3.3.5. Thực trạng cơ chế chính sách của nhà nước
Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả về tác động của luật pháp và các chính sách phát triển làng nghề trên địa thành phố Đà Nẵng trong đó có liên quan đến làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước được thể hiện ở (bảng 3.28).
Kết quả đánh giá cho thấy mức độ tác động của luật pháp và các chính sách đến phát triển làng nghề cũng chỉ đạt ở mức trung bình với điểm đánh giá từ 2,65 ĐTB/5 đến 3,02 ĐTB/5. Mức độ phù hợp và tác động của pháp luật, cơ chế chính sách chung của nhà nước đối với phát triển làng nghề với điểm đánh giá là 2,94 ĐTB/5 (mức trung bình); Mức độ phù hợp và tác động của các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương đối với phát triển làng nghề với điểm đánh giá 3,02 ĐTB/5 (trung bình), điều này thể hiện chính quyền địa phương đã có sự quan tâm đến phát triển làng nghề với chủ trương, chính sách phù hợp có tác động đến làng nghề. Bên cạnh đó, tác động của các chính sách khác như đất đai có điểm số đánh giá 2,86 ĐTB/5, chính sách lao động và phát triển nhân lực, phát triển hạ tầng có điểm đánh giá là 2,85 ĐTB/5, Các chính sách về sản xuất sản phẩm với điểm đánh giá là 2,84 ĐTB/5, chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm điểm đánh giá là 2,77 ĐTB/5, các chính sách về xây dựng vùng nguyên liệu cho làng nghề có điểm số 2,73 ĐTB/5, Chính sách về bảo vệ môi trường điểm đánh giá là 2,91 ĐTB/5. Đây là các điểm số trung bình ở mức cao, điều đó thể hiện có nhiều chính sách được thực hiện mặc dù còn nhiều vấn đề cần phát triển hơn nữa để đảm bảo cho làng nghề phát triển bền vưng; trong khi đó các điểm số thấp ở mức trung bình gồm có các chính sách về đầu tư và huy động nguồn vốn điểm đánh giá là 2,65 ĐTB/5, các chính sách về khoa học công nghệ điểm đánh giá là 2,66 ĐTB/5. Vấn đề về vốn và công nghệ luôn là vấn đề nan giải hiện nay ở làng nghề, bởi muốn đầu tư, nâng cấp, cải tiến công nghệ phải có nguồn lực về vốn để đảm bảo thực hiện hiệu quả.
Bảng 3.28. Thực trạng tác động của pháp luật và các chính sách phát triển làng nghề ở thành phố Đà Nẵng
(Đối tượng: doanh nghiệp/cơ sở sản xuất làng nghề)
Thấp nhất Cao nhất | ĐTB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
Mức độ phù hợp và tác động của pháp luật, cơ chế chính sách chung của nhà nước đối với phát triển làng nghề | 31 | 78 | 87 | 91 | 15 | 2.94 |
Mức độ phù hợp và tác động của các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương đối với phát triển làng nghề | 29 | 73 | 85 | 92 | 23 | 3.02 |
Mức độ tác động của các chính sách cụ thể đến phát triển làng nghề | ||||||
Chính sách về đất đai | 43 | 71 | 89 | 82 | 17 | 2.86 |
Chính sách về lao động và phát triển nhân lực | 54 | 68 | 73 | 83 | 24 | 2.85 |
Chính sách về đầu tư và huy động nguồn vốn | 69 | 69 | 75 | 78 | 11 | 2.65 |
Chính sách về công nghệ | 65 | 76 | 74 | 72 | 15 | 2.66 |
Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng | 37 | 83 | 82 | 88 | 12 | 2.85 |
Chính sách về sản xuất sản phẩm làng nghề | 53 | 71 | 74 | 78 | 26 | 2.84 |
Chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề | 55 | 70 | 87 | 69 | 21 | 2.77 |
Chính sách về thị trường cung ứng nguyên vật liệu | 44 | 92 | 84 | 67 | 15 | 2.73 |
Chính sách về bảo vệ môi trường | 24 | 97 | 84 | 77 | 20 | 2.91 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Của Các Cssx Được Khảo Sát Về Chất Luợng Cơ Sở Hạ Tầng Trong Khu Sản Xuất Làng Nghề Tập Trung
- Một Số Tác Động Của Sự Phát Triển Làng Nghề Với Môi Trường Và Xã Hội
- Đánh Giá Sự Liên Kết Phối Hợp Giữa Các Cơ Sở Sản Xuất/doanh Nghiệp Với Nhau Và Với Các Đối Tác Trong Làng Nghề
- Đánh Giá Về Lợi Thế Cạnh Tranh Trong Làng Nghề Hiện Nay
- Ma Trận Swot Cho Hình Thành Và Phát Triển Cụm Liên Kết Ngành Làng Nghề Truyền Thống Đá Mỹ Nghệ Non Nước
- Nâng Cao Lợi Thế Cạnh Tranh Cho Các Doanh Nghiệp/cơ Sở Sản Xuất Làng Nghề
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019-2020
Đối với đánh giá về sự hỗ trợ của nhà nước đối với làng nghề theo bảng số liệu (Bảng 3.29) cho thấy các mức đánh giá về giải quyết các nhu cầu liên đới của nhiều doanh nghiệp trong làng nghề có điểm số thấp số 2,61 (mức trung bình) nhưng tiệm cân gần mức yếu (2,60), điều này thể hiện tính hiệu quả trong giải quyết các vấn đề của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, vấn đề hỗ trợ trong đổi mới sáng tạo, thúc đầy chuyển giao công nghệ ở làng nghề hiện nay là rất thấp, có điểm số 2,56 ĐTB/5 (mức yếu), trong khi khâu sáng tạo, đổi mới đóng vai trò rất
quan trọng để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm thúc đẩy sự phát triển làng nghề; Các khâu quan trọng như hoạt động nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa các sáng chế, phát minh có điểm số 2,73 ĐTB/5 (mức trung bình).
Trong khi đó, các đánh giá sự hỗ trợ về kết cấu hạ tầng chung có điểm số cao 3,80 ĐTB/5 (mức khá); các chính sách khuyến khích và tạo thuận lợi cho các liên kết sản xuất tại làng nghề có điểm 3,27 ĐTB/5 (trung bình); Đánh giá về tiêu chí trong việc tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động theo nhóm được cùng vào cụm liên kết ngành làng nghề, với điểm đánh giá từ 3,29 ĐTB/5 (mức trung bình); Đánh giá về cung cấp các dịch vụ công đối với các doanh nghiệp trong làng nghề, có điểm số đánh giá 3,03 ĐTB/5 (mức trung bình).
Bảng 3.29. Đánh giá sự hỗ trợ của nhà nước đối với làng nghề
(Đối tượng: doanh nghiệp/cơ sở sản xuất làng nghề)
Thấp nhất Cao nhất | ĐTB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
1. Sự hỗ trợ về nhu cầu của doanh nghiệp về kết cấu hạ tầng chung | 18 | 30 | 42 | 115 | 97 | 3,80 |
2. Sự Khuyến khích và tạo thuận lợi cho các liên kết sản xuất tại làng nghề | 38 | 51 | 71 | 75 | 67 | 3,27 |
3. Sự hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa các sáng chế, phát minh | 67 | 72 | 78 | 45 | 40 | 2,73 |
4. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động theo nhóm được cùng vào cụm liên kết ngành làng nghề | 32 | 55 | 74 | 75 | 66 | 3,29 |
5. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành đổi mới-sáng tạo bằng cách thúc đẩy chuyển giao công nghệ | 89 | 72 | 60 | 44 | 37 | 2,56 |
6. Đánh giá về cung cấp các dịch vụ công đối với các doanh nghiệp trong làng nghề | 48 | 75 | 54 | 69 | 56 | 3,03 |
7. Giải quyết các nhu cầu liên đới của nhiều doanh nghiệp trong làng nghề | 83 | 78 | 55 | 47 | 39 | 2,61 |
Nguồn: Điều tra của Tác giả
Đối với việc đánh giá sự liên kết phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng và thực thi các chính sách đối với làng nghề hiện nay được thể hiện ở (bảng 3.30). Đánh giá mức độ sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề, có điểm số đánh giá là 3,27 ĐTB/5,
đánh giá mức độ trung bình. Đây là khâu quan trọng để xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề, bởi các chính sách sẽ được thực hiện tốt đi vào đời sống thực tiễn góp phần rất lớn vào sự phát triển của làng nghề. Số liệu trên chứng tỏ sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong nhiệm vụ này cần được quan tâm đúng mức.
Sự liên kết phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng và thực thi các chính sách đối với làng nghề là thấp, theo đó sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng và thực thi chính sách thu hút và phân bổ đầu tư cho làng nghề, có điểm số thấp 2.69 ĐTB/5, mặc dù được đánh giá ở mức trung bình. Điều này thể hiện còn nhiều bất cập trong hợp tác, phối hợp thực thi các chính sách để phát triển cơ sở hạ tầng và các vấn đề liên quan đến làng nghề. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự phối hợp nhịp nhàng trong nhiệm vụ này.
Bảng 3.30. Đánh giá sự liên kết phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng và thực thi các chính sách đối với làng nghề
(Đối tượng: cán bộ quản lý các sở, ban ngành thành phố, cán bộ TW, các nhà quản lý của Hiệp hội làng nghề, Viện nghiên cứu, Trường Đại học,..)
Thấp nhất Cao nhất | ĐTB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
Mức độ Sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề | 7 | 8 | 8 | 10 | 12 | 3.27 |
Mức độ Sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng và thực thi chính sách thu hút và phân bổ đầu tư cho làng nghề | 10 | 11 | 12 | 7 | 5 | 2.69 |
Mức độ Sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ yếu liên quan làng nghề | 7 | 8 | 9 | 11 | 10 | 3.20 |
Mức độ Sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề | 5 | 7 | 8 | 13 | 12 | 3.44 |
Nguồn: Điều tra của tác giả Đánh giá sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ yếu liên quan làng nghề, chỉ ở mức trung bình với điểm số
3.20 ĐTB/5. Xét về đánh giá sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến phát
triển cơ sở hạ tầng làng nghề được đánh giá ở mức khá với điểm số 3.44 ĐTB/5, điều này cũng thể hiện sự phối hợp tương đối tốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng làng nghề. Tuy có những đóng góp nhất định của các cơ quan quản lý nhà nước qua sự phối hợp liên kết hỗ trợ sự phát triển của làng nghề, có những hạn chế nhất định như tính đồng bộ, gắn kết giữa các lĩnh vực là chưa cao, công tác phối hợp về hội nhập giữa các bộ, ngành, giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương, doanh nghiệp chưa tốt.
3.4. Kết luận rút ra từ việc đánh giá điều kiện phát triển bền vững làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành
Từ kết quả nghiên cứu các điều kiện để phát triển bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành. Thực trang kết quả phân tích các điều kiện để phát triển bền vững làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành phải đảm bảo 5 điều kiện đó là: (1) Sự tích tụ tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp trong khu vực địa lý nhất định; (2) Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm thông qua chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề; (3) Lợi thế cạnh tranh; (4) Đổi mới sáng tạo,
3.4.1. Đánh giá tích tụ tập trung hóa các doanh nghiệp khu vực địa lý
3.4.1.1. Những mặt tích cực
Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước nằm ở vị trí phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, đã được quy hoạch thành 02 khu chuyên biệt gồm: Khu chuyên doanh và Khu sản xuất; trong đó khu chuyên doanh chỉ chuyên kinh doanh, trưng bày và mua bán các sản phẩm đá mỹ nghệ nằm trên các trục đường Nguyễn Duy Trinh, Huyền Trân Công Chúa, Sư Vạn Hạnh, Non Nước, Lê Văn Hiến và đường Trường Sa, trong lòng Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, xen kẽ cùng với các hộ dân; Khu sản xuất là khu tập trung các cơ sở sản xuất (doanh nghiệp) chuyên sản xuất, chế tác đá nằm cách Khu chuyên doanh khoảng 2km về phía tây nam, giáp với phường Hòa Quý với diện tích 35,5 ha, có đầy đủ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mảng cây xanh, hệ thống xử lý nước thải và các yêu cầu kỹ thuật khác để bảo vệ môi trường.
Như vậy, làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước hiện nay có sự tích tụ tập trung hóa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại khu vực phường Hòa Hải,
quận Ngũ Hành Sơn có nhiều điều kiện để trở thành một cụm liên kết phát triển trong tương lai.
Bên cạnh đó, qua phân tích khảo sát bởi công thức tính mức độ tương đồng khu vực LQ và theo đó có LQ = 1,102 >1, nên khả năng tập trung cao về liên kết ngành, giúp làng nghề tăng sự tích tụ để phát triển.
3.4.1.2. Những hạn chế
Do mới thành lập khu sản xuất tập trung theo Đề án quy hoạch làng nghề: Quyết định số 4313/QĐ-UBND ngày 04/6/2012 về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết TL 1/500 Làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước; hành Quyết định số 142/QĐ- UBND ngày 05/01/2013 về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chi tiết TL 1:500 Làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước và năm 2015 mới bắt đầu quy tụ các cơ sở sản xuất (doanh nghiệp) vào khu sản xuất tập trung nên còn nhiều hạn chế về quản lý, cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh đó công tác bố trí doanh nghiệp vào sản xuất còn nhiều bất cập như diện tích chia cho xây dựng nhà xưởng còn hạn chế nên ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cho doanh nghiệp. Quỹ đất để bố trí cho các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ Non Nước đã hết, nhưng còn hơn 100 cơ sở sản xuất chưa được bố trí vào làng nghề, vẫn còn sản xuất trong khu dân cư hoặc thuê lại những bãi đất trống để sản xuất hoặc thậm chí phải thuê lại diện tích của các cơ sở đã được bố trí đất trong khu làng nghề (với giá thuê cao hơn nhiều so với giá niêm yết); hơn nữa theo quá trình phát triển của làng nghề, nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi phải được bố trí diện tích sản xuất rộng hơn.
3.4.2. Đánh giá sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề
3.4.2.1. Những mặt tích cực
Sự liên kết dẫn đến sự hội tụ của các doanh nghiệp trong cùng ngành về một khu vực địa lý. Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp mang lại lợi ích lớn cho tất cả các bên liên quan, bao gồm các doanh nghiệp và cộng đồng. Đối với các doanh nghiệp lớn, liên kết kinh tế giúp giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí lao động, gia tăng năng suất, chuyên môn hoá hơn và linh hoạt hơn trong sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, liên kết mang lại những kinh nghiệm và kiến
thức kinh doanh, học hỏi từ doanh nghiệp lớn hơn, khả năng tiếp cận tài chính dễ dàng hơn và cơ hội tiếp cận với các thị trường lớn hơn. Đối với cộng đồng, liên kết kinh tế dẫn đến sự phát triển kinh tế của khu vực, kéo theo sự phát triển về dịch vụ và các bên cung cấp dịch vụ của khu vực, gia tăng tỷ lệ lao động có việc làm và các lợi ích xã hội khác.
Sức mạnh vượt trội của cụm liên kết ngành có thể qui một phần vào những mối liên kết đa dạng giữa các doanh nghiệp và sự hiệp lực mà các doanh nghiệp với nhau, sự liên kết đa dạng trong cụm như sự liên kết giữa các chủ thể vĩ mô, sự liên kết giữa các chủ thể vi mô và sự liên kết giữa các chủ thể vi mô với các chủ thể vĩ mô. Cụm liên kết ngành phát triển hơn sẽ có nền tảng cung ứng sâu hơn và chuyên biệt hơn, phạm vi các ngành liên quan rộng hơn, và những tổ chức hỗ trợ chuyên sâu hơn. Ranh giới của cụm liên kết ngành tiếp tục chuyển hóa khi các doanh nghiệp và ngành mới nổi lên, các ngành đã phát triển đầy đủ sẽ thu hẹp hoặc giảm đi, và các tổ chức địa phương sẽ phát triển và thay đổi. Những phát triển về công nghệ và thị trường tạo ra nhiều ngành mới, các mối liên kết mới hoặc thay đổi thị trường phục vụ.
Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát điều tra tại làng nghề ta cho ta đánh giá mức độ của sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề, có điểm số đánh giá là 3.44 ĐTB/5 (mức khá). Điểm đánh giá thể hiện ở làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước hiện nay có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực thi các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề thể hiện ở việc hình thành nên khu sản xuất tập trung với diện tích 35,5 ha tại địa bàn phường Hòa Hải và khu sản xuất tập trung chuyên doanh tại các tuyến đường Non Nước, Huyền Trân Công Chúa, Trường Sa, Nguyễn Duy Trinh;
Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp dịch vụ (vận tải, bảo hiểm hàng hóa, đóng gói bao bì, ngân hàng, điện, thông tin,..) có điểm số đánh giá là 3,74 ĐTB/5 (mức khá) và Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp thiết bị, có điểm số đánh giá là 3,69 ĐTB/5 (mức khá). Đây là điều kiện thuân lợi để làng nghề phát triển bởi các dịch vụ cung ứng cho làng nghề hiện nay rất phong phú, sự liên kết chia sẻ giữa các cơ sớ dịch này với các doanh nghiệp làng nghề rất thuận lợi, luôn
đảm bảo hợp tác cùng có lợi và hỗ trợ nhau phát triển.
3.4.2.2. Những mặt hạn chế
Liên kết mạng lưới là yếu tố rất quan trọng đối với việc gia tăng năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển bền vững của cụm liên kết ngành. Theo đó mạng lưới liên kết giá trị của cụm liên kết ngành gồm: liên kết dọc giữa các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, nhà cung ứng vật tư thiết bị, nhà sản xuất và khách hàng; liên kết ngang giữa các nhà sản xuất dưới hình thức hợp tác xã, hiệp hội làng nghề hoặc các loại hình công ty liên doanh, công ty cổ phần và liên kết tương hỗ giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tổ chức hỗ trợ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, năng suất và đảm bảo tính bền vững của chuỗi.
Bên cạnh sự liên kết giữa các chủ thể trong làng nghề thì vẫn còn đó sự thiếu bền vững trong liên kết giữ các cơ sở, doanh nghiệp với nhau và tính liên kết còn yếu, không bền vững.
Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát điều tra tại làng nghề trong (bảng 3.2) đánh giá mức độ của sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất với nhau có điểm số đánh giá là 1,79 ĐTB/5 (mức kém), điểm đánh giá giữa các nhà cung cấp nguyên liệu 1,99 ĐTB/5 (mức yếu). Điều này thể hiện sự liên kết rất yếu kém hiện nay ở các cơ sở sản xuất trong làng nghề, mạnh ai nấy làm và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản xuất của làng nghề. Bên cạnh đó sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất với các chủ thể vĩ mô gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội có liên quan trong phát triển làng nghề. Mức độ liên kết giữa các cơ sở sản xuất với các cơ quan quản lý nhà nước có điểm số đánh giá là 1.68 ĐTB/5 (mức kém), Mức độ liên kết giữa CSSX với các hiệp hội có điểm số đánh giá là 2.34 ĐTB/5 (mức yếu) và Mức độ liên kết giữa các CSSX với các tổ chức như: các viện nghiên cứu, các trường đại học có điểm số đánh giá là 2.42 ĐTB/5 (mức yếu). Đây là các khâu rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ cho sự phát triển của làng nghề bởi nếu doanh nghiệp chủ động trong các mối liên kết quan hệ với các tổ chức vĩ mô trên sẽ hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong làng nghề.