Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Các Mô Hình Bảo Hiến Điển Hình Trên Thế Giới.

cơ bản bảo hiến được xây dựng với những vai trò và mục đích chung. Mô hình bảo hiến được xây dựng với những mục tiêu cơ bản sau:

- Kiểm soát quyền lực nhà nước, duy trì hiệu quả hoạt động cả bộ máy nhà nước, hoàn chỉnh chức năng của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Bảo hiến nhằm mục đích để bảo vệ giá trị pháp lý tối cao của Hiến pháp, cũng như hoàn thiện các chế định pháp luật. Hiến pháp như tên gọi của nó, sẽ bảo vệ những giá trị cốt lõi, những điểm căn bản nhất của quốc gia cho dù bản Hiến pháp đó tồn tại ở bất kỳ dạng nào: thành văn hay bất thành văn. Khi tiến hành xây dựng pháp luật, những văn bản pháp luật xây dựng có thể không hoàn toàn dựa trên cái nhìn khách quan về vấn đề mà còn mang nhiều tính hạn chế, cá nhân. Việc tồn tại những điểm sai sót, không thống nhất, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi trong thực tiễn. Mô hình bảo hiến được hình thành sẽ bảo vệ xã hội khỏi những văn bản, những điều luật mâu thuẫn, tạo nên sự thống nhất trong phạm vi của Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp có thể hạn chế một phần hoặc toàn bộ những vấn đề có thể phát sinh trong việc xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật.

Bảo hiến bảo vệ hoàn chỉnh quy trình “Lập hiến - lập pháp”, đưa quy trình vào trong thực tế và áp dụng. Hệ thống pháp luật sẽ được xây dựng hoàn chỉnh, đúng trình tự, có sự giám sát chặt chẽ, có sự điều chỉnh kịp thời khi cần. Hiến pháp điều chỉnh những mối quan hệ xã hội đúng theo khuôn khổ pháp luật, theo những cốt lõi của Hiến pháp. Hiến pháp hạn chế quyền lực của cơ quan nhà nước trong phạm vi mà Hiến pháp quy định, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quyền công dân được xây dựng hoàn thiện trong Hiến pháp được bảo vệ tuyệt đối. Nhân dân thông qua cơ quan bảo hiến thực hiện quyền giám sát của mình, yêu cầu cơ quan bảo

hiến bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước những văn bản vi hiến, hành vi vi hiến của cơ quan quyền lực nhà nước hay của những cá nhân thẩm quyền.

Bảo hiến là điều kiện tiên quyết để có thể đưa Hiến pháp vào thực tiễn cuộc sống, bảo đảm giá trị pháp lý của các quy phạm pháp luật, tạo nên sự thống nhất trong toàn bộ quá trình xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, khiến cho pháp luật có thể đi sâu vào thực tiễn. Bảo hiến xây dựng một cơ chế cụ thể không chỉ bảo vệ tính pháp lý của Hiến pháp đồng thời xây dựng cơ chế để công dân yêu cầu nhà nước xem xét tính hợp hiến của một điều luật, một đạo luật hay một hành vi bất kỳ vi hiến xảy ra. Đối tượng bảo vệ Hiến pháp ở hướng tới là những hành vi vi hiến và cả những văn bản vi hiến.

1.2. Sự hình thành và phát triển của các mô hình bảo hiến điển hình trên thế giới.

Mô hình bảo hiến trên thế giới có thể phân chia thành các kiểu mô hình khác nhau. Nếu phân chia theo cách thức giám sát thì có mô hình giám sát Hiến pháp tập trung và mô hình giám sát Hiến pháp phi tập trung. Cách thức phân chia theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền cơ quan bảo hiến thông thường là cách phân chia được sử dụng nhiều nhất thì trên thế giới có bốn mô hình bảo hiến điển hình được áp dụng như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

- Mô hình bảo hiến bằng tòa án Hiến pháp (điển hình tại Áo, Đức).

- Mô hình bảo hiến bằng tòa án tư pháp (điển hình tại Hoa Kỳ).

Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam - 3

- Mô hình bảo hiến bằng hội đồng Hiến pháp (điển hình tại Pháp).

- Mô hình bảo hiến khác.

1.2.1. Mô hình hội đồng Hiến pháp ở Cộng hòa Pháp

Bối cảnh hình thành của mô hình: Cộng hòa Pháp là một quốc gia có nền pháp luật dân chủ hàng đầu trên thế giới, mô hình tài phán Hiến pháp cũng là một trong ba mô hình đặc thù được nhiều quốc gia lựa chọn áp dụng.

Mô hình hội đồng Hiến pháp được hình thành đầu tiên ở cộng hòa Pháp và dần dần phát triển đến nhiều quốc gia, đa phần là những quốc gia chịu ảnh hưởng chính trị và pháp lý cũng như văn hóa từ cộng hòa Pháp. Để có thể xây dựng và áp dụng hiệu quả được mô hình hội đồng Hiến pháp, nước Pháp cũng đã phải trải qua một quá trình đấu tranh hàng trăm năm, bắt nguồn từ thế kỷ 18.

Hiến pháp năm 1799 đã chính thức ghi nhận sự xuất hiện của cơ chế bảo hiến với mục đích chính nhằm tìm sự cân bằng giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp. Hiến pháp 1799 quy định trao quyền bảo hiến cho một trong hai viện thuộc nghị viện. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng nhà nước Cộng hòa Pháp đã bắt đầu thừa nhận bảo hiến rất sớm. Thượng viện có thẩm quyền kiểm tra tính hợp hiến, có thể tuyên bố hủy bỏ văn bản vi hiến không có giá trị pháp lý (mô hình có đôi nét gần giống với mô hình bảo hiến nghị viện của Liên Xô). Tất nhiên với trình tự và lập pháp vừa kiểm tra thì việc thượng viện kiểm tra tính hợp hiến chắc chắn chỉ mang tính hình thức. Đến Hiến pháp năm 1892, cộng hòa Pháp vẫn thừa nhận sự tồn tại của bảo hiến thông qua Thượng viện. Thượng viện vẫn được trao quyền kiểm tra, tuyên bố hủy bỏ văn bản không có giá trị pháp lý và thêm quyền đình chỉ văn bản pháp luật đang thi hành. Quyền năng thì tăng lên nhưng Thượng viện lại không sử dụng quyền năng của mình vào bảo vệ Hiến pháp nên chỉ dừng lại ở những quy định mang đậm tính hình thức.

Thời kỳ cộng hòa đệ Tam: Hiến pháp 1985 đã không còn thừa nhận cơ chế bảo vệ Hiến pháp của Thượng viện, quy định về tài phán Hiến pháp hoàn toàn bị xóa bỏ trong bản Hiến pháp thời kỳ này. Tuy vậy, các học giả đã bắt đầu tìm hiểu được tầm quan trọng của mô hình bảo hiến đối với sự phát triển của cộng hòa Pháp. Hiến pháp năm 1946 đã quy định thành lập một Ủy ban Hiến pháp do tổng thống đứng đầu, nhằm kiểm tra tính hợp hiến của dự luật cho được thông qua của nghị viện. Đến thời điểm này mô hình bảo hiến vẫn chỉ mang tính hình thức. Do nhiều nguyên nhân khi quy

định Hiến pháp không có giá trị thực tế để kiểm soát những đạo luật dễ gây lên tình trạng vi hiến - vi phạm nghiêm trọng quyền về con người, gây lên những ảnh hưởng xấu cho xã hội. Đến năm 1958, những mâu thuẫn bắt đầu bùng nổ, xã hội Pháp trở nên vô cùng phức tạp, Pháp kiều ở Algieri liên lục nổi dậy chống lại chính phủ Pháp. Chính phủ Pháp được sự ủng hộ của nghị viện cũng không thể ổn định được tình hình xã hội. Giữa năm 1958, chính phủ Pháp tuyên bố từ chức, nghị viện Pháp tìm mọi cách để thành lập ra chính phủ mới nhưng đều không thành công. Bất ổn chính trị ở nước Pháp kéo dài suốt từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến thời điểm này khiến cho lòng tin của nhân dân vào nghị viện và các Đảng phái chính trị hoàn toàn không còn. Đứng trước hoàn cảnh khó khăn, nghị viện Pháp đã phải thay đổi thể chế, hoàn thiện lại chế độ chính trị nhằm tìm ra lối thoát cho sự khủng hoảng. Tháng 9 năm 1958, tướng Đờ Gôn được mời làm thủ tướng cho một chính phủ mới, sự xuất hiện của anh hùng quốc gia với uy tín rất cao đã khiến cho sự ủng hộ của nhân dân tăng cao cho chính phủ Pháp. Hiến pháp năm 1958 [6] do tướng Đờ Gôn khởi xướng được thông qua đã mở ra một thời kỳ mới cho cộng hòa Pháp đồng thời đầu cho một trong những mô hình bảo hiến tiêu biểu trên thế giới được hình thành. Bản Hiến pháp đã thiết lập nên một nền cộng hòa mới gắn liền với tướng Đờ gôn, Hiến pháp 1958 ra đời đã tiến hành giải quyết hai vấn đề chủ chốt mà suốt thời gian dài trước sức ép của nghị viện mà không thể tiến hành được

Thứ nhất, Hiến pháp 1958 đã tăng quyền hạn cho tổng thống, hạn chế được sự tham gia của nghị viện vào mọi hoạt động của chính phủ.

Thứ hai, Hiến pháp 1958 đã quy định thành lập thành công hội đồng Hiến pháp đúng nghĩa để có thể xem xét hoạt động lập pháp, vốn là hoạt động quan trọng nhất của nghị viện. Nghị viện có rất nhiều quyền hạn vào thời gian trước đã bị hạn chế thông qua bản Hiến pháp 1958 mang đậm chất tổng thống Đờ gôn. Tại sao nước Pháp tại thời điểm đó lại lựa chọn

mô hình riêng biệt là hội đồng Hiến pháp chứ không đi theo những mô hình tòa án Hiến pháp hay tòa án tư pháp đã tồn tại và phát triển trước đó [7].

Trong một khoảng thời gian dài, khoảng hơn hai thế kỷ, các nhà học giả Pháp đã bắt đầu nghiên cứu để lựa chọn mô hình bảo hiến phù hợp. Sự nghiên cứu, tích lũy phân tích trong giai đoạn đó đã tạo nên nhận thức pháp lý khi xây dựng mô hình hội đồng Hiến pháp. Nhận thức pháp lý của nhân dân Pháp tại thời điểm đó yêu cầu tồn tại mô hình bảo hiến để hạn chế quyền lực của nghị viện. Mọi tầng lớp xã hội Pháp đều nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm khi để nghị viện quá nhiều quyền lực, cần thiết phải lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình. Hiến pháp 1958 thể theo nguyện vọng nhân dân, xây dựng cơ chế đảm bảo sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Cộng hòa Pháp với bản Hiến pháp 1958 đã thể hiện được sự nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của mô hình bảo hiến và mục đích đúng đắn khi xây dựng mô hình bảo hiến.

Mô hình hội đồng Hiến pháp được xây dựng trong Hiến pháp 1958 đã đáp ứng được lợi ích của nhiều thành phần trong xã hội. Hội đồng Hiến pháp trước hết hạn chế quyền lực nghị viện, phục vụ lợi ích của tổng thống và chính phủ mới, đồng thời bảo vệ lợi ích chính trị của các tầng lớp trong xã hội. Mô hình hội đồng Hiến pháp về cơ bản phục vụ phần lớn lợi ích của số đông nhân dân và lợi ích chính trị của chính phủ mà tướng Đề gôn đã xây dựng so với nghị viện.

Cộng hòa Pháp chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền pháp luật châu Âu lục địa, đồng thời là những ảnh hưởng nhất định từ những nền pháp luật tiến bộ khác như hệ thống pháp luật Anh - Mỹ. Khi đề cập đến việc xây dựng mô hình bảo hiến, các nhà nghiên cứu khoa học Pháp đều hướng tới mô hình bảo hiến theo kiểu Anh Mỹ, mô hình bảo hiến bằng tòa án thường với hệ thống tòa án đã tồn tại ở Pháp. Tuy nhiên, nhận thấy mô hình tòa án không thể phù hợp với hoàn cảnh xây dựng mô hình bảo hiến ở Pháp bởi vì: hệ

thống tòa án của cộng hòa Pháp không đủ khả năng để đảm nhận nhiệm vụ bảo hiến khi gần như bị phụ thuộc hoàn toàn và nghị viện, tính độc lập của tư pháp không tồn tại. Đồng thời, với truyền thống pháp lý lâu dài, nước Pháp đã không cho phép mình rập khuôn mô hình nào khác mà lựa chọn con đường khó khăn hơn rất nhiều là tự xây dựng cho mình mô hình bảo hiến đặc thù, riêng biệt và phù hợp với hoàn cảnh quốc gia.

Đặc điểm của mô hình hội đồng Hiến pháp:

Mô hình hội đồng Hiến pháp mang tính đặc thù so với những mô hình khác trên thế giới.

Thứ nhất, mô hình không chỉ mang bản chất đúng của tài phán Hiến pháp, mà còn mang đậm yếu tố tổ chức chính trị ở trong đó. Mô hình hội đồng Hiến pháp vận hành hoạt động theo một cơ chế đặc biệt không công khai quy trình bảo hiến. Thành viên mô hình cũng không phải toàn bộ là những nhà nghiên cứu pháp luật mà còn bao gồm những nhân vật được quy định trong đó có cả những tổng thống đã hết nhiệm kỳ. Hội đồng Hiến pháp thời gian đầu xây dựng chỉ có nhiệm vụ kiểm tra dự án luật chưa được thông qua bởi nghị viện. Tuy nhiên, sau một thời gian dài nhận thấy việc chỉ kiểm tra dự án đã làm mất đi tính thực tế của Hiến pháp. Nhiều vấn đề pháp luật khi áp dụng và thực tiễn mới có thể phát hiện được sự vi hiến tồn tại trong quy phạm pháp luật, đến khi sửa đổi Hiến pháp đã quy định đầy đủ quyền hạn của hội đồng Hiến pháp trong việc thẩm tra những dự án luật và cả những văn bản pháp luật đã được thông qua bởi nghị viện. Hội đồng Hiến pháp sau khi thẩm tra được tuyên bố văn bản hay hành vi là vi hiến, có thể hủy bỏ hoặc sửa đổi những văn bản hay hành vi pháp luật có sự vi hiến. Khi mới đầu xây dựng, các nhà lập pháp đã không nhất quán ý tưởng, cho rằng nhiều khả năng những quy định về hội đồng Hiến pháp mang tính hình thức. Tuy nhiên, khi vận hành mô hình đã hoạt động mang lại sự hiệu quả, trở thành mô hình tiêu biểu trong các mô hình bảo hiến.

Thứ hai, mô hình hội đồng Hiến pháp là mô hình có thể phù hợp với hoàn cảnh đặc thù và khó có thể áp dụng rộng rãi được. Một thể chế mang bản chất chính trị phải có những cách thức riêng mới có thể tránh được sự ảnh hưởng của những cơ quan quyền lực nhà nước khác. Hội đồng Hiến pháp là mô hình rất khó để áp dụng thành công nếu không thực sự phù hợp quốc gia lựa chọn mô hình.

Sự phát triển của mô hình hội đồng Hiến pháp trên thế giới:

Mô hình hội đồng Hiến pháp đặc trưng về bảo hiến được hình thành đầu tiên ở Pháp. Hội đồng Hiến pháp cũng có nhiều điểm tương đồng với mô hình tòa án Hiến pháp, tuy nhiên hội đồng Hiến pháp được xây dựng theo xu hướng một cơ quan thuộc hệ thống chính trị chức không thuộc ngành quyền lực tài phán, một dạng của hệ thống Tư pháp. Hội đồng Hiến pháp đã được phát triển trong một khoảng thời gian dài và được ghi nhận như một trong ba mô hình bảo hiến lớn trên thế giới. Tuy nhiên, hội đồng Hiến pháp không phải là dạng mô hình bảo hiến có thể phổ biến và lan tỏa mạnh mẽ như Tòa án Hiến pháp hay tòa án bảo hiến kiểu Mỹ. Đây là mô hình chứa đựng những điểm đặc thù, các quốc gia trên thế giới hiện nay áp dụng mô hình hội đồng Hiến pháp không quá nhiều. Hầu hết các nước áp dụng mô hình là ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Á, Pháp là quốc gia duy nhất áp dụng mô hình tại châu Âu.

Mô hình hội đồng bảo hiến mang đặc điểm của cơ quan chính trị trộn lẫn với cơ chế bảo hiến. Chức năng, thẩm quyền và trình tự thực hiện bảo hiến của hội đồng Hiến pháp đều không giống cơ chế tài phán thông thường. Các quốc gia khi lựa chọn mô hình hội đồng Hiến pháp đều phải chấp nhận những khó khăn nhất định. Những quốc gia lựa chọn hội đồng bảo hiến đa phần chịu ảnh hưởng nhất định bởi cộng hòa Pháp như các nước Bắc Phi hoặc tìm ra điểm phù hợp của mô hình hội đồng Hiến pháp. Trên thế giới đã

có các quốc gia áp dụng mô hình hội đồng Hiến pháp bao gồm: Pháp, Tuynidi, Eetiopia, Senegal, Bờ Biển Ngà, Iran, Campuchia, Li băng…

1.2.2. Mô hình bảo hiến bằng tòa án ở Hoa Kỳ

Mô hình bảo hiến Hoa Kỳ là mô hình bảo hiến được áp dụng phổ biến, hiệu quả trên toàn thế giới. Mô hình bảo hiến bằng tòa án tư pháp được đánh giá đã thể hiện được toàn bộ giá trị cần có của cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiệu quả.

Bối cảnh hình thành của mô hình: Hoàn cảnh ra đời của mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ cũng mang đúng bản chất sử dụng án lệ là nguồn luật của hệ thống pháp luật khi mô hình được xây dựng từ vụ án cụ thể. Đầu thế kỷ 19, trong cuộc bầu cử tổng thống John Adams và đảng Federalist của ông thất cử, Thomas Jefferson người của đảng Dân chủ và Cộng hòa Hoa Kỳ trúng cử Tổng thống. Trước khi rời khỏi ghế tổng thống, nhằm đảm bảo cho sự quyền lợi của mình sau khi rời vị trí, John Adams đã bổ nhiệm hàng loạt thành viên của đảng Federalist vào chức vụ thẩm phán và thẩm phán hòa giải. Khi Jefferson lên làm tổng thống, các quyết định của John Adams đã được ký và đóng dấu nhưng lại chưa được chuyển đi hết. Jefferson chỉ đạo cho James Madison, lúc đó là bộ trưởng bộ Ngoại giao không chuyển quyết định mà Adams đã ký cho những người có tên để họ không thể nhận chức vụ Thẩm phán.Trong số những người không nhận được quyết định đó có William Marbury. Khi không nhận được quyết định, William Marbury đã khởi kiện James Madison yêu cầu giải thích lý do tại sao các quyết định lại không được chuyển cho mình; đồng thời Marbury yêu cầu tòa án tối cao quyết định buộc trao quyết định để những người có liên quan thực thi nhiệm vụ của mình. Chánh án lúc đó là John Marshall lúc đó, vì những tình huống chính trị, đã rất khó khăn khi giải quyết vụ việc này. John Marshall đã đưa ra phán quyết cho vụ việc này:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2023