về đào tạo, tập huấn và nâng cao trình độ cho người lao động luôn là vấn đề nan giải hiện nay ở các cơ sở sản xuất tại làng nghề, các chế độ tiền lương cho người lao động, ưu đãi để đảm bảo họ yên tâm làm việc luôn là những khó khăn đặt ra hiện nay (Bảng 3.20)

3.2.5.2. Khó khăn về sự hợp tác

Khó khăn về sự hợp tác liên kết giữa các cơ sở sản xuất tại làng nghề có điểm số trung bình là 3,94 ĐTB/5. Thực tế ở các làng nghề truyền thống hiện nay việc có rất nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, quy mô sản xuất còn nhỏ, manh mún bên cạnh đó sự liên kết còn rời rạc nên không tận dụng được sức mạnh của nhau để phát triển. Sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh với nhau trong làng nghề đóng vai trò hết sức quan trọng trong thời đại hội nhập để tạo nên sức mạnh đồng thuận trong mỗi ngành hàng, lĩnh vực cũng như xây dựng nên những thương hiệu về sản phẩm, ngành hàng uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế. Thực tế cho thấy hầu hết các cơ sở sản xuất tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước hiện nay chỉ tập trung cho lợi ích riêng lẻ, kiểu ―mạnh ai người ấy làm‖ hoặc ―làm tất ăn cả‖, chỉ quan tâm đến thương hiệu riêng, sản phẩm riêng của mình chứ không thấy rõ được lợi ích to lớn của việc xây dựng thương hiệu cho ngành hang thủ công mỹ nghệ Non Nước. Bên cạnh đó, một điều không thể phủ nhận là hội làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước chưa phát huy hết vai trò và năng lực trong quản lý, định hướng, chưa tạo dựng được một sức mạnh đại diện cho tập thể đủ lực để cạnh tranh. Do đó, từ những hạn chế này là những lý do khiến các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề yếu thế, không thể cạnh tranh với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngoại nhập mà hiện nay là sản phẩm thủ công của Trung Quốc

tràn ngập thị trường Việt Nam.

3.2.5.3. Khó khăn về vốn cho sản xuất

Vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh đã và đang có tầm quan trọng đặc biệt trong các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Bởi vì vốn là một yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là điều kiện tiền đề cho cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nếu không có vốn sẽ không có bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cả. Kết quả khảo sát cảm nhận của cơ sở đánh giá mức độ khó khăn về vốn với điểm số trung bình là 3,93 ĐTB/5 thể hiện mức độ khó khăn hiện nay mà các cơ sở làng nghề gặp phải cần được khắc phục sớm để làng nghề phát triển bền vững.

3.2.5.4. Khó khăn về nguồn cung các yếu tố đầu vào

Những hạn chế trong các mắt xích như: giữa khu vực làng nghề và khu vực cung cấp nguyên liệu có nhiều khâu trung gian nên dẫn đến giá thành nguyên liệu đến tay nhà sản xuất rất cao, do đó khả năng cạnh tranh thấp của làng nghề. Nhìn chung, tình trạng giá nguyên liệu đang ngày càng tăng là vấn đề khó khăn cho làng nghề hiện nay. Nguồn nguyên liệu đá đã trở thành mối quan tâm lớn của các cơ sở sản xuất tại làng nghề. Theo số liệu từ Hội làng nghề thì giá cước tăng quá cao (có lúc tăng đến 50% ) so với trước đây (từ năm 2014 trở về trước). Sở dĩ giá cước tăng cao là do có sự độc quyền bến bãi. Chỉ những loại xe ký kết hợp đồng với mỏ đá mới được phép chuyên chở đá vào làng nghề Non Nước, những loại xe khác hầu như không được phép chở. Chính vì vậy, giá cước tăng do hãng xe độc quyền định giá, chủ cơ sở không được tự ý thuê xe khác vận chuyển. Do đó, đá nguyên liệu khi về đến làng nghề đã tăng chóng mặt làm ảnh hưởng đến đầu vào của sản xuất do đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm làng nghề.

Nguồn lao động hiện nay đã dần chuyển đổi nghề khác hoặc không mặn mà với nghề điêu khắc đá nữa, bởi nhiều lý do như: nghề điêu khắc đá rất vất vả xong chế độ đãi nghộ, bảo hộ lao động, các chính sách khác hầu như không có. Phần lớn nhiều thợ thủ công chuyển đi xin làm bảo vệ, công ty.. đã giảm đáng kể lực lượng

lao động tại Làng nghề.

Những khó khăn nữa là khâu bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng hiện nay ít được quan tâm thảo đáng, đa phần nhiều cơ sở tự giữ uy tín cho thương hiệu mình do đó vấn đề này cũng là một phần chủ quan của từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Nếu không quản lý tốt việc này thì việc giữ uy tín thương hiệu cho Làng nghề là việc rất khó khăn để đảm bảo sự phát triển bền vững cho làng nghề. Khâu hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang hiện nay theo phân tích như trên thì xuất hiện nhiều bất cập cần phải khắc phục để Làng nghề phát triển bên vững. Sự hợp tác theo chiều dọc ở đây ta nhận thấy giữa các nhân tố trong khu vực cung cấp nguyên liệu, các nhân tố trong khu vực làng nghề và ngoài làng nghề xuất hiện nhiều bất cập.

Những rào cản khi tham gia chuổi

Nhà cung ứng: Nguyên liệu cho sản xuất tại làng nghề là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Trong những năm qua nguồn nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề phụ thuộc nhiều vào khả năng cung ứng của các nhà cung cấp nguyên liệu, thiếu tính ổn định. Vì vậy, cần phải có những tổ chức có đủ tư cách pháp nhân đứng ra để thực hiện việc ký kết hợp đồng khai thác và cung ứng đá nguyên liệu phục vụ cho yêu cầu sản xuất ổn định của cả làng nghề. Nguồn nguyên liệu chính được nhập về từ các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Thanh Hóa..Trong khi đó chi phí đầu vào tăng, lãi suất ngân hàng cao, nhiều thủ tục cho vay còn phức tạp nên nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp sản xuất tại làng nghề sản xuất còn nghe ngóng, cầm chừng không dám mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. Điều này là một lực cản rất lớn cho sự khai thác hết tiềm năng sản xuất, sáng tạo của làng nghề, làm giảm khả năng phát triển cho cả làng nghề

Những hạn chế về nguồn lực

Theo thống kê của các cơ sở thì số lao động từng cơ sở đã dần chuyển đổi nghề khác hoặc không mặn mà với nghề điêu khắc đá nữa, bởi nhiều lý do như: nghề điêu khắc đá rất vất vả xong chế độ đãi nghộ, bảo hộ lao động, các chính sách khác hầu như không có. Phần lớn nhiều thợ thủ công chuyển đi xin làm bảo vệ, công ty.. đã giảm đáng kể lực lượng lao động tại Làng nghề. Nếu vấn đề này tiếp

diễn liên tục thì trong vài năm tới thì nguồn nhân lực cho làng nghề thiếu hụt trầm trọng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề.

Khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm

Theo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại Làng nghề thì thiết kế mẫu mã có vai trò rất lớn, chiếm tới 30-50% sự thành công của đơn hàng khi cho ra thị trường. Bên cạnh thiết kế mẫu mã sản phẩm là yếu tố hàng đầu khi chinh phục thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, cần phải kết hợp giữa ý tưởng độc đáo của nhà thiết kế với mong muốn về màu sắc, giá thành của người tiêu dùng. Thiết kế cần phải theo bộ sưu tập sản phẩm sẽ được nhân rộng hơn. Sản phẩm không chỉ nên đầu tư về màu sắc, chất lượng mà còn tạo nên những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Những hạn chế về đầu ra sản phẩm

Sản phẩm là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống tại Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước hiện nay gặp khó khăn trong vấn đề đầu ra cho sản phẩm, nhiều sản phẩm cạnh tranh của Trung Quốc có mặt nhiều nơi tại Non Nước, giá cả lại rẻ, nhiều mẫu mã hấp dẫn và lạ mắt nên là một lực cản cho dòng sản phẩm của Làng nghề chỉ ưu tiên sản xuất sáng tác những loại sản phẩm có kích thước lớn, ít có sản phẩm nhỏ, gọn đồ lưu niệm nên hiện nay khoảng trống về hàng lưu niệm hiện nay tại Làng nghề đã cạnh tranh khốc liệt, hàng Trung Quốc chiếm thế thượng phong.

Những hạn chế về nghiên cứu thị trường

Do công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế nên nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Làng nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng đa dạng. Cụ thể nhưđặc điểm của thị trường Nhật Bản rất quan tâm đến sản phẩm từ kích thước, kiểu dáng phù hợp với khí hậu, đặc trưng văn hoá, tập quán sinh hoạt, độ tuổi, mức thu nhập của các đối tượng dân cư, yêu cầu thời trang, kết hợp với những ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Do đó Làng nghề cần chủ động trong việc tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để sáng tạo nên những sản phẩm phù hợp.

Các nhà kinh tế chính trị Adam Smith cũng như David Ricardo đã xác định các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động và vốn, nguyên liệu luôn có vai trò rất lớn đến sự phát triển bền vững của mỗi cơ sở, doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện

nay thì các yếu tố đó vẫn đúng đắn đặc biệt là các yếu tố về vốn và lao động là hai yếu tố đầu vào chính cho các quá trình sản xuất và tạo ra lợi nhuận của cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp. Kết quả đánh giá cảm nhận của các cơ sở tại làng nghề đánh giá khó khăn về nguồn cung các yếu tố đầu vào với điểm số trung bình là 3,83 ĐTB/5 thể hiện mức độ khó khăn hiện nay phải có giải pháp sớm khắc phục để giúp làng nghề phát triển.

3.2.5.5. Khó khăn về tiếp cận khoa học công nghệ

Trong thời đại hiện nay với cách mạng công nghiệp 4.0 đã góp phần tác động lớn tới sự thay đổi tư duy, nhận thức và hành động, nhất là trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tại làng nghề. Bởi vì khoa học công nghệ sẽ giúp các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại làng nghề nâng cao sức cạnh tranh, giải phóng sức lao động, giảm giá thành sản phẩm và bảo vệ môi trường. Thực tiễn hiện nay các làng nghề truyền thống đang gặp rất nhiều khó khăn về các nguồn lực như nguồn nhân lực, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất, nguyên vật liệu mới có thể tận dụng được lợi thế của cuộc cách mạng 4.0 đem lại. Với điểm số trung bình là 3,83 ĐTB/5, một điểm số đánh giá mức độ khó khăn rất lớn của làng nghề hiện nay về khoa học công nghệ. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm cách nào đó giải quyết bài toán kho học công nghệ và đặc biệt là thừa hưởng thành quả mà cuộc cách mạng 4.0 đem lại để phát triển làng nghề một cách bền vững.

3.2.5.6. Các khó khăn về tiền lương

Theo (bảng 3.20), các khó khăn về tiền lương cho người lao động, khó khăn về cách tiếp cận chính sách chương trình phát triển làng nghề, các khó khăn về định giá bán sản phẩm, các khó khăn về nguyên vật liệu, cạnh tranh, các loại thuế, điện nước, thị trường và chất lượng sản phẩm luôn là bài toán nan giải hiện nay.

3.2.5.7. Các khó khăn về xử lý môi trường

Như phân tích ở trên tại (Bảng 3.21), đánh giá mức độ của khó khăn trong xử lý vấn đề môi trường của các cơ sở SXKD tại khu sản xuất tập trung của làng nghề cho thấy những vấn đề khó khăn hiện nay: xử lý nước thải từ hoạt động sản xuất; xử lý bụi đá từ hoạt động sản xuất; xử lý tiếng ồn từ hoạt động sản xuất, Xử lý phế thải rắn từ sản xuất (bột đá), xử lý phế thải rắn từ sản xuất (đá dăm), thực hiện tiết kiệm

nguyên vật liệu đầu vào; tiết kiệm điện, nước; Cơ sở hạ tầng sản xuất bất cập.

Đánh giá mức độ xử lý nước thải từ hoạt động sản xuất, có điểm đánh giá là 2,78 ĐTB/5. Điểm đánh giá này thể hiện mức độ khó khăn ở mức trung bình. Bởi thực tế tại làng nghề đã có đầu tư hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quá trình xử lý sau sản xuất của các cơ sở tại làng nghề.

Đánh giá mức độ khó khăn nhất hiện nay là xử lý bụi đá và tiếng ồn từ hoạt động sản xuất có điểm số đánh giá lần lượt là 4,42 ĐTB/5 đến 4,44 ĐTB/5. Điểm đánh giá này thể hiện mức độ nhiễm rất lớn cũng như khó khăn trong xử lý để đảm bảo cho làng nghề phát triển. Do đó những khó khăn này cần phải quan tâm xử lý sớm để giải quyết vấn đề môi trường bức xúc hiện nay là tiếng ồn và bụi đá.

Các mức độ khó khăn khác như Xử lý phế thải rắn từ sản xuất (bột đá); Xử lý phế thải rắn từ sản xuất (đá dăm).

Bảng 3.21. Thực trạng mức độ khó khăn trong xử lý vấn đề môi trường của các cơ sở SXKD tại khu sản xuất tập trung của làng nghề

(Ghi chú: Mức độ khó khăn tăng dần từ 1 đến 5)



Stt


Tiêu chí

Mức độ ô nhiễm

Thấp nhất Cao nhất


ĐTB

1

2

3

4

5

1

Xử lý nước thải từ hoạt động sản xuất

61

69

85

48

39

2,78

2

Xử lý bụi đá từ hoạt động sản xuất

1

3

7

149

142

4,42

3

Xử lý tiếng ồn từ hoạt động sản xuất

1

2

8

145

148

4,44

4

Xử lý phế thải rắn từ sản xuất (bột đá)

17

25

55

98

107

3,84

5

Xử lý phế thải rắn từ sản xuất (đá dăm)

84

74

68

47

29

2,55

6

Thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào

21

40

97

77

67

3,43

7

Thực hiện tiết kiệm điện, nước

19

38

83

87

75

3,53

8

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trong làng nghề còn bất cập

18

37

75

91

81

3,60

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019-2020

Thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào; thực hiện tiết kiệm điện, nước cũng như Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trong làng nghề còn bất cập có điểm đánh giá lần lượt là 3,84 ĐTB/5, 2,55 ĐTB/5, 3,43 ĐTB/5, 3,53 ĐTB/5 và 3,60 ĐTB/5. Đây là các khó khăn thường xuyên xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải có giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động của ảnh hưởng này, giúp cho làng nghề phát triển bền vững.

3.2.5.8. Khó khăn bất cập về cơ sở hạ tầng

Qua khảo sát, đánh giá về hạ tầng kỹ thuật tại làng nghề ta có đánh giá tổng hợp cụ thể, chi tiết sau đây:

Thứ nhất, Cơ sở hạ tầng chung của khu sản xuất tập trung làng nghề

Tác giả đã cùng tham gia phối hợp với Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội thành phố Đà Nẵng về xây dựng Đề án mở rộng làng nghề giai đoạn 2 với kết quả khảo sát các CSSX đang hoạt động trong khu sản xuất làng nghề về đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng tại đây cho thấy đa phần các cơ sở đánh giá ở mức ―tạm được‖ và ―kém‖ theo thang đo ―Rất tốt-Tốt-Tạm được-Kém-Rất kém‖. Đối với diện tích được phân bổ để xây dựng nhà xưởng sản xuất, 54,1% ý kiến đánh giá ở mức

―Kém‖ vì không đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất; 28,9% đánh giá ở mức

―Tạm được‖-và chủ yếu rơi vào những cơ sở được phân bổ từ 2-3 lô. Thực tế cho thấy trong khu sản xuất làng nghề hiện nay các cơ sở được phân bổ diện tích chủ yếu được sử dụng làm nhà xưởng; sản phẩm sau khi được hoàn thành thường được chuyển đi đến các cơ sở kinh doanh hoặc sử dụng diện tích vỉa hè để trưng bày tạm; do đó phần diện tích dành cho trưng bày sản phẩm hoặc chứa nguyên vật liệu gần như không có và do đó đây được xem là một trong những khó khăn hiện tại cho các cơ sở sản xuất trong khu làng nghề. Kết quả khảo sát đánh giá về diện tích sản xuất, diện tích kinh doanh, diện tích trưng bày sản phẩm và diện tích chứa nguyên vật liệu của các CSSX trong khu làng nghề đều bị đánh giá ở mức ―Kém‖ với tỷ lệ lần lượt là 54,1%; 59,6%; 64,7% và 63,7%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023