Quan Điểm, Phương Hướng Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gắn Với Du Lịch Ở Hà Nội


những làng nghề phát triển với kim ngạch xuất khẩu lớn chưa có. Công tác quy hoạch chă gắn kết với việc tổ chức tốt các hội chợ, triển lãm, trưng bày... kết hợp làng nghề với các tour du lịch, phối hợp với các ban ngành để tìm giải pháp đầu ra cho sản phẩm làng nghề.

Thứ hai, vấn đề xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với làng nghề truyền thống

Hiện nay Hà Nội ngoài những điểm du lịch đã và đang khai thác còn những điểm du lịch tiềm năng chưa được đưa vào khai thác trong tương lai gần cùng với những điểm du lịch có thể đầu tư phát triển mạnh và hiệu quả hơn nữa. Cùng với mỗi điểm du lịch lại có những bản sắc văn hóa riêng, với những đặc điểm du lịch riêng cũng chưa được khảo sát để đề ra các tuyến du lịch đi trong ngày và nhiều ngày. Có thể nhận thấy, việc chậm phát hiện, giới thiệu và phát triển các điểm du lịch nhằm khai thác các tiềm năng du lịch của Hà Nội một cách hiệu quả còn dẫn đến hệ lụy là sự chậm phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương, không đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, không quảng bá được về thiên nhiên, con người và đặc biệt là sự kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư cho sự phát triển chung của cả Hà Nội. Việc không chú trọng tới phát triển làng nghề gắn với các tuyến, điểm; thông qua các tuyến du lịch để quảng bá các làng nghề, sản phẩm làng nghề, các hộ sản xuất và các nghệ nhân của làng nghề; kết hợp với các tuyến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch về cội nguồn… là một vấn đề lớn đặt ra trong việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội.

Mặc dù, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cùng với các Ban, ngành đã có kế hoạch sẽ xây dựng một số tuyến, điểm tham quan và bài thuyết minh chuẩn tại các làng nghề, từ đó phổ biến đến các doanh nghiệp lữ hành và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn, phục vụ công tác xây dựng sản phẩm và thuyết minh. Tại các làng nghề sẽ xây dựng mô hình sản


xuất gắn với du lịch như một điểm tham quan phục vụ khách. Du khách vừa tìm hiểu, tham gia quá trình sản xuất ra sản phẩm vừa trực tiếp mua hàng hoặc đặt hàng theo yêu cầu. Sở lựa chọn một số cơ sở mua sắm để xếp hạng “Dịch vụ mua sắm đạt chuẩn” phục vụ khách du lịch; bồi dưỡng nghiệp vụ đón tiếp khách du lịch tại các cơ sở sản xuất dự kiến đưa khách đến tham quan các cửa hàng bán đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch tại làng nghề; tuyên truyền, quảng bá về du lịch - dịch vụ của làng nghề. Song kế hoạch đó vẫn còn chậm trong triển khai, thiếu sự đồng bộ khi đưa vào thực tiễn.

Có thể ví dụ ở Làng gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc là hai làng nghề truyền thống lâu đời, sản phẩm làm ra có tính năng sử dụng cao, phù hợp với nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Cùng với hoạt động sản xuất diễn ra sôi động, những nơi này còn hình thành nên trung tâm giới thiệu, kinh doanh hàng hóa với quy mô lớn phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm của khách du lịch. Hơn nữa, do có lợi thế về giao thông, gần trung tâm thành phố, làng nghề gốm sứ Bát Tràng và lụa Vạn Phúc có khả năng thu hút khách du lịch tới tham quan, mua sắm. Tuy nhiên, theo ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, mặc dù hai làng nghề này có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng vẫn chưa thu hút nhiều khách. Nguyên nhân do nhận thức về phát triển du lịch của người dân còn hạn chế, hạ tầng chưa đảm bảo, các dịch vụ du lịch còn đơn giản, không có tính chuyên nghiệp trong phát triển du lịch.

Thứ ba, vấn đề khai thác dịch vụ làng nghề, đa dạng hóa sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch làng nghề, tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh những tiềm năng sẵn có và mặc dù đã có chủ trương phát triển làng nghề gắn với du lịch nhưng do không có sự quản lý từ phía ngành du lịch nên hầu hết làng nghề làm du lịch mang tự phát, quảng bá, tiếp thị mạnh ai nấy làm, thiếu nền nếp. Làng nghề Bát Tràng là một ví dụ; để duy trì

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.


thương hiệu, 19 dòng họ làm nghề lâu đời tại đây phải tự mày mò, xúc tiến, quảng bá sản phẩm.

Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội - 12

Thực trạng này thể hiện cụ thể như sản phẩm sản xuất đại trà, hàng chợ, thiếu tính đặc trưng. Ví dụ như lụa Vạn Phúc ngày càng ít lụa chính thống, chủ yếu là các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, thua xa các sản phẩm làng nghề của Thái Lan, Campuchia... ngày từ bao bì, mẫu mã.

Trong các làng nghề truyền thống không phân biệt sản phẩm xuất khẩu và hàng bán tại chỗ, vì thế mong muốn mua được những món hàng lưu niệm do các nghệ nhân Việt Nam chế tác của du khách thường không được thỏa mãn. Du khách không thể tìm được những sản phẩm ưng ý, những sản phẩm mang tính “ký ức”, mang dấu ấn Việt Nam. Ngay cả các làng nghề được coi là biết làm du lịch, mẫu mã, chủng loại sản phẩm cũng quá đơn điệu và không hợp với nhu cầu của thị trường. Người thợ mới chỉ để ý đến kỹ thuật, sản xuất theo ý thích bản thân hoặc rập khuôn theo truyền thống mà chưa có sự sáng tạo và tìm hiểu thị hiếu của khách du lịch.

Khách Hàn Quốc, Đài Loan ưa những sản phẩm tinh tế, hoa văn cầu kỳ, chi tiết. Khách châu Âu lại thích những sản phẩm đơn giản, hoạ tiết gọn ghẽ, thẳng thắn, sang trọng và đặc biệt quan tâm đến độ an toàn của sản phẩm, như chất liệu có độc hại không, hàng mây tre có ngâm tẩm hoá chất có hại không, sản phẩm có dễ bị mốc, bong tróc trong điều kiện thời tiết lạnh không… Trong khi đó, các làng nghề Việt Nam lại giỏi kỹ thuật hàng chợ hơn là kỹ thuật tinh xảo. Gốm Bát Tràng nổi tiếng là thế nhưng vào chợ Bát Tràng thì hỗn tạp, hàng tinh ít, “hàng chợ” thì nhiều. Khách nước ngoài vào chợ chỉ để tham quan chứ không mua được gì.

Chính do nhận thức về du lịch của các làng nghề rất hạn chế cho nên các làng nghề truyền thống chỉ sản xuất dựa vào quan sát, học hỏi, kinh nghiệm bản thân mà không để ý đến tính bản sắc văn hoá vùng miền và


thương hiệu của sản phẩm. Từ đó dẫn đến việc có rất nhiều làng nghề truyền thống khác nhau nhưng không có mẫu hàng lưu niệm nào đặc trưng nổi bật cho du lịch Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng.

Thứ tư, về công tác thông tin, liên kết quảng bá làng nghề

Để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mỗi làng nghề, các làng nghề có nhiều điều kiện để trao đổi về tay nghề. Các làng nghề chưa tổ chức tốt các Hội chợ để trưng bày, mở ra cơ hội cho các làng nghề quảng bá thương hiệu, sản phẩm cũng như chưa tạo được không gian, từng khu biệt lập như khu trưng bày các tác phẩm sắp đặt từ chất liệu làng nghề, khu trưng bày và bán sản phẩm theo nhóm ngành nghề, khu thao diễn tay nghề và giới thiệu không gian văn hóa làng nghề...

Một số làng nghề truyền thống cũng đã có những sự kết hợp với các đơn vị lữ hành, đã có những Tour du lịch làng nghề, tuy nhiên, việc khai thác chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp đa ngành, đặc biệt với chính quyền địa phương, việc khai thác vẫn còn manh mún.

Hà Nội là khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với những loại hình cơ bản như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...Tuy nhiên, ngoài một số làng nghề có cơ sở hạ tầng - kỹ thuật du lịch được đầu tư phát triển, đáp ứng yêu cầu, vẫn còn nhiều làng nghề còn hạn chế về cơ sở hạ tầng - kỹ thuật du lịch; cơ sở lưu trú, giao thông, phương tiện vận chuyển khách du lịch… chưa được đầu tư đúng mức; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn; phong cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp…

Xác định liên kết phát triển làng nghề gắn với du lịch đồng bộ sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn, mang thương hiệu vùng và có tính cạnh tranh cao, qua đó mở rộng trao đổi thông tin, trao đổi, học tập kinh nghiệm, liên kết phát triển du lịch. Cần xác định tập trung xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch làng nghề mới, có chất lượng cao, mang tính đặc thù của


khu vực; tổ chức tốt công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến đầu tư, liên kết vùng; phát triển cơ sở hạ tầng - kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách và giúp Hà Nội tiếp tục phát triển thành những trung tâm du lịch hấp dẫn, nhộn nhịp du khách.

Theo các chuyên gia, để hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch với làng nghề ở Hà Nội đạt kết quả cao hơn, cần liên kết phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là hạ tầng giao thông; phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch… Các doanh nghiệp du lịch, làng nghề cần đa dạng hóa sản phẩm và kết nối các tour, tuyến, khu du lịch; tập trung phát triển các sản phẩm du lịch liên quan đến các loại hình du lịch có thế mạnh của khu vực; xây dựng các sản phẩm cũng như các dịch vụ du lịch phù hợp nhằm kết nối các nguồn khách.

Thứ năm, Hạ tầng văn hoá truyền thống làng nghề bị phá vỡ bởi quá trình đô thị hoá, môi trường ô nhiễm do sản xuất phát triển, khách du lịch không có nhiều điểm để tham quan. Chưa kết hợp làm tốt công tác bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống gắn với việc tôn tạo, trùng tu các công trình văn hóa lễ hội, di tích lịch sử làng nghề để thu hút khách du lịch đến với làng nghề. Việc xây dựng phòng trưng bày, bảo tàng làng nghề, gặp gỡ nghệ nhân

Thứ sáu, vấn đề lao động trong làng nghề truyền thống

Tại các làng nghề ở Hà Nội hiện nay đang thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu trầm trọng lao động có tay nghề cao. Một bộ phận lớp trẻ tại nhiều làng nghề đã không còn mặn mà với nghề cha truyền con nối. Trong khi đó, việc phát triển nguồn nhân lực tại các làng nghề như đào tạo nghề, truyền nghề, tư vấn sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn... chưa được sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương. Nguồn nhân lực tay nghề cao thiếu hụt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng các sản


phẩm. Phần lớn các sản phẩm truyền thống cần đến độ tinh xảo, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì nhiều làng nghề đã không đáp ứng được, dẫn đến mất dần thị trường truyền thống.‌‌

Thứ bảy, vấn đề môi trường trong làng nghề truyền thống

Hà Nội là nơi tập trung mật độ làng nghề cao và có sự phát triển mạnh mẽ về sản xuất. Vì cuộc sống và lợi nhuận, làng nghề buộc phải chấp nhận mọi loại hình đầu tư, kể cả đầu tư vào những ngành nghề có thể làm ô niễm môi trường và làm tổn hại đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất.

Theo khảo sát tại 40 xã ở Hà Nội cũng cho thấy khoảng 60% số xã bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất; hiện trạng môi trường tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề công nghiệp và làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm đều đáng lo ngại. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống có đặc điểm là dạng ô nhiễm phân tán trong một không gian cụ thể. Trong đó xen lẫn khu dân cư và khu sản xuất nên khó kiểm soát quy hoạch. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề mang đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề. Các dạng ô nhiễm thường gặp ở các làng nghề truyền thống ở Hà Nội như: Ô nhiễm môi trường nước; ô nhiễm môi trường không khí, do bụi, do tiếng ồn, do mùi và nhiệt độ... Một khía cạnh khác cho thấy: Môi trường sinh thái bị phá vỡ, việc sử dụng nguyên, nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất không hiệu quả, thất thóa và lãng phí, việc sử dụng đất đai, nguyên vật liệu vào mục đích sản xuất, kinh doanh hoàn toàn tự phát, không dựa trên luận cứ khoa học và quy hoạch chung của địa phương dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt khi nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường còn hạn chế và công tác quản lý môi trường tại địa phương chưa được chú trọng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch.


Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH Ở HÀ NỘI.


3.1. Quan điểm, phương hướng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội

3.2.1. Quan điểm phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch.

3.2.1.1. Không đồng nhất chính sách phát triển ngành nghề nông thôn với chính sách phát triển làng nghề gắn với du lịch.

Ngành nghề ở nông thôn và làng nghề là hai phạm trù có sự giao thoa nhưng không trùng khớp với nhau. Việc đông nhất hai phạm trù này sẽ dẫn đến sai lệch trong hoạch định chính sách phát triển. Chính sách phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch có đối tượng không chỉ là các ngành nghề hoạt động trng phạm vi của làng nghề mà còn cả các đối tượng là chủ thể trong làng nghề và chính bản thân làng nghề. Vì vậy, chính sách phát triển làng nghề gắn với du lịch rộng hơn và bao trùm nhiều lĩnh vực không chỉ kinh tế mà cả các vấn đề xã hội và môi trường.

3.2.1.2. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch đặt trong chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước.

Hiện nay, làng nghề dù là thành phần kinh tế ở hình thức nào thì cũng đều là kinh tế tư nhân. Do vậy, chính sách phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch nhất thiết phải quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, nhằm góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội đất nước. Theo đó, chính sách phát triển làng nghề


truyền thống gắn với du lịch cần phải tạo ra nền tảng pháp lý cơ bản cho "sân chơi" bình đẳng nói chung và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng.

3.2.1.3. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch phải trên cơ sở xác định rõ mục tiêu chung của phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới.

Để phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại thì cần phải khuyến khích, hỗ trợ tích cực cho việc chuyển giao khoa học công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho làng nghề. Để đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hình thức tổ chức sản xuất cần tập trung các biện pháp khuyến công, khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển, các quy định ưu đãi, khuyến khích đảm bảo công bằng, minh bạch, không được phân biệt, đối xử...

Để đạt được mục tiêu của việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong chương trình nông thôn mới thì việc phát triển làng nghề cần được xây dựng trên nhiều căn cứ: điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kết cấu hạ tầng và mục tiêu kinh tế - xã hội của nông thôn, căn cứ vào kết quả dự báo xu thế phát triển trước những yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới.

3.2.1.4. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch phải phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, phát triển làng nghề gắn với du lịch phải theo hướng tự do hóa kinh tế, mở rộng quyền xuất nhập khẩu, từng bước cắt giảm thuế, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết của hội nhập, các quy định của WTO. Phát triển làng nghề gắn với du lịch cần hướng tới khuyến khích sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bình đẳng của các chủ thể kinh tế, một mặt bằng

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 12/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí