nghiệp, nhiều hộ sản xuất đang gặp nhiều khó khăn và hoạt động cầm chừng, vấn đề ô nhiễm như với khói bụi, tiếng ồn, nước, đất vẫn chưa giải quyết triệt để.
3.2.7.2. Công tác tổ chức quản lý làng nghề
Theo quy định của pháp luật hiện nay, ở thành phố Đà Nẵng, cơ quan quản lý nhà nước đối với làng nghề là UBND thành phố; các cơ quan tham mưu cấp thành phố là các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và một số cơ quan liên quan khác như: Sở Du lịch, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố. Đối với cấp quận, huyện thì cơ quan tham mưu về quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống là Phòng Kinh tế, chỉ đạo trực tiếp từ UBND cấp quận, và chỉ đạo nghiệp vụ từ các Sở ngành có liên quan. Tại quận Ngũ Hành Sơn, các cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với làng nghề là các phòng ban và trực tiếp quản lý là Ban Quản lý Làng nghề đá mỹ nghệđược thành lập theo Quyết định số 2467/QĐ-UBND ngày 18/8/2011 của UBND quận Ngũ Hành Sơn và thực hiện chức năng quản lý các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ trên địa bàn quận đối với các lĩnh vực môi trường; quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng; hỗ trợ các hoạt động sản xuất; đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch, tham quan làng nghề của du khách, từng bước tạo nên một sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương; tạo các điều kiện thuận lợi để làng nghề hoạt động ổn định và phát triển. Trong thời gian qua, Ban Quản lý đã có những đóng góp quan trọng vào công tác quản lý nhà nước đối với làng nghề, tạo thuận lợi để các cơ sở sản xuất làng nghề yên tâm sản xuất, phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động của Ban Quản lý vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như tham mưu quá trình bố trí, sắp xếp các cơ sở sản xuất vào làng nghề còn nhiều bất cập, chưa hợp lý, chưa thể hiện được vai trò đầu mối trong việc hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiếp cận vốn vay, tìm kiếm nguyên liệu đầu vào ổn định với giá cả hợp lý; việc tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của các cơ sở sản xuất để gửi đến các cơ quan chức năng chưa được Ban Quản lý thực sự quan tâm, thực hiện.
3.2.8. Một số tác động của sự phát triển làng nghề với môi trường và xã hội
Sự phát triển của làng nghề tác động đến các mặt về kinh tế với sự gia tăng số cơ sở sản xuất, giá trị sản xuất tăng, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và phát triển bên cạnh đó còn tác động về mặt xã hội và môi trường được thể hiện như sau:
3.2.8.1. Tác động về mặt xã hội
Theo số liệu thống kê hiện nay của Hội làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước thì làng nghề đã thu hút hơn 4.000 lao động. Làng nghề đã góp phần quan trọng vào sự dịch chuyển cơ cấu nông thôn, chuyển từ lao động giản đơn, năng suất thấp sang lao động có kỹ năng, năng suất cao; đồng thời tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Làng nghề tạo điều kiện cho phụ nữ, nhất là phụ nữ lớn tuổi và đơn thân có việc làm, nhất là các thợ phụ tham gia vào công đoạn mài, rửa, đánh bóng bằng tay.
3.2.8.2. Tác động về mặt môi trường
Đánh giá mức độ tác động đến môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề hiện nay, nghiên cứu sử dụng thang đo Likert để đo lường mức độ ô nhiễm môi trường trên các khía cạnh như: ô nhiễm tiếng ồn, không khí, ô nhiễm rác thải rắn, các vấn đề về cơ sở hạ tầng, ô nhiễm nước thải,..
Về ô nhiễm nước thải
Kết quả đánh giá về mức độ ô nhiễm đến môi trường xung quanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề được thể hiện cụ thể ở (Bảng 3.23) cho thấy mức độ ô nhiễm nước thải có điểm số trung bình là 2,78 ĐTB/5 điều này chứng tỏ mức độ ô nhiễm trung bình. Điều này cũng dễ hiểu bởi hiện nay tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đã được đầu tư trạm xử lý nước thải với công suất 1.500m3/ngày đêm đảm bảo việc xử lý đầu ra của nước thải trong quá trình sản xuất của làng nghề.
Bảng 3.23. Đánh giá môi trường tại khu sản xuất tập trung của làng nghề
Tiêu chí | Mức độ ô nhiễm Thấp nhất Cao nhất | ĐTB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Ô nhiễm nước thải | 65 | 68 | 77 | 51 | 41 | 2,78 |
2 | Ô nhiễm tiếng ồn | 2 | 4 | 8 | 147 | 141 | 4,39 |
3 | Ô nhiễm chất thải rắn | 25 | 29 | 91 | 82 | 75 | 3,51 |
4 | Ô nhiễm không khí | 1 | 2 | 5 | 150 | 144 | 4,44 |
5 | Hạ tầng xuống cấp | 21 | 31 | 97 | 81 | 72 | 3,50 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thu Nhập Bình Quân Của Người Lao Động Làm Việc Tại Các Cơ Sở Sản Xuất Tại Làng Nghề Trong Giai Đoạn 2017 Đến 2019
- Đánh Giá Những Khó Khăn Trong Quá Trình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Các Cơ Sở Sản Xuất Tại Làng Nghề
- Đánh Giá Của Các Cssx Được Khảo Sát Về Chất Luợng Cơ Sở Hạ Tầng Trong Khu Sản Xuất Làng Nghề Tập Trung
- Đánh Giá Sự Liên Kết Phối Hợp Giữa Các Cơ Sở Sản Xuất/doanh Nghiệp Với Nhau Và Với Các Đối Tác Trong Làng Nghề
- Thực Trạng Tác Động Của Pháp Luật Và Các Chính Sách Phát Triển Làng Nghề Ở Thành Phố Đà Nẵng
- Đánh Giá Về Lợi Thế Cạnh Tranh Trong Làng Nghề Hiện Nay
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019-2020 Lưu ý: đơn vị là giá trị trung bình của thang điểm likert, với mức ô nhiễm tăng dần từ: 1- Hoàn toàn không ô nhiễm đến 5 - Rất ô nhiễm.
Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, không khí
Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn, không khí của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề với thang điểm đánh giá lần lượt là 4,39 ĐTB/5 và 4,44 ĐTB/5. Điều này thể hiện mức độ rất ô nhiễm hiện nay tại làng nghề. Điều này cho thấy đặc thù làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước chuyên sản xuất các sản phẩm bằng đá, máy móc thiết bị chuyên dung và sự tập trung trong khu sản xuất nên tạo ra tiếng ồn lớn bên cạnh đó khói, bụi đá trong quá trình sản xuất phân tán ra xung quanh làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh làng nghề. Mặc dù đã được trồng nhiều dãy cây xanh bao xung quanh vòng ngoài ngăn cách làng nghề với khu dân cư lân cận nhưng vẫn chưa xử lý được triệt để bụi đá và tiếng ồn từ quá trình sản xuất hiện nay. Do đó, vấn đề ô nhiễm bụi đá và tiếng ồn cần phải được quan tâm hơn nữa để đảm bảo giảm thiểu ảnh hưởng đến khu dân cư lân cận.
Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm về chất thải rắn tại (Bảng 3.23) với thang điểm đánh giá là 3,51 ĐTB/5, đặc thù chất thải rắn chính sau quá trình sản xuất của các cơ sở tại làng nghề là bột đá chưa có biện pháp giải quyết thu gom và hiện nay tự các cơ sở xử lý nên dẫn đến mỗi cơ sở làm mỗi nơi làm một cách không thống nhất và dẫn đến ô nhiễm chất thải rắn tại làng nghề. Như vậy, vấn đề hiện nay là cần có một đơn vị chuyên thu gom chất thải rắn này để đảm bảo môi trường ổn định cho làng nghề.
Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng
Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường làng nghề về cơ sở hạ tầng với thang điểm đánh giá là 3.50 ĐTB/5. Đây là mức đánh giá ô nhiễm gây ra từ sự xuống cấp và bất cập của cơ sở hạ tầng làng nghề đang hiện hữu diễn ra hiện nay. Bởi theo cơ sở hạ tầng làng nghề hiện nay như hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, điện, nhà xưởng đang bất cập không còn phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay. Khi tìm hiểu sâu về nguyên nhân cho những đánh giá này, các CSSX cho biết một trong những nguyên nhân gây hiện tượng nước ứ đọng nước và bột đá tại các vỉa hè trước mặt cơ sở phần lớn là do hệ thống thoát nước và bột đá của các xưởng trong khu sản xuất không được xây dựng theo đúng chuẩn thiết kế yêu cầu. Việc giảm chi phí sản xuất nên nhiều cơ sở xây dựng tạm bợ để sản xuất tức thời
nên chưa đảm bảo yêu cầu trong sản xuất. Bên cạnh đó việc bố trí diện tích đất để xây dựng nhà xưởng cho các cơ sở còn bất cập không đáp ứng yêu cầu đặc thù của nghề đá nên dẫn đến các vấn đề về sản xuất, hạ tầng chung cho làng nghề.
3.3. Thực trạng đánh giá các điều kiện phát triển bền vững làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành
Đối với đối tượng là doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, các đối tác. Tổng số phiếu phát ra là 325 phiếu, số phiếu thu về là 302 phiếu hợp lệ.
Đối với đối tượng là các chuyên gia, cán bộ quản lý nhà nước TW, Sở, ban ngành thành phố, quận, viện nghiên cứu, trường đại học, hiệp hội. Các câu hỏi có nội dung liên quan sự liên kết giữa các chủ thể vĩ mô, liên quan đến chính sách. Trực tiếp khảo sát, phỏng vấn 45 chuyên gia cụ thể gồm: phỏng vấn 20 cán bộ quản lý nhà nước tại các Sở, ban ngành thành phố; phỏng vấn 05 cán bộ các ngành của TW; phỏng vấn 20 lãnh đạo các hiệp hội, Viện nghiên cứu, trường Đại học, các doanh nghiệp lớn có liên quan đến làng nghề.
3.3.1. Đối với sự tích tụ tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp
Trên cơ sở tổng hợp số liệu thứ cấp từ Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng, Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn, Hội làng nghề Việt Nam, các số liệu từ các Sơ, ban, ngành thành phố và quận Ngũ Hành Sơn, Hội làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, chúng ta có được kết quả nghiên cứu đo lường sự tích tụ, tập trung hóa của các doanh nghiệp qua công thức tính mức độ tương đồng khu vực LQ
⁄
⁄
Trong đó:
-là thương số vị trí của ngành i hay còn gọi là mức độ tương đồng khu vực (location Quotient) về lao động
-là số lao động làm việc trong ngành i tại địa phương k.
-là tổng số lao động làm việc tại địa phương k.
-là số lao động làm việc trong ngành i của cả nước.
-là tổng số lao động làm việc của cả nước
Ý nghĩa thương số vị trí (Location Quotient)
Xác định mức độ tập trung của lao động theo ngành tại địa phương So sánh giữa các ngành:
– LQ > 1: mức độ tập trung cao hơn mức bình quân cả nước, nghĩa là khu vực có tiềm năng phát triển cụm liên kết ngành i
– LQ < 1: mức độ tập trung thấp hơn mức bình quân cả nước, nghĩa là khu vực ít có tiềm năng phát triển cụm liên kết ngành i
Số liệu về lao động năm 2018-2019
- Tổng số lao động làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước là 4.000 người (Theo số liệu của BQL làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước)
- Tổng số lao động trong các doanh nghiệp quận Ngũ Hành Sơn năm 2018- 2019 là 18.082 người (Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn năm 2019-2020, trang 48). Tổng số lao động trên cả nước từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2018- 2019 là 54,8 triệu người. (Theo số liệu của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế xã hội năm 2018-2019)
- Tổng số lao động làng nghề trên cả nước năm 2018-2019 là 11 triệu người. (Theo số liệu Hiệp hội làng nghề Việt Nam năm 2018-2019)
LQ =
Suy ra LQ >1 nên khả năng tập trung cao về liên kết ngành. Do đó là cơ sở để khẳng định tiềm năng hình thành cụm liên kết ngành tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước. Như vậy điều kiện về mức độ tích tụ, tập trung hóa sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành đã đảm bảo tiền đề cơ bản để phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành.
3.3.2. Sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề
Cụm liên kết theo chuỗi giá trị (Hình 3.4) của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước
Các điều kiện đầu vào
Khu sản xuất tập trung LN
Đầu ra
nguyên
liệu, công nghệ, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực
- Doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất kinh doanh
- Doanh nghiệp
- Vốn,
thương mại, Cơ sở kinh doanh thu mua, hoặc xuất khẩu
- Khách hàng cá nhân
Các tổ chức, đơn vị hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi
- Cơ quan nhà nước
- Hội làng nghề
- Ngân hàng, các tổ chức tín
dụng
Hình 3.4. Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
Nhà sản xuất và khai thác nguyên liệu trong
nước Nhà vận
chuyển nguyên liệu
Nhà nhập khẩu nguyên liệu
Nhà Kinh doanh nguyên liệu
Nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (hộ gia đình)
Doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh tại làng nghề
Doanh nghiệp, nhà bán lẻ nội địa (ngoài làng nghề)
Công ty vận chuyển
; các hãng vận tải quốc tế
Khách hàng cá nhân, tổ chức trong nước trực tiếp sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ (khách du lịch, cá nhân, tổ chức có nhu cầu)
Các nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đá Non Nước
Hình 3.5. Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm làng nghề
Khách hàng cá nhân, tổ chức nước ngoài trực tiếp sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ (khách du lịch, cá nhân, tổ chức có nhu cầu)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
129
Thực tiễn hiện nay làng nghề tồn tại những khó khăn về liên kết theo chuỗi giá trị bởi làng nghề phần lớn là các cơ sở sản xuất theo hộ gia đình nhỏ và vừa, sản xuất kinh doanh theo kinh nghiệm, sự liên kết rời rạc (Hình 3.4)
Những khó khăn ngày càng gia tăng trong các mắt xích như trong hoạt động của các thành phần tham gia trong chuỗi (Hình 3.5). Thực tế hiện nay có nhiều rào cản giữa khu vực cung cấp nguyên liệu và khu vực làng nghề. Những khó khăn đó tập trung vào những vấn đề then chốt sau đây:
Nguồn nguyên liệu & nhà cung ứng.
Trong những năm qua nguồn nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề phụ thuộc nhiều vào khả năng cung ứng từ nhiều nhà cung cấp nguyên liệu đá được khai thác từ các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Cạn. Do đó, thiếu tính ổn định lâu dài. Mặt khác, giữa khu vực làng nghề và khu vực cung cấp nguyên liệu có nhiều khâu trung gian nên dẫn đến giá thành nguyên liệu đến tay nhà sản xuất rất cao ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của làng nghề. Khi thảo luận với các chuyên gia và đặc biệt là chủ doanh nghiệp kinh doanh nguồn nguyên liệu tại làng nghề, một chủ cơ sở đá cho rằng nguồn nghiên liệu đá phục vụ cho làng nghề gặp nhiều khó khăn như: giá cước tăng quá cao (có lúc tăng đến 50% ) so với trước đây (từ năm 2014 trở về trước). Sở dĩ giá cước tăng cao là do có sự độc quyền bến bãi. Chỉ những loại xe ký kết hợp đồng với mỏ đá mới được phép chuyên chở đá vào Làng nghề Non Nước, những loại xe khác hầu như không được phép chở. Chính vì vậy giá cước tăng do hãng xe độc quyền định giá, chủ cơ sở không được tự ý thuê xe khác vận chuyển nên đá nguyên liệu khi về đến Làng nghề đã tăng chóng mặt làm ảnh hưởng đến đầu vào của sản xuất, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm làng nghề. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng còn liên quan đến lãi suất ngân hàng cao, nhiều thủ tục cho vay còn phức tạp nên nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp sản xuất tại làng nghề sản xuất còn nghe ngóng, cầm chừng không dám mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. Điều này là một lực cản rất lớn cho sự khai thác hết tiềm năng sản xuất, sáng tạo của làng nghề, làm giảm khả năng phát triển cho cả làng nghề.