Đánh Giá Về Lợi Thế Cạnh Tranh Trong Làng Nghề Hiện Nay

3.4.3. Đánh giá về lợi thế cạnh tranh trong làng nghề hiện nay

3.4.3.1. Những mặt tích cực

Làng nghề truyền thống với thực trạng lợi thế cạnh tranh hiện nay gồm chi phí, các nguồn lực đầu vào, sự phát triển của các ngành liên quan, cơ chế chính sách và sự khác biệt.

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước được quy hoạch vào khu sản xuất tập trung nên có nhiều lợi thế trong giảm chi phí sản xuất do gần kề về địa lý tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô, giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng cường liên kết, chia sẻ thông tin và các nguồn lực khác. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong làng nghề sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư, thị trường đầu tư và dây chuyền công nghệ hiện đại.

Lợi thế cạnh tranh do sự khác biệt, có điểm đánh giá là 3,55 ĐTB/5 (mức khá), lợi thế cạnh tranh về cơ sở hạ tầng, có điểm đánh giá là 3,50 ĐTB/5 (mức khá), lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực, có điểm số đánh giá là 3,46 ĐTB/5 (mức khá). Đây là các thế mạnh của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ hiện nay. Với lợi thế là nguồn nhân lực dồi dào, yêu nghề, có truyền thống hơn 400 năm và nơi tập trung nhiều nghệ nhân, thợ giỏi tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ nổi tiếng không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu. Thực tế theo số liệu thống kê hiện nay thì làng nghề đang có hơn 4.000 lao động, được đào tạo có tay nghề, có truyền thống. Bên cạnh đó làng nghề được quy hoạch vào khu sản xuất tập trung tại phường Hòa Hải với 35,5 ha là khu sản xuất tập hợp các cơ sở sản xuất bên cạnh đó khu trưng bày giới thiệu sản phẩm nằm ở các tuyến đường Non Nước, Huyền Trân Công Chúa, Lê Văn Hiến, Trường Sa và Nguyễn Duy Trinh đã tạo thành khu vực sôi động cho làng nghề. Về cơ sở hạ tầng làng nghề hiện nay được đầu tư đồng bộ gồm khu sản xuất nhà xường, đường giao thông nội bộ, cây xanh chắn bụi, hệ thống thoát nước mưa, nước sản xuất được dẫn về trạm xử lý nước thải để xử lý trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Như vây, với cơ sở hạ tầng được đầu tư cơ bản đảm bảo cho quá trình tích tụ tập trung sản xuất của làng nghề để đạt đến phát triển theo hướng cụm liên kết ngành. Về sự khác biệt, thì làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước với lịch sử lâu đời, sản phẩm nổi tiếng và làng nghề

được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia được thị trường trong và ngoài nước ưu chuộng, mang thương hiệu đá mỹ nghệ Non Nước và đây là lợi thế cạnh tranh lớn cho làng nghề hiện nay.

3.4.3.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những mặt mạnh đã có và đạt được trong quá trình phát triển của làng nghề thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của làng nghề. Xét về tiêu chí lợi thế cạnh tranh về vốn, có điểm đánh giá là 2,57 ĐTB/5 (mức yếu). Vốn là yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh và là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu không có vốn sẽ không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh sẽ gây ra những tổn thất rất lớn như sản xuất đình trệ, không đảm bảo được các hợp đồng đã ký, không giữ được khách hàng. Vốn không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định được chỗ đứng của mình mà còn là điều kiện thuận lợi tạo nên sự cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làng nghề hiện nay dưới tác động của quy luật cạnh tranh, cùng với khát vọng lợi nhuận thì các doanh nghiệp làng nghề phải không ngừng phát triển vốn kinh doanh của mình và do đó nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn, vốn là điều kiện để tạo lợi thế cạnh tranh để đứng vững trên thị trường.

Đối với lợi thế cạnh tranh về chi phí, có điểm số đánh giá là 2,49 ĐTB/5 (mức yếu). Điều này chứng tổ các doanh nghiệp làng nghề hiện nay yếu ở khâu chi phí để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Bởi chiến lược dẫn đầu chi phí thấp là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản xuất ra sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp để có thể định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm được thị phần lớn. Ở làng nghề đa phần là doanh nghiệp nhỏ nên việc cạnh tranh về chi phí rất khó khăn. Bởi cạnh tranh về chi phí thích hợp với những đơn vị sản xuất kinh doanh quy mô lớn có khả năng giảm chi phí trong quá trình hoạt động nó cho phép doanh nghiệp qua mặt các đối thủ cạnh tranh bằng cách sản xuất hàng hoá và dịch vụ với giá thành thấp hơn. Có hai lợi thế phát sinh từ chiến lược này: (1) vì có

chi phí thấp nên doanh nghiệp có thể đặt giá thấp hơn đối thủ nhưng vẫn có mức lợi nhuận bằng họ. Nếu các doanh nghiệp trong ngành đặt giá như nhau cho sản phẩm của họ thì doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn, (2) nếu như cạnh tranh ngành tăng và các doanh nghiệp bắt đầu cạnh tranh về giá, doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ có khả năng chịu đựng được sự cạnh tranh tốt hơn các doanh nghiệp khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

3.4.4. Đánh giá về đổi mới sáng tạo

3.4.4.1. Những mặt tích cực

Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - 21

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, với đặc thù các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tính riêng biệt cao, số lượng sản phẩm giống nhau không nhiều nên đòi hỏi người làm nghề cần sự sáng tạo trong thay đổi mẫu mã, kiểu dáng và họa tiết trang trí. Do đó các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm, học hỏi các mẫu mã trang trí mới trên các phương tiện thông tin đại chúng và sáng tạo trang trí trên sản phẩm mang tính độc đáo, đậm nét văn hóa của người Việt cũng như văn hóa thế giới tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Bên cạnh việc thúc đẩy thiết kế sáng tạo, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm thì việc chủ động đổi mới, sáng tạo trong đổi mới hình thức, mô hình sản xuất cũng rất quan trọng. Trong những năm qua nhiều doanh nghiệp làng nghề đã mạnh dạn thay đổi cách thức sản xuất, thay đổi công nghệ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề.

Qua kết quả khảo sát, điều tra tại làng nghề theo đó tiêu chí đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo sản phẩm của doanh nghiệp, có điểm số đánh giá là 3,62 ĐTB/5 (mức khá). Điều này chứng tỏ năng lực đổi mới sáng tạo trong thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại làng nghề được chú trọng và có kết quả đáng ghi nhận.

3.4.4.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tại làng nghề thì vẫn còn đó những tiêu chí chưa tốt mà chỉ đạt ở mức trung bình trở xuống. Đối với tiêu chí đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo trong quy trình phương pháp sản xuất của doanh nghiệp, có điểm đánh giá là 3,30 ĐTB/5 (mức trung bình). Ngoài ra các tiêu chí có điểm đánh giá thấp như tiếu chí đánh giá mức

độ đổi mới sáng tạo tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp có điểm số đánh giá là 2,49 ĐTB/5 (mức yếu) và tiêu chí đánh giá mức độ đổi mới cách tổ chức hoạt động của doanh nghiệp có điểm số đánh giá là 2,55 ĐTB/5 (mức yếu).

3.4.5. Đánh giá về cơ chế chính sách và sự quản lý của nhà nước

Nhà nước có các chính sách đối với sự phát triển của làng nghề thể hiện ở công tác tổ chức quản lý làng nghề, công tác ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến làng nghề, các chính sách hoạch định dự án phát triển làng nghề và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với làng nghề.

Có thế nhận thấy vai trò to lớn của các chính sách trong hoạch định, hỗ trợ cho làng nghề phát triển, tạo môi trường sản xuất kinh doanh cho sự phát triển của làng nghề. Với các chính sách tín dụng về ưu đãi, miễn giảm thuế, chính sách đầu tư khai thác huy động vốn và phân phối sử dụng vốn trong đầu tư để tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý về ngành nghề trong một chỉnh thể thống nhất. Cùng với chính sách tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng, tập trung hỗ trợ những ngành mũi nhon, những doanh nghiệp có tầm quan trọng nhằm tạo đà cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của làng nghề phát triển

3.4.5.1. Những mặt tích cực

Đánh giá về sự hỗ trợ của nhà nước đối với sự phát triển của làng nghề, theo đó, Sự hỗ trợ về nhu cầu của doanh nghiệp về kết cấu hạ tầng chung, có điểm đánh giá là 3,80 ĐTB/5 (mức khá) điều đó cũng thể hiện trong nhẵng năm qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho làng nghề được quan tâm của nhà nước đã giúp cho làng nghề hình thành nên khu hội tụ cho các cơ sở sản xuất tập trung liên kết để phát triển góp phần vào việc định hình nên cụm liên kết ngành sơ khai cho làng nghề.

Sự khuyến khích và tạo thuận lợi cho các liên kết sản xuất tại làng nghề, có điểm đánh giá là 3,27 ĐTB/5, đây là mức điểm trung bình những ở điểm số cận cao trong tiêu chí đánh giá, bởi với sự quan tâm của nhà nước mong muốn các doanh nghiệp làng nghề được quy tụ tập trung lại thành cụm sản xuất kinh doanh, liên kết để phát triển tạo nên cơ hội liên kết hợp tác để phát triển

Các tiêu chí đánh giá như cung cấp dịch vụ công, giải quyết các nhu cầu liên đới của doanh nghiệp, cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động theo

nhóm có điểm số đánh giá lần lượt là 3,03 ĐTB/5; 2,61 ĐTB/5; 3,29 ĐTB/5. Đây là các mức hỗ trợ còn ở mức trung bình, chưa có sự đột phá lớn đối với làng nghề. Điều quan trong hiện nay là nhiều doanh nghiệp làng nghề cần có sự giúp sức lớn từ nhà nước về giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển để đảm bảo sự giải quyết kịp thời các nhu cầu cần thiết cho các doanh nghiệp làng nghề.

3.4.5.2. Những mặt hạn chế

Những kết quả đạt được trong các tiếu chí hỗ trợ của nhà nước đối với sự phát triển của làng nghề được chứng minh bởi các điểm số trung bình trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với làng nghề. Bên cạnh đó nhiều tiêu chí có điểm số còn thấp cụ thể như: sự hỗ trợ trong nghiên cứu, có điểm đánh giá là 2,73 ĐTB/5 và sự hỗ trợ trong đổi mới chuyển giao công nghệ, có điểm đánh giá là 2,56 ĐTB/5. Đây là các điểm số thấp. Các yếu tố như công nghệ, nghiên cứu phát triển sản phẩm làng nghề rất quan trọng đối với đặc thù làng nghề thủ công truyền thống mà đặc biệt là làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước luôn yêu cầu cao về sự sáng tạo, đổi mới đi đôi với sự chuyển giao công nghệ để phát triển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra cho làng nghề.

3.5. Tóm tắt chương 3

Phân tích toàn diện và có chiều sâu về thực trạng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước trong thời gian qua, từ đó xác định được những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành. Những điều kiện thuân lợi gồm: sự tích tụ, tập trung hóa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã đạt được ở mức độ khá cao với số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong không gian lãnh thổ giới hạn, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề cũng như các bên hữu quan về cơ bản đã bước đầu thiết lập quan hệ liên kết mặc dù chưa chặt chẽ nhưng đã phần nào bước đầu thể hiện được sự nhận thức, tầm quan trọng của tích tụ và liên kết trong sản xuất kinh doanh; các yếu tố về cơ sở hạ tầng tại làng nghề cơ bản được đầu tư đồng bộ hiện đại; nhà nước có sự quan tâm đến sự phát triển làng nghề với nhiều chủ trương chính sách được thể triển khai…Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn có tác động đến sự phát triển của làng nghề đặc biệt là phát triển theo hướng cụm liên kết ngành đó là: các

yếu tố đầu vào cho sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, mang tính không ổn định về vốn, công nghệ, nguyên liệu, nguồn nhân lực..; mối liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề và các bên hữu quan chưa được thiết lập rộng rãi và bền chặt, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề ít có sự chia sẽ thông tin, liên kết trong các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề; sự đổi mới sáng tạo còn nhiều khó khăn do chưa có sự nỗ lực từ chính doanh nghiệp cũng như từ cơ quan quản lý nhà nước; chưa phát huy được năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay; nhiều cơ chế chính sách còn chưa theo kịp tình hình sản xuất kinh doanh và xu thế phát triển của làng nghề.

CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC THEO HƯỚNG CỤM LIÊN KẾT NGÀNH

4.1. Quan điểm phát triển

Căn cứ Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Đề án phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, Luận án phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo các quan điểm sau đây:

Một là, phát triển làng nghề phải phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch chung của thành phố và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố, trong đó chú trọng sự liên kết với các khu kinh tế, khu công nghệ cao, các khu, cụm công nghiệp trong thành phố và vùng.

Hai là, phát triển làng nghề theo hướng cụm công nghiệp đồng bộ, hiện đại, nâng cao hệ số sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu mặt bằng cho sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp thành phố.

Ba là, phát triển làng nghề theo hướng cụm công nghiệp bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, kết hợp với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

Bốn là, làng nghề là một hệ thống trong đó bao gồm nhiều hệ thống nhỏ như các cơ sở sản xuất kinh doanh (theo hình thức hộ gia đình), các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp. Các hệ thống nhỏ này liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Làng nghề chỉ có thể phát triển dựa trên sự phát triển của hệ thống nhiều thành phần.

Năm là, làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước không phải là một hệ thống kép kín mà là hệ thống mở, chịu sự chi phối của bên ngoài như: các doanh nghiệp, các ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các hiệp hội làng nghề và cần phải phối hợp đồng bộ các cơ quan, các

tổ chức liên quan nhằm hỗ trợ làng nghề phát triển.

Sáu là, đổi mới cơ chế chính sách cho phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước: các chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ; chính sách phát triển thị trường, phát triển thương hiệu, bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề; chính sách hỗ trợ liên kết.

4.2. Định hướng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội quận Ngũ Hành Sơn và thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 mà Đại hội Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn lần thứ VI nhiệm kỳ 2020-2025 và Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra; Nghị Quyết 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính Trị ―về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và quy hoạch phân khu phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng.

Căn cứ Quyết định số 3386/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2019 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Đề án Mở rộng làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước Ngũ Hành Sơn. Mục tiêu của đề án là bố trí đất sản xuất cho các cơ sở sản xuất còn nằm trong khu dân cư, đề án còn thực hiện mục tiêu là cải thiện hạ tầng kỹ thuật, bố trí sắp xếp lại các cơ sở sản xuất khó khăn về diện tích đất sản xuất, hoán đổi các cơ sở có diện tích chưa phù hợp để giải quyết các bất cập về đất đai tại làng nghề ở giai đoạn I, trong đó bố trí các khu sản xuất, khu trưng bày sản phẩm, khu dịch vụ làng nghề, khu cây xanh, thoát nước nhằm hình thành cụm công nghiệp làng nghề theo hướng hiện đại và bền vững.

4.2.1. Định hướng phát triển về kinh tế

Thứ nhất là, phát triển làng nghề theo hướng kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống đặc sắc nhằm nâng cao năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề.

Thứ hai, phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch nhằm khai thác tiềm

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 12/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí