năng phát triển du lịch của quận Ngũ Hành Sơn, đặc biệt là Di tích Quốc gia đặc biệt Danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Thứ ba về các chỉ số phát triển đó là: 100% các cơ sở sản xuất đáp ứng đủ điều kiện được đưa vào khu sản xuất làng nghề tập trung với diện tích và vị trí khu sản xuất được phân bổ hợp lý, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phù hợp với những đặc trưng của quy trình sản xuất đá mỹ nghệ; 100% nhà xưởng sản xuất sản xuất của các cơ sở được xây dựng theo đúng quy hoạch, đồng bộ và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong sản xuất.
4.2.2. Định hướng phát triển về xã hội
Phát triển làng nghề theo hướng chú trọng đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, có chính sách đãi ngộ cho nghệ nhân lâu năm, thợ giỏi, khuyên khích họ dạy nghề và truyền nghề. Duy trì và phát triển lễ hội Thạch nghệ tổ sư làng nghề để nâng cao giá trị văn hóa, quảng bá sản phẩm, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa làng nghề.
4.2.3. Định hướng về bảo vệ môi trường
Một là, phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường thông qua hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật làng nghề, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định hiện hành, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất.
Hai là, xây dựng mức thuế suất, phí bảo vệ môi trường cho các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh có thu nhập từ sản phẩm đá mỹ nghệ thông qua việc quản lý đầu ra tiêu thụ của sản phẩm nghề. Có các chính sách đồng bộ về quản lý môi trường làng nghề, chú trọng trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức liên quan. Có chế tài xử phạt vi phạm gây ô nhiễm môi trường.
4.3. Ma trận SWOT cho hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước
Xây dựng ma trận SWOT góp phần tạo lập luận cứ khoa học cho việc xác định phương hướng hình thành và phát triển bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành. Việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho phép xác định được một cách chủ động phương hướng và giải pháp phát huy điểm mạnh, tranh thủ cơ hội, khắc phục điểm yếu và
vượt qua nguy cơ cũng như thách thức để hình thành và phát triển có hiệu quả và bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành. Trên cơ sở các nội dung đánh giá thực trạng các điển kiện, quan điểm, định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành, nghiên cứu tổng hợp ma trận SWOT cho hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước
Bảng 4.1. Ma trận SWOT cho hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước
ĐIỂM YẾU WEAKNESSES (W) | |
- Có truyền thống lịch sử phát triển lâu đời. - Mức độ tích tụ, tập trung hóa khá cao các doanh nghiệp cơ sở sản xuất làng nghề và các tổ chức liên quan trong phạm vi của vùng - Vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng được đầu đồng bộ và được ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới theo hướng hiện đại. - Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương và chính sách phát triển làng nghề - Sản phẩm làng nghề có những nét độc đáo, được ưa chuộng. - Nguồn nhân lực dồi dào. - Giao thông phát triển. - Vốn tích lủy của các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề tương | - Nguyên liệu không ổn định - Chưa có nhận thức đẩy đủ và thống nhất về Cụm liên kết ngành nói chung và Cụm liên kết ngành làng nghề nói riêng. Từ đó, sẽ có những khó khăn trong việc nghiên cứu ban hành chính sách và tổ chức thực hiện chủ trương hình thành cụm liên kết ngành làng nghề - Quan hệ liên kết theo chiều dọc giữa các chủ thể thực hiện các khâu khác nhau của chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề chưa được thiết lập rộng rãi; Quan hệ liên kết theo chiều ngang giữa các chủ thể cùng ngành lĩnh vực hoạt động chưa được thiết lập, thậm chí quan hệ cạnh tranh lại lấn lướt quan hệ liên kết. - Chưa có chủ trương về chính sách của nhà nước về hình thành và phát triển Cụm liên kết ngành làng nghề. - Thiếu lao động làng nghề qua đào tạo, Hệ thống đào tạo nghề chưa phát triển (Chủ yếu các CSSX tự đào tạo). |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Sự Liên Kết Phối Hợp Giữa Các Cơ Sở Sản Xuất/doanh Nghiệp Với Nhau Và Với Các Đối Tác Trong Làng Nghề
- Thực Trạng Tác Động Của Pháp Luật Và Các Chính Sách Phát Triển Làng Nghề Ở Thành Phố Đà Nẵng
- Đánh Giá Về Lợi Thế Cạnh Tranh Trong Làng Nghề Hiện Nay
- Nâng Cao Lợi Thế Cạnh Tranh Cho Các Doanh Nghiệp/cơ Sở Sản Xuất Làng Nghề
- Giải Pháp Về Cơ Chế Chính Sách, Quản Lý Cho Sự Phát Triển Làng Nghề
- Iải Pháp Xây Dựng Chuỗi Liên Kết Làng Nghề Với Du Lịch
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
- Quản lý, điều hành các doanh nghiệp còn kém - Công nghệ chưa có nhiều cải tiến. - Chất lượng chưa đồng đều và mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng. - Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn bất cập, chồng chéo; Nhiều chính sách về phát triển làng nghề còn chung chung, chưa phù hợp với thực tế, hiệu quả chưa cao; chưa quy định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước; các thủ tục hành chính đề hưởng chính sách khuyến khích phát triển làng nghề còn rườm rà; Phần lớn cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề chưa nắm được các thông tin về chính sách hỗ trợ làng nghề. | |
CƠ HỘI OPPORTUNITIES (O) | THÁCH THỨC THREATS (T) |
- Nhà nước khuyến khích phát triển làng nghề. - Làng nghề có đội ngũ nghệ nhân với tay nghề cao, giàu tâm huyết và khả năng truyền dạy nghề cho lớp thợ trẻ. - Giá trị sản phẩm mỹ nghệ của Làng nghề khá cao với giá trị các sản phẩm nông nghiệp, giúp thu hút người lao động, nâng cao khả năng đầu tư và cải thiện điều kiện sống; - Kinh tế Việt Nam hội nhập sâu | - Sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ làng nghề đặc biệt là các sản phẩm đá mỹ nghệ Trung Quốc ngày càng nhiều trên thị trường. - Kinh tế thế giới bất ổn. - Sự can thiệp của nhà nước khi ô nhiểm môi trường tăng. - Lao động trẻ có xu hướng chuyển qua các ngành nghề khác dẫn đến nguy cơ thiếu hụt lao động làng nghề. - Các cơ sở sản tại làng nghề hiện nay chủ yếu là hộ gia đình, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở với nhau và với các cơ sở |
doanh nghiệp thương mại dịch vụ, du lịch. - Những khó khăn bất cập về hạ tầng sản xuất tại khu sản xuất làng nghề, các khó khăn về nguồn vốn tín dụng như: lãi suất cho vay cao, thời gian cho vay ngắn, hạn mức cho vay thấp, các thủ tục và đặc biệt là yêu cầu phải có tài sản thế chấp. - Trình độ tay nghề của người lao động không đồng đều, chưa qua đào tạo trường lớp mà chủ yếu các cơ sở vừa đào tạo vừa trả lương, nhà nước chưa có chính sách khuyến khích đào tạo nghề và nghệ nhân tham gia đào tạo nghề. - Nguồn nguyên liệu phụ thuộc bên ngoài, các nơi khai thác đá nguyên liệu nên giá cả, chất lượng nguyên liệu chưa đảm bảo ổn định cho làng nghề. - Môi trường làng nghề bị ô nhiễm do đặc thù sản xuất các sản phẩm bằng đá như tiếng ồn, bụi và nước thải,.. |
Nguồn: Tác giả tổng hợp Trên cơ sở Ma trận này, việc định hướng hình thành và phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành cần thực hiện các yêu cầu sau: (1) Định hướng hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề bằng sự kết hợp SO (theo đuổi cơ hội phù hợp với điểm mạnh): tranh thủ các cơ hội phát triển ngành trên cơ sở phát huy các điểm mạnh và điều kiện thuận lợi đó là mức độ tích tụ, tập trung hóa khá cao các doanh nghiệp cơ sở sản xuất làng nghề và các tổ chức liên quan trong phạm vi của vùng, thuận lợi trong thiết lập quan hệ liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp và các bên hữu
quan, cơ sở hạ tầng phát triển; tranh thủ sự trợ giúp của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; (2) Định hướng hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề bằng sự kết hợp WO (tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu) bằng sự kết hợp ST (khai thác tốt các lợi thế, các điểm mạnh để giảm các rủi ro do bên ngoài gây ra): phát huy tốt nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) mở ra cơ hội cho các làng nghề, mở rộng không gian thị trường, thúc đẩy đổi mới công nghệ, tiếp cận các nguồn lực, nâng cao trình độ sản xuất, ban hành và thực thi cơ chế chính sách để thúc đẩy hình thành và phát triển quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ làng nghề.
4.4. Giải pháp thúc đẩy hình thành và phát triển bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành
4.4.1. iải pháp thúc đẩy sự tích tụ, tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp làng nghề
Hiện nay các cơ sở sản xuất đã được quy tập vào khu sản xuất tập trung tại làng nghề với gần 400 cơ sở sản xuất và còn đó hơn 100 cơ sở sản xuất còn nằm rải rác trong khu dân cư nên còn nhiều hạn chế trong việc định hình và phát triển theo hướng cụm liên kết ngành. Để sớm hình thành việc tích tụ tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp tại làng nghề, cần thực hiện các giải pháp sau:
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Cơ chế chính sách đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề, khuyến khích để các bên liên quan kết nối với nhau và thường xuyên được tăng cường. Các mối liên kết này phải thu hút được sự tham gia tích cực, hữu hiệu của các tổ chức nghiên cứu và phát triển, giáo dục, hiệp hội ngành hàng,... Để hình thành và tăng cường các mối liên kết trên thực tế, cần có sự điều phối, định hướng nhất định từ chính sách phát triển kinh tế và phát triển ngành. Những trọng trách này đặt lên vai công tác quản lý nhà nước của thành phố và địa phương.
Thứ nhất, cần nhanh chóng quy hoạch quỹ đất trong khu sản xuất để thu hút các cơ sở sản xuất còn lại vào để hình thành hoàn chỉnh khu sản xuất tập trung cho
làng nghề bên cạnh khu thương mại trưng bày giới thiệu sản phẩm.
Thứ hai, khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc bố trí sắp xếp các cơ sở sản xuất vào khu sản xuất tập trung ở giai đoạn I, phát huy những ưu điểm từ công tác quy hoạch và bố trí sản xuất tại khu sản xuất làng nghề: việc bố trí cơ sở sản xuất trong giai đoạn 2 phải phù hợp với nhu cầu thực tế và phải đáp ứng nhu cầu sản xuất của các cơ sở sản xuất.
Thứ ba, phát triển bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành trên cơ sở tích tụ, tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp làng nghề đòi hỏi trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước với làng nghề và được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ giữa làng nghề với nhà nước qua đó tạo cơ sở để xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách để thúc đẩy và hình thành cụm liên kết ngành làng nghề.
Tóm lại phát triển bền vững làng nghề theo hướng hình thành cụm liên kết ngành sẽ giúp cho các nhà đầu tư trong việc lực chọn phương án đầu tư, lựa chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp để tận dụng cơ sở hạ tầng, liên kết với các chủ thể khác trong cụm liên kết làng nghề. Thành phố và địa phương cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời: thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề, nâng cấp, cải tạo mỡ rộng để đáp ứng nhu cầu về mặt bằng sản xuất từ đó thu hút nhiều cơ sở sản xuất còn lại vào cụm công nghiệp làng nghề.
Đối với doanh nghiệp làng nghề
Những doanh nghiệp làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ, tiềm lực tài chính, kỹ thuật,..còn yếu cần liên kết lại thành lập những tổ hợp tác, công ty cổ phần hoặc hình thành các hợp tác xã để khai thác nguồn lực chung, chia sẻ chi phí, tăng nguồn vốn đầu tư để phát triển cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi đó nhiều doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính, nhân lực, kỹ thuật và kinh nghiệm thị trường, những doanh nghiệp đầu đàn không chỉ là chuẩn bị đất sạch, nguồn nhân lực tốt, những ưu đãi thích hợp có tính cạnh tranh quốc tế cao, mà còn rất cần tư duy, chính sách tốt để phát triển cụm liên kết ngành. Bởi khi đó khả năng cụm liên kết ngành tạo ra các ngoại ứng tích cực nhờ lan tỏa công nghệ, phân bổ lao động
tinh tế, tiếp cận vốn tốt hơn và cả ―thương hiệu cụm liên kết ngành‖ mang lại.. Lợi ích còn được nhân lên do sự tích tụ mạng kết nối các bên liên quan.
4.4.2. iải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề
Hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề trong vùng không phải là sự tập hợp cơ học các doanh nghiệp làng nghề và các chủ thể có liên quan. Bởi bản chất và mục tiêu của việc hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề là thiết lập, mỡ rộng và nâng cao chất lượng các mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp làng nghề với các chủ thể hưu quan, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể này trong làng nghề. Do đó, việc thúc đẩy phát triển quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong làng nghề là vấn đề quan trọng cần phải giải quyết để hình thành cụm liên kết ngành làng nghề hữu hiệu và đạt được mục tiêu mong muốn.
Chú trọng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề: chuỗi giá trị gồm các khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau và thường được thực hiện bởi các doanh nghiệp đã chuyên môn hóa theo giai đoạn công nghệ. Vì vậy, việc thiết lập và phát triển mối quan hệ liên kết chặt chẽ và bền vững giữa các khâu trong chuỗi giá trị gồm cả phát triển các quan hệ liên kết theo chiều dọc và phát triển các quan hệ liên kết theo chiều ngang sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc đảm bảo tính chủ động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trong làng nghề trên thị trường nội địa và quốc tế.
4.4.2.1. Phát triển quan hệ liên kết theo chiều dọc
Phát triển các quan hệ liên kết giữa các chủ thể thực hiện các khâu trong chuỗi giá trị làng nghề. Gồm có các quan hệ sau:
Quan hệ liên kết giữa các khâu như thiết kế mẫu, công nghệ, các khâu sản xuất tạo sản phẩm.
Trên thị trường với nhu cầu ngày càng đa dạng, thị hiếu của người sử dụng ngày càng phong phú nên việc đưa ra sản phẩm phù hợp có nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường với các sản phẩm tương đồng giúp sản phẩm làng nghề được
yêu thích ngày càng nhiều ở trong nước và xuất khẩu.
Doanh nghiệp làng nghề cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
- Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đá mỹ nghệ có nhu cầu lớn về thiết kế mẫu mã trong khi cơ sở vật chất và nguồn lực còn hạn chế nên hợp tác liên kết với các tổ chức chuyên về thiết kế mẫu mã như: các trường Đại học Mỹ thuật, các tổ chức thiết kế mỹ thuật có năng lực kinh nghiệm trong thiết kế mỹ thuật, mỹ nghệ truyền thống nơi mà chuyên môn về mỹ thuật, về sáng tạo luôn ở vị trí cao, thực hiện từ khâu lên ý tưởng, mẫu mã đến tạo ra sản phẩm. Nếu có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà thiết kế thì sản phẩm tạo ra sẽ có chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp làng nghề.
- Nhiều doanh nghiệp làng nghề hiện nay đảm nhận luôn vai trò thiết kế sản phẩm và giao cho thợ có tay nghề cao, kinh nghiệm để tạo mẫu sản phẩm. Dó đó doanh nghiệp cần có sự đầu tư quan tâm hơn nữa đến khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm tại doanh nghiêp, có nhiều ưu đãi cho người thiết kế tạo mẫu. Ngoài ra doanh nghiệp sản xuất làng nghề hàng năm nên đầu tư cho đội ngũ thợ chính, thợ có tay nghề cao lâu năm chuyên đảm nhận những vị trí thiết kế mẫu mã đi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về thiết kế mỹ thuật, mỹ nghệ tại các trường đại học mỹ thuật hoặc tại các tổ chức đơn vị có chức năng chuyên môn cao về thiết kế mỹ thuật, mỹ nghệ để nâng cao trình độ.
- Để tạo ra sản phẩm mỹ nghệ đạt yêu cầu thì bên cạnh đó còn phụ thuộc yếu tố nguyên liệu đá đẹp, quy cách theo yêu cầu. Do đó, doanh nghiệp làng nghề cần liên kết với các doanh nghiệp chuyên cung cấp nguyên vật liệu cũng như với các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong khâu cắt đá nguyên liệu theo quy cách. Những khối đá lớn sau khi được khai thác ở các mỏ đá lớn ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Cạn, Ninh Bình, Bình Định, Phú Yên,..được các doanh nghiệp bán cho các doanh nghiệp sản xuất làng nghề. Để có thể tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng cũng như đặc điểm sản phẩm thì các khối đá thô sẽ phải cắt theo đúng quy cách trước khi đưa vào sản xuất tạo sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp cắt đá cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất tại làng nghề. Sự liên kết giữa các chủ thể có liên quan tại làng nghề đóng vai trò rất quan trọng trong