quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam. Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả nước và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 36/63 tỉnh thành.
Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông - lâm nghiệp và thủy sản từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, là cơ, kim khí, điện, điện tử, dệt may giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu.
Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần
500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.
Bảng: 2.1. Một số chỉ tiêu tính bình quân đầu người của Hà Nội
ĐV tính | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Tổng sản phẩm nội địa | Tr. đồng | 28.1 | 32.4 | 37.3 | 41.9 |
Tổng giá trị XK trên địa bàn | USD | 1087.2 | 977.0 | 1225.3 | 1520.2 |
Giá trị sản xuất công nghiệp | Tr.đồng | 13.3 | 14.7 | 16.4 | 17.9 |
Giá trị SX nông, lâm nghiệp thủy sản | Tr.đồng | 1.2 | 1.1 | 1.2 | 1.3 |
Vốn đầu tư xã hội | Tr.đồng | 14.7 | 22.8 | 25.8 | 28.6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gắn Với Du Lịch.
- Thực Tiễn Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gắn Với Du Lịch Của Một Số Địa Phương Ở Việt Nam.
- Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Du Lịch Ở Quảng Nam.
- Tình Hình Sản Xuất, Kinh Doanh Của Làng Nghề Ở Hà Nội
- Tỷ Lệ Lao Động Sản Xuất, Kinh Doanh Nghề Truyền Thống
- Thực Trạng Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gắn Với Du Lịch Ở Làng Gốm Bát Tràng.
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Nguồn: [23, tr.100]
Mặc dù chỉ chiếm 3,9% về dân số và khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ, Hà Nội đóng góp 8,4% vào GDP cả nước, 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 8,2% giá trị sản xuất công nghiệp, 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, 10,2% vốn đầu tư xã hội, 14,1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 14,9% thu ngân sách nhà nước.
Diện mạo của Hà Nội đang thay đổi, các công trình xây dựng làm Hà Nội trở nên khang trang. Đầu tư tăng cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng các tuyến đường, nút giao thông quan trọng, triển khai xây mới các cầu qua sông Hồng và đầu tư các tuyến đường sắt đô thị.
Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, phát triển các ngành, các lĩnh vực và sản phẩm công nghệ cao. Đồng thời, phát triển công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên phát triển các ngành: tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm có lợi thế, thương hiệu. Bên cạnh đó, thành phố cũng phát triển thêm và cải tạo chất lượng các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao như: công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng và y tế.
Phát triển con người, đào tạo và thu hút nhân tài, phát triển cộng đồng cũng được đề cập đến trong mục tiêu phát triển chung của thành phố. Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, trong đó có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.
Hà Nội là thủ đô 1000 năm tuổi có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích Việt Nam với 3840 di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam (trong đó có 1164 di tích trên tổng số gần 3500 di tích cấp quốc gia ở Việt Nam). Chính vì vậy mà Hà Nội có thế mạnh và đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và hội thảo.
So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống...
Mặc dù vậy, các thống kê cho thấy du lịch Hà Nội không phải là một thành phố du lịch hấp dẫn. Với nhiều du khách quốc tế, thành phố chỉ là điểm chuyển tiếp trên hành trình khám phá Việt Nam của họ. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc, gần bằng một nửa lượng khách của Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài. Tỷ lệ du khách tới thăm các bảo tàng Hà Nội cũng không cao. Hàng năm, bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội, một bảo tàng có tiếng trong khu vực, điểm đến được yêu thích trong các sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng, có 180.000 khách tới thăm, trong đó một nửa là người nước ngoài.
Theo thống kê năm 2007, Hà Nội có 511 cơ sở lưu trú với hơn 12.700 phòng đang hoạt động. Trong số này chỉ có 178 khách sạn được xếp hạng với
8.424 phòng. Tình trạng thiếu phòng cao cấp là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách nước ngoài tới Hà Nội không cao. Với mức giá được coi là khá đắt ở Việt Nam, khoảng 126,26 USD một đêm cho phòng khách sạn 5 sao, hiệu suất thuê phòng các khách sạn 3–5 sao ở Hà Nội hiện dao động từ 80% đến 90%. Ngoài 9 khách sạn 5 sao là Daewoo, Horison, Hilton Hanoi Opera, Melia, Nikko, Sofitel Metropole, Sheraton, Sofitel Plaza, và InterContinental, thành phố còn 6 khách sạn 4 sao và 19 khách sạn 3 sao.
Du lịch ở Hà Nội cũng còn không ít những tệ nạn, tiêu cực. Trang Lonely Planet cảnh báo tình trạng du khách nước ngoài bị taxi và xe buýt lừa đến một số khách sạn giả danh nổi tiếng và bị đòi giá cao; ở quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm du khách đồng tính nam có thể bị mời mọc vào những quán karaoke, nơi hóa đơn thanh toán cho một vài đồ uống có thể tới 100 USD hoặc hơn.
Hà Nội là khu trung tâm về kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch giúp tạo động lực mạnh mẽ mở ra sự hợp tác, phát triển du lịch của làng nghề truyền
thống. Ngoài ra đây cũng là nơi tạo cơ hội giao lưu thị trường sản phẩm làng nghề.
2.1.1.3. Chính sách phát triển làng nghề truyền thống với phát triển du lịch.
Phát triển làng nghề có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại lên 70 - 80%, giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống 20 - 30%. Hiện nay, các ngành, các cấp của Hà Nội rất quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm làng nghề truyền thống, kết hợp với phát triển các ngành, nghề là lợi thế trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đến nay với việc tiếp nhận toàn bộ địa bàn tỉnh Hà Tây - Hà Nội đã trở thành nơi hội tụ của sự tài hoa, khéo léo trong ngành thủ công mỹ nghệ cả nước. Những làng nghề truyền thống không chỉ mang lại việc làm cho nhân dân, sản xuất hàng hóa phục vụ xã hội mà còn góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo nông thôn, đặc biệt đã và đang trở thành những khu, vùng, điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Trong quá trình phát triển làng nghề, từ đòi hỏi thực tiễn, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân được nâng cao, nhiều công trình văn hóa xã hội được xây mới, cải tạo, các di tích lịch sử, văn hóa cũng được quan tâm trùng tu, tạo tiền đề cho hoạt động du lịch làng nghề. Hơn nữa, hoạt động sản xuất làng nghề phát triển còn là động lực thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải, thông tin, y tế giáo dục… tác động trở lại, tạo điều kiện phát triển mạnh hơn nghề truyền thống của địa phương.
Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 đã được UBND Thành phố Hà Nội duyệt chính là cơ sở để phát triển làng nghề hiệu quả và bền vững. Đề án đặt ra yêu cầu hình thành quỹ hỗ trợ, đồng thời tiến hành duy trì một số hộ, nhóm hộ tham gia hoạt động trình diễn nghề phục vụ du lịch. Với các nghề phát triển không ổn định,
cần sớm hình thành những trung tâm nghiên cứu, cải tiến mẫu mã sản phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến song song với bảo tồn các công nghệ cổ truyền.
Đề án cũng đặt ra giải pháp phát triển những làng nghề làm ra sản phẩm có thị trường ổn định như điêu khắc, gỗ, mây tre đan… là quy hoạch các cụm công nghiệp để tạo mặt bằng sản xuất, xây dựng chợ đầu mối cung ứng nguyên vật liệu, đào tạo nghề cho người lao động và năng lực quản lý cho chủ cơ sở sản xuất…Nêu ra hướng đi mới cho các làng thuần nông, không có nghề. Các làng này sẽ được xây dựng và phát triển theo hướng tập trung vào các ngành nghề sử dụng lao động, nguyên vật liệu tại chỗ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với bảo vệ môi trường, nhân rộng các nghề truyền thống đã có uy tín trên thị trường. Nội dung được chú trọng nhất trong Đề án là phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới, do đó, yêu cầu có chính sách hỗ trợ cải tạo môi trường các làng nghề, cơ chế khuyến khích đào tạo nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm… Đề án cũng xác định du lịch là yếu tố giúp tiêu thụ sản phẩm tại chỗ, khôi phục và phát triển làng nghề. Đề án cũng tính đến việc đào tạo nghề du lịch cho nông dân ở các làng nghề, giúp họ có kiến thức cơ bản khi giới thiệu với du khách; ưu tiên hỗ trợ các hộ sản xuất xử lý nguồn nước trước khi xả ra môi trường; không nên tách rời làng và nghề, cần xem xét kỹ việc quy hoạch khu, cụm công nghiệp để tạo mặt bằng sản xuất bởi rất có thể sẽ ảnh hưởng đến bảo tồn các giá trị văn hóa.
Mặt khác, để khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ của các làng nghề truyền thống, Hà Nội đã xây dựng chương trình phát triển du lịch làng nghề với định hướng đến năm 2010, chỉ tiêu phát triển du lịch sẽ đạt từ 4 - 4,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 5- 10% với tốc độ tăng bình quân 10%/ năm. Phấn đấu doanh thu xã hội về du lịch đến 2010 đạt trên 600 tỷ đồng. Thu hút khoảng 4.300 lao động trực tiếp với 2.400 phòng khách sạn,
trong đó sẽ hình thành một số khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên tại các trọng điểm du lịch. Không chỉ vậy, Hà Nội cũng định hướng hình thành mới 6 khu du lịch tổng hợp: Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu, khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh, hồ Quan Sơn, hồ Đồng Mô, hồ Suối Hai- Ba Vì và khu du lịch lịch sử- văn hóa làng cổ Đường Lâm. Song song với việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư khai thác tiềm năng du lịch tại 6 điểm di tích lịch sử- văn hóa, lễ hội là xây dựng 1 trung tâm dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống, đầu tư phát triển 3 làng nghề thành các điểm du lịch: nghề tạc tượng ở Sơn Đồng, nghề khảm Chuyên Mỹ và mây tre đan Phú Vinh.
Có 9 làng nghề quanh Hà Nội (gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ, sơn mài Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh, lụa Vạn Phúc, trầm nón lá Chương, điêu khắc đá Ninh Vân, thêu Ninh Hải, khắc gỗ Đồng Giao) được khảo sát và đánh giá có tiềm năng về du lịch nằm trong dự án "Nghiên cứu khả thi phát triển du lịch gắn với sản xuất tiểu thủ công nghiệp dọc hành lang Đông - Tây" từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào đến Việt Nam của Tổng cục du lịch.
Có thể khẳng định, tiềm năng du lịch làng nghề của Hà Nội là rất lớn và việc khai thác những tiềm năng, phát huy nội lực của làng nghề sẽ tạo ra “món ăn lạ miệng” với du khách trong và ngoài nước. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch còn là phương thức hữu hiệu để quảng bá văn hóa truyền thống, quảng bá thương hiệu, sản phẩm làng nghề đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, để phát triển du lịch làng nghề đòi hỏi phải có sự kết nối sâu rộng hơn giữa các làng nghề để khai thác triệt để những tiềm năng còn bỏ ngỏ. Đây còn là phương thức nhân lên sức mạnh thương hiệu, góp phần giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển làng nghề trong hội nhập. Nhưng trên thực tế, những người lao động trong các làng nghề vốn chưa quen làm du lịch, dịch vụ, nên còn hạn chế trong cung cách phục vụ. Do đó, vấn đề cần được quan tâm khi phát triển loại hình du lịch này là cần có định hướng
và sự hỗ trợ tích cực từ các cấp, ngành hữu quan. Đặc biệt là phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, có giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ từ các khâu chuyên chở, phục vụ, đón tiếp, hướng dẫn và điều hành, đồng thời có biện pháp hữu hiệu để loại bỏ các tệ nạn trong khu vực di tích, lễ hội, nhằm tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho du khách. Bên cạnh đó, xây dựng từng loại hình du lịch phù hợp, tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách du lịch.
Trong thời gian qua, để hỗ trợ các làng nghề phát triển nhanh, mạnh và bền vững, nhất là khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ, Sở Công Thương Hà Nội đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề, điển hình như thực hiện đánh giá thực trạng môi trường làng nghề lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy. Tổ chức thu thập thông tin về các làng nghề để xuất bản sách và sản xuất phim giới thiệu về tiềm năng phát triển nghề và làng nghề… Đặc biệt, từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương, Trung tâm Khuyến công Hà Nội đã tổ chức được 45 lớp đào tạo truyền nghề, nhân cấy nghề mây tre đan, thêu ren, sơn mài, dệt khăn, điêu khắc… cho 2.250 học viên, triển khai 7 chương trình lớn tập trung vào công tác truyền nghề, nhân cấy và nâng cao tay nghề, hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các làng nghề, nâng cao kỹ năng quản trị cho các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…Tổ chức cho doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm làng nghề nhằm quảng bá và xúc tiến đầu tư, liên kết kinh doanh, hợp tác sản xuất giữa các vùng và địa phương, tạo tiền đề quan trọng để các làng nghề bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa.
2.1.2. Khái quát làng nghề truyền thống của Hà Nội.
2.1.2.1. Đặc điểm của làng nghề truyền thống Hà Nội.
Được mệnh danh là “đất trăm nghề”, kể từ khi mở rộng về phía Tây, Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống