địa phương mà đều phải thông qua các công ty du lịch và lữ hành. Kết quả là khách du lịch đến tham quan nhưng không biết phải tham quan cái gì, không hiểu gì về văn hoá cũng như tập quán sản xuất của nơi tham quan vì không có cơ hội tiếp xúc với người dân và công việc của họ.
Hiện tại, dù đã có đầu tư nhiều và phát triển các di tích văn hóa gắn liền với phát triển du lịch, song vẫn chưa phát huy hết tiềm năng. Nhiều di sản có giá trị nhưng chưa biết kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và khai thác nên đã bị xuống cấp nghiêm trọng, làng nghề truyền thống bị mai một, chưa được khôi phục và phát triển do chưa biết gắn kết với phát triển du lịch. Đây chính là thực trạng khai thác các di sản văn hóa và làng nghề truyền thống đối với phát triển du lịch tại Hà Nội nói chung và Vạn Phúc nói riêng.
2.2.2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở làng gốm Bát Tràng.
2.2.2.1. Tình hình sản xuất, kinh doanh của làng gốm Bát Tràng.
* Lịch sử và đặc điểm
Từ trung tâm thủ đô Hà Nội xuôi sông Hồng 7km, hoặc theo đường bộ 10km là tới làng cổ Bát Tràng. Đây là nơi hội tụ của nền văn hiến Kinh Bắc kết hợp với truyền thống nghìn năm văn hiến của Thăng Long.
Theo ký ức và tục lệ dân gian thì dòng họ Nguyễn Ninh Tràng là cư dân bản địa và lâu đời nhất nên được giữ vị trí tôn trọng trong ngôi thứ cũng như trong lễ hội của làng. Có ý kiến cho rằng, năm 1010 khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) thì dòng họ Nguyễn Ninh Tràng ở trường Vĩnh Ninh (Ninh Bình) đã cùng theo về để sản xuất loại gạch Vĩnh Ninh Trường phục vụ cho công cuộc xây dựng kinh thành mới. Bạch Thổ Phường (phường đất sét trắng) là tên gọi đầu tiên của làng gốm Bát Tràng vào thời sơ khai, hiện nay đình làng Bát Tràng vẫn còn lưu giữ bức hoành phi "Bạch thổ danh sơn" ghi dấu mốc son này. Nếu tính từ cái
mốc dòng họ Nguyễn Ninh Tràng di cư ra đất Bát Tràng ngày nay thì làng Bát Tràng đã có 1000 năm lịch sử.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Với Phát Triển Du Lịch.
- Tình Hình Sản Xuất, Kinh Doanh Của Làng Nghề Ở Hà Nội
- Tỷ Lệ Lao Động Sản Xuất, Kinh Doanh Nghề Truyền Thống
- Quan Điểm, Phương Hướng Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gắn Với Du Lịch Ở Hà Nội
- Phương Hướng Kết Hợp Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gắn Với Du Lịch.
- Về Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng, Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái Làng Nghề.
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Cái tên Bát Tràng được xuất hiện lần đầu tiên, đầy đủ và chính xác như ngày nay là trong tác phẩm "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi và thế kỷ XV. Tên Bát Tràng được ghép bởi hai từ Ninh Tràng và Bồ Bát. Cùng với sự ra đời của làng là sự ra đời của nghề gốm sứ.
Sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú, đa dạng. Ngoài mặt hàng truyền thống, các lò gốm còn sản xuất nhiều mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như các đơn đặt hàng xuất khẩu. Sản phẩm gốm Bát Tràng có mặt tại nhiều nước trên thế giới từ Á sang Âu. Các sản phẩm chính của làng gốm Bát Tràng gồm có:
Đồ gốm gia dụng: Gồ các loại bát, đĩa, chậu hoa, âu, ang, khay, trà, ấm, điếu, bình vôi, nậm rượu, bình, lọ, hũ.
Đồ gốm dùng làm đồ thờ: Gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm.
Đồ gốm trang trí: Gồm mô hình nhà, long đình, tranh gốm, các loại tượng, nghê, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng Voi, tượng Hổ...
Bát Tràng hiện nay song song phát triển hai loại chủng gốm lớn: Gốm giả cổ và gốm bằng chất liệu, phương pháp cổ truyền; gốm hiện đại gần gũi với kỹ thuật đồ sứ.
* Tình hình sản xuất, kinh doanh
Bát Tràng cổ truyền đang chuyển mình trong cuộc sống đô thị hóa, trên diện tích đất ở và đất phát triển công nghiệp chỉ còn khoảng 50 ha là một tổ hợp 1.100 lò hộp gốm sứ của 1.233 hộ với trên 5.200 dân, hơn 2.200 lao động và 3.000 người nơi khác đến làm thuê. Làng nghề truyền thống Bát Tràng hiện có 1 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, 3 hợp tác xã và hơn 60 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia sản xuất gốm sứ và dịch vụ.
Hàng năm Bát Tràng dùng trên 100.000 tấn đất mua từ các tỉnh, 7 vạn tấn than, hàng nghìn tấn củi... Kinh doanh phát triển đã thúc đẩy phân công lao động chuyên ngành: vận tải, chế biến nguyên liệu tinh, dịch vụ đời sống, bán sản phẩm v.v...
Bát Tràng đã và đang phát triển nhiều lò điện, lò ga hiện đại, làm ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, một số công ty đã xây dựng nhà máy lớn ở các tỉnh khác, ngày càng làm cho gốm sứ Bát Tràng vươn tầm ra ngoài nước, khẳng định thương hiệu gốm cổ truyền được tôn vinh đời đời.
2.2.2.2. Thực trạng của phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở làng gốm Bát Tràng.
* Tiềm năng
Bát Tràng nằm ở tả ngạn sồng Hồng gắn liền với tài nguyên du lịch tự nhiên. Xưa kia dòng sông này được người dân khai thác phát triển giao thông thủy nội địa, xây dựng các cảng bốc dỡ hàng hóa thì hiện nay nó đem lại cho Bát Tràng một tiềm năng mới: Tiềm năng phát triển du lịch gắn với làng nghề. Khi các Tour du lịch Bát Tràng bằng đường thủy được lập ra, du khách sẽ được ngắm nhìn dòng sông Hồng, các làng ven sông, nghe thuyết minh về dòng sông cùng các dấu tích lịch sử mà nó mang trong mình, sau đó ghé thăm làng gốm Bát Tràng. Đây chính là một tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển của làng nghề gắn vơí du lịch ở làng gốm Bát Tràng.
Một dạng tiềm năng khác của Bát Tràng đó là tài nguyên du lịch nhân
văn:
Đình làng: Đình nằm trong quần thể di tích của làng gốm Bát Tràng,
được xây dựng vào năm 1720 dưới thời vua Lê Dụ Tông, với kiến trúc nguy nga bề thế. Đình quay về hướng Tây nhìn ra dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa.
Chùa Kim Trúc: Đây là ngôi chùa chính của làng Bát Tràng, chùa năm bên cửa sông Bắc Hưng Hải. Chùa có kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc với 74 chiếc cột đá, chùa có bắc tượng hộ pháp cao hơn 5m.
Đền làng (đền Mẫu): được xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII. Đền thờ mẫu bản Hương - mẫu nghi của làng.
Văn chỉ làng Bát Tràng: Được dựng phía sau Đình làng, trên tam quan có ba chữ lớn bằng đá "ngưỡng di cao" (trông cao vời vợi), giáo dục, răn dạy các thế hệ dân làng phải luôn luôn biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi.
Lễ hội của làng Bát Tràng: Hàng năm, lễ hội của làng được tổ chức từ 14 đến 16 tháng 2 Âm lịch. Lễ hội gồm có phần lễ và phần hội với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian đọc đáo.
Chợ gốm: được đưa vào hoạt động từ tháng 10 năm 2004 với hơn 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các hộ kinh doanh trên khuôn viên rộng khoảng 5000m2 với sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú. Ngoài ra, chợ gốm còn có tòa nhà 2 tầng với không gian tầng 2 dành riêng cho những du khách muốn thử tài làm thợ gốm với một số khâu đơn giản trong quá trình sản xuất gốm như đắp nặn, tô vẽ...
* Những khó khăn trong phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở làng gốm Bát Tràng
Về cơ sở hạ tầng và công tác quy hoạch: Đoạn đường bộ từ chân cầu Chương Dương đến làng gốm Bát Tràng dại khoảng 10Km đã được trải nhựa nhưng còn nhỏ, hẹp và hiện nay đã xuống cấp. Đường làng, ngõ xóm đã được bê tông hóa, song ngõ nhỏ, vòng vèo, sâu hút, rất khó khăn đối với khách du lịch.
Bát Tràng đã xây dựng được chợ gốm để trưng bày, giới thiệu sản phẩm, giúp du khách thỏa sức thăm quan, chiêm ngưỡng và mua sắm. Tuy nhiên, chợ gốm còn nhỏ hẹp, các hộ kinh doanh thì mạnh ai nấy làm, chưa có
sự liên kết. Ban quản lý chợ gốm mới chỉ tập trung vào quản lý hoạt động kinh doanh còn hoạt động quản lý thu hút khách du lịch của làng thì chưa có hiệu quả. Hiện Bát Tràng có một bãi đỗ xe chung cho cả làng song quy mô nhỏ, hay bị quá tải; cách sắp xếp, tổ chức bãi xe cùng chưa khoa học.
Hiện nay, Bát Tràng có hơn 300 doanh nghiệp và gần 250 cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhưng các xưởng sản xuất còn nhỏ bé, đơn điệu, thiếu quy hoạch trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm tới du khách. Thường các cơ sở sản xuất này cũng là nơi ăn, ở và sinh hoạt của các hộ gia đình. Vì vậy, vừa không đảm bảo cho đời sống của người dân vừa thiếu không gian phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.
Hệ thống hạ tầng trực tiếp phục vụ cho du lịch còn yếu kém, chỉ có một vài cơ sở kinh doanh ăn uống, bên cạnh đó, chất lượng phục vụ và trình độ chuyên môn của nhân viên nhà hàng còn thấp. Cơ sở lưu trú và các hạ tầng phục vui chơi giải trí thì chưa có. Nhiều khi khách muốn thăm quan, tìm hiểu sâu hơn về làng cần phải lưu trú lại làng mà không thể ở lại và phải đi hơn 10 km trở về Hà Nội để lưu trú.
Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm: Làng Bát Tràng với 100% dân cư làm nghề thủ công và dịch vụ nên sản lượng sản phẩm sản xuất ra là rất lớn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là bán buôn với số lượng lớn cho các nơi nên giá thành rất rẻ. Sản phẩm Bát Tràng vốn nổi tiếng nhưng thị trường xuất khẩu lại có tính ổn định không cao. Còn đối với chính những cửa hàng tại làng nghề, hàng hóa lại không bán trực tiếp được do lượng sản phẩm dành cho khách du lịch chưa nhiều, chưa đủ hấp dẫn nên lợi nhuận thu được giảm đi rất nhiều.
Vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh: Làng nghề Bát Tràng có lượng lao động dồi dào với vốn nghề truyền thống rất quý báu và thị trường rộng lớn nhưng vốn cho sản xuất hầu hết là vốn tự có, vốn vay ngân hàng và vay tư nhân với lãi suất cao, việc hỗ trợ, cho vay ưu đãi của nhà nước còn quá ít.
Việc cạnh tranh và liên kết kinh tế trong làng nghề còn hạn chế, 70% sản phẩm của làng là do các hộ tư nhân sản xuất ra, mỗi lò làm một loại sản phẩm nên tính cạnh tranh vẫn chưa cao và sự liên kết để tạo nên sự lớn mạnh, uy tín đối với các cơ sở ở phạm vi rộng hơn như về khâu nguyên vật liệu hay tiêu thụ còn chưa nhiều.
Môi trường: Trên địa bàn làng gốm Bát Tràng có hơn 1000 lò nung các lại đang hoạt động. Mỗi năm, các lò gốm này tiêu thụ khoảng 70.000 tấn than và 100.000 tấn đất vật liệu để sản xuất các sản phẩm gốm, sứ. Quá trình sản xuất này đã thải ra khoảng 130 tấn bụi/năm, làm rơi vãi và loại bỏ khoảng 225 tấn vật liệu và than. Các lò nung của Bát Tràng còn thải ra khoảng 6.800 tấn tro, xỉ/năm. Khói từ than và gỗ đốt lò đã gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí trong làng, môi trường không khí của làng nghề ô nhiễm khá nghiêm trọng.
Bát Tràng hiện đang rất thiếu không gian, cảnh quan môi trường của một làng quê. Khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế không chỉ đến đây đơn giản là thăm một làng nghề mà họ còn muốn trách xa không khí ồn ào, náo nhiệt của các đô thị phát triển để thư giãn trong không gian tĩnh lặng. không khí thanh bình của làng quê.
Về nguồn nhân lực: Làng Bát Tràng hiện nay có khoảng gần 20 người được nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Đội ngũ thợ lành nghề của làng cũng tương đối đông đảo; ngoài những lao động trong làng thì Bát Tràng còn có một lực lượng đông đảo lao động từ các địa phương khác tới làm việc. Nhưng hiện nay có một thực trạng đáng báo động là đội ngũ thợ thủ công lành nghề là người dân làng ngày càng ít đi và thay vào đó là những người địa phương khác đến học việc và trở thành thợ tại làng.
Nguồn nhân lực để phát triển làng nghề gắn với du lịch còn mỏng và yếu, đặc biệt là đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp cho ngành du lịch như
cán bộ quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch làng nghề. Hiện làng gốm Bát Tràng có rất ít cán bộ được đào tạo qua trường lớp, có chuyên môn về du lịch, có một số được đào tạo chính quy, có chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại không về công tác, phục vụ tại làng.
Hoạt động quảng bá để hút khách du lịch: Bát Tràng đã xây dựng một số trang Web giới thiệu, quản bá về thương hiệu gốm Bát Tràng cũng như những hình hảnh của làng tới du khách trong và ngoài nước. Làng đã có biểu tượng, logo riêng cho gốm sứ Bát Tràng, xây dựng được thương hiệu gốm trong lòng bạn bè và quốc tế, song những Website về Bát Tràng nội dung chua phong phú, đa dạng. Hầu hết mới chỉ là những Website do các cơ sở tư nhân lập ra để quảng cáo cho công ty mình, cho các sản phẩm của mình chứ chưa nói gì nhiều đến làng nghề và quảng bá, giới thiệu du lịch cho làng nghề. Chưa có nhiều ấn phẩm, sách báo, tạp chí cụ thể nào giới thiệu đầy đủ thông tin về làng nghề cho du khách cũng như những người quan tâm muốn tìm hiểu về làng nghề Bát Tràng.
Bát Tràng đã tham gia nhiều hội chợ, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Song, với một chiến lược tổng thể để xúc tiến thương mại, quảng bá cho làng nghề thì chưa có hoặc chưa đạt được yêu cầu.
Trong tổ chức, quản lý và quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, ở Bát Tràng chưa có Ban quản lý điểm du lịch làng gốm. Các cán bộ phụ trách ở đây hầu như chưa có chuyên môn về quản lý cũng như nghiệp vụ du lịch khác.
Việc kết hợp giữa làng gốm Bát Tràng với các điểm thăm quan du lịch phụ cận đã được thiết lập nhưng chưa được xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá mạnh, chưa nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các công ty lữ hành nên việc xây dựng các tour, tuyến vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ.
2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội
Hiện nay mô hình phát triển làng nghề kết hợp với du lịch đang trở thành một hướng đi mới trong quá trình phát triển của kinh tế của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Bên cạnh những thuận lợi thì các làng nghề truyền thống vẫn tồn tại nhiều những vấn đề bất cập để có thể kết hợp với phát triển du lịch một cách ổn định, bền vững và lâu dài. Những vấn đề đặt ra đó là:
Thứ nhất, về chính sách, công tác quy hoạch phát triển làng nghề
Từ sau khi sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, việc phát triển làng nghề truyền thống nói chung và mô hình kết hợp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch nói riêng vẫn chưa được cải thiện. Vấn đề quan trọng đầu tiên đặt ra là làng nghề truyền thống chưa có một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ để khôi phục và phát triển. Làng nghề chưa có tư duy doanh nghiệp, vẫn dừng lại ở tự cấp, tự túc như xưa, thiếu cải cách toàn diện từ phương thức sản xuất, bán hàng đến quy hoạch nguồn nguyên liệu và bảo vệ môi trường.
Đa số các làng nghề truyền thống ở Hà Nội thiếu kế hoạch đồng bộ, dài hơi về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Một số địa phương có quy hoạch làng nghề với du lịch nhưng quy hoạch thiếu thực tiễn và không được thực hiện nghiêm chỉnh. Việc quản lý làng nghề còn chồng chéo, không có sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong xây dựng, quy hoạch làng nghề; không thống nhất dẫn đến không có người chịu trách nhiệm cụ thể.
Thực tế thời gian qua, Hà Nội chưa phân loại được những làng nghề truyền thống có nguy cơ bị đào thải, những làng nghề có khả năng tồn tại và phát triển có thể gắn kết tốt với du lịch để có quyết sách phù hợp trong công tác quy hoạch. Qua đó, công tác dự báo, quy hoạch và thúc đẩy đầu tư vào những làng nghề truyền thống, đa dạng hóa sản xuất trong làng nghề; tạo ra