Biến Nghị Trường Thành Diễn Đàn Đấu Tranh Vì Quyền Lợi Của Dân Chúng

năm tới người ta có chịu thi hành theo nghị định cải cách chế độ tuyển cử không? hay cứ bảo thủ chế độ tuyển cử bất công hiện hành?” [1, tr.482]

Sau đó đến số 31, ngày 19/11/1938, trên đầu trang nhất đã xuất hiện tít in đậm, cỡ chữ lớn kêu gọi “Dân Chúng đã ghi vấn đề nới rộng chế độ bầu cử các ban hội đồng và thi hành các quyền tự do, dân chủ vào trong nhật thứ chính trị xứ này. Các lớp nhân dân cần thống nhất hành động đòi thực hiện cho được những cải cách cần thiết ấy” [2, tr.67]. Bài viết phân tích thêm quyền hạn cho các ban hội đồng với vấn đề nới rộng quyền đầu phiếu cho dân chúng ảnh hưởng lẫn nhau vì một ban hội đồng không thể có quyền hạn rộng rãi, nếu có không phải là kết quả của phong trào quần chúng, không dựa vào sức ủng hộ của quần chúng mà chỉ căn cứ vào chính sách xin xỏ. Hai nguyện vọng cải cách này là nguyện vọng chung của mọi tầng lớp nhân dân từ vô sản, nông dân, tiểu tư sản đến tư sản bản xứ. Nhưng sở dĩ, nguyện vọng này chưa được lưu tâm đến là vì quần chúng chưa có hành động thống nhất, nên chưa tạo được một lực lượng mạnh mẽ để chống lại phản động.

Số 36, cũng trên đầu trang nhất đã xuất hiện khẩu hiệu lớn “ Hỡi anh em từng sự ở Sài Gòn Chợ lớn! Hãy hiệp nhau lại, cử những đoàn đại biểu đến trực tiếp nhà chức trách phản đối và yêu cầu hủy bỏ những điều kiện biên tên vô sổ cử tri vô lý. Hỡi các lớp dân chúng! Hãy nhất trí kéo nhau tới các tòa bố, xả tây yêu cầu mở rộng quyền bầu cử cho hết thảy công dân có đóng thuế vô luận ít hay nhiều” [2, tr.209]. Ngay dưới lời hô hào này, Dân Chúng đăng một bài dài lột trần thủ đoạn gian xảo của nhà cầm quyền với những “cải cách thụt lùi” để gây khó khăn cho những người có tâm ra ứng cử như: Những người ra ứng cử ở đất Bắc kỳ phải biết nói, biết viết tiếng Pháp, rồi những người giúp việc các hãng kỹ nghệ thương mại tư phải có đủ giấy căn cước, giấy khai sinh và bản sao lục lý lịch tư pháp thì mới được biên tên vào sổ cử tri, thời hạn biên tên từ 15/1 đến 4/2. Bài báo kết luận, với những thủ đoạn này sẽ giúp cho bọn buôn dân bán nước được nghêng ngang ở nghị trường và khỏi phải nghe những tiếng phản đối chính đáng, đòi hỏi thiết tha của quần chúng. Vì thế quần chúng nhân dân phải đoàn kết đấu tranh đòi cho được nới rộng chế độ bầu cử.

2.4.3. Biến nghị trường thành diễn đàn đấu tranh vì quyền lợi của dân chúng

Quán triệt quan điểm của Đảng, với chủ trương lợi dụng tuyển cử và nghị trường để làm diễn đàn tố cáo, phát động quần chúng đấu tranh là căn bản, kết hợp với đấu tranh trong nghị viện. Dân Chúng đã vận động quần chúng gặp trực tiếp dân biểu đề đạt nguyện vọng, hoặc viết yêu sách gửi tới nghị viên để họ thấu rõ nối thống khổ của nhân dân mà đề đạt với Chính phủ.

Những nguyện vọng đó cũng được Dân Chúng nêu cao trên các mặt báo: Trong 5 số liền (6. 7. 8. 11.12) Dân Chúng đăng nhiều bài về những bất công, những tình cảnh nghèo nàn mà dân chúng đang phải chịu như vấn đề thuế thân, cảnh đời sống tồi tàn khốn khổ… với các nghị viên. Trong bài “Bản yêu sách đã dưng lên quí ông Hội đồng” báo Dân Chúng số 19 nói rằng đây là những tiếng kêu gọi thiết tha của nhân dân từ thành thị đến thôn quê, mong các ông nghị ủng hộ và bênh vực những nguyện vọng đó. Và Dân Chúng đưa ra tới 24 yêu cầu như tự do dân chủ, tự do lập nghiệp đoàn, thi hành luật lao động, tăng lương theo giá sinh hoạt, chia công điền cho dân nghèo, chia thuế thân ra nhiều hạng, cải cách chế độ tuyển cử, toàn xá tù chính trị

Đặc biệt, trước ngày khai mạc Hội đồng kinh tế lý tài, Dân Chúng đưa ra “Ý kiến của chúng tôi” gồm 6 điểm đòi tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh và phòng thủ Đông Dương một cách hiệu quả và 13 biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện 6 điểm trên để yêu cầu Hội đồng kinh tế lý tài Đông Dương thảo luận.

Trên Dân Chúng các số 27, 28 còn đăng những bản yêu sách của nhân dân gửi tới Hội đồng rất cụ thể như bớt ba tăng cho xe bò, giảm thuế ghe lưới, giảm thuế chợ, thuế nhà ngói, bỏ lệ trình giấy tờ cho các ghe, thêm thầy giáo, sửa lại đường.

Để các phiên họp của Hội đồng có hiệu quả, Dân Chúng cũng kêu gọi các nghị viên hoạt động sôi nổi hơn “dân chúng đặt mối hy vọng của họ vào các ông hội đồng, hy vọng các ông vì công tâm vì nhân đạo, lớn tiếng kêu cùng chánh phủ những điều dân đang trông chính phủ thấu rõ…” [1, tr.217] và lên tiếng nhắc nhắc nhở các ông dân biểu không thể giữ thái độ lãnh đạm như các ông dân biểu 7, 8 năm trước, rồi những ông đã được dân chúng ủng hộ trúng cử thì cần phải thực hiện lời hứa của mình khi tranh cử. Cũng có khi còn lên án hội đồng bù nhìn chưa làm được điều cải cách gì có lợi cho dân chúng và yêu cầu “các ông

nghị phải lớn tiếng can thiệp” và phải vì quyền lợi chung của toàn thể dân chúng mà hành động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Trong khi Đại hội đồng họp thì quần chúng biểu tình rầm rộ để thể đạt nguyện vọng của mình lên Hội đồng và làm hậu thuẫn cho những dân biểu tiến bộ. Dân Chúng phản ánh tình hình biểu tình của quần chúng ở trung tâm Sài Gòn, Gia Định, Thủ Dầu Một, Mỹ ThoNgày 24/10, trước chợ Sài Gòn có 2000 người họp chuẩn bị biểu tình và nghe có tiếng hô khẩu hiệu thì lính cảnh sát mật thám đứng quanh đó xô vào đàn áp bắt người và giải tán đám đông.

Phong trào đấu tranh mạnh mẽ bên ngoài nghị trường được Dân Chúng đưa lên các tin tức ở khắp nơi. Những tin tức này đã gây được bầu không khí sôi sục ở trong và ngoài nghị trường. Do sức ép mạnh mẽ của quần chúng bên ngoài kết hợp với cuộc đấu tranh của các đại biểu trong nghị viện cuối cùng Viện dân biểu phải thông qua một nghị quyết bác bỏ dự án thuế thân của Chính phủ thực dân đưa ra.

Báo dân chúng với cuộc đấu tranh vì dân sinh dân chủ - 7

Qua thực tế hoạt động đấu tranh nghị trường không mấy hiệu quả ở Viện dân biểu Bắc kỳ, Đảng Cộng sản Đông Dương cho rằng phải đưa được người của Đảng vào các cơ quan dân cử. Để giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử, đưa được người của Đảng tham gia vào trong Hội đồng, báo Dân Chúng cũng để nhiều số và viết nhiều bài vận động, tuyên truyền cho vấn đề này.

Cuộc đấu tranh nghị trường vốn vô cùng phức tạp khó khăn, muốn giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử, để đưa được người tham gia vào các hội đồng quản hạt địa phương, Dân Chúng đã có những bài viết phân tích rất rất tỉ mỉ tình hình và vận động cử tri rất cụ thể.

Cuộc bầu cử Hội đồng quản hạt Nam kỳ được tiến hành vào ngày 16/4/1939. Trước đó mấy ngày, Dân Chúng đã đăng liền 2 bài của tác giả Trí Thành kêu gọi cử tri thành phố Sài Gòn ủng hộ người của Mặt trận Dân chủ.

Trong bài “Nhân dân xứ này với Hội đồng quản hạt” tác giả hoan nghênh lập trường cấp tiến của một số nghị viên, đồng thời nói rõ quan điểm nhân dân sẵn sàng nguyên lượng và tha thứ cho những nghị viên đã nhận thấy sai lầm yếu kém của mình để đi về phía quyền lợi của nhân dân, kêu gọi họ cùng hợp tác với Mặt trận Dân chủ để đấu tranh đòi cải cách dân chủ cấp tiến cho nhân dân toàn xứ, cho tổ quốc, cho đồng bào. Tác giả nên ra những điều nhân dân đang tha

thiết yêu cầu với Hội đồng quản hạt. Đó là 10 điểm về ban bố các quyền tự do, dân chủ, miễn thuế thân cho dân nghèo, đánh thuế lũy tiến, bỏ thuế thân, thực hiện luật lao động cho thợ thuyền, lập thêm trường học, tẩy trừ nạn thất họcĐể hướng tới những mục tiêu đó Hội đồng quản hạt phải có những cải cách như tăng thêm số đại biểu vào Hội đồng, trong đó có thêm đại biểu của người bản xứ, mở rộng quyền bầu cử, bỏ những thể lệ tuyển cử cũ để tiến tới phổ thông đầu phiếu.

Trong bài “Mặt trận dân chủ, Mặt trận công nông trong vụ tuyển cử Hội đồng quản hạt” báo Dân Chúng số 52 ngày 7/3/1939 vạch trần bộ mặt phản động của bọn Tờrốtxkít-kẻ thù nguy hiểm giấu mặt chống phá chủ trương của Đảng trong dịp bầu cử vào Hội đồng quản hạt Nam kỳ. Trong đó, tác giả bài báo chỉ rõ vấn đề kêu gọi hợp tác liên minh “liên hợp đảng phái” của Tờrốtxkít thực chất là thủ đoạn “lập lờ đánh lận con đen” nhằm lừa gạt cử tri, hòng che đậy bộ mặt phản dân, hại nước của bọn phản động, giả danh cách mạng Tờrốtxkít, cần phải hết sức cảnh giác.

Cùng với đó, bài viết không quên hướng dẫn quan điểm và thái độ cho cử tri đối với các hạng ứng cử viên; kêu gọi bỏ thăm cho những người của Mặt trận Dân chủ giới thiệu ra tranh cử, và không bỏ phiếu cho bọn Lê Quang Liêm, Bùi Quang Chiêu, Trương Văn Bền đã từng cướp đất của dân; chủ trương giảm lương của tiểu quan lạiđối với những người không có chương trình hành động rõ ràng, là ứng cử viên độc lập, có tính chất cấp tiến, thì không hại và cũng không có lợi gì. Cử tri không nên bỏ phiếu trắng “bỏ thăm trắng là bị động”.

Số 50, Dân Chúng bày tỏ quan điểm của mình trước quần chúng nhân dân đối với cuộc đấu tranh này. Qua bài “Nói thêm về thái độ của chúng tôi với vụ tuyển cử hội đồng quản hạt sắp tới”. Dân Chúng chủ trương là theo nguyên tắc đấu tranh nghị trường, đứng trên lập trường dân chủ, không tẩy chay mà vẫn ủng hộ một số ứng cử viên cấp tiến và cùng với nhân dân lựa chọn những người có tư cách và can đảm ứng cử. Đoàn kết, liên hợp các tầng lớp nhân dân hội tụ những phần tử đảng phái, đoàn thể cấp tiến, dân chủ để đấu tranh.

Tiếp đó, số 54, 55, 56, 57, 58 sau một loạt những dẫn chứng về chế độ tuyển cử thối nát và nêu lên thực tế một xã hội không có quyền dân chủ, đời sống nhân dân cực khổ trăm bề, Dân Chúng kêu gọi quần chúng cần phải tẩy uế

nghị trường, chỉ có những chiến sĩ của thợ thuyền và dân chúng mới xứng đáng thay mặt cho họ, cử tri nên ủng hộ bỏ phiếu cho những sổ đứng về lập trường Mặt trận Dân chủ

“bỏ thăm cho Mặt trận Dân chủ là phản đối chống chánh sách đàn áp mặt trận dân chủ, là ủng hộ những khẩu hiệu giảm thuế thân, hạ tiền phố, bỏ áp bức ở thôn quê và thành thị ban hành tự do dân chủ thiết thực bảo thủ tài sản sinh mạng của dân” [3, tr132].

Báo tố cáo những hành động man trá của nhà cầm quyền tìm cách giảm bớt số cử tri không có lý do như làng Thạch Phú Long, tổng Thạch Mục hạ, hạt Tân An năm 1937 có 127 cử tri, nay tự nhiên mất đi 106 người chỉ còn 21 người. Giáo sư Võ Thành Cứ năm 1935 ra tranh cử nay vẫn đệ đơn ứng cử mà danh sách tự nhiên biến mất; những anh Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn, Nguyễn An Ninh, Võ Công Tồn bị gạt khỏi danh sách với lý do đã bị can án. Không những thế các bài viết còn có những lời lẽ đòi Chính phủ phải bỏ ngay các hành động lạm dụng luật pháp để ngăn cản những người ứng cử, để các chiến sĩ thợ thuyền có thể được tự do ứng cử.

Như vậy, dù với hình thức nào, cổ động quần chúng hay tố cáo phản động thì Dân Chúng cũng chỉ một mực chủ trương vận động cử tri dồn phiếu cho các chiến sĩ thợ thuyền và những người bị nhà cầm quyền làm khó dễ mà không được ra tranh cử, gạch xóa các lá phiếu của sổ khác và bỏ phiếu trắng.

Sau cuộc tuyển cử vòng 1, Dân Chúng số 58 có một bài sơ kết nhan đề “Cảm tưởng của chúng tôi đối với cuộc tuyển cử ngày 16/4”. Bài báo nhận định: tuyển cử mù mờ; người ra tranh cử tuyên bố suông vài câu ích quốc lợi dân; đại đa số cử tri chán nản không đi bầu vì mất thì giờ vô ích. Tổng cử tri là 26.618 người thì có 11.616 người không đi bỏ phiếu. Những người tiến bộ thì bị bác đơn và bị khủng bố trước ngày tuyển cử, bọn Tờrốtxkít được nhiều phiếu vì không bị chính quyền cản trở và nhiều người còn lầm tưởng chúng là cách mạng. Song Dân Chúng cũng khẳng định kết quả cuộc đầu phiếu ngày 16 đã theo đúng như hy vọng của Dân Chúng.

Tuyển cử vòng 2, Đảng chủ trương đưa Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn An Ninh, Võ Công Tồn ra tranh cử. Nhưng xét thấy lần tranh cử này gay gắt quyết liệt hơn nên đưa Dương Bạch Mai thay cho Võ Công Tồn, đồng thời ủng hộ

trạng sư J.Lôi đảng viên Đảng xã hội Pháp chi nhánh Đông Dương là người đã có nhiều cảm tình với Đảng và hết lòng bênh vực những người cộng sản dân chủ tiến bộ trước tòa án.

Trong các số 59, 60, 61, 62, 63, 64 liên tục đăng bài vận động cử tri bỏ phiếu cho các đồng chí Tạo, Ninh, Tồn và vạch mặt bọn Tờrốtxkít Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch cùng bọn Lập hiến Vương Quang Nhường, Nguyễn Đăng Liêng, Huỳnh Văn Chín, Trương Văn Bền, Nguyễn Văn SâmNhư ở số 59, Dân Chúng đặc biệt cổ động với dòng chữ lớn “Hãy bỏ thăm cho sổ mặt trận dân chủ quận nhì-Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn An Ninh, Võ Công Tồn- Tên của ba người này hợp lại đủ chứng nhận sự cần yếu phải liên hiệp tất cả các lực lượng tiên tiến và cương quyết để đi đến sự cải thiện đời sống cho dân chúng được no ấm và tự do” [3, tr.175], có những số báo đăng liên tiếp 2, 3 bài và nhiều trang đóng khung tên những người ứng cử một cách rất trang trọng gây chú ý lớn đối với độc giả.

Đặc biệt cuộc tranh đấu với các báo để vận động cho người ứng cử thuộc Mặt trận Dân chủ diễn ra sôi nổi và không kém phần quyết liệt. Cùng với nhiều bài lên án một số tờ báo như Công Luận, Độc Lập, Điện Tín có những bài viết vận động cho phản động và bôi xấu ứng cử của Mặt trận dân chủ thì Dân Chúng còn trích đăng nguyên văn những bài viết của Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai có tính chất phát biểu ý kiến về lập trường của mình trước quần chúng.

Kết quả cuộc bầu cử vòng 2 được Dân Chúng phản ảnh trung thực: các ứng cử viên Mặt trận Dân chủ ít phiếu. Nguyễn Văn Tạo được 752 phiếu, Dương Bạch Mai được 691 phiếu, đều không trúng, trong đó Nguyễn An Ninh vẫn không được là ứng cử viên chính thức. Tuy rằng các ứng cử viên do nhóm Dân Chúng vận động không thu được kết quả vì bị chính quyền đàn áp và do có một số lúng túng trong khi vận động, nhưng số 65, Dân Chúng vẫn có lời cảm tạ cử tri và quần chúng ở quận nhì đã ủng hộ họ trong chiến dịch tranh cử vừa qua.

Sự liên hiệp hành động của các lực lượng dân chủ đang trên đà phát triển và đã đem lại những kết quả bước đầu thì chiến tranh ngày càng lan rộng ở châu Âu và châu Á. Bọn phản động thuộc địa thi hành những chính sách đàn áp trắng

trợn. Hình thức đấu tranh công khai hợp pháp phải rút vào bí mật để chuẩn bị đón thời cơ mới của cách mạng.

Phong trào đấu tranh trong nghị trường kết hợp với phong trào đấu tranh ngoài nghị trường của quảng đại quần chúng với sự cổ động tuyên truyền của Dân Chúng đã đem lại những kết quả quan trọng, mà lớn nhất là đã đưa được đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, của giai cấp công nhân đến với quần chúng, soi sáng tư tưởng, tình cảm đường đi của họ, đã động viên được quần chúng từ thành thị đến nông thôn đứng lên đấu tranh theo đường lối của Đảng, đã củng cố vững chắc uy tín và ảnh hưởng của Đảng của giai cấp công nhân trong quần chúng.

2.5. Chống trở lại Hiệp ước 1884.

Vào dịp kỷ niệm lần thứ 150 cuộc Đại cách mạng Pháp năm 1939, thực dân Pháp đưa Bảo Đại, Phạm Quỳnh, Phạm Lê Bổng và Trần Văn Tùng đi Pari để âm mưu bàn với Bộ thuộc địa Pháp giao Bắc kỳ về cho triều đình Huế, nói một cách khác là: đưa Bắc kỳ trở lại Hiệp ước năm 1884.

Hiệp ước này được ký kết ngày 6/6/1884 giữa phái đoàn của triều đình Huế với Patơnốt thay mặt phía Pháp, đặt chế độ kinh lược, tức là đại diện của nhà vua ở Bắc kỳ đóng tại Hà Nội. Ngày 29/7/1847, vua Thành Thái ra đạo dụ bãi bỏ chế độ kinh lược ở Bắc kỳ. Nay âm mưu của bọn phản động thuộc địa muốn diễn trở lại trò cũ, cũng là để tăng thêm sức kìm kẹp nhân dân dưới hai ách thực dân và phong kiến Nam triều.

Xứ ủy Bắc kỳ chủ trương phát động cuộc đấu tranh chống trở lại Hiệp ước 1884. Cuộc đấu tranh được tiến hành trên báo chí kết hợp với vận động quần chúng thông qua các tổ chức, trực tiếp tiếp xúc với cá nhân và nhóm người là các dân biểu, các nhân sỹ, trí thức tự do đồng tình tham gia. Các tờ báo Notre Voix, Đời Nay, Thế Giới Lao Động, Mới, Ngày Nay, Người Mới và một số tờ báo tiến bộ khác kịch liệt phản đối chủ trương phản động này, coi là quay ngược bánh xe lịch sử, là một sự mỉa mai của lịch sử khi đưa bọn bảo hoàng đi dự ngày kỷ niệm đảo hoàng

Dân Chúng số 72 lên tiếng bắt đầu bằng việc đăng lá đơn của 9 dân biểu Bắc kỳ phản đối việc chính phủ cử Phạm Lê Bổng và Trần Văn Tùng đi Pháp dự kỷ niệm Cách mạng Pháp 1789, kèm theo bình luận mở đầu

“150 năm về trước, dân Pháp buộc vua Lui 16 phải triệu tập quốc dân đại hội cho công bình, ngày nay chính phủ ở đây tự tiện đưa Tùng, Bổng đi để bôi nhọ cuộc cách mạng Pháp đánh đổ nhà vua độc tài, người ta chỉ định một đảng viên bảo hoàng!” [3, tr.450].

Với ngòi bút sắc bén, nhóm tác giả bài báo đã lý luận cho sự “không hợp lệ”, cho sự “không đúng với chỉ thị của bộ thuộc địa”, khi nhà cầm quyền ở thuộc địa cử hai ông này làm đại biểu của dân Bắc kỳ đi dự lễ kỷ niệm Cách mạng Pháp, một cuộc cách mạng tiêu biểu cho tinh thần tự do, bình đẳng.

Sài Gòn xôn xao về sự kiện trên, bằng những tin tức của mình báo Dân Chúng đã trả lời cho những thắc mắc ấy:

“ ở Hà Nội ngày 19/8, ở hầu hết các phố trong Hà Nội cả ở tòa án, đốc lý có những biểu ngữ to bằng tờ nhựt trình, viết mực xanh và đòi hỏi: Đừng tăng quyền hạn cho vua, quan bằng cách trở lại Kiệp ước 1884-chống sự đàn áp khủng bố- Ban hành tự do dân chủ và tự do nghiệp đoàn-Thống nhất dân tộc Bắc, Trung, Nam làm một. Cảnh binh phải dung kiếm lột những biểu ngữ ấy. “Hà Đông, đêm hôm 16 rạng ngày 17/8 khắp các ngả đường vào tỉnh lỵ Hà Đông, người ta thấy rất nhiều biểu ngữ dán ở tường hàng phố và ở các thân cây có những khẩu hiệu như trên. Ở Nam Định, đêm hôm 13/8 tại mấy nơi chợ Rồng, Nhà Vạn bảo, nhà máy Tơ, nhà máy Sợi và bến đò Quan đều có dán những biểu ngữ viết bằng chữ đỏ phản đối việc trở lại Hiệp ước 1884. Tối ngày 6/8 ở vườn hoa Canh nông có gần 1000 người đi biểu tình hô khẩu hiệu “chống sự trở lại Hiệp ước 1884” và các khẩu hiệu đòi tự do dân chủ...” [43, tr.379].

Và sự chính thức vào cuộc của Dân Chúng được đánh dấu bằng bài luận dài của tác giả Hồng Nam đăng trên Dân Chúng số 78, với tựa đề “Trở lại hiệp ước 1884”, trong bài tác giả dẫn dắt cho thấy sự kiện chính phủ Nam triều vận động xin trở lại Hiệp ước 1884 đã bị các tầng lớp quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ. Nếu sự kiện này được thực hiện thì Nam kỳ cũng gián tiếp chịu ảnh hưởng tai hại ít nhiều. Với lý do đó, Hồng Nam đã phân tích rất kỹ về Hiệp ước 1884: Trước tiên tác giả giải thích về chế độ chính trị, tuy nhân dân Việt Nam cùng dưới ách thống trị nước Pháp, nhưng dưới nhiều chế độ chính trị khác nhau, ở Bắc kỳ dân chúng phải chịu dưới ách cai trị của người Pháp, của phản

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 24/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí