Đánh Giá Của Các Cssx Được Khảo Sát Về Chất Luợng Cơ Sở Hạ Tầng Trong Khu Sản Xuất Làng Nghề Tập Trung


Hình 3 1 Đánh giá của các CSSX được khảo sát về chất luợng cơ sở hạ 1


Hình 3.1. Đánh giá của các CSSX được khảo sát về chất luợng cơ sở hạ tầng trong khu sản xuất làng nghề tập trung

Nguồn: Phối hợp nghiên cứu tính toán của tác giả với Viện NCPT KT-XH Đà Nẵng

Đối với hệ thống cấp nước, cấp điện, một số ý kiến khảo sát cho rằng việc di dời vào khu sản xuất tập trung giúp các cơ sở sản xuất ổn định hơn trong sản xuất vì đảm bảo được nguồn nước đủ mạnh và ổn định điện sản xuất hơn trước đây khi sản xuất trong khu vực dân cư-nhu cầu lượng điện tiêu thụ trong khu sản xuất khoảng 30.000kw/h/ngày, do đó hơn một nửa kết quả khảo sát đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng điện, nước ở mức tạm được (57% và 51,3%) và mức tốt (32,8% và 28,6%).

Đối với hệ thống xử lý nước thải, bột đá và rác thải rắn, theo đánh giá của các cơ sở sản xuất (CSSX) được khảo sát thì chất lượng hiện tại chỉ ở mức ―Tạm được‖ và ―Kém‖: 43,6% đánh giá ở mức ―Tạm được‖ và 38,8% đánh giá ở mức ―Kém‖ đối với hệ thống xử lý nước thải; 45% đánh giá ở mức ―Tạm được‖, 40,7% đánh giá ở mức ―Kém‖ đối với hệ thống xử lý bột đá; và 44% đánh giá ở mức ―Tạm được‖ và 42,4% đánh giá ở mức ―Kém‖ đối với hệ thống xử lý rác thải rắn.

Tìm hiểu sâu về nguyên nhân cho những đánh giá này, các CSSX cho biết một trong những nguyên nhân gây hiện tượng nước ứ đọng nước và bột đá tại các vỉa hè trước mặt cơ sở (ngay cả trong mùa nắng nóng) phần lớn là do hệ thống thoát nước và bột đá của các xưởng trong khu sản xuất không được xây dựng theo đúng chuẩn

thiết kế yêu cầu. Việc phải di dời sang một nơi sản xuất mới và xây dựng mới lại cơ sở được xem là một ―gánh nặng‖ chi phí đối với nhiều cơ sở; do đó đa phần các cơ sở xây dựng nhà xưởng theo kiểu ―tạm bợ‖ đảm bảo nhu cầu sản xuất tức thời và tiết kiệm chi phí đến mức tối đa. Đối với hệ thống xử lý chất thải rắn, một số ý kiến cho biết hệ thống thùng rác được phân bổ trong khu sản xuất với mật độ thưa không đáp ứng được nhu cầu xả rác của các cơ sở; mặc dù đã nhiều lần ý kiến đối với Ban Quản lý làng nghề nhưng vẫn chưa được giải quyết bổ sung thùng rác.

Đối với việc xử lý bụi, bột đá, mặc dù quy hoạch làng nghề giai đoạn I đã có phương án xây dựng vành đai cây xanh, trong đó lựa chọn cây dương liễu và keo lá tràm trồng thành 2 lớp sau mỗi xưởng sản xuất; với ưu điểm của hai loại cây này là phát triển nhanh và dễ thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng cũng như chi phí cây giống thấp nhờ đó có thể đáp ứng diện tích đủ lớn vè che chắn bụi, bột đá. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lượng cây xanh trong khu sản xuất vẫn còn rất thưa thớt không đảm bảo bóng râm cũng như che chắn bụi tại đây.

Theo số liệu điều tra tại làng nghề hiện nay gần 80% được kết nối internet Wifi rộng khắp tại khu sản xuất tập trung, đảm bảo điều kiện về phát triển mạnh kết nối, giao thương điện tử cho làng nghề với các bên hữu quan để phát triển.

Bảng 3.22. Phân loại cơ sở sản xuất và diện tích đất được thuê



TT


Loại CSSX

Diện tích CSSX (m2)

Quy mô lao động

Loại sản phẩm sản xuất

Diện tích được phân bổ

1

Lớn

600-1000

Trên 15

Sản phẩm cao

trên 1 mét

500

2

Tương đối lớn

400-600

10-15

Sản phẩm cao

trên 1 mét

400

3

Vừa

300-400

7-9

Sản phẩm cao

trên 1 mét

300


4


Tương đối nhỏ


200-300


5-7

Sản phẩm có

chiều cao tương đối lớn


200

5

Nhỏ

Dưới 200

Dưới 5

Sản phẩm nhỏ

Dưới 200

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nguồn: Phối hợp nghiên cứu tính toán của tác giả với Viện NCPT KT-XH Đà Nẵng

Những bất cập về mặt bằng sản xuất tại khu sản xuất tập trung

Theo Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 của UBND Quận Ngũ

Hành Sơn về việc phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ vào Khu quy hoạch làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước quy định rõ đối tượng, tiêu chuẩn và phân loại qui mô CSSX được thuê đất sản xuất. Theo đó, CSSX được phân thành 05 loại (bảng 3.22)

Các CSSX đáp ứng các điều kiện được khảo sát thực tế để phân thành 05 nhóm cơ sở theo các quy mô trên để từ đó có quyết định diện tích được phân bổ lô sản xuất. Kết quả khảo sát thực tế do Ban Quản lý làng nghề thực hiện trong quy hoạch giai đoạn I, thời điểm trước khi di dời vào khu sản xuất tập trung, 522 CSSX được khảo sát được phân loại theo các tiêu chí trên bao gồm: 06 CSSX lớn; 26 CSSX tương đối lớn; 50 CSSX vừa; 280 CSSX tương đối nhỏ; 160 CSSX nhỏ

Sau gần 3 năm, kể từ (2014) được di dời vào khu làng nghề, kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện cho thấy 8% cơ sở được khảo sát có quy mô lao động dưới 5 người được phân bổ diện tích sản xuất từ 200-300m2, trong khi theo đúng quy định trên thì diện tích được phân bổ phải ở mức dưới 200 m2; hoặc đối với những CSSX có quy mô từ 7-9 lao động sẽ được phân bổ khu sản xuất mới có diện tích 300m2nhưng có 6,7% CSSX được khảo sát được phân bổ nhà xưởng với diện tích trong khoảng 100-200m2; hoặc đối với những CSSX được khảo sát có quy mô lao động từ 10-15 sẽ được bố trí khu sản xuất mới với diện tích 400m2nhưng thực tế 6,1% cơ sở loại này được phân bổ diện tích từ 200-300 m2. Việc phân bổ diện tích sản xuất trong khu làng nghề giai đoạn I phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước sản phẩm; tuy nhiên kết quả phỏng vấn sâu mà nhóm nghiên cứu thực hiện cho thấy có sự phàn nàn trong việc thiếu sự minh bạch, rõ ràng trong việc quyết định phân lô cho từng CSSX về diện tích cũng những vị trí nhà xưởng được phân bổ, người thực sự cần cơ sở để sản xuất thì vẫn chưa được xem xét phân bổ vào khu làng nghề, trong khi những cơ sở đáp ứng đủ điều kiện và được phân bổ thậm chí từ 2-3 lô nhưng vẫn còn để đất trống (nhà xưởng trống) chưa sử dụng. Kết quả là, cùng với nhu cầu thị trường đã xảy ra hiện tượng ―cho thuê lại‖ các CSSX chưa đủ điều kiện, hoặc không có điều kiện phân bổ vào khu sản xuất làng nghề tập trung lại phải thuê lại những CSSX đã được phân bổ với mức giá thuê thị trường.


Hình 3 2 Diện tích cơ sở sản xuất được phân bổ trong khu làng nghề giai 2


Hình 3.2. Diện tích cơ sở sản xuất được phân bổ trong khu làng nghề giai đoạn I theo quy mô lao động

Nguồn: Phối hợp nghiên cứu tính toán của tác giả với Viện NCPT KT-XH Đà Nẵng

Kết quả khảo sát thực tế mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện cho thấy việc phân loại quy mô cơ sở sản xuất theo 2 tiêu chí liên quan đến quy mô lao động và kích thước tượng sản xuất của cơ sở là thiếu đầy đủ và khó định lượng nên việc phân chia sẽ không đảm bảo được tính rõ ràng vì quy mô của CSSX không chỉ được đánh giá qua tiêu chí lao động và sản xuất sản phẩm có kích thước lớn hay nhỏ mà còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường; hơn nữa những tiêu chí này không có tính ổn định thường xuyên.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng khu thương mại tập trung, chuyên doanh.

Bên cạnh ưu điểm là hằng năm Di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn đón nhiều khách du lịch đến tham quan, năm 2019 đón hơn 2 triệu lượt khách. Sản phẩm đá mỹ nghệ của làng nghề là sản phẩm ưa thích không thể thiếu cho du khách khi đến Ngũ Hành sơn. Còn những khó khăn về hạ tầng khu thương mại, trưng bày sản phẩm bởi hiện nay các khu trưng bày sản phẩm chính của làng nghề chỉ tập trung tại các tuyến đường Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Duy Trinh. Tuy nhiên, tại các khu vực này đang quy hoạch dỡ dang chưa hoàn thành bố trí sắp xếp nên ảnh hưởng rất lớn đến việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm đá cho làng nghề.

3.2.6. Thực trạng xây dựng chuỗi liên kết làng nghề với du lịch

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước với lợi thế về vị trí địa lý nằm

sát các trung tâm du lịch lớn là Đà Nẵng và Hội An, hàng năm thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan. Theo Bảng PL7, cho biết số liệu thống kê của Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2020 tổng lượt khách đến tham quan, du lịch tại Đà Nẵng năm 2019 đạt 8.043 nghìn lượt người, trong đó, khách quốc tế ước đạt 3.248 nghìn lượt người, khách trong nước đạt 4.795 nghìn lượt người. Theo Bảng 3.2, thông tin số lượt khách đến tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2015 – 2020, trong đó riêng năm 2019 đón 2.104.296 lượt người, trong đó khách quốc tế đạt 1.331.738 lượt người, khách nội đón 772.558 lượt người.

Sản phẩm làng nghề được bày bán tại các cửa hàng và showroom tập trung lớn tại các tuyến đường như: Lê Văn Hiến, Huyền Trân Công Chúa, Non Nước, Nguyễn Duy Trinh, Trường Sa phục vụ nhu cầu tham quan mua sắm của du khách khi đến tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn. Thời gian qua, các mối liên kết trong phát triển du lịch làng nghề được chú trọng và quan tâm ngoài những sản phẩm làng nghề được chú trọng thì các sản phẩm du lịch kết hợp được xây dựng như: triển khai Lễ hội Thạch nghệ tổ sư làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, Lễ hội Quán Thế Âm kết hợp quảng bá sản phẩm làng nghề…

Tuy nhiên, chuỗi liên kết làng nghề với du lịch còn nhiều bất cập, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của Danh thắng Ngũ Hành Sơn, cũng như các địa danh du lịch nổi tiếng khác như Hội An, Mỹ Sơn, Huế. Bên cạnh đó, vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch làng nghề vẫn chưa được chú trọng. Hoạt động du lịch làng nghề thời gian qua còn gặp khó khăn trong việc liên kết, hợp tác giữa các địa phương chỉ dừng lại ở mức độ ban đầu, chưa có cơ quan điều phối hoạt động phát triển du lịch chung của làng nghề để xây dựng cơ chế điều phối, hợp tác, liên kết hiệu quả.

Các khó khăn trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên vẫn nổi lên các nguyên nhân chính đó là: thứ nhất công tác xây dựng, phê duyệt và triển khai quy hoạch làng nghề gắn với du lịch chưa được triển khai, hiện nay làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đã được quy hoạch vào khu sản xuất tập trung với diện tích 35,5ha tại khu vực phường Hoà Hải, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, vấn đề ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi đang là bài toán nan giải cho

việc thiết kế các tour, tuyến du lịch đến tham quan khu sản xuất tại làng nghề; thứ hai đó là các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch tuy đa dạng nhưng còn ở quy mô nhỏ, các sản phẩm du lịch đặc thù của làng nghề độ tinh xảo chưa cao, các nhà sản xuất làng nghề chưa có sự rạch ròi trong việc sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ tại làng nghề, quá chú trọng đến sản phẩm lớn, cao cấp mà không quan tâm tới thị trường đồ lưu niệm nhỏ, có thể mang đi khi khách du lịch có nhu cầu mua, vấn đề nữa là mẫu mã, chủng loại sản phẩm cũng quá đơn điệu và không hợp với nhu cầu của thị trường. Người thợ mới chỉ để ý đến kỹ thuật, sản xuất theo ý thích bản thân hoặc rập khuôn theo truyền thống mà chưa có sự sáng tạo và tìm hiểu thị hiếu của khách du lịch; thứ ba là người dân tại làng nghề thiếu những kiến thức chung về văn hóa, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ cũng như khả năng giao tiếp với khách du lịch nên gặp khó khăn trong việc giới thiệu sản phẩm làng nghề…Đó cũng một trong những lý do khiến chuỗi liên kết làng nghề với du lịch còn nhiều bất cập, chưa phát triển mạnh.

3.2.7. Cơ chế chính sách của nhà nước tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở doanh nghiệp tại làng nghề

3.2.7.1. Chính sách quy hoạch xây dựng phát triển làng nghề

Trong những năm qua, bằng việc lồng ghép nhiều chương trình mục tiêu Quốc gia và các chương trình hỗ trợ của Chính phủ như chương trình khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, (Nghị định 134/2004/NĐ-CP), phát triển ngành nghề nông thôn (Quyết định 132/2000/QĐ-TTg), chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg; Quyết định 81/2005/QĐ-TTg), chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 61/2010/NĐ-CP); Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 quy định về quản lý và phát triển cụm công nghiệp; Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 về khuyến công. Bên đó, thành phố cũng ban hành nhiều văn bản như Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND ngày 11/8/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định chính sách khuyến công; Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 quy định chính sách khuyến công; Kế hoạch số 9585/KH-UBND ngày 24/11/2017 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày

08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đã góp phần thiết lập khung pháp lý, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển.

Thành phố Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề tại phường Hoà Hải. Cụ thể dự án quy hoạch làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non nước tại khu đất 35,5 phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn theo Quyết định 4313/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành về việc phê duyệt đề án quy hoạch khu sản xuất tập trung làng nghề đá mỹ nghệ Non nước, đến năm 2013 hạ tầng cơ bản hoàn thành và thực hiện bố trí, sắp xếp cho các hộ sản xuất vào khu sản xuất tập trung làng nghề. Tính đến thời điểm hiện tại có gần 400 cơ sở được bố trí vào khu sản xuất tập trung này. Hiện nay vẫn còn hơn 200 cơ sở vẫn còn đang sản xuất xen lẫn trong khu dân cư. Do thiếu đất để bố trí. Dự kiến thành phố đang có chủ trương tiếp tục mở rộng cụm công nghiệp làng nghề hiện có để bố trí các cơ sở còn lại để tập trung vào cụm ổn định sản xuất.


Hình 3 3 Đánh giá của cơ sở sản xuất về chất lượng dịch vụ được hỗ 3

Hình 3.3. Đánh giá của cơ sở sản xuất về chất lượng dịch vụ được hỗ trợ khi di chuyển vào khu sản xuất làng nghề trong giai đoạn I

Nguồn: Phối hợp nghiên cứu tính toán của tác giả với Viện NCPT KT-XH Đà Nẵng Kết quả khảo sát các CSSX đã được di chuyển vào khu sản xuất tập trung theo quy hoạch làng nghề giai đoạn I về chất lượng dịch vụ hỗ trợ đối với thủ tục hồ sơ khi đăng ký vào làng nghề thì 31% ý kiến đánh giá ở mức ―hài lòng‖ và 59,4% đánh

giá ở mức ―tạm được‖. Riêng đối với các khoản chi phí được hỗ trợ khi di dời vào khu làng nghề thì chỉ có 13,6% CSSX được khảo sát đánh giá ―hài lòng‖, còn đa phần các CSSX khác đều cho rằng họ không hề nhận được bắt cứ sự hỗ trợ nào về tài chính khi di dời vào khu làng nghề.

Liên quan đến những khó khăn, vướng mắc mà các CSSX đá mỹ nghệ đang hoạt động trong khu làng nghề, kết quả khảo sát cho thấy lại một lần nữa 73,6% ý kiến phản hồi vẫn là diện tích cơ sở sản xuất được phân bổ không hợp lý, 27,8% phàn nàn về kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, 27,8% cho rằng việc bố trí vị trí, không gian cơ sở của mình không tạo được thuận tiện trong sản xuất và nhiều ý kiến phản hồi khác liên quan đến hệ thống kết cấu hạ tầng, xử lý ô nhiễm không khí, nước thải, không được nhận bắt kỳ những hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương khi di dời vào khu làng nghề như đã được cam kết trong các cuộc vận động trước đó; hoặc các khoản phí, thuế đất, thuế thu nhập cá nhân họ phải nộp nhiều hơn so với trước khi di dời vào làng nghề.

Các CSSX cho biết ngoài việc phải tốn những khoản chi phí khi di dời sang nơi sản xuất mới cùng với các khoản chi phí xây dựng mới nhà xưởng thì thời gian di dời cũng là chi phí lớn đối với những CSSX vì trong thời gian này cơ sở phải ngưng hoạt động. Điều này cũng được thể hiện rõ qua kết quả khảo sát khi thấy rõ mối quan hệ giữa thời gian CSSX vào làng nghề cũng là thời gian CSSX có tình trang hoạt động kinh doanh thua lỗ hoặc hòa vốn.

Các chính sách và dự án hỗ trợ làng nghề triển khai còn chậm, nhiều chính sách và dự án hỗ trợ gần như chưa được thực hiện. Số lượng CSSX ở làng nghề nhận được chính sách hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế. Qua khảo sát tại làng nghề trong gần 550 cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề thì mới chỉ có 376 cơ sở sản xuất nhận được chính sách hỗ trợ về bố trí mặt bằng sản xuất, 20 cơ sở được hỗ trợ vay vốn ưu đãi sản xuất, 221 cơ sở hỗ trợ về thuế.

Tóm lại, bên cạnh sự quan tâm của thành phố và địa phương về các chính sách hỗ trợ phát triển của làng nghề nhưng đến nay kinh tế làng nghề cũng bộc lộ nhiều vấn đề từ quy hoạch, đất đai, ô nhiễm môi trường. vấn đề làng nghề đang bị ô nhiễm, vấn đề đầu ra sản phẩm bấp bênh. Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước có truyền thống lâu đời được sản phẩm đá mỹ nghệ của làng nghề được tiêu thụ cả nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới nhưng đến nay, nhiều doanh

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 12/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí