Thực Tiễn Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gắn Với Du Lịch Của Một Số Địa Phương Ở Việt Nam.


tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, nguồn nguyên liệu cũng phải vận chuyển nơi xa về thì nhu cầu về hệ thống giao thông vận tải phát triển thuận lợi cho các làng nghề giảm chi phí vận chuyển, tạo điều kiện giao lưu, phát triển thị trường, ký kết hợp đồng, ký kết hợp đồng, liên doanh liên kết... Hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước, bưu chính viễn thông... cũng có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển của các làng nghề truyền thống gắn với du lịch.

Vốn cho sản xuất kinh doanh: Đây là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Các làng nghề truyền thống muốn đầu tư phát triển, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị mới, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường... đều phải cần đến nhu cầu vốn. Vốn nhiều hay ít do nhu cầu quy mô, đặc điểm sản xuất sản phẩm các ngành nghề ở từng làng nghề. Ngày nay, các làng nghề đang phát triển theo xu thế hiện đại, đa dạng, chuyên môn hóa, sản phẩm hàng loạt... thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Sự đáp ứng về vốn có một ý nghĩa quyết định cho sự hội nhập, cạnh tranh và phát triển của các làng nghề.

Nguồn nhân lực: Những nghệ nhân, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và những người thợ thủ công có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Những nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề là những người truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là những người sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo thu hút du khách. Ngày nay, việc phát triển sản xuất theo hướng CNH, HĐH, hội nhập, thị trường cạnh tranh đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cao. Đó là đội ngũ các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh phải am hiểu nhiều mặt kinh tế, xã hội. lực lượng quản lý phải tinh thông, đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn cao... để đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

* Nhân tố về môi trường, chính sách:


Quá trình hội nhập và phát triển đòi hỏi cùng với quá trình đổi mới chính sách. Hệ thống các chính sách của Nhà nước cũng có những tác động to lớn, có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển kinh tế xã hội nói chung các các làng nghề truyền thống nói riêng. Sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu, mà các công cụ quan trọng nhất là các chính sách, đặc biệt là các chính sách kinh tế. Các chính sách này có vai trò trong việc hoạch định, hỗ trợ làng nghề phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và phát triển kết hợp với du lịch nói riêng.

* Các nhân tố về điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, các nguồn tại nguyên thiên nhiên là những nguồn lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng, miền nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng. Trong phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, các nhân tố này có thể trở thành điều kiện để hình thành và phát triển làng nghề, cũng có thể là đối tượng lao động để các làng nghề khai thác và chế biến. Vị trí địa lý thuận lợi cũng sẽ tạo cho sự giao lưu kinh tế, mở rộng hợp tác, hội nhập kinh tế, phát triển thị trường... tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển.

* Yếu tố truyền thống:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Yếu tố này cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Trong các làng nghề truyền thống các nghệ nhân, thợ cả có tay nghề cao là những hạt nhân để bảo tồn, duy trì và phát triển làng nghề. Những nét độc đáo của sản phẩm truyền thống gắn với đặc trưng văn hóa của từng làng nghề là những giá trị vô hình tạo nên sự tồn tại phát triển của các làng nghề. Những luật lệ, quy ước, phong tục tập quán của các làng nghề cũng tạo ra những phong cách riêng về đạo đức nghề nghiệp và cũng có khi thúc đẩy làng nghề và cũng có thể kìm hãm sự phát triển các làng


Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội - 6

nghề. Những yếu tố truyền thống phải được kết hợp chặt chẽ với việc tiếp thu những yếu tố mới, đặc biệt là về khoa học, công nghệ, thị trường, hội nhập và cạnh tranh... để các làng nghề và sản phẩm của nó vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc vừa được xã hội, thị trường tiếp nhận và thúc đẩy phát triển.‌

1.2. Thực tiễn phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch của một số địa phương ở Việt Nam.

1.2.1. Thực tiễn việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch của một số địa phương ở Việt Nam.

1.2.1.1. Phát triển làng nghề gắn với du lịch ở Bắc Ninh.

Bắc Ninh là vùng đất văn hiến, có bề dày truyền thống văn hóa và thường được xem là trung tâm của những lễ hội dân gian, nơi có hai di sản văn hóa của nhân loại: dân ca Quan họ Bắc Ninh và Ca trù. Không những vậy, Bắc Ninh còn là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. Ðây là tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của du khách và các hãng lữ hành.

Hầu hết các làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử phát triển lâu dài, thậm chí đã tìm thấy dấu tích làng nghề từ những thế kỷ trước công nguyên. Ở thiên niên kỷ sau công nguyên, đã hình thành những trung tâm làng nghề bao quanh thủ phủ Luy Lâu - Long Biên. Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, nhất là thời Lý - Trần - Lê, nghề thủ công và các làng nghề phát triển rộng khắp. Làng nghề thủ công ở đây thật sự phong phú, đa dạng từ việc chế biến nông sản, thực phẩm làm các món ăn đặc sản, sản xuất các vật dụng gia đình, chế biến tạo công cụ sản xuất nông nghiệp, đến làm các mặt hàng mỹ nghệ, các sản phẩm phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt lễ hội, các sản phẩm nghệ thuật, làm các nghề xây dựng nhà cửa, đình, chùa, đền miếu...

Ðến nay, toàn tỉnh Bắc Ninh vẫn còn 62 làng nghề thủ công, trong đó có 31 làng nghề thủ công truyền thống. Trong số đó, hiện có 28 làng nghề


phát triển ổn định với 25 làng nghề truyền thống. Lượng khách du lịch đến tham quan các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng từ 20 đến 25 nghìn lượt khách mỗi năm, chiếm tỷ lệ 11% đến 14% khách du lịch đến Bắc Ninh. Một số làng nghề bước đầu đã thu hút được khách như Gốm Phù Lãng, Tranh Ðông Hồ, Gỗ Ðồng Kỵ... Bên cạnh việc được chiêm ngưỡng và tự tay tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm truyền thống, du khách còn đồng thời được khám phá những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc luôn gắn liền với lịch sử phát triển của sản phẩm làng nghề. Các di tích lịch sử văn hóa làng nghề đã được quan tâm tu bổ, tôn tạo, nhiều di tích tiêu biểu như đình, chùa, đền, nhà thờ tổ sư đã được Nhà nước cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh như: lăng mộ tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền ở Ðại Bái, lăng mộ và đền thờ tổ sư nghề đúc đồng Nguyễn Công Nghệ ở Quảng Bố, đình chùa làng Ðồng Kỵ, đình đền làng Trang Liệt, đền thờ Thái bảo Quận công Trần Ðức Huệ ở Ða Hội, đình chùa làng Phù Lưu, đình Ðình Bảng, đền Ðô, đình làng Dương Ổ... Lễ hội ở các làng nghề truyền thống cũng được khôi phục và duy trì với nhiều nghi thức trang nghiêm với các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian phong phú, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng của các làng nghề truyền thống như: lễ hội làng nghề Ðại Bái, lễ hội làng nghề Ðồng Kỵ, lễ hội đền Ðô

- Ðình Bảng, lễ hội làng Ðống Cao, làng Châm Khê...

Tuy nhiên việc phát triển du lịch làng nghề ở Bắc Ninh còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế, để khắc phục và thúc đẩy tốc độ trăng trưởng du lịch làng nghề trong thời gian tới, du lịch Bắc Ninh đang hướng vào triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó tiếp tục hoàn thiện quy hoạch hệ thống các làng nghề phục vụ du lịch và đẩy mạnh đầu tư nhằm hoàn thiện đồng bộ để hình thành ở mỗi làng nghề là một điểm đến. Trong đó, ưu tiên cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho làng nghề gắn với chương


trình văn hóa nông thôn mới, tập trung vào hệ thống công trình giao thông đi lại trong từng làng nghề... Quá trình đầu tư có tính đến sự phù hợp của hệ thống đối với cảnh quan tự nhiên của các làng nghề nhằm thu hút khách du lịch.

Nâng cao hoạt động của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch, lựa chọn một số làng nghề đang thu hút khách để định hướng đầu tư các dịch vụ du lịch, hình thành nên các phòng trưng bày (hay bảo tàng làng nghề) các trạm thông tin và hướng dẫn du lịch. Ưu tiên việc đầu tư các thiết chế văn hóa, thể thao để duy trì và tăng cường các hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng làng nghề phục vụ du khách. Tích cực tuyên truyền văn hóa du lịch tới từng hộ dân để từng bước đẩy mạnh hoạt động du lịch cộng đồng tại làng nghề, hướng đến tự các làng nghề tổ chức và điều hành các hoạt động du lịch. Tiếp tục đầu tư vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia để trùng tu, tôn tạo các di tích gắn với lịch sử làng nghề. Phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống như các phong tục, tập quán riêng có của từng làng nghề chẳng hạn: tục chọn giờ để đốt lò ở làng Ðại Bái, hoặc lệ ăn Tết cùng vào ngày 30 tháng Giêng. Hay tục lễ đốt lò ở làng gốm Phù Lãng, tục lệ trình nghề vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán ở làng Ðại Mão. Phục hồi và duy trì các hình thức sinh hoạt văn nghệ như đội tuồng của các làng nghề Ðồng Kỵ, Ða Hội, hát Quan họ ở Nội Duệ, Lũng Giang, Tam Khê...

Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch làng nghề như tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế. Giới thiệu thông tin chi tiết về các sản phẩm làng nghề trên các tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các sách báo, ấn phẩm mà khách du lịch thường quan tâm theo dõi. Ðẩy mạnh việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở các thành phố, đô thị lớn là nơi tập trung nhiều du khách. Các cửa hàng trưng bày này có thể kết hợp giới thiệu về những truyền tích, giai thoại về các vị tổ


sư, những người thợ cùng với kinh nghiệm kết tinh trí tuệ nét đẹp văn hóa của những làng nghề.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch để hình thành một đội ngũ du lịch tại chỗ theo hai hướng: hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề; huy động cộng đồng dân cư tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Trong đó, ưu tiên vinh danh những nghệ nhân và khuyến khích những nghệ nhân này trực tiếp hướng dẫn khách du lịch tham gia vào quá trình hướng dẫn sản xuất sản phẩm cho các du khách.

Ða dạng hóa sản phẩm làng nghề, tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị nghệ thuật, phù hợp với thị hiếu của du khách. Hầu hết du khách khi đi du lịch ít khi mua các sản phẩm có kích thước và trọng lượng lớn. Họ thường có xu hướng mua các sản phẩm vừa và nhỏ, độc đáo, lạ mắt, có giá trị nghệ thuật để làm đồ lưu niệm hoặc làm quà cho người thân. Các làng nghề cần tìm hiểu nắm bắt được nhu cầu này của khách du lịch để tạo ra các sản phẩm phù hợp. Ðối với một số làng nghề, khi khách du lịch tới tham quan các cơ sở sản xuất có thể hướng dẫn họ tự làm một số sản phẩm đơn giản. Du khách thường tìm hiểu quy trình sản xuất, cách làm và đặc biệt thích tự tay mình làm được một sản phẩm nào đó dù rất đơn giản dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân hay những người thợ ở đây. Khi đó những trải nghiệm mà du khách có được sẽ càng có giá trị và ấn tượng mạnh mẽ về chuyến đi. Nó cũng sẽ tạo nên sự khác biệt, điểm nhấn độc đáo của chuyến tham quan.

Liên kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch của tỉnh và các địa phương khác để xây dựng sản phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin và có nguồn khách ổn định. Các đơn vị kinh doanh lữ hành cần phối hợp cơ quan quản lý nhà nước tổ chức tốt các tour du lịch làng nghề để qua đó


du khách có thể quảng bá sản phẩm bằng hình thức truyền miệng từ người này sang người khác.

Trong bối cảnh như hiện nay, phát triển làng nghề gắn với du lịch ở Bắc Ninh đã được quan tâm, qua đó đã tạo nên bước đột phá mới cho sự phát triển của làng nghề truyền thống.

1.2.1.2. Phát triển làng nghề gắn với du lịch ở Thừa Thiên Huế.

Với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thừa Thiên Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra: đón ba triệu khách vào năm 2015, trong đó có gần 50% khách quốc tế. Để đạt mục tiêu trên, vấn đề đặt ra là đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để triển khai lồng ghép các tour, tuyến du lịch gây ấn tượng.

Mấy năm gần đây, Thừa Thiên Huế đã rất quan tâm phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, xem đây là loại hình phát triển tổng hợp, đưa du khách tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống.

Toàn tỉnh hiện có 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công truyền thống có thể xây dựng và phát triển thành các tour du lịch làng nghề với nét đặc trưng riêng như làng gốm Phước Tích, làng thêu Thuận Lộc, làng nón Phú Cam, đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La… Vào những năm lẻ, Thừa Thiên Huế có festival nghề truyền thống là

dịp phô diễn, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đây cũng là điểm nhấn để hình thành tour du lịch làng nghề. Điểm lại hoạt động khai thác tuyến du lịch làng nghề, thấy rằng công việc hãy còn là sự khởi động ban đầu. Việc đầu tư, tổ chức khai thác tuyến du lịch làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là việc tổ chức kết nối các làng nghề truyền thống để đưa vào các hoạt động


du lịch nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người dân làng nghề và cơ hội kinh doanh bền vững cho các doanh nghiệp du lịch.

Làng nghề và thế mạnh nghề truyền thống thì đã được xác định, nhưng điều đặt ra là chất lượng sản phẩm, đầu ra cho các làng nghề chưa được khơi thông. Một vài làng nghề tự mày mò chào bán sản phẩm mang tính tự phát chưa định hình bền vững nên chưa phát huy tốt tiềm năng của mình. Làng nghề kết nối với doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành là điều kiện tốt nhằm phát huy thế mạnh của du lịch làng nghề. Do vậy, để phát triển được loại hình này cần có sự góp sức rất nhiều từ các nhà làm chính sách, các cấp chính quyền cùng cư dân làng nghề; mấu chốt vẫn là các doanh nghiệp trong ngành du lịch. Khi doanh nghiệp quan tâm đến loại hình du lịch này, nó sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình đến với du khách.

Các nhà quản lý chuyên ngành du lịch cho rằng, phát triển làng nghề gắn với du lịch là xu hướng thu hút du khách, nó tạo sự hấp dẫn, mới lạ. Rất nhiều du khách đã về tận các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Du khách đã thật sự bất ngờ, thích thú khi được người thợ nón lưu tên, ảnh của họ vào chiếc nón bài thơ mang về làm vật kỷ niệm của chuyến du lịch về vùng đất Cố đô Huế. Qua các kỳ festival, tour du lịch “Hương xưa làng cổ” đã làm sống lại một làng nghề gốm cổ của làng quê Phước Tích nằm bên dòng sông Ô Lâu hiền hòa thơ mộng. Làng nghề Phước Tích còn là một ngôi làng cổ độc đáo, cả làng sống nhờ nghề gốm. Bao nhiêu năm khó khăn do nghề gốm trên đường mai một, nay qua chương trình “Hương xưa làng cổ” Phước Tích đang mở ra cơ hội mới phục hồi làng nghề. Tuy nhiên, để phục hồi làng nghề không phải là chuyện ngày một ngày hai. Làng nghề muốn phát triển cần có sự quy hoạch tổng thể, quy hoạch điểm nhấn, gắn phát triển sản xuất với du lịch và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền cho sản phẩm

Ngày đăng: 12/08/2022