Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Kinh Tế Nông Thôn Để Đáp Ứng Ngày Càng Tốt Hơn Yêu Cầu Của Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn.


- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống chuyển giao kỹ thuật, hệ thống khuyến nông đủ mạnh để đáp ứng các yêu cầu sản xuất và đời sống nông thôn, trong đó vai trò chủ đạo là Nhà nước.

- Phát triển kinh tế hộ thành các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn nếu có điều kiện, có tư cách pháp nhân bình đẳng với các loại hình kinh tế khác

- Thực hiện chính sách bảo hiểm đối với sản xuất nông nghiệp

- Miễn thuế đối với sản xuất và thu nhập của nông dân.

* Về kinh tế trang trại:

Kinh tế trang trại ra đời những năm gần đây ở Nam Định và nước ta là sản phẩm của công cuộc đổi mới, là kết quả của việc vận dụng sáng tạo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là sự hưởng ứng của một bộ phận nông dân có ý chí làm giàu và có khả năng vơn lên giàu có. Đây là một quá trình tất yếu, phù hợp với quy luật khách quan của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta cũng như yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, sự phát triển của kinh tế trang trại ở Nam Định đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy để kinh tế trang trại trong tỉnh tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Nhà nước cần có các chính sách và thể chế phù hợp đối với sự phát triển của kinh tế trang trại;

- Không thể để các trang trại phát triển tự phát, thiếu định hướng mà phải gắn với các chương trình mục tiêu quy hoạch và kế hoạch tổng thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Do quy mô diện tích bị hạn chế nên các trang trại cần đẩy nhanh việc tích tụ và tập trung vốn, lao động để thâm dụng kỹ thuật, đi vào chuyên môn hoá cao hơn theo phương châm “sản xuất cái thị trường cần”, sản xuất gắn trực tiếp với thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


- Tiếp tục mở rộng sự liên kết hợp tác giữa các trang trại, giữa các trang trại với kinh tế nông hộ và với các doanh nghiệp, với các tổ chức nghiên cứu triển khai KHCN.

Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định – Thực trạng và giải pháp - 13

- Khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế của mỗi địa phương.

- Chính quyền các địa phương cần hỗ trợ về vốn, kỹ thuật sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho các trang trại phát triển bền vững. Đồng thời cần tăng cường công tác quản lý nhà nước để các trang trại phát triển lành mạnh, có hiệu quả kinh tế – xã hội.

* Về phát triển HTX:

Ở nông thôn nước ta ngay từ những năm đầu “đổi mới”, hàng chục nghìn “tổ kinh tế hợp tác” đã tự phát được nông dân tự nguyện lập ra ở khắp mọi nơi. Đó là những tổ nhóm “liên gia” có nhu cầu hợp tác tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, có thể chỉ đơn giản là vay mượn, đổi chác. Trong điều kiện phát triển sản xuất hàng hoá, quy mô cao hơn thì các tổ chức lớn hơn, nhiều hộ tham gia hơn, có quy chế tự lập ra với nhau, có bộ phận điều hành do các thành viên cử ra, mọi người góp vốn để mua vật tư, nông cụ, rồi chia lãi theo vốn đóng góp và lao động tham gia…Nhưng trong hoàn cảnh kinh tế – xã hội nước ta hiện nay, hình thức “ tổ – nhóm hợp tác” loại này cũng đang cần sự giúp đỡ từ phía nhà nước và chặng đường tiến lên phía trước của họ sẽ là các HTX kiểu mới, các doanh nghiệp nông nghiệp .v.v.

Các HTX kiểu mới là những HTX hoạt động theo đúng các nội dung và cách thức quy định theo Luật HTX (1997). Nghĩa là HTX chỉ làm các dịch vụ sản xuất cho các hộ gia đình xã viên, không trực tiếp điều hành sản xuất. Ở Nam Định, hiện có 312 HTX kiểu mới, trong đó có 2 HTX mới được thành lập, còn lại là những HTX được chuyển đổi. Tuy vậy, hơn một nửa số HTX đã được chuyển đổi chưa phát huy được tác dụng cho nên để các HTX kiểu


mới ở Nam Định phát triển đúng hướng và hiệu quả thì cần phải giải quyết các vấn đề sau:

- Các huyện cần chủ động xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ cho các HTX

- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện các HTX kiểu mới về nội dung kinh tế, hình thức tổ chức và cơ chế quản lý trên cơ sở đảm bảo hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ vì chính kinh tế nông hộ mới là cơ sở khách quan cho việc hình thành và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn.

- Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các HTX từ năm 1996 trở về trước, tạo điều kiện thuận lợi để các HTX được vay các nguồn vốn trong đó có vốn ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh.

* Đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa nông hộ, trang trại, HTX với các tổ chức kinh tế khác.

Từ thực tiễn phát triển những năm đổi mới, có thể nhận thấy QHSX trong nông thôn nước ta có thể biến đổi theo ba hướng chính sau đây:

Một là, hướng phát triển hợp tác hoá. Sản xuất của các hộ tiểu nông sớm muộn sẽ phát triển đến mức độ nảy sinh nhu cầu liên kết, từ các hình thức đổi công đến các loại hình dịch vụ chuyên môn, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Các HTX đến lượt nó lại mở rộng quan hệ liên kết với nhiều hình thức kinh tế khác, sản xuất nông hộ dần dần được xã hội hoá và thay đổi về bản chất, trở thành những đơn vị kinh tế trong guồng máy sản xuất lớn.

Hai là, hướng phát triển nông trại. Phát triển kinh tế của hộ tiểu nông theo các loại hình nông trại khác nhau cho phép tích luỹ nguồn lực thông qua tích luỹ tài nguyên, nơi nhiều đất thì tích tụ ruộng đất trồng cây công nghiệp, cây rừng, cây ăn quả; đồng bằng ít đất thì tích tụ vốn làm nghề cá, chăn nuôi…dần dần các nông trại sẽ liên kết với nhau hoặc với các hình thức kinh tế khác để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên quy mô lớn hơn, căn bản hơn.


Ba là, hướng phát triển doanh nghiệp tư nhân. Các nông hộ làm ăn khá giả dần dần chuyển sang sản xuất ở các lĩnh vực phi nông nghiệp, trở thành chủ máy cày, chủ xay sát, chủ phương tiện vận tải…Số khác chuyển sang kinh doanh, làm dịch vụ. Hướng phát triển này có thể bắt đầu diễn ra riêng lẻ, tạo thành một số người giàu, những người này chuyển giao công nghệ hoặc tạo việc làm cho những người khác, dần dần thu nhập chung được nâng lên. Cũng có thể diễn ra trên quy mô làng, hình thành các làng nghề, làm thay đổi nhanh chóng CCNKTNT.

Cả ba hướng trên đều bắt nguồn từ mô hình thực tế ở nhiều vùng nước ta và trên thế giới. Tuy nhiên, khó có thể nói rằng trong tương lai hình thức nào sẽ chiếm ưu thế và trở thành hình thức kinh tế chính trong nông thôn. Mỗi hướng phát triển đều có ưu điểm và cũng có hạn chế nhất định. Rất có thể cả ba hướng sẽ lan rộng trong tương lai, phối hợp đan xen nhau. Bởi vì liên kết kinh tế giữa nông hộ, trang trại, HTX – những chủ thể của KTNT với các tổ chức kinh tế khác, tổ chức đào tạo, nghiên cứu và triển khai KHCN là một tất yếu của sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội. Ở nước ta những năm gần đây nổi lên nhiều mô hình liên kết như vậy, mà nổi bật là mô hình “Nông trường Sông Hậu”

3.2.2. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Kết cấu hạ tầng kinh tế là cơ sở thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất kinh doanh hàng hoá. Do đó, trong điều kiện hiện nay thì kết cấu hạ tầng kinh tế phải được phát triển không ngừng và luôn đi trước một bước so với trình độ phát triển của nền kinh tế.

Kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm nhiều yếu tố, nhưng đối với quá trình phát triển kinh tế nông thôn thì các yếu tố có vai trò lớn là mạng lưới giao thông nông thôn; hệ thống thuỷ lợi và hệ thống điện.



thôn.

3.2.2.1. Xây dựng, phát triển và hoàn thiện mạng lưới giao thông nông


Mạng lưới giao thông nông thôn là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ

tầng nông thôn có tính chất quyết định đối với sự phát triển của kinh tế nông thôn. Vì vậy, đối với Nam Định cũng như nhiều địa phương khác, việc tiến hành phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn là một giải pháp đặc biệt quan trọng để chuyển kinh tế nông thôn còn mang nặng dấu ấn của kinh tế tự nhiên sang nền nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đồng thời đây cũng là cơ sở để từng bước thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình đẩy nhanh mạng lưới giao thông nông thôn, cần thực hiện một số nội dung như sau:

- Chính quyền các cấp tiếp tục nâng cấp hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên huyện một cách cơ bản, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc gia, cụ thể là các tuyến đường: nâng cấp quốc lộ 21 đoạn thành phố Nam Định – Thịnh Long, đường 56 đoạn Vụ Bản – Mỹ Lộc, cải tạo nâng cấp các tuyến tỉnh lộ 51B, 55, 56, 57, 12... Bởi vì, mặc dù là đường liên tỉnh, liên huyện nhưng do Nam Định có mật độ xe cơ giới đi lại nhiều, nên chúng không những phục vụ cho địa phương trong tỉnh, huyện mà còn phục vụ các địa phương khu vực Bắc

– Trung bộ.

- Gắn việc phân bố lại dân cư theo hướng hình thành các cụm dân cư, thị tứ, thị trấn, khu công nghiệp, khu du lịch… với việc xây dựng đường giao thông đảm bảo đúng yêu cầu, chất lượng ngay từ đầu, nhằm phục vụ tốt các điểm dân cư, các khu kinh tế thực hiện phát triển, sản xuất hàng hoá, tránh hiện tượng làm đi làm lại, sửa chữa nhiều lần gây tốn kém, lãng phí về kinh tế đặc biệt các địa phương cơ sở. Đồng thời cần phải gắn với kế hoạch xây dựng khu vực kinh tế trọng điểm vùng đông nam đồng bằng Bắc Bộ và Chính phủ đã phê duyệt.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cấp chất lượng các tuyến đường liên xã. Phấn đấu 100% các xã có đường xe cơ giới tới các trung tâm kinh tế đạt


tiêu chuẩn quốc gia và thông suốt quanh năm. Trải nhựa hoặc bê tông hoá một số tuyến đường trọng yếu, phục vụ những địa phương có điều kiện mạnh về công nghiệp, ngành nghề truyền thống và các điểm du lịch ở nông thôn.

- Riêng đối với giao thông đường thuỷ, cần khôi phục và xây dựng thêm một số bến lớn; nạo vét lòng sông thông thoáng để vừa phục vụ cho lưu thông hàng hoá, vừa đảm bảo cảnh quan, môi trường phục vụ cho du lịch bằng tàu thuỷ.

Nhưng vấn đề khó khăn đặt ra ở đây là lấy vốn ở đâu và sử dụng vốn như thế nào, khi vốn ít mà nhu cầu sử dụng vốn của tất cả các địa phương lại nhiều. Theo chúng tôi, vốn của Nhà nước, của các dự án hỗ trợ quốc tế thời gian tới cần tập trung cho hiện đại hoá các tuyến đường quốc lộ, đường sông, cầu cống trên các tuyến đường quốc lộ. Đối với các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã cần thực hiện huy động vốn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Cụ thể, xây dựng, phát triển ở cấp nào thì huy động vốn đến cấp đó. Khi phát triển, nâng cấp đường liên xã cần huy động thêm ngày công lao động của nhân dân trong xã. Cần chú ý, trong quá trình thực hiện phải căn cứ vào tình hình thu nhập thực tế của dân cư nông thôn để tính toán mức đóng góp của từng nơi cho phù hợp. Và phải có chế độ tài chính công khai trong việc chi tiêu số tiền của xã, huyện, tỉnh bỏ ra, số tiền của cấp trên hỗ trợ (nếu có) và số tiền của nhân dân đóng góp, tránh hiện tượng “đục nước, béo cò” làm thất thoát tiền của Nhà nước, của nhân dân.

3.2.2.2. Phát triển hệ thống thuỷ lợi.

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho tưới, tiêu nước, tác động trực tiếp đến năng suất hệu quả kinh tế nông nghiệp, cho nên nó rất quan trọng đối với phát triển KTNT Nam Định hiện nay cũng như trong tương lai. Việc phát triển hệ thống thuỷ lợi ở Nam Định thời gian tới phải giải quyết tốt những nội dung sau:

- Đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đang trong quá trình triển khai như dự án đầu tư nâng cấp tuyến đê biển Hải Hậu – Giao Thuỷ – Nghĩa


Hưng; dự án nạo vét sông Ninh Cơ (huyện Xuân Trường); dự án nâng cấp sông Sò (huyện Giao Thuỷ), đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng những dự án mới.

- Tiếp tục xây dựng, hiện đại hoá các công trình đầu mối, đẩy nhanh việc nạo vét, tu sửa, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng và đẩy nhanh tốc độ kiên cố hoá, nhằm khắc phục tình trạng rò rỉ làm thất thoát nước, tiết kiệm đất, giảm chi phí thuỷ lợi, thực hiện bê tông hoá 100% kênh mương nội đồng.

- Chính quyền các cấp tiếp tục đầu tư và tăng dần đầu tư trong những năm tới để tăng cường nạo vét, tu sửa các con sông lớn, kênh mương ngoại đồng. Những chỗ đê suy yếu (bao gồm cả đê sông và đê biển) cần phải được củng cố vững chắc kịp thời, chống đỡ được mọi điều kiện mưa to, bão lớn. Khi có điều kiện, tiếp tục nâng cấp dần chất chượng toàn bộ đê sông, đê biển trong toàn tỉnh, đặc biệt là tuyến đê biển do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 7 (2005).

- Đẩy nhanh việc sửa chữa, thay thế các công trình thuỷ nông đã xuống cấp. Tiếp tục xây dựng mới và đổi mới kỹ thuật những trạm bơm đã sử dụng lâu năm, nay không đảm bảo năng lực thiết kế nhất là những trạm bơm do các công ty thuỷ nông quản lý, cần phải được hiện đại hoá. Trước mắt, tăng cường nhiều loại bơm có công suất lớn cho các loại trục đứng, trục xiên. Đặc biệt cần phải tiến hành gia cố đê, bảo vệ kè, gia cố thân đê, nền đê, tăng cường khả năng thoát lũ, chống mối cho đê, đập, phát triển tăng cường kết cấu bê tông lắp ghép ngầm, mặt ngầm. Nhà nước cần tạo điều kiện vốn, kỹ thuật để các địa phương chủ động trong việc tưới, tiêu nước, nâng cao năng suất và hiệu quả cây trồng, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hoá phát triển ổn định, bền vững với năng suất, chất lượng; thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCNKTNT hướng tích cực, tạo ra cơ sở vật chất làm tiền đề cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay và tương lai.

3.2.2.3. Phát triển mạng lưới điện nông thôn.


Điện năng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung, phát triển KTNT nói riêng. Đối với Nam Định, trong những năm tới phải có những biện pháp thật thiết thực củng cố, phát triển hệ thống điện nông thôn. Cụ thể là:

- Xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các trạm biến thế ở các địa phương, nhất là những địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đảm bảo thường xuyên cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng.

- Các tuyến đường điện trong xã, làng, xóm phải được nâng cấp, kiên cố hoá hệ thống cột điện, có quy hoạch cụ thể về chất lượng dây dẫn, đê an toàn của đường dây… bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và dân cư nông thôn, tránh mất cắp điện.

- Các địa phương cần phải thực hiện đa dạng hoá các phương thức đầu tư sản xuất kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, giá điện ở nông thôn. Trên thực tế, ở nhiều địa phương người nông dân phải sử dụng điện với giá còn rất cao so với giá nhà nước.

- Tăng cường năng lực điện cho nhu cầu các trạm bơm nước, lắp đặt thêm các loại máy biến thế, thiệt bị điện toàn bộ và thiết bị lẻ có công suất từ nhỏ đến lớn ở các huyện, xã, phục vụ đầy đủ, kịp thời và chủ động cho tiêu úng và chống hạn.

3.2.3. Tích cực huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế nông thôn.

Trong các nguồn lực phát triển KTNT nói chung, nông nghiệp nói riêng theo hướng sản xuất hàng hoá thì vốn là nguồn lực hết sức quan trọng. Nguồn vốn ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển đổi CCNKTNT, huy động mọi nguồn lực, mọi tiềm năng phục vụ phát triển KTNT đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, phát triển giao thông, giáo dục, đào tạo, y tế… cho nông thôn.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí