Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Đối Với Kinh Tế Hộ Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam


62.090 tấn, vượt 1,8% kế hoạch. Sự chuyển đổi cơ cấu mùa vụ (chuyển từ sản xuất 3 vụ lúa sang 2 vụ) đã tạo điều kiện để thâm canh, tăng năng suất cây trồng cao hơn [21]. Đặc biệt, việc mở rộng diện tích lúa lai, lúa thuần có năng suất cao, kết hợp với các biện pháp thâm canh tổng hợp đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất lúa từng vụ với tốc độ cao và ổn định. Đến nay, 100% diện tích lúa nước trên địa bàn huyện đã được sản xuất bằng giống lúa thuần và giống lúa lai.

Ngoài các loại cây công nghiệp, cây ăn quả truyền thống như: tiêu,

điều, chuối, dứa… huyện đã đưa cây cao su vào trồng tại xã Bình Phú và đang quy hoạch hình thành vùng cao su với diện tích 85 ha.

* Lâm nghiệp

Với lợi thế gò, đồi của vùng trung du, miền núi, những năm qua bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, huyện đã chú trọng đến công tác trồng và bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, phục hồi rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Năm 2009 đã trồng thêm được gần 130 ha rừng; trồng phân tán 1 triệu cây các loại [21]. Lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ, giao đất, giao rừng cho hộ gia đình phát triển nghề rừng, xây dựng

kinh tế vườn đồi với phương châm nông, lâm kết hợp. Đồng thời, xây

dựng mối quan hệ

chặt chẽ

giữa các hộ

với cộng đồng, với các thành

phần kinh tế nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tại địa phương, gắn phát triển kinh tế với mở rộng phúc lợi xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và xây dựng nông thôn mới.

* Thuỷ sản

Huyện Thăng Bình có 4 xã biển, ngư dân ở đây có truyền thống đánh bắt hải sản, nhưng vì bãi ngang, tàu thuyền có công suất nhỏ chủ yếu khai

thác gần bờ, nên mặc dù trữ

lượng các loại hải sản ở

vùng này khá đa

dạng, phong phú, trong đó có một vài số loài tôm, cá, mực có chất lượng cao nhưng sản lượng đánh bắt không lớn. Năm 2009, sản lượng khai thác


chỉ đạt 6.560 tấn, đạt 102% kế hoạch và tăng 20,4% so với năm 2008 [21]. Ngoài ra, ngư dân vùng biển Thăng Bình còn có nghề chế biến nước mắm, nhưng chủ yếu làm thủ công, không có thương hiệu nên chỉ tiêu thụ ở thị trường đị phương.

* Thương mại, dịch vụ

So với các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam, ngành thương mại, dịch vụ huyện Thăng Bình phát triển chậm hơn (trừ một số dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, bưu điện… là phát triển tương đối nhanh). Tuy nhiên, ngành này đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển nền

kinh tế

huyện. Giá trị

ngành thương mại, dịch vụ

năm 2009 đạt 342 tỷ

đồng, vượt 6,8% kế

hoạch năm 2009; chiếm 32% trong cơ

cấu kinh tế

huyện [21]. Hệ thống các đại lý thu mua nông sản được mở rộng đến tận vùng nông thôn, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ nhanh các sản phẩm nông nghiệp. Dịch vụ bưu chính viễn thông được mở rộng, số hộ sử dụng điện

thoại gần như phổ biến ở các hộ dân, mạng Internet được phủ khắp các

xã, thị trấn. Mạng lưới điện đên tận các thôn, xã, đến nay đã có 99,8% số hộ sử dụng điện sinh hoạt.

* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển đáng kể. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2009 đạt 240 tỷ đồng, tăng 28,3% so với năm 2008, đạt 101,3 kế hoạch đề ra và chiếm 23% cơ cấu ngành kinh tế [21]. Một số ngành công nghiệp tiếp tục được đầu tư và phát triển như: công nghiệp khoáng sản, may mặc, chế biến nông, lâm, thủy sản… tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. Một số làng nghề truyền thống được khôi phục, đồng thời phát triển thêm một số ngành nghề mới, tạo công ăn việc làm cho người lao động và tạo ra

sản phẩm có thương hiệu trên thị hương….

trường như

mây tre, đá, gỗ, mỹ

nghệ,


+ Về xã hội

Hiện tại, Thăng Bình vẫn còn là huyện thuần nông, gần 85% dân số sống ở nông thôn. Mặc dầu trong quá trình đổi mới, nông nghiệp và nông thôn Thăng Bình có nhiều khởi sắc, bộ mặc nông thôn có nhiều đổi mới và có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Nhưng là một huyện thuần nông nên thu nhập bình quân đầu người

thuộc loại thấp, dưới 1.000 USD/người/năm. Tỷ

lệ hộ

nghèo còn ở

mức

cao, trên 20%, một số nơi như các xã ở vùng cát ven biển, các xã trung du, miền núi tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Do đó, việc di chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố để tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập đang có xu hướng ngày càng tăng, làm cho không chỉ số lượng mà chất lượng lao động trong nông nghiệp, nông thôn cũng ngày càng giảm, nhất là lao động trẻ, lao động được đào tạo ít ở lại lao động, làm việc ở các vùng quê. Bên cạnh đó, tình

trạng phân hoá giàu nghèo cũng ngày càng tăng. Những hộ kinh doanh

thương mại, dịch vụ, phát triển ngành nghề có thu nhập cao, trong khi một bộ phận không nhỏ những hộ nông nghiệp có thu nhập thấp, thậm chí có một số hộ thu nhập rất thấp. Số có thu nhập thấp và rất thấp thường rơi vào những hộ thiêú vốn, thiếu lao động trong ngành trồng trọt, đánh bắt hải sản…

Đánh giá một cách khách quan, đời sống người dân nông thôn huyện Thăng Bình nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung được cải thiện đáng kể so với trước đây. Đặc biệt những gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng được chính quyền, các ban ngành, địa phương quan tâm chu đáo, giúp họ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Đời sống vật chất, tinh

thần, vấn đề

giáo dục, y tế, văn hoá được quan tâm phát triển từ

huyện

đến cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc học hành,

khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng. Nhưng những gì đạt được ở vùng quê Thăng Bình vẫn còn ở mức khiêm tốn, chưa ngang tầm với tiềm năng,


lợi thế của một huyện có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp,

nông thôn. Điều này đặt ra yêu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội của huyện trong giai đoạn mới là phải gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, rút ngắn khoản cánh giàu nghèo ở nông thôn.


2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

2.2.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là tiền đề quan trọng góp phần quyết định qui mô của

hoạt động tín dụng của NHTM. Với phương châm “đi vay để cho vay”

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình đã có nhiều giải pháp để tăng cường huy động vốn. Trong đó, thực hiện tốt Đề án huy động vốn trong các thành phần kinh tế giai đoạn năm 2005­2010 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam

nhằm đáp

ứng nhu cầu cho vay đối với kinh tế

hộ ở

khu vực nông

nghiệp, nông thôn. Với các hình thức huy động như: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn; Tiền gửi tiết kiệm bậc thang hưởng lãi bậc thang theo thời hạn gửi và hưởng lãi bậc thang theo lũy tiến của số dư tiền gửi; Tiền gửi tiết kiệm gửi góp như tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm an

sinh, tiết kiệm học đường; Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng; Phát hành

giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn và các hình thức huy động khác do

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành phù hợp với điều kiện huy động vốn của từng đối tượng và địa bàn cụ thể.

Tuy nhiên, hiện trên địa bàn huyện đã có 5 ngân hàng hoạt động: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, Ngân


hàng cổ

phần Việt Á, Ngân hàng Cổ

phần Đông Á, Ngân hàng Cổ

phần

Công Thương và hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội nên mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Song, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình đã biết phát huy lợi thế so sánh về mạng lưới hoạt động, về quan hệ khách hàng là kinh tế hộ (bình quân 5 xã có 1 phòng Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoạt động). Do đó, hoạt động tín dụng được thực hiện trực tiếp thông qua việc mua và bán vốn tại chỗ, đặc biệt không có “xã trắng” về ngân hàng. Nhờ đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình thường xuyên thu hút được khách hàng trên địa bàn nông thôn.

Với chiến lược và phương thức huy động vốn phù hợp, như thường

xuyên quảng bá tiếp thị thương hiệu AGRIBANK trên các phương tiện

thông tin đại chúng đến với khách hàng ở từng thôn, xóm; đổi mới phong cách giao dịch, kỹ năng giao tiếp khách hàng; áp dụng lãi xuất phù hợp với diễn biến của thị trường; có chính sách khuyến mãi phù hợp với đặc điểm tâm lý, thị hiếu khách hàng... Do vậy mà việc huy động vốn của ngân hàng ngày càng thu hút được khách hàng, nhờ đó nguồn vốn liên tục tăng trưởng vững chắc qua các năm, cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình từ năm 2005­2009

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

Chỉ tiêu


2005


2006


2007


2008


2009

2009/2005

(%)

Tổng nguồn vốn

142.177

173.050

201.537

220.208

249.017

175,1

* Phân theo kỳ hạn nợ

142.177

173.050

201.537

220.208

249.017

175,1

­ Tiền gửi không kỳ hạn

42.969

37.709

30.053

26.008

44.850

104,3

­ Tiền gửi có kỳ hạn

99.208

135.341

171.484

194.200

204.167

205,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - 8


+ Tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng

20.834

29.775

39.441

44.916

77.902

373,9

+ Tiền gửi có kỳ hạn >12 tháng

78.374

105.566

132.043

149.284

126.265

161,1

Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn (%)

69,7

78,2

85,1

88,2

82,0

117,5

* Phân theo tính chất tiền

gửi


142.177


173.050


201.537


220.208


249.017


175,1

­ Tiền gửi Kho bạc

42.969

37.709

30.052

14.995

21.039

48,9

­ Tiền gửi tổ chức kinh tế

6.037

8.003

7.866

10.815

24.774

410.3

­ Tiền gửi dân cư

93.171

127.338

163.619

194.398

203.204

218,1

­ Tỷ trọng Tiền gửi dân cư

(%)


65,5


73,5


81,1


88,2


81,6


Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình.

Với kết quả huy động vốn 5 năm từ năm 2005­2009 của chi nhánh

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình cho thấy, nguồn vốn huy động ngày càng tăng lên. Đến 31/12/2009 nguồn vốn huy động đạt 249.017 triệu đồng, tăng 75,1% so với năm 2005, tốc độ tăng trung bình từ năm 2005­2009 là 15,1%. Thể hiện ở sơ đồ dưới đây.

Hình 2.2: Sơ đồ tăng trưởng huy động vốn từ năm 2005­2009


Tổng nguồn vốn huy động

Triệu đồng

300,000

249,017

250,000

200,000

150,000

100,000

50,000

0

201,537

220,208

173,050

142,177

Năm

2005 2006 2007 2008 2009


Đánh giá về cơ cấu nguồn vốn theo tính chất tiền gửi ta thấy, mặc dù nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình năm 2005 có số dư tương đối lớn, song do cơ cấu nguồn vốn tạm thời chờ thanh toán (tiền gởi Kho bạc) chiếm tỷ trọng lớn, dẫn đến việc điều hành kế hoạch kinh doanh phải dự trữ thanh khoản cao, trong khi loại tiền này không thể tăng mãi với tốc độ cao nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình đã tập trung chỉ đạo thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng có tính chất ổn định chiếm tỷ trọng chủ yếu để cân đối cho vay, còn nguồn vốn tạm thời chờ thanh toán có số dư cao được xác định là hỗ trợ về tài chính. Từ tổ chức thực hiện có hiệu

quả đề án huy động vốn trong dân cư dựa vào cộng đồng, đặc biệt hằng

năm ngân hàng tổ

chức các đợt huy động vốn tiết kiệm dự

thưởng bằng

vàng “3 chữ A” và tiết kiệm dự thưởng vào dịp kỷ

niệm các ngày lễ

lớn

trong năm đã khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm tăng nhanh. Kết

quả

huy động vốn trong dân cư

có tốc độ

tăng trưởng khá cao, từ

93.171

triệu đồng năm 2005 lên 203.204 triệu đồng năm 2009, tăng 218,1%. Nó thể hiện tính ổn định và phát triển của ngân hàng, đồng thời nói lên khả năng và tiềm lực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình trong việc huy động và đầu tư vốn phát triển kinh tế.

Nguồn tiền gửi của các tổ

chức kinh tế

(TCKT) có xu hướng tăng

nhanh, từ 6.037 triệu đồng năm 2005, đến 31/12/2009 là 24.774 triệu đồng, chiếm 9,9% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đây là một trong nhũng nguồn tiền gửi có chi phí huy động thấp nhất và có tính ổn định tương đối, bởi ngân hàng có thể dự báo được phần nào thời điểm thanh toán hoặc rút tiền gửi của các TCKT. Một đặc thù nữa cũng không kém phần quan trọng là khi gửi tiền, các TCKT quan tâm nhiều hơn đến tính đơn giản trong thủ tục và thuận lợi, nhanh gọn trong các khâu gửi, rút tiền hơn là lãi suất mà họ được hưởng. Chính vì vậy, trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp


và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình đã tăng cường tiếp thị trên cơ sở

áp dụng tốt các dịch vụ

thanh toán, ngân quỹ

… do vậy đã thu hút được

khối lượng lớn khách hàng là các TCKT trên địa bàn đến gửi tiền.

Xét về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn, cho thấy giai đoạn 2005­2009 tiền gửi có kỳ hạn liên tục tăng, đến cuối năm 2009 tăng 205% so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 20,4% và hiện nay đang

chiếm tỷ trọng cao nhất gần 82% tổng nguồn vốn huy động. Đây được

đánh giá là thành công của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình trong việc tạo điều kiện để mở rộng tín dung.

Tuy nhiên công tác huy động nguồn vốn của các chi nhánh vẫn còn có những vấn đề cần khắc phục:

Loại tiền gửi không kỳ hạn rất cần thiết cho việc hạ lãi suất đầu

vào, tạo thuận lợi cho chi nhánh trong cạnh tranh về lãi suất đầu ra, tăng khả năng tài chính vì giảm được chi phí hoạt động. Nhưng trong tương lai loại tiền gửi này tại chi nhánh, nguồn tiền gửi Kho bạc nhà nước chỉ chiếm 8,4%, vì thế tính ổn định không cao, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, nhất là trong điều kiện được sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn.

Loại tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động, mặc dù tiền gửi trên một năm nhưng trong đó một số lớn kỳ hạn chỉ là 13 tháng, vì thế về thực chất nguồn vốn huy động trung, dài hạn vẫn còn hạn chế.

Các loại sản phẩm tiền gửi còn đơn điệu, chưa có được những loại tiền gửi dài hạn, với lãi suất và các biện pháp hỗ trợ đủ sức hấp dẫn người gửi tiền.

Thực trạng trên là do các nguyên nhân: Vẫn còn nặng tư tưởng trông chờ vào nguồn vốn tiền gửi có lãi suất thấp, dễ quan hệ trong huy động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2023