pháp khấu hao phù hợp, phản ánh đúng giá trị hao mòn của TSCĐ HH và nhanh chóng đổi mới công nghệ.
Bảng 3.21
Khung thời gian sử dụng một số loại TSCĐ HH ban hành kèm theo thông tư
203/2009/TT – BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao TSCĐ HH.
Thời gian sử dụng (năm) | |
Máy động lực | 8 đến 10 |
Máy phát điện | 7 đến 10 |
Máy biến áp và thiết bị nguồn điện | 7 đến 10 |
Máy công cụ | 7 đến 10 |
Máy kéo | 6 đến 8 |
Máy bơm nước và xăng dầu | 6 đến 8 |
Máy móc, thiết bị chuyên ngành xây dựng | 8 đến 12 |
Cần cầu | 10 đến 20 |
Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học, nhiệt học | 5 đến 10 |
Thiết bị điện và điện tử | 5 đến 8 |
Thiết bị đo và phân tích lý hóa | 6 đến 10 |
Phương tiện vận tải đường bộ | |
Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng | |
Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý | 3 đến 8 |
Nhà cửa loại kiên cố | 25 đến 50 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Giá Thành, Kết Chuyển Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Dở Dang
- Giá Trị Trung Bình Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Kết Quả Quản Lý Tài Sản Tại Các Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Niêm Yết Ở Việt Nam
- Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam - 19
- Nhóm Giải Pháp Trực Tiếp Nhằm Tăng Cường Quản Lý Tài Sản Tại Các Công Ty Cổ Phần Ngành Xây Dựng Niêm Yết Ở Việt Nam
- Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam - 22
- Tổng Hợp Đánh Giá Tác Động Của Quản Lý Tài Sản Tới Roa, Roe Và Chỉ Số Z Của Công Ty Cổ Phần Ngành Xây Dựng Niêm Yết
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
Nguồn: [4, tr 21 - 24]
Thứ tư, hoạt động đấu thầu và quy hoạch xây dựng còn nhiều bất cập về pháp lý và tổ chức thực hiện.
Điều này ảnh hưởng tới cơ hội kinh doanh chung của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết, từ đó tác động tới quyết định quản lý tài sản. Tháng 11 năm 2005, Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu. Để hướng dẫn thi hành luật này,
Chính phủ ban hành nghị định số 111/2006/NĐ – CP, sau đó được thay thế bằng nghị định số 58/2008/NĐ – CP và tiếp tục bãi bỏ, ban hành nghị định số 85/2009/NĐ – CP. Các quy định mới đã tạo cơ hội cho các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết tham gia đấu thầu dự án do bộ chủ quản/cơ quan ký quyết định thành lập doanh nghiệp làm chủ đầu tư và các dự án trước đó được quy định sử dụng hình thức chỉ định thầu; kéo dài thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu; tiếp cận thông tin đấu thầu nhanh chóng, công khai qua báo đầu thầu và cổng thông tin điện tử của cục Quản lý đầu thầu; tham gia đấu thầu trực tuyến (tiết kiệm chi phí, nhanh chóng, công bằng)… Tuy nhiên, các quy định của Nhà nước được thay đổi một cách nhanh chóng (sau 1 tới 2 năm) đã làm sai lệch kế hoạch tham gia đấu thầu, phân bổ tài chính và quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết. Dẫn tới tình trạng không còn đủ năng lực để tham gia đấu thầu khi quy định mới ban hành, có tác dụng mở rộng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đầu thầu, vẫn tồn tại hành vi gian lận từ phía chủ đầu tư và nhà thầu như thông thầu (chủ đầu tư hoặc các doanh nghiệp tham gia đầu thầu tạo điều kiện cho 1 doanh nghiệp xác định trước thắng thầu); Chia tách các gói thầu không hợp lý thành các gói thầu quá lớn (khiến các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết nhỏ không đủ năng lực dự thầu) hoặc gói thầu quá nhỏ để áp dụng hình thức chỉ định thầu; Không thông báo công khai thông tin mời thầu theo quy định của Nhà nước; Kê khai sai lệch thông tin dự thầu; Dựa vào năng lực của tổng công ty hoặc tập đoàn để thắng thầu, sau đó giao lại cho các công ty con dưới hình thức thầu phụ; Phá giá dự thầu để trúng thầu, sau đó tìm lý do để ký phụ lục bổ sung vốn; Trích tỷ lệ hoa hồng cao (từ 15% đến 30% giá trị hợp đồng) cho đại diện chủ đầu tư và hội đồng đấu thầu [53]…
Tất cả những hành vi trên đã tồn tại nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng do năng lực quản lý yếu kém và chế tài xử phạt không nghiêm minh. Từ đó tác động tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết, một mặt, hạn chế cơ hội trúng thầu nên phải thu hẹp hoạt động, giảm quy mô tài sản, thậm chí giải thể, phá sản. Mặt khác, gia tăng chi phí dự thầu, do đó, sau khi
trúng thầu, các doanh nghiệp này có xu hướng khai thác quá mức tài sản, cắt giảm chi phí quản lý tài sản, vay nợ nhiều hơn, không thể thu hồi công nợ một cách quyết liệt, không dám tích trữ nguyên vật liệu, không thể yêu cầu chủ đầu tư bảo lãnh thanh toán do e ngại mất cơ hội kinh doanh trong tương lai...
Ngoài ra, việc quy hoạch xây dựng tổng thể, vùng, lãnh thổ thiếu thống nhất đã làm gia tăng công nợ của nhiều công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết. Gần đây nhất, khi Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đã có 750 dự án thuộc địa bàn Hà Nội và Hà Tây cũ, đã được cấp phép xây dựng nhưng nay thuộc “vành đai xanh” nên phải đình hoãn, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc thu hồi [51]. Do đó, một số công ty tham gia vào các dự án này như công ty cổ phần sông Đà Thăng Long, công ty cổ phần xây dựng số 1, xây dựng số 5, công ty cổ phần xây dựng Licogi 16… cũng bị chủ đầu tư trì hoãn thanh toán, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản.
Đặc biệt, trong lĩnh vực giao thông vận tải, việc tham gia vào các dự án đầu tư công của chính phủ đang đẩy nhiều công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết lâm vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Thực hiện nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ, bộ Giao thông vận tải đã đã công bố đình hoãn, dãn tiến độ 75 dự án, tiểu dự án với tổng số vốn 1.422 tỉ đồng [40]. Nhiều địa phương cũng đình hoãn, dãn tiến độ nhiều dự án chưa thực sự cấp bách.
Bảng 3.22
Số lượng dự án bị đình hoãn, dãn tiến độ tại một số địa phương
Số lượng dự án bị đình hoãn, dãn tiến độ | |
Trà Vinh | 15 |
Lạng Sơn | 12 |
Bến Tre | 12 |
Bắc Giang | 61 |
Quảng Ninh | 30 |
An Giang | 11 |
Nguồn: [40]
3.3.3.3 Đánh giá tác động của từng nguyên nhân
Trong quá trình phỏng vấn sâu, cán bộ quản lý của 15 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết được yêu cầu đánh giá mức độ tác động của từng nguyên nhân nêu trên tới hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp thông qua việc sắp xếp thứ tự các nguyên nhân từ 1 đến 8 theo mức độ quan trọng.
Để thuận tiện cho việc diễn giải kết quả, từng nguyên nhân được ký hiệu thành: A: Trình độ và nhận thức hạn chế của ban lãnh đạo và công nhân viên; B: Quản lý vốn chưa hợp lý; C: Phương tiện quản lý chưa hiện đại, thiếu đồng bộ; D: Cơ cấu tổ chức bất cập; E: Thiếu các quy định, hướng dẫn về quản lý tài sản; F: Quy định khấu hao TSCĐ HH chưa hợp lý; G: Dịch vụ hỗ trợ thu hồi công nợ chưa phát triển và H: Hoạt động đấu thầu, quy hoạch xây dựng còn nhiều bất cập. Kết quả đánh giá cụ thể của từng nhà quản lý thể hiện trong bảng 3.17.
Bảng 3.23
Đánh giá mức độ tác động của từng nguyên nhân tới quản lý tài sản tại 15 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết
Tên công ty có cán bộ được phỏng vấn | Thứ tự xếp hạng của từng nguyên nhân | ||||||||
A | B | C | D | E | F | G 3 | H 1 | ||
1 | Lilama 5 | 4 | 2 | 5 | 6 | 7 | 8 | ||
2 | Licogi 13 | 4 | 1 | 5 | 6 | 8 | 7 | 2 | 3 |
3 | Xây dựng điện Việt Nam | 4 | 1 | 5 | 6 | 7 | 8 | 3 | 2 |
4 | Xây dựng cotec | 5 | 2 | 4 | 7 | 6 | 8 | 3 | 1 |
5 | Đầu tư và xây dựng bưu điện Hà Nội | 5 | 1 | 6 | 4 | 7 | 8 | 2 | 1 |
6 | Xây lắp Dầu khí Việt Nam | 5 | 2 | 4 | 7 | 6 | 8 | 1 | 3 |
7 | Xây lắp Dầu khí Nghệ An | 6 | 1 | 4 | 5 | 8 | 7 | 2 | 3 |
8 | Sông Đà 909 | 4 | 1 | 5 | 6 | 8 | 7 | 2 | 3 |
9 | Sông Đà 11 | 4 | 1 | 5 | 6 | 7 | 8 | 2 | 3 |
10 | Sông Đà 25 | 4 | 2 | 5 | 6 | 8 | 7 | 3 | 1 |
11 | Sông Đà Thăng Long | 4 | 1 | 5 | 6 | 7 | 8 | 2 | 3 |
12 | Vinaconex 6 | 4 | 1 | 6 | 5 | 8 | 7 | 3 | 2 |
13 | Xây dựng công trình ngầm | 5 | 2 | 6 | 5 | 8 | 7 | 3 | 1 |
14 | Xây dựng số 1 | 5 | 1 | 6 | 5 | 7 | 8 | 2 | 3 |
15 | Xây Dựng số 9 | 5 | 1 | 6 | 5 | 7 | 8 | 3 | 2 |
Nguồn: phỏng vấn sâu 15 cán bộ công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết
Như vậy, sự đánh giá của các nhà quản lý về tầm quan trọng của các nguyên nhân kể trên khá đồng nhất, bằng cách tính tần suất xuất hiện, có thể sắp xếp thứ tự các nguyên nhân theo mức độ tác động như sau:
Bảng 3.24
Thứ tự sắp xếp các nguyên nhân theo mức độ tác động tới quản lý tài sản tại 15 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết
Thứ tự xếp hạng | Tỷ lệ lựa chọn | |
A | 4 | 53,33% |
B | 1 | 66,67% |
C | 5 | 46,67% |
D | 6 | 46,67% |
E | 7 | 46,67% |
F | 8 | 60,00% |
G | 2 hoặc 3 | 46,67% |
H | 3 | 46,67% |
Nguồn: phỏng vấn sâu 15 cán bộ công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết
Như vậy, qua đánh giá chủ quan của 15 cán bộ quản lý được phỏng vấn, hiện nay, sự bất cập về quản lý vốn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hạn chế trong hoạt động quản lý tài sản. Tiếp theo là Dịch vụ hỗ trợ thu hồi công nợ chưa phát triển và Hoạt động đấu thầu, quy hoạch xây dựng còn nhiều bất cập. Ngoài ra, các nguyên nhân khác tác động lâu dài tới hoạt động này là Trình độ và nhận thức hạn chế của ban lãnh đạo và công nhân viên; Cơ cấu tổ chức bất cập; Phương tiện quản lý chưa hiện đại, thiếu đồng bộ; Thiếu các quy định, hướng dẫn về quản lý tài sản và Quy định khấu hao TSCĐ HH chưa hợp lý.
Thứ tự xếp hạng nêu trên sẽ là căn cứ để xác định mức độ ưu tiên thực hiện cho từng giải pháp được trình bày cụ thể trong chương tiếp theo của luận án.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua việc phân tích thực trạng quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết, có thể thấy bên cạnh những thành công như có khả năng thanh toán ngắn hạn, không bị ứ đọng hàng tồn kho, ROA và ROE cao hơn mức bình quân của các công ty cổ phần niêm yết thuộc một số ngành nghề khác, 57% các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết chưa quản lý tài sản đạt mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu (ROA nhỏ hơn mức bình quân nhóm). Nhiều công ty còn lại gia tăng ROE bằng cách lạm dụng đòn bẩy tài chính thay vì tích cực quản lý tài sản, dẫn tới nguy cơ phá sản tăng cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Trong đó, các nguyên nhân xuất phát từ công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết bao gồm Trình độ và nhận thức hạn chế của ban lãnh đạo và công nhân viên; Quản lý vốn chưa hợp lý; Phương tiện quản lý chưa hiện đại, thiếu đồng bộ; Cơ cấu tổ chức bất cập. Bên cạnh đó, còn tồn tại một số nguyên nhân khách quan như Thiếu các quy định, hướng dẫn về quản lý tài sản; Quy định khấu hao TSCĐ HH chưa hợp lý; Dịch vụ hỗ trợ thu hồi công nợ chưa phát triển và Hoạt động đấu thầu, quy hoạch xây dựng còn nhiều bất cập. Trong đó, bất cập về quản lý vốn, dịch vụ hỗ trợ công nợ, hoạt động đấu thầu và quy hoạch được đánh giá là những nguyên nhân chính dẫn tới hạn chế trong quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết hiện nay.
Mỗi nguyên nhân trên tác động tới hoạt động quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết theo mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp. Do đó, trong thời gian tới, để tăng cường quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết, cần cân nhắc, đề xuất những giải pháp và kiến nghị chi tiết, thực hiện theo lộ trình thích hợp với điều kiện của từng đơn vị. Những nội dung này sẽ được trình bày tại chương 4 của luận án.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
4.1 Định hướng phát triển của ngành xây dựng Việt Nam trong thời gian tới [7], [42]
Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước và cân đối với định hướng phát triển của các ngành nghề khác, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt định hướng phát triển của ngành xây dựng tầm nhìn tới năm 2020 với một số mục tiêu như sau (toàn bộ số liệu được cung cấp bởi Tổng hội xây dựng Việt Nam):
* Tổ chức các hệ thống đô thị theo các vùng lãnh thổ
Hình thành và phát triển 10 vùng đô thị hoá đặc trưng và 61 hệ thống đô thị vùng, thành phố trực thuộc trung ương. Đẩy mạnh quá trình hình thành và phát triển các chùm đô thị (Urban agglomeration), mà hạt nhân của nó chủ yếu là 5 đô thị - trung tâm cấp quốc gia gồm thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng và thành phố Huế; l l đô thị - trung tâm cấp vùng là các thành phố Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuật, Nha Trang, Vinh, Nam Định, Hạ Long, Thái Nguyên, Việt Trì, thị xã Hoà Bình. Và các thành phố, tỉnh lị là đô thị - trung tâm cấp tỉnh.
Trên cơ sở quy hoạch chung các chùm đô thị, xây dựng mô hình, tiêu chuẩn, quy phạm và thể chế quản lí hợp lí các hệ thống phân bố dân cư, các chùm đô thị. Đặc biệt là các chùm đô thị lớn (Metropolitan area) nhằm phối hợp hài hoà lợi ích và các hoạt động giữa các ngành, các địa phương, nhất là trong việc triển khai các dự án phát triển bền vững từ hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội liên điểm dân cư và bảo vệ môi trường nhằm phát huy hiệu quả tối đa trong việc khai thác và sử dụng có liên quan theo từng khu vực lãnh thổ.
* Tăng cường đầu tư cho công tác khảo sát và lập quy hoạch xây dựng
Tiếp tục hoàn chỉnh sơ đồ quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Tây Nguyên. Triển khai lập sơ đồ quy hoạch xây dựng 8 vùng đô thị hoá còn lại là: vùng Cao Bằng - Lạng Sơn - Bắc
Giang - Bắc Ninh - Thái Nguyên - Bắc Cạn; vùng Lào Cai - Yên Bái - Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ - Vĩnh Phúc; vùng Tây Bắc; vùng bắc Trung bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tnh); vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ và Đông Nam bộ; vùng trọng điểm Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng; vùng trung Trung bộ (Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi); vùng nam Trung bộ (Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận). Lập quy hoạch xây dựng 61 vùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Rà soát và điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2020 cho 78 thành phố, thị xã tỉnh lị; 20 đô thị mới; 65 thị trấn và gần 9000 thị tứ (trung tâm xã, cụm xã) và khu dân cư nông thôn. Tiếp tục tập trung chỉ đạo khảo sát và lập quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai tỉ lệ l/2000 - l/5000 cho các thành phố chủ yếu từ loại III trở lên. Chỉ đạo và hoàn thành việc lập, xét duyệt quy hoạch chi tiết cho 60 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các khu đô thị mới, khu dân cư và các khu xây dựng tập trung phát triển theo dự án. Bên cạnh đó, tiếp tục lập quy hoạch xây dựng chuyên ngành như giao thông, cấp nước, cấp điện, thoát nước bẩn, vệ sinh đô thị, phát triển mạng lưới hạ tầng xã hội. v.v... tuỳ theo yêu cầu đầu tư phát triển của các vùng.
* Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất hoặc cơ sở kinh tế - kĩ thuật gồm các khu công nghiệp, trung tâm thu hút lao động tạo động lực phát triển đô thị. Phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị như giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, thông tin, bưu điện, v.v... cơ sở hạ tầng xã hội như: nhà ở. các công trình phục vụ lợi ích công cộng. Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường và vệ sinh đô thị gồm: bảo vệ đất nước, không khí và thu gom xử lí các chất thải độc hại làm sạch đô thị như: chất lỏng, chất rắn, không khí và chôn cất người chết.
Trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng các cơ sở kinh tế - kĩ thuật đô thị để giải quyết công việc làm cho 0,6 triệu tới 1 triệu lao động trung bình mỗi năm. Xây dựng mạng lưới đường đô thị chiếm 20 - 30% diện tích đất đô thị đối với thành phố vừa và nhỏ. Ưu tiên giải quyết các trục lớn, đường vành đai, các nút giao thông cửa ngõ và các công trình đầu mối giao thông quan trọng. Khuyến khích phát triển giao