nghiệp nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến, công nghệ sau thu hoạch phát triển chậm, nhiều nơi mới đang trong trạng thái manh nha, yếu ớt. Hầu như chưa có nơi nào trong tỉnh xây dựng thành công mô hình gắn nông nghiệp với công nghiệp theo yêu cầu của Nghị quyết Trung Ương 5 (khoá VII).
Đối với các ngành nghề, làng nghề truyền thống và phát triển`thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh mặc dù đã có sự phát triển cả về số lượng, phạm vi cũng như quy mô sản xuất nhưng hầu hết lại dựa trên trình độ KHCN lạc hậu, chất lượng sản phẩm hạn chế, chủng loại nghèo nàn, hình thức ít biến đổi…nên sản phẩm rất khó tiêu thụ. Sở dĩ có tình trạng này mọt phần do nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu sản xuất của các làng nghề là rất hạn chế, hạn chế về thị trường tiêu thụ, hầu hết sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường nội địa, mặt khác do chất lượng lao động làm việc trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn chưa cao, phần lớn là lao động chưa qua đào tạo.
2.3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh ở nông thôn còn nhiều bất cập, vướng mắc.
* Về kinh tế nông hộ:
Chúng ta thấy rằng, kinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản để phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự hoàn thiện, phát triển về năng lực và hiệu quả của nó. Song, trên thực tế, về năng lực nội tại của kinh tế nông hộ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Biểu hiện trước hết là chính sách giao khoán ruộng đất còn nhiều bất cập khi thực hiện chủ yếu thực hiện giao khoán theo phương thức bình quân về diện tích, chất lượng đất canh tác theo hộ hoặc theo lao động dẫn đến tình trạng ruộng đất bị phân chia ra thành nhiều mảnh nhỏ, có nhiều nơi trong tỉnh,
nhiều mảnh ruộng canh tác chưa đầy 50m2.
Đồng thời do trình độ và quy mô sản xuất nông hộ còn nhỏ, phân tán đã hạn chế đến việc ứng dụng những tiến bộ KHCN và công tác khuyến nông đến với nông dân. Kinh tế nông hộ vẫn còn mang tính thuần nông, sản xuất
cây lương thực là chính, phần lớn nông hộ chưa dám chuyển đổi hoàn toàn cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thậm chí, ngay ở một số làng nghề, xã nghề có điều kiện, khả năng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nhưng cũng không giám từ bỏ hẳn nông nghiệp, mặc dù giá trị thu được trên đơn vị diện tích sử dụng là rất thấp và không ổn định.
Dưới sự tác động của cơ chế thị trường, hiện nay sự phân hoá giàu nghèo giữa các nông hộ trên địa bàn tỉnh đang gia tăng mạnh mẽ, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Số hộ không bắt kịp với cơ chế mới, thiếu vốn, thiếu lao động có trình độ, vướng mắc trong tổ chức sản xuất kinh doanh, thua lỗ kéo dài, nợ nần chồng chất của các nông hộ không phải là ít, đã xuất hiện di dân tự do ra thành thị hoặc tới các địa phương khác để tìm kế sinh nhai, tình trạng này gây ra nhiều phức tạp cho đời sống xã hội ở nông thôn.
Rõ ràng, sự tồn tại, phát triển của kinh tế nông hộ đã nói lên thực chất kinh tế nông hộ ở nước ta nói chung, Nam Định nói riêng vẫn nặng về sản xuất tự cấp, tự túc, chưa bắt kịp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
* Về kinh tế trang trại:
Mặc dù kinh tế trang trại đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng và đã có sự đóng góp quan trọng đối với quá trình phát triển KTNT ở Nam Định những năm qua nhưng hầu hết các trang trại ở Nam Định hiện đang còn lúng túng về phương hướng sản xuất kinh doanh, diện tích bình quân/trang trại còn thấp, thiếu vốn, kỹ thuật, máy móc, nông cụ. (xem bảng 2.16)
Đặc biệt, số lao động bình quân/trang trại còn rất thấp, chỉ 6 lao động/trang trại. Các chủ trang trại lại hầu hết chưa được đào tạo về ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật sản xuất và năng lực quản lý điều hành hoạt động của trang trại.
Bảng 2.19. Trình độ chuyên môn của các chủ trang trại tại thời điểm 2001
Số chủ trang trại (người) | Cơ cấu trình độ (%) | |
Chưa qua đào tạo | 228 | 66,28 |
Trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật | 84 | 24,42 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giá Trị Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Khu Vực Kinh Tế Nông Thôn
- Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Nông – Lâm – Thuỷ Sản
- Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Tại Thời Điểm Năm 2001
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cần Giải Quyết Đối Với Quá Trình Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trong Giai Đoạn Tiếp Theo
- Phát Triển Nền Nông Nghiệp Hàng Hoá Theo Hướng Gắn Liền Đa
- Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Kinh Tế Nông Thôn Để Đáp Ứng Ngày Càng Tốt Hơn Yêu Cầu Của Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn.
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
31 | 9,01 | |
Trình độ đại học trở lên | 1 | 0,29 |
* Về HTX kiểu mới.
Nguồn: 41
Về định hướng, HTX nông nghiệp kiểu mới phải làm chỗ dựa cho kinh tế nông hộ phát triển. Thực tế những năm qua, sự phát triển của HTX theo hướng dịch vụ cho kinh tế hộ đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế nông hộ nói riêng, sự phát triển của KTNT nói chung nhưng sự hoạt động của các HTX kiểu mới còn bộc lộ nhiều hạn chế. Năng lực của đội ngũ cán bộ HTX còn yếu, theo thống kê thì có tới trên 50% số cán bộ HTX hiện nay chưa hề qua đào tạo, đặc biệt là chủ nhiệm, kế toán trưởng và trưởng ban kiểm soát; thiếu vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật, toàn tỉnh mới chỉ có 49 máy cày và máy kéo lớn; 27 máy cày và máy kéo nhỏ, 555 máy phát lực; 29 máy phát điện; 1069 máy bơm nước; 73 bình phun thuốc sâu có động cơ [41]
* Số lượng doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản còn rất ít, trình độ sản xuất, kinh doanh còn tương đối lạc hậu. Ở Nam Định hiện nay mới chỉ có 26 doanh nghiệp loại này, trong đó doanh nghiệp nông trường là 2, chiếm 7,70%
; công ty giống cây trồng là 7, chiếm 26,92%; công ty máy kéo là 4, chiếm 15,38%; công ty thuỷ nông là 8, chiếm 30,77%. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Vì vậy, vai trò của các doanh nghiệp nông nghiệp ở Nam Định hiện nay là rất mờ nhạt[41]
2.3.1.3. Trình độ KHCN trong hầu hết các lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản còn lạc hậu, kém phát triển, thiếu đồng bộ.
Trong thời gian qua, nhiều tiến bộ về KHCN đã được nghiên cứu ứng dụng và triển khai trên các lĩnh vực: sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, CN&TTCN. Điển hình là nghiên cứu, thuần chủng giống lúa lai F1 đưa vào sản xuất đại trà; giống khoai tây siêu nguyên chủng; thành công trong sinh sản nhân tạo cá bống tượng, cá chim trắng, cua biển; kỹ thuật nuôi tôm theo
phương pháp thâm canh, bán thâm canh, nuôi cá trên ruộng trũng, xử lý môi trường chăn nuôi…
Tuy nhiên sự đóng góp của khoa học kỹ thuật vào phát triển KTNT còn rất hạn chế, sự tác động của nó đến phát triển KTNT chưa toàn diện và đầy đủ. Quá trình nghiên cứu và triển khai thành tựu KHCN mới chủ yếu tập trung vào lai tạo một số cây trồng, vật nuôi như lúa, tôm. Các cây trồng khác như: rau quả, chăn nuôi lợn, bò, gà, vịt…ít thấy những tác động của tiến bộ KHCN. Việc cơ giới hoá trong các khâu như làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch còn chiếm tỷ lệ thấp. Sự lạc hậu về trình độ KHCN còn thể hiện ở việc năng suất cây trồng, vật nuôi, năng suất lao động, năng suất đất và hiệu quả kinh tế – xã hội trong nông nghiệp, nông thôn còn thấp. Đến nay, giá trị thu được trên 1 ha mới đạt 35,3 triệu/năm, trong khi ở Đài Loan là 15172USD/năm, Hà Lan là 16600USD/năm. [21]
Ở Nam Định, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp yếu kém. Hệ thống các cơ quan nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực nông nghiệp còn thiếu, chưa hợp lý và hiệu quả thấp. Hệ thống khuyến nông mặc dù dược hình thành và đưa vào hoạt động nhưng những kết quả mà nó đem lại cho phát triển nông nghiệp, nông thôn (Theo Nghị định 13 về khuyến nông của Chính phủ), cũng bộc lộ nhiều yếu kém, đội ngũ cán bộ khuyến nông chủ yếu tập trung ở cấp tỉnh, ít được đào tạo về nghiệp vụ khuyến nông nên chưa đáp ứng được yêu cầu của việc chuyển giao tiến bộ KHCN cho nông dân.
Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở Nam Định vẫn chưa gắn với việc bảo vệ môi trường nên tình trạng suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường sinh thái trong phát triển KTNT ngày càng trở nên nghiêm trọng do lượng lớn phân hoá học, thuốc trừ sâu bệnh được đưa vào sử dụng ngày càng tăng và chưa tuân thủ theo những quy trình nghiêm ngặt.
2.3.1.3. Kết cấu hạ tầng nông thôn còn thiếu đồng bộ và còn tương đối lạc hậu.
Kết cấu hạ tầng nông thôn là điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy KTNT phát triển. Nó tác động mạnh mẽ và tích cực đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế – xã hội nông thôn, mở rộng thị trường và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn. Tuy nhiên, thực trạng của kết cấu hạ tầng nông thôn ở Nam Định vẫn chưa vượt khỏi tình trạng lạc hậu, đã và đang là “vật cản quan trọng” đối với sự phát triển của khu vực này. Thực trạng đó được biểu hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, sự thiếu hụt và lạc hậu của kết cấu hạ tầng so với thực tế, yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống ở nông thôn.
Mặc dù bộ mặt nông thôn hiện nay đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ trước đổi mới về hệ thống giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc, mạng lưới giáo dục, y tế nhưng sự phát triển đó vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết của sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Khả năng và mức độ “cung cấp hàng hoá công cộng” còn thấp xa so với nhu cầu.
Đối với hệ thống thuỷ lợi và tưới tiêu ở Nam Định, đến nay vẫn chỉ được chú trọng về số lượng nên chưa có đầu tư đúng mức để nâng cấp và từng bước hiện đại hoá. Nam Định có một trạm bơm lớn Cốc Thành ở huyện Vụ Bản, đã được xây dựng từ lâu, nó vẫn có thực hiện chức năng tưới tiêu và chống lũ cho nhiều huyện nhưng việc thay thể máy móc, cải tiến gần như dậm chân tại chỗ. Vì vậy việc xử lý vấn đề lũ lụt và hạn hán một cách nhanh chóng và có hiệu quả rất khó thực hiện được, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp khi xảy ra thiên tai. Nhưng quan trọng là nó cản trở việc thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Tình trạng của hệ thống các trạm kỹ thuật, cơ sở nghiên cứu, dự báo, phòng chống sâu bệnh dịch hại và bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp, nông thôn cũng trong tình trạng tương tự. Trong rất nhiều trường hợp, sự thiếu hụt hoặc hoạt động kém hiệu quả của chúng đã làm cho năng suất và sản
lượng cây trồng, vật nuôi giảm sút đáng kể, khó nâng cao chất lượng. Đặc biệt, trong điều kiện chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá và kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay thì vấn đề đặt ra không chỉ là sự cần thiết đảm bảo tốt hơn các điều kiện phòng chống thiên tai, dịch bệnh nhằm làm giảm tới mức thấp nhất thiệt hại do chúng gây ra mà còn ở chỗ, cần đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của cư dân về dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ công nghệ, thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm…Do đó, khả năng và mức độ cung cấp các dịch vụ trên của kết cấu hạ tầng là chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đối với mạng lưới y tế cũng hết sức thiếu hụt. Ở nông thôn Nam Định, hầu hết các xã đều có trạm y tế, các huyện cũng đều có trung tâm y tế. Tuy nhiên, việc khám chữa bệnh cho nhân dân lại hầu như không thực hiện được. Hầu hết người dân, nếu có khám chữa bệnh thì cũng đến thẳng các bệnh viện tỉnh và Trung ương.
Như vậy, sự thiếu hụt và lạc hậu của các điều kiện kết cấu hạ tầng như trên làm cho nó chưa thể hiện và phát huy đầy đủ tính định hướng và vai trò nền tảng đối với phát triển KTNT ở Nam Định. Trái lại, trong nhiều trường hợp, chính sự phát triển mang tính “đột phá” của sản xuất, dưới sự tác động của cơ chế, chính sách đổi mới lại trở thành nhân tố mở “đường” vừa thúc ép, vừa kéo theo sự phát triển của các yếu tố và điều kiện của kết cấu hạ tầng nông thôn.
Thứ hai, sự lạc hậu, mất cân đối trong hệ thống cấu trúc và trình độ của kết cấu hạ tầng nông thôn.
Ở Nam Định, có rất nhiều công trình đường xá, cầu cống, hồ đập, kênh rạch, hệ thống đê… đã được tạo lập từ nhiều năm trước đổi mới nhưng đến nay ít được cải tạo, nâng cấp hoặc đổi mới trang thiết bị một cách đồng bộ theo hướng hiện đại hoá. Đặc biệt là những công trình ở cấp cơ sở các xã và trên đồng ruộng. Ở nông thôn Nam Định, hệ thống các đường liên thôn, liên xã vẫn chủ yếu là đường cấp phối, chưa đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia, mạng
lưới trạm y tế rộng khắp nhưng các thiết bị y tế hầu như không được trang bị và nếu có thì cũng đã quá lạc hậu, đội ngũ y tá lại yếu về chuyên môn. Hệ thống giáo dục của Nam Định được đánh giá rất cao, nhưng cũng có sự mất cân đối trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho giáo dục và đào tạo.
Như vậy trên phương diện kỹ thuật và công nghệ xem xét thì cả kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn Nam Định vẫn trong tình trạng thấp kém về trang bị, không đồng bộ và lạc hậu về công nghệ. Vì vậy, đối với Nam Định hiện nay, việc đổi mới và tăng cường đổi mới trang thiết bị một cách đồng bộ cho hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn đang là một trong những vấn đề bức xúc và cấp thiết.
2.3.1.4. Hệ thống thị trường nông thôn còn nhiều bất cập, hạn chế.
Nếu ta so sánh dung lượng và sự đa dạng của thị trường nông thôn ở Nam Định so với thời kỳ trước đây, có thể thấy thị trường này đến nay đã phát triển hơn rất nhiều. Chính sự phát triển của nó đã góp phần kích thích sự phát triển của sản xuất hàng hoá ở nông thôn trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực, tạo điều kiện thay đổi một cách căn bản phương thức sản xuất, đáp ứng được nhu cầu tăng lên không ngừng của cư dân nông thôn ngày nay và tích cực vào quá trình xây dựng bộ mặt nông thôn mới trên địa bàn Nam Định. Tuy nhiên, khách quan mà đánh giá thì có thể nhận thấy, sự phát triển của thị trường nông thôn mới chỉ đang trong giai đoạn hình thành, còn mang tính tự phát, thiếu đồng bộ…nên đã gây rất nhiều khó khăn cho việc thúc đẩy các ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở nông thôn phát triển. Thị trường “đầu vào” của sản xuất nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Vai trò của thương mại quốc doanh còn tương đối mờ nhạt, chưa làm chủ được thị trường. Có rất ít HTX hoạt động trong lĩnh vực thương mại, vì vậy chưa thể tạo thành một hệ thống để có thể đáp ứng được yêu cầu thị trường. Hơn nữa, mạng lưới hoạt động dịch vụ phục vụ “đầu ra” cũng hoạt động hết sức yếu kém.
Ở nông thôn Nam Định cũng như ở hầu hết các tỉnh khác, các hoạt động buôn bán, mua sắm của cư dân nông thôn chủ yếu thông qua các chợ. Hệ thống các chợ ở Nam Định không những chưa đủ về số lượng theo yêu cầu của sản xuất và đời sống mà còn có rất nhiều hạn chế: quy mô nhỏ, thường tập trung ở các thị tứ, thị trấn, trung tâm các xã, chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Cho đến nay, nông thôn Nam Định chưa có nhiều các trung tâm, đại lý lớn về cung ứng và tiêu thụ hàng hoá nông sản.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Những tồn tại, yếu kém của KTNT ở Nam Định trên đây là do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan. Theo chúng tôi, bao gồm những nguyên nhân sau:
Một là, vị trí địa lý có sự bất lợi nếu so với một số địa phương trong vùng như: Hải phòng, Hải Dương, Hưng Yên dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn tương đối chậm. Hơn nữa, Nam Định không có nhiều khoáng sản, tài nguyên rừng hạn chế, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh…gây rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thúc đẩy KTNT phát triển.
Hai là, điểm xuất phát cho phát triển KTNT nói riêng, kinh tế – xã hội nói chung của tỉnh tương đối thấp, LLSX còn ở trình độ kém phát triển, chủ yếu vẫn là lao động thủ công, cơ sở hạ tầng kém phát triển…nên chưa tạo được đà để KTNT phát triển nhanh chóng
Ba là, công tác tổ chức và thực hiện sự chỉ đạo ở một số ngành và cấp chính quyền chưa kiên quyết, hiệu quả chưa cao. Cá biệt có nơi còn có biểu hiện thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên.
Bốn là, nông dân trên địa bàn tỉnh cũng giống như nhiều nơi khác với đặc trưng kinh tế lâu đời, chủ yếu là độc canh cây lương thực, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nên KTNT đã không có cơ hội phát triển đúng với khả năng của nó, các nguồn lực ở nông thôn không