và ngoài nước. Để thực hiện tốt định hướng đó, cần phải thực hiện những giải pháp sau:
* Giải pháp đối với thị trường trong nước:
Thị trường trong nước về lương thực , thực phẩm trong những năm đầu thế kỷ XXI đã và đang có sự chuyển dịch theo hướng ổn định nhu cầu về số lượng tính bình quân theo đầu người, nhưng sẽ tăng về chất lượng, độ an toàn thực phẩm và đa dạng về chủng loại phù hợp với xu hướng thành thị và nông thôn. Vì vây, để có thể tiếp tục mở rộng được thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ nông nghiệp, nông thôn ở Nam Định, cần phải:
- Chuyển hướng từ tăng năng suất và sản lượng lương thực, thực phẩm là chủ yếu sang tăng chất lượng, độ sạch và chủng loại nông sản là chủ yếu đi đôi với giảm chi phí sản xuất giảm giá thành sản phẩm
- Hạn chế, từng bước khắc phục tình trạng nhập lậu, nhập tiểu ngạch nông sản nước ngoài bằng các biện pháp kinh tế – tài chính phù hợp.
- Đi đôi với giải pháp sản xuất theo yêu cầu thị trường, vấn đề chế biến, bảo quản, tổ chức thu mua hàng nông sản và mở rộng mạng lưới cung ứng đến người tiêu dùng cũng như có ý nghĩa quan trọng và tác dụng tích cực đối với củng cố và mở rộng thị trường trong nước.
- Thị trường hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn liên quan trực tiếp đến thu nhập và sức mua của dân cư ở cả khu vực nông thôn và thành thị. Vì vậy, để giữ vững và mở rộng thị trường trong nước, giải pháp quan trọng hàng đầu đối với các cơ sở sản xuất và người sản xuất nông sản hàng hoá là nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh
- Chính quyền các địa phương trong tỉnh cần tiếp tục chủ động thực hiện biện pháp “kích cầu” ở khu vực nông thôn với những giải pháp tích cực, đồng bộ và có tính khả thi
* Giải pháp đối với thị trường xuất khẩu:
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Nền Nông Nghiệp Hàng Hoá Theo Hướng Gắn Liền Đa
- Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Kinh Tế Nông Thôn Để Đáp Ứng Ngày Càng Tốt Hơn Yêu Cầu Của Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn.
- Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định – Thực trạng và giải pháp - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Để có thể gia tăng xuất khẩu hàng nông sản, góp phần giải quyết thị trường đầu ra cho nông sản hàng hoá ở Nam Định cần phải giải quyết những vấn đề mang tính quyết định sau:
- Bám sát nhu cầu thị trường cả về khối lượng, chủng loại, chất lượng, lấy thị trường xuất khẩu làm căn cứ để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nhất là cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp. Vì vậy, Nam Định cần tiếp tục củng cố, xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh chất lượng cao
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ chế biến, bảo quản nông sản
- Tổ chức lại hệ thống thu gom, xuất khẩu hàng nông, thuỷ sản theo hướng giảm bớt khâu trung gian, chống các xu hướng cạnh tranh, mua bán không lành mạnh trên thị trường, gây thiệt hại cho người nông dân
- Gắn thị trường đầu ra của nông, thuỷ sản với thị trường đầu vào như phân bón, vật tư nông nghiệp…để giảm chi phí sản xuất trên từng đơn vị sản phẩm.
KẾT LUẬN
Thông qua nội dung đã được trình bày, phân tích một cách khoa học dựa trên những luận cứ xác thực, luận văn đã tiếp cận, hoàn thành được các nội dung theo yêu cầu đặt ra.
1. Phân tích, làm rõ khái niệm KTNT và nhấn mạnh đặc điểm, vai trò của KTNT đối với nền kinh tế quốc dân, phân tích những nội dung chủ yếu của phát triển KTNT trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời luận văn cũng đã nêu ra một số bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển KTNT ở một số nước khu vực Đông Á.
2. Tỉnh Nam Định nằm ở vị trí Đông Nam của vùng châu thổ sông Hồng, có nhiều tiềm năng, thế mạnh so với nhiều tỉnh nước ta, nhất là lợi thế về sản xuất nông nghiệp và ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, rất thuận lợi cho việc phát triển toàn diện KTNT trong điều kiện CNH, HĐH. Phát triển KTNT ở Nam Định sẽ tạo điều kiện vật chất kinh tế và xã hội to lớn để đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh , góp phần vào phát triển KTNT trong vùng và trên phạm vi cả nước.
3. Kể từ khi tỉnh Nam Định được tái thành lập vào năm 1997 cho đến nay theo đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, KTNT Nam Định đã có bước phát triển đáng kể, rất có ý nghĩa trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nổi bật là sản xuất lương thực, thực phẩm và thuỷ sản. Trình độ KHCN trong nông nghiệp, nông thôn, kết cấu hạ tầng nông thôn có nhiều chuyển biến, dần thoát khỏi lạc hậu, thấp kém. Nhiều mô hình tổ chức,
quản lý kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã bước đầu chứng tỏ được tính hiệu quả và xu hướng của phát triển KTNT theo CNH, HĐH. Đồng thời bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn từng bước được cải thiện, nâng cao.
3. Mặc dù vậy, quá trình phát triển KTNT Nam Định thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém: chuyển dịch CCNKTNT diễn ra chậm chạp; trình độ KHCN trong hầu hết các lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thuỷ sản còn tương đối lạc hậu; các mô hình kinh tế HTX, kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại đang gặp nhiều vướng mắc, hiệu quả chưa cao; kết cấu hạ tầng nông thôn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ…Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, quá trình phát triển KTNT sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
4. Để giải quyết, khắc phục những hạn chế, yếu kém đó một cách triệt để, đẩy nhanh tốc độ phát triển KTNT Nam Định, trong thời gian tới Nam Định cần quán triệt thực hiện những quan điểm định hướng về phát triển KTNT nhằm nâng cao vai trò của KTNT đối với sự phát triển của tỉnh.
5. Giải pháp cơ bản thúc đẩy KTNT Nam Định là tiếp tục chuyển dịch nhanh CCNKTNT theo hướng CNH, HĐH; từng bước hiện đại hoá kết cấu hạ tầng nông thôn; nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển KTNT, đó là: lao động, KHCN, vốn, thị trường…Đồng thời cần phát triển mạnh mẽ kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại và HTX kiểu mới ngày càng thiết thực, hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Nam Định (2005), số 1164, 1165.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2002), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (dành cho khối ngành kinh tế – Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb CTQG, Hà Nội.
3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Số liệu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 1996 – 2000, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội
4. Bộ lao động thương binh – xã hội (2004), Số liệu lao động – việc làm 1996
– 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội.
5. C.Mác & Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb CTQG, Hà Nội
6. C.Mác & Ph.Ăngghen (1981), Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội
7. Ngô Đức Cát – TS Nguyễn Đình Thắng (2001), Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
8. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội.
9. Cục thống kê tỉnh Nam Định (2001), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội.
10. Cục thống kê tỉnh Nam Định (2005), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2004, Nxb Thống kê, Hà Nội.
11. Nguyễn Tấn Dũng (2005), “Những giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Nông thôn mới (158), Hà Nội.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, BCHTW Đảng, khoá IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
15. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1998), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, Nxb CTQG, Hà Nội.
16. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn ở các nước châu Á và Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
17. Bùi Huy Đức (2001), “Phát triển thị trường nông thôn trong quá trình CNH, HĐH”, Tạp chí Cộng sản (16/8), Hà Nội.
18. Chu Minh Hằng (2003), Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Lâm Quang Huyên (2003), Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam, Nxb trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Văn Hiền (2005), “Các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 1 – tháng 11.
21. Dương Phú Hiệp (1995), Con đường phát triển của một số nước châu Á - Thái Bình Dương, Nxb CTQG, Hà Nội.
22. Đặng Hữu (2000), Khoa học và công nghệ phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, Tạp chí cộng sản, (97/9), Hà Nội.
23 Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
24. Trần Hoàng Kim (1995), Tiềm năng kinh tế đồng bằng sông Hồng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
25. Đàm Văn Liên (1998), Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH, HĐH ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Kỷ yếu đề tài cấp phân viện – Phân viện Hà Nội, Hà Nội.
26. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội.
27. Nguyễn Thế Nhã - Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình kinh tế nông nghiệp,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
28. Nhà xuất bản nông nghiệp (1998), Cơ khí hoá nông thôn với vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.
29. Nhà xuất bản nông nghiệp (2002), Làm gì cho nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
30. Dương Bá Phương (2000), “Làng nghề – Thành tố quan trọng của công nghiệp nông thôn cần được bảo tồn và phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (266/7), Hà Nội.
31. Nguyễn Văn Phúc (2002), Công nghiệp nông thôn - Thực trạng và giải pháp, Nxb CTQG, Hà Nội.
32. UNDP (2001), Việt Nam hướng tới 2010, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.
33. Chu Tiến Quang (2005), Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn – thực trạng và giải pháp, Nxb CTQG, Hà Nội.
34. Lương Xuân Quỳ (1996), Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Bộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
35. Đặng Kim Sơn (2002), Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
36. Đào Công Tiến (2003), Nông nghiệp và nông thôn – Những cảm nhận và đề xuất, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
37. Tỉnh uỷ Nam Định (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVI.
38. Tỉnh uỷ Nam Định (2005), Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVII.
39. Tổng cục thống kê (2000), Tư liệu kinh tế – xã hội 61 tỉnh và thành phố, Nxb Thống kê, Hà Nội.
40. Tổng cục thống kê (2003), Tư liệu kinh tế – xã hội 61 tỉnh và thành phố, Nxb Thống kê, Hà Nội.
41. Tổng cục thống kê (2003), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp & thuỷ sản 2001, Nxb Thống kê, Hà Nội.
42. Tổng cục thống kê (2004), Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002, Nxb Thống kê, Hà Nội.
43. Vũ Đình Thắng – GVC Hoàng Văn Định (2002), Giáo trình phát triển kinh tế nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
44. Nguyễn Viết Trung (1998), Phát triển nguồn lực trẻ ở nông thôn, nông nghiệp nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội.
45. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
46. Viện thông tin khoa học xã hội (1999), Nông thôn trong bước quá độ sang kinh tế thị trường, tập 1, Hà Nội.
47. Viện kinh tế nông nghiệp (2002), Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kỷ yếu khoa học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.